Bác cho em hỏi 1 tí là bộ CD Player và Ampli DENON bác nghe hôm đó là model gì vậy? Tại em cũng đã có sẵn 1 cái ampli DENON ở nhà rồi muốn mua thêm 1 con CD Player nữa cho đủ bộ Cám ơn bác nhìu
Khổ nỗi vì anh em kô ai chơi được những thứ đó nên đành phải nghe người khác chơi thông qua những thiết bị tái tạo âm thanh này. Chúc mừng bác đã không phải mất thêm tí xèng nào. Em cũng muốn được như bác lắm nhưng chưa được. :cry:
Lâu lâu không tham gia, giờ em có tí thời gian nghỉ hè vào chơi lại. Mấy hôm nữa em sẽ dạo một vòng Berlin xem sao, có gì sẽ về kể tiếp với các bác.
Hic hic, bác làm anh em nhớ bác quá. Em bây giờ cũng theo chân bác rồi. DIY cho sướng cái tay thôi còn không phải để nghe. Chúc mừng bác đã quay chở lại. Bao giờ bác về VN hoặc em sang Đức bác nhớ kéo Cello cho em nghe nhé. Cám ơn bác nhiều. Nếu có thể bác PM cho em cái e-mail, lúc nào em có điều kiện sang đó còn nhắn nhủ với bác nếu bác không vào được vnav.net.
Hơi lạc đề nhưng bác Cellist chắc đích thì là cellist rồi bác cho em hỏi về Stradivarius mấy câu : Hôm rồi em có ngồi nghe Vivaldi Four Season của Sophia Mutter so sánh với Manoug Parikian , Jose Luis Garcia và Maurica Hasson kéo thấy âm thanh khác nhau kinh khủng rõ ràng tay đàn của Sophie không thua các bác trên nhưng bản hai bản Four Season này khác nhau lắm lắm , bí quyết ở đây là cây đàn vô địch Stradivarius ... không hiểu ở Berlin bác đã bao giờ được nghe cây Violin này chưa bác tường thuật lại cho anh em nhé . Quả thực nói về loa thì các tubey có khi cũng phải xem lại ( em cũng là tubey ) xem các thông số của Avalon Symbol : 86 dB (2,83V, 1 Meter) , 5 Ohm nominal (3,5 Ohm Minimum) thì chắc chắn không hạp với tube rồi . Theo em việc tái tạo lại orchestra thì chắc lại phải dùng Solid State mới trung thực thế nên các hãng mới chế ra các loa đặc biệt như Avalon Symbol để nghe với SS , tuy nhiên tiếng méo hài của đèn vẫn thật là quyến rũ .. không thể bỏ được . Năm ngoái em có ở Bonn chày ào vào B&O nghe đã thấy ấn tượng lắm , được đi nghe nhiều như bác thật là sướng quá , cái món này thì hơn hẳn VN còn các món khác thì thua xa hehe .
Ôi, sao hôm nay tớ mới biết đến mục này nhỉ. Bác Cellist viết hay quá xá và nhận định cũng thiệt chí lý. Cảm ơn bác, nhớ viết thêm nhé.
Chào các bác, cảm ơn các bác đã có lòng nhớ tới em. Bác cominup cứ viết thư cho em với, nếu thỉnh thoảng em không có thời gian vào xem. Địa chỉ của em là: nguyenkh@yahoo.com. Bác Vinyl: tiếng đàn của Mutter thuộc loại độc nhất vô nhị, và có lẽ cũng là tiếng đàn hay nhất mà đời em đã được nghe. Em có nghe live - nói riêng về cao thủ violin nhé- từ Shaham, Joshua Bell, Sarah Chang, Midori, Kremer cho tới Mutter. Trong các vị này thì Mutter, Shaham, Bell, Midori dùng Stradivari, còn Sarah Chang và Kremer dùng Guarneri del Gesu. Em cũng có quan tâm nhiều đến đàn violin nói riêng cho nên rất chú ý nghe để phân biệt âm thanh riêng của các cây đàn đó. Kể ra thì âm thanh cái đàn Stradivari mà Mutter dùng 2 lần em được nghe chị ấy chơi (em ngồi chỉ cách chị ấy tầm 5 mét, nghe sonate- nên không bị nhiễu bởi các loại kèn trống khác gì cả) cũng đặc biệt, nhưng cái chính là do tiếng đàn riêng của chị Mutter thôi: như lụa xé- rất rất đặc biệt. Tuy em công nhận cách trình tấu của chị Mutter hơi dở, nhất là từ sau Karajan chết, nhưng tiếng đàn của chị thì vẫn độc nhất vô nhị. Em nghe đĩa rồi đến lúc nghe live mà vẫn há hốc mồm, không thể tin nổi
Hề hề, shopia Mutter ah! Karajan conductor! Dutch Grammophon! Em sẽ kiếm mấy đĩa này xem sao. Cái anh cổ điển này tốn thời gian lắm đa, nghe đã đành lại còn phải ngâm cứu tài liệu mới hiểu được. Các bác giúp em nhé. @cell: em sẽ email&PM trước khi nào em qua.
Hôm trước do mạng ở cơ quan em 4huyền nên bid trượt cái mớ 9 LPs này bây giờ vẫn tiếc hìhì . @ Bác up : Theo em biết Deustch Gramophone ký độc quyền với Mutter mà thời chú Nazi - Karajan làm conductor là thời kỳ Mutter có nhiều Record hay nhứt . @ Bác Cellist : hỏi bác thêm một chút về Cello và Double Bass bác có gợi ý gì không , em nghe Gary Karr , Bloch , Kotova và Max Bruch phê lắm không biết có còn Cellist nào hay nữa không nhờ bác chỉ giáo
Bác Vinyl, về Cellist thì em biết ít hơn- nhưng mấy vị huyền thoại ngày xưa có lẽ ngày nay vẫn không có ai vượt qua được. Em thích Casals vì ông ấy có nhạc cảm bẩm sinh vừa tự nhiên vừa sâu sắc với một tiếng đàn được gọi là golden sound. Chỉ tiếc là các bản thu Casals bị cũ quá, nhiều tiếng sạn. Người thứ 2 mà em thích là Rostropovich - ông này chơi rất nghiêm túc, sâu. Còn có ông là Feuermann (dịch là: người lửa) gốc Do Thái thì kỹ thuật siêu đẳng, nhưng nghe hơi nhạt- có thể do kỹ thuật ông ấy tốt quá, đánh mọi thứ quá dễ nên cứ trơn tuột. Trong thế hệ trẻ hơn thì em khá thích Du Pre- cô này đã chết cách đây lâu rồi, có lối đánh khá phi lý, rất nhiều cảm xúc. Ngoài ra các vị khác cũng nổi tiếng như Fournier, Starker, Maisky, Yo Yo Ma, ... em chỉ nghe ít thôi, cho nên không dám phát biểu nhiều. Fournier với Maisky thì chơi lãng mạn, nghe hay. Starker rất khỏe, chơi tràn đầy sức sống. Yo Yo Ma kỹ thuật cực tốt, nhưng chơi rất nhạt. Có lẽ là do gốc châu Á, nên Yo Yo Ma chơi không sâu được. Về Contrabass em chỉ biết có Streicher - tay Kontrabass của Wiener Philharmoniker là tay số 1 thế giới hiện nay. Nhưng vì em chả tìm được bản nhạc nào chơi Kontrabass thuần cả, nên cũng không so sánh được. Nói chung Kontrabass cũng là loại âm thanh rất độc đáo, đệm tốt. Em có cái đĩa "Also sprach Zarathustra" đọc tóm lược lại tác phẩm "Zarathustra đã nói như thế" của triết gia Friedrich Nietzsche, được đệm bằng Kontrabass nghe lạ nhưng mà rất hấp dẫn (không phải bản nhạc "Also sprach Zarathustra" của Strauss). Ngày trước em nhớ em có viết một bài giới thiệu một số các tác phẩm nhạc cổ điển hay, dễ nghe (phân theo thể loại trình tấu tứ tấu, tam tấu, sonate...) lên trên này. Bác cominup có thể dựa vào đó đi tìm nghe cũng được. Còn nếu muốn biết best list của cá nhân em trong thời gian hiện nay thì để mấy hôm nữa em sẽ viết lên danh sách. Ở VN hiện giờ đĩa cổ điển cũng đã khá nhiều, lại quá rẻ, các bác hoàn toàn có thể nghe cổ điển được rồi.
Bác mau đưa "best list" cua bác ra đi, anh em mong mỏi quá. Có người chỉ đường đưa lối cho còn gì quý bằng. Dạo này em cũng hay lọ mọ tìm nghe các CD đàn dây nhưng chẳng có ai chỉ bảo cho cả. Buổi tối tĩnh lặng mà nghe cello nó "cứa" vào tai thì còn gì bằng, dù rằng chỉ nghe bằng hệ thống rẻ tiền của em. Rất mong bác gắn bó với VNAV luôn luôn, những người như em thật là... được nhờ.
Bác cellist có nhiều bài viết hay quá! Các bài của bác đã giúp em hiểu rõ hơn về cách nghe và thưởng thức nhạc.
Trong thời gian khoảng 1 năm trở lại đây, em hay nghe nhạc thế kỷ 20, tiếc là về phần sau 1945 thì thật sự rất khó, em không dám lạm bàn lung tung. Dưới đây là list các bản mà em hay nghe trong thời gian gần đây nhé (by no mean best list of all time or anything like that): 1. Cả 3 Violin sonaten của Brahms- bản thu của Schneiderhan với Deutsche Grammophon. 2. Quintett của Brahms và Dvorak - bản thu của Rubinstein và Guarneri Quartett. 3. Vở "Rite of spring" (hiến tế mùa xuân) của Strawinsky - bản thu của Claudio Abbado với Berliner Philharmoniker. 4. Violin concerto của Bartok và Phillip Glass (Glass là giáo chủ trường phái Minimalism trong âm nhạc, bắt đầu từ khoảng 1970). 5. Bản Quintett và Quartett số 8 của Shostakovich - em chỉ có bản thu khá chán của Talich Quartett. 6. Symphony số 3 của Gorecki- bản thu của David Zinman. Gorecki là một nhạc sĩ hậu hiện đại- bản giao hưởng số 3 này được coi là bestseller của thập kỷ 90. 7. Opera "Ring der Nibelungen" (chiếc nhẫn của Nibelungen) và Tristan & Isolde" của Wagner - bản thu của George Solti và Furtwaengler. 8. Violin sonata của Ravel- bản thu của Sarah Chang và Voigt với EMI. 9. 6 Suiten cho Cello của Bach, bản thu của Casals. 10. Sonaten & Patitas của Bach, bản thu của Szeryng. 11. Piano Sonata số 31 của Beethoven với Richter (già) trong đĩa tưởng niệm M. Dietrich, số 29 với Gilels, số 32 với Schnabel. 12. "Goldberg Variations" của Bach với Glen Gould bản thu năm 1955.
Cái này chăng thưa bác ... nếu đúng em sẽ order , trước kia em có được nghe đâu đó mọt nhóm Celtic tam tấu đàn Harp chơi các bản folksong rất hay bác chỉ giáo giúp xem là nhóm nào nhé DANKE :lol:
Cái đó đúng là bản "hiến tế mùa xuân" của Strawinsky- nhưng em có bản của Abbado chỉ huy, chứ không phải bản Karajan. Nhưng nói chung cũng tương tự thôi- đĩa nào cũng được vì vẫn là Berliner Philharmoniker. Hiện nay chơi nhạc hiện đại, không giàn nhạc nào vượt qua được bọn BP này đâu (Wiener Philharmoniker chơi bọn cổ điển Vienna tốt hơn- ví dụ Haydn với Mozart). Bác Vinyl cứ yên tâm mà chơi. Tuy nhiên, nếu bác nào mới bắt đầu với cổ điển mà nghe Strawinsky thì là húc đầu vào núi đá, chứ không chỉ húc vào tảng đá. Trong số List mà em vừa ghi ở trên thì chỉ có mấy cái Violin Sonate của Brahms với Ravel là dễ nghe, chưa nghe bao giờ nghe cũng có thể cảm được ngay. Còn lại thì toàn là thứ dành cho các bác đã nghe cổ điển tương đối nhiều rồi. Ngày trước em có viết một cái list rất dài trong VNAV này, giờ không biết ở topic nào, bao gồm một số lượng lớn các tác phẩm dễ nghe hơn. Các bác chưa bao giờ nghe cổ điển mà muốn bắt đầu thì nên đi từ đó.
Yeah , em rất thích nghe Rachmaninoff do Vladimir Horowitz chơi ... trên cả tuyệt vời :lol: Quả thật Strawinsky thực là khó nghe hôm qua em nghe "The Firebird" nhưng chưa thể vào được hơn nữa chắc phải nghe khi thực sự yên tĩnh khoảng 2h đêm thì mới vô được . Thế cái món đàn Harp tam tấu bác có biêt không chỉ giúp em với .
Em chào bác, không em không phải là bạn Titto bạn của bác rồi. Vinyl: tiếc là về Harf mình cũng chả biết gì, trừ bản concerto của Mozart cho đàn này. Nói thật mình coi đàn Harf gần như là loại đàn bày bảo tàng cho đẹp thôi.
Bác lại cho 1 bài hay về lý do coi đàn này chỉ để bày đi bác Thêm 1 bài về bản concerto của Mozart nữa bác nhá
Em không tán thành quan điểm đàn Harp chỉ để bày của bác , tiếng đàn Harp có lẽ theo em là tiếng đàn thần tiên nhất thực sự là ít các tác phẩm dành riêng cho đàn Harp nhưng khi tam tấu cùng Violin , Flute đánh các bản dân vũ Celtic em nghe thực sự choáng .. chắc em phải đi tìm hỏi bác Thanh tùng của VOV vì bác này trước biên tập chương trình mà em được nghe trêm FM100 từ rất lâu này ... Nghe Lorena McKennitt vừa chơi Harp vừa hát không khoái sao :lol:
Acapella, Acapella Bỏ qua lý do tại sao em coi Harf là đàn bảo tàng đã, vì em vừa đi nghe kèn Acapella về. Xin tường thuật sơ sơ với các bác buổi hôm đó. Như em đã giới thiệu qua trong bài đầu tiên của topic này, Acapella được dân sành điệu (ít nhất là ở Đức) coi là vua của kèn hiện nay. Giá Acapella loại nhỏ nhất cũng khoảng 15.000Euro trở đi. Hôm kia em được nghe 2 đôi là Violin MK III (24.000Euro) và Campanelle (40.000Euro) tại một cửa hàng High End hạng nhất ở Berlin trong thời gian 2 tiếng đồng hồ, thử hơn chục CD đủ loại. Amli và CD-Player là của Electroniet (mỗi thớt khoảng 3500Euro- chỉ là hạng trung) và của Phonosophy (hạng còn rẻ hơn). Để được nghe như vậy, em đã phải hẹn trước 1 ngày, và mang theo tổng cộng 2 LPs và 4 CDs để thử. Bọn em được ngồi hẳn trong một phòng thử riêng, dưới tầng hầm, rộng chỉ khoảng 20m vuông, khá vuông vắn- được cách âm tất nhiên là rất chuyên nghiệp. Đầu tiên, anh chủ cửa hàng bật cái Violin MK III, chơi một đĩa Vocal/Blue. Tiếng loa vừa cất lên một cái, em đã choáng váng. Dù là tiếng kèn, như con Violin MKIII này có âm thanh rất mềm và đẹp, dễ chịu- không hề bị gắt hay hơi chói như vài loa kèn rẻ tiền em đã nghe. Tiếng cô ca sĩ (em không biết là ai) rất rõ, âm hình hơi lồi về phía trước và khá tập trung- mọi âm thanh guitar elec đều rõ và rất thật. Chỉ khoảng 1 phút đồng hồ với đĩa nhạc này, em đã có cảm giác đây quả thật là một loại loa kinh hoàng. Cũng có thể là do lâu em không đi nghe loa giàn, nhưng sau 1 phút, em không thể tìm nổi bất cứ điểm yếu nào của đôi loa này. Em phải buột miệng thốt lên với anh chủ cửa hàng: "super". Bắt đầu với kế hoạch bới lông tìm vết, nhằm thử khả năng chơi tổng hợp, độ phức hợp (complex) của loa, em đưa cho anh chủ cửa hàng cái đĩa giao hưởng số 5 của Mahler- bản thu của EMI năm 1970 với Barbirolli là chỉ huy (đĩa Greatests recordings of the century). Tiếng kèn cất lên- miễn bàn, tiếng Contrabass cất lên, miễn chê, tiếng bè violin cất lên, miễn chê. Thậm chí cả âm hình phát ra từ loa cũng cho cảm giác đúng là mình đang nghe live, ngồi rất gần giàn nhạc. Độ complex của bản nhạc được tái hiện gần như hoàn hảo. Tất nhiên ít nhiều em cũng nhận ra là vì loa này vẫn là loa nhiều đường tiếng- nên vị trí nguồn âm của nó phát ra nghe không tự nhiên hoàn toàn như loa toàn giải. Tức là có một tí tẹo cảm giác giàn nhạc ngồi hơi sai vị trí. Nhưng nếu không cố bới lông tìm vết, có lẽ em cũng không thể nhận ra được điều đó rõ ràng. Đĩa thứ 3, nhằm thử độ thật của âm thanh- em nghe thử Sarah Chang và Voigt chơi Sonata của Franck- vì em mới nghe Sarah Chang trực tiếp 2 lần trong vòng nửa năm nay- nên vẫn còn nhớ khá rõ tiếng đàn của cô ấy. Em đề nghị anh chủ bật luôn chương 4- với cái giai điệu rất hay da diết nồng nàn rất hợp với Sarah ấy- để nghe cho rõ. Tiếng đàn cất lên, rất mượt mà, đúng chất Sarah Chang. Tiếng piano của Voigt cũng đẹp, và rất thật. Em ngồi mất khoảng vài chục giây, căng tai mới nhận ra quả thật tiếng violin hơi bị pha một chút. Em phải tự hỏi mình liệu có phải do bản thân tiếng violin thật khi mà mình nghe sát tai thì sẽ ra như vậy không. Em hình dung lại tiếng violin khi tự chơi thì như thế nào và công nhận rằng bộ kèn hơi biến dạng tiếng violin đi một chút. Nhưng cực kỳ ít, ít đến khó nhận ra. Và ngạc nhiên nhất là- khi Sarah kéo dây E cao, càng lên các nốt cao hơn thì tiếng kèn dường như càng làm cho nó lấp lánh, mềm mại long lanh hơn cả tiếng violin thật một chút. Một hiện tượng thực sự bất ngờ. Bác nào biết kéo violin chắc cũng biết kéo dây E lên các nốt trên cao tiếng thường rất khó chịu và bị ma sát kêu hơi sàn sạt nếu kéo hơi chậm. Cái loa Violin MKIII này làm cho bản thân các nốt ấy trở nên sạch và trong hơn tí chút. Em nói ngay với anh chủ cửa hàng về hiện tượng đó. Cũng có thể còn là do kỹ thuật thu CD digital- làm cho các tạp âm phụ của violin biến mất- chỉ còn các chủ âm và rất ít tạp âm phụ nên nghe tiếng violin qua Acapelle mới bị sạch và trong hơn một chút như vậy. Nói gì thì nói, giống được tới mức ấy với loa kèn quả là một chuyện khó tin. Anh chủ giải thích thêm tại sao Acapella có thể tái tạo âm thanh tốt như vậy cho em- là vì củ loa trung của Acapelle được chế tạo hình tròn- nên nó chỉ nhờ miệng kèn tỏa âm thanh ra, chứ không phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của kèn. Vì thế âm thanh tỏa ra rất linear- không bị bóp méo. Bản thân cái kèn cũng được tính toán tới độ chính xác nhiều số sau dấu phẩy- một việc hiện nay các kèn Đức khác không làm được. Anh cũng nói luôn là kèn của Avantgarde cũng bắt chước làm củ tròn, nhưng không làm kèn đủ chính xác- nên nghe rất khó chịu- chỉ to và gắt, pha tiếng. Còn loa cao của Acapella là loa Ion tweeter mạ vàng- hiện được coi là tweeter có tốc độ cao kỷ lục thế giới- riêng tweeter này giá thô đã khoảng 3000Euro một cục, có tube driver riêng, nặng khoảng 15kg. Tiếp theo em nghe thử với đĩa Accado chơi cái violin "Il Cannone" của Paganini để thử độ thật cho chắc, vì bản thân bản thu của Accado là để giới thiệu âm thanh của cái violin huyền thoại ấy- nên được thu hoàn toàn trung tính, không có bất kỳ chỉnh sửa nào bởi các kỹ sư phòng thu. Tiếng đàn cất lên, cái đập ngay vào tai em là sự chính xác và chi tiết của cái kèn Acapella làm cho người ta nhận ra ngay lỗi kỹ thuật của Accado- một tay violin có kỹ thuật không tốt lắm. Tiếng cái Il Cannone vốn đã khỏe và hơi trầm, lại càng trở nên nổi bật hơn với cái kèn này. Nghe một lúc, em càng khẳng định được bộ loa kèn này có làm tiếng violin thật bị pha đi tí chút. Nhưng như vậy cũng là khó tưởng tượng đối với loa kèn rồi. Sau khi đã tạm thỏa mãn, anh chủ cửa hàng chuyển sang cặp loa Campanelle to cho em nghe thử. Bản thử đầu tiên là cái giao hưởng MAhler 2. Anh chủ cho em nghe thử bởi cả cái Violin MK III và Campanelle nhằm giúp em phân biệt tiếng của 2 cái kèn đó. Campanelle tất nhiên là tái tạo bè trầm còn tốt hơn Violin MKIII, chạy thoải mái và dễ dàng hơn cái Violin MKIII mỗi khi cả giàn nhạc hùng hục kéo, thổi. Tuy nhiên, các âm thanh cơ bản của Campanelle thì tương tự như Violin MKIII; không có khác biệt nào đáng kể. Sau đó em có thử nghe vài đĩa kèn, Jazz và 2 cái LPs của em mang theo gồm đĩa Ring des Nibelungen- hồi 3- Walkuerenritt của Wagner do Solti thu những năm đầu 1960- Stereo. Tiếng bật lên bị sạn nhiều và yếu- nhưng đó là nguyên nhân chủ yếu do bản thân đĩa LPs này cũ rồi. Em nghe thử tiếp bản Mutter chơi sonate số 2 của Brahms. Bản này thu vinyl nhưng là Digital- nghe rõ hơn và cũng hay- nhưng không đặc biệt ấn tượng- có lẽ do không hợp với loa và giàn to. Sau gần 2 tiếng- bọn em ra về. Nói chung phải nói về hai đôi Acapella em được nghe là mỹ mãn. So với mấy đôi loa tầm 20.000Euro em đã được nghe thì quả thật đôi Violin MKIII không có địch thủ, kể cả địch thủ tầm gần. Nếu có 20 ngàn, thì chắc chắn em sẽ vác đôi Violin MKIII về. Một đôi kèn gần như tuyệt hảo. Em cũng nghĩ là người ta không cần phải bỏ nhiều hơn 20 ngàn để mua bất kỳ đôi loa nào khác nữa, vì thế là lên đến đỉnh của tái tạo âm thanh rồi, dù không chính xác đến tuyệt đối. Nhưng đó là vấn đề giới hạn của khoa học công nghệ nói chung. Em hơi vội không tường thuật được kỹ hơn, các bác thông cảm.
Kính phục .. kính phục, bác quả là có đôi tai vàng. Mong được tiếp tục đọc bài của bác để mở rộng tầm mắt.