Bác Mèo nghe loa L-acoustic chưa, tiếng tốt lắm, mình đã được chiêm ngưỡng ( loại V-Doc ) tại Việt Nam
Em nghĩ là hoàn toàn bình thuờng .Khen thì tốt rồi , nhưng nhiều khi lời khen có rất nhiều ý nghĩa . Đâu có phải ai khen thì mình cũng tin đâu , hy vọng thì đuợc , chứ đừng tin 100% . :mrgreen: Xã giao khác khác khác với thực tế rất nhiều Đó là ý kiến của em
Mình tìm hiểu thì thấy show cho các danh ca nước ngoài dùng meyer nhiều , vi dụ như C. Dion , Rod Stewart, Metallica ......................
Bác nào muốn chiêm ngương hệ thống Line Array vertech của JBL thì vào Nha Trang, chương tình Hoa Hậu Hoàn vũ 2008 sử dụng hệ thống này
Đọc bài của cụ chóng hết cả mặt .. bác làm ơn cho nhà cháu cái tiếng Việt với ạ. Đồng thời bác nên gộp vào chung một bài để ae theo dõi cho dễ hơn. Bác Meyer hiện đang làm ở đâu ạ ... có kinh nghiệm về căn chỉnh thì phọt lên cho ae nghía với ạ . Trong lúc bình luận em nghĩ nên đưa ra ý kiến khách quan không nên động chạm nhiều đến thiết bị của hãng khác mà mình không làm ... Em hay bán Telex nhưng em thấy chú nào cũng hay .. thế mới bủ mịa chứ.. chắc tại tai em nó trâu ...
hị hị , em là dân bán a-ma-tơ , chưa đủ làm a-ma-tơ nữa là :lol: AKG là hồi xưa em có quả wireless đầu tiên hiệu WMS80 thôi ạ . Nói chung AKG cũng có thuơng hiệu , nhưng về micro thì em thích Shure hơn :mrgreen: Chất âm AKG hơi khô và cứng , SHure có vẻ "nịnh" giọng hơn
Thiếu Mic cụ ui .. EV nổi tiếng nhờ Mic, loa, âm-ly đới ..... không phải chỉ có loa không thôi đâu ...
Bộ V-Dosc em cũng đã nghe một vài lần ( ở triến lãm bên Thai lan và Beijing) còn ở Việt nam thì có một lần tại HCM trong show diễn của Bi-Rain lần 2. Bộ đó thuê của công ty ESP Singapore. V-Dosc là một trong những hệ thống LineArray hay nhất trên thế giới ( theo đánh giá của một số sound man quốc tế) như Nexo GeoT, D&B, Outline Butterfly, Adamson, EV-XlineXarray Sếp sau là EAW, MartinAudio, Meyersound, Tuy nhiên xin lưu ý một điều là chất lượng không chênh lệch nhau nhiều như loại công nghệ PointSource. Chính vì thế việc chọn loa nào để đầu tư phụ thuộc vào: -Giá -Một phần là tính tiện dụng ( vận chuyển lắp đặt, điều chỉnh góc mở loa, hệ thống treo...) -Chế độ bảo hành, bảo dưỡng, hướng dẫn đào tạo kỹ thuật -Giá phụ kiện thay thế ( việc nay cực kỳ quan trọng, e sẽ viết về chủ đề này sau). -Tính phổ biến trên thế giới ( chủ đề này cũng có nhiều điều để nói, e xin tóm tắt một chút ở đây: họ bán được bao nhiêu bộ trên toàn thế giới? những công ty cho thuê thiết bị nào sử dụng? những ban nhạc nào đã từng sử dụng? những nước nào đã có hệ thống này...vì khi các nhà tổ chức sang Việt nam họ sẽ ok ngay nếu họ đã từng biết đến thiết bị này...) Sơ sơ vài điểm trên để các bác thấy rằng việc nhận xét hoặc chê bai cũng chỉ là tương đối thôi, người chủ bỏ tiền ra người ta nghiên cứu kỹ lắm và như đã đề cập ở trên, giá thì tất nhiên là đắt rồi ( các bác lưu ý cheap one cheap sound) và đã mua đắt rồi thì chênh nhau một chút không thành vấn đề, vấn đề là ở những yếu tố còn lại... Theo quan điểm của em, nhận xét chỉ đúng khi anh đã từng sử dụng, điều khiển hệ thống, nếu chỉ nghe thôi thì không đủ, cũng như bạn nhận xét một chiếc xe máy vậy, nếu chỉ nhìn và nghe tiếng máy thì làm sao có thể đánh giá chính xác được? hệ thống lái, phanh, độ tăng tốc, số, tính kinh tế tiện lợi, bảo hành, sử dụng vào việc gi?.... Em hơi dài dòng, các bác thong cảm đôi khi em nói hơi nhiều về hệ thống của bên em.
Em tìm được blog của một anh tên là Lê tuyên Phúc, ko biết mấy bác xem qua chưa. Em thấy cũng có mấy bài viết hay chia xẻ với các anh em cùng sở thích. http://soundlightingvn.wordpress.com/ Các bác xem thử nhé.
Bác thử lại xem. Em mới vào được mà. Hay bác thử cái này xem http://soundlightingvn.wordpress.com/category/sound/
Hôm nay coi kỹ trang này mới biết là có quen bác này. Anh em làm âm thanh sân khấu nhiều năm ở SG hầu hết ai cũng biết. Em thấy có mấy bài viết hay lắm đấy. Các bác xem thử nhé http://soundlightingvn.wordpress.com/about-me/
Vừa đi tập huấn Peavey về, có mấy tài liệu chia xẻ cùng mọi người QUI TRÌNH ĐỂ CÂN CHỈNH MIXER. Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn QUAN TRỌNG nhất Chúng ta phải cân chỉnh hệ thống ( bao gồm equalizer, crossover, compressor, limiter, power…) sao cho hoàn hảo trưóc, rồi mới cân chỉnh mixer. Qui trình : I/ CẮM DÂY VÀ CHUẨN BỊ 1. Hãy cắm các micro và các nhạc cụ theo thứ tự thích hợp nhất đối với từng người. Nhưng chú ý các micro nên ở một nhóm, và nhạc cụ ở một nhóm. 2. Toàn bộ micro cắm vào jack XLR. Nếu micro là loại dynamic, đừng mở PHANTOM power. Nhưng nếu micro là loại condenser, bạn PHẢI mở PHANTOM power và cắm vào ngõ XLR mới hoạt động được. 3. Nhạc cụ cắm vào jack 6 ly. 4. Nối Send Effect của MICER vô INPUT của Effect, và OUTPUT của Effect vô Return của mixer. 5. Nối L/R master vô Equalizer. 6. Nối Aux out 1 - 2 vô hệ thống ampli-loa kiểm tra. 7. Nếu mixer của bạn có Subgroup, bạn hãy chia chúng theo theo từng nhóm (vd : Ca là nhóm 1,2; nhạc cụ là nhóm 3,4; Trống thùng là nhóm 5,6…) 8. Chỉnh toàn bộ Gain (trim) về vị trí nhỏ nhất (tối đa bên trái), kéo toàn bộ các fader volume ở mức nhỏ nhất 9. Đưa Equalizer của từng đường (Hi, Mid, Lo) về 0 (vị trí ngay giữa). 10. Vặn Aux, Effect, Monitor ….về vị trí nhỏ nhất 11. Chỉnh Pan của các kênh ngay giữa. Nếu bạn cắm stereo vào 2 kênh, chỉnh pan kênh 1 sang tận cùng bên trái, chỉnh pan kênh 2 sang tận cùng bên phải. II/ CHỈNH GAIN VÀ VOLUME 1. Đưa Master LR lên 0dB, và Subgroup lên -3 dB. 2. Bạn yêu cầu từng ca sĩ, từng nhạc cụ LẦN LƯỢT thử theo thứ tự. ĐỪNG bao giờ thử chung toàn bộ ca sĩ – dàn nhạc khi bạn chưa hoàn thành giai đoạn này. 3. Trong quá trình thử, bạn theo các bước sau : a/ Đẩy Fader lên - 6 dB b/ Yêu cầu ca sĩ / nhạc công thử mức trung bình và mức lớn nhất c/ Tăng Gain lên từ từ cho đến khi nào đèn Clip bắt đầu báo đỏ. Lúc này bạn giảm xuống một ít là vừa, ngay cả khi lúc âm thanh lớn nhất cũng không được báo đỏ. Nếu Mixer có nút PFL thì thật là tuyệt : bạn nhấn nút này xuống, Yêu cầu ca sĩ/nhạc công thử âm thanh ở các mức trung bình và lớn nhất, kế đến bạn tăng gain cho đến khi nào 2 cột đèn LR báo đến 0dB (đối với mức lớn nhất) thì bạn dừng lại. Phải luôn nhớ rằng: Trong bất kỳ tình huống nào, đèn đỏ báo Clip cũng KHÔNG BAO GIỜ được sáng đỏ. Gain là định lượng mức vào, chứ không phải là nơi chỉnh to nhỏ. Vì vậy sau khi chỉnh Gain xong, đừng đụng đến nó nữa (trừ trường hợp ban nhạc thay đổi volume của họ) Nếu muốn chỉnh to nhỏ, Volume là nơi bạn cần phải chỉnh và luôn nhớ đến qui tắc Db Nút PAD: Nếu tín hiệu sau khi đã giảm hết gain mà vẫn còn báo đỏ, nhấn nút PAD xuống, ngay lập tức, tín hiệu sẽ bị giảm 20 dB III/ CHỈNH CHẤT TIẾNG Việc quan trọng nhất, lắng nghe âm thanh bị dư hay thiếu cái gì, Sau khi đã xác định đuợc chính xác vấn đề, bạn mới bắt đầu chỉnh Vị trí 0dB: Không có tác dụng, Vặn qua phải, tăng. Vặn sang trái, giảm 1. LO : Thường cố định ở tần số 80Hz hay 100Hz : Tăng/giảm âm trầm. Giúp âm thanh có “lực”, ấm, đầy đặn nhưng nếu qúa sẽ làm âm thanh tối, nghe không rõ, bị ù. 2. MID : Thường cố định ở tần số 800 Hz, 1kHz hoặc 2 kHz. Tăng/giảm âm trung. Giúp âm thanh nghe rõ ràng, trung thực nhưng nếu tăng qúa sẽ làm âm thanh chói, bọng…Nếu giảm qúa sẽ làm âm thanh mờ, không nghe rõ từng chi tiết. Bạn nên nhớ rằng hầu hết các giọng ca và nhạc cụ đều có tần số từ 200Hz đến 2kHz. (tham khảo bảng tần số của các âm thanh) 3. HI : Thường cố định ở tần số 8kHz hay 12kHz : Tăng / giảm âm cao. Các chữ có “s, x, gi, tr, ch”, các nhạc cụ hihat, cymbal đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi nút này. Nút HI giúp bạn có thể phân biệt được rõ ràng Sanh – Xanh – Tranh – Gianh – Chanh…, nghe ngọt lỗ tai, đuôi của tiếng Verb, Echo nghe rất đã, nhưng nếu đưa lên qúa, sẽ dễ gây ra hú và đứt treble. 4. MID FREQUENCY Đối với những ai chưa có kinh nghiệm chỉnh âm thanh, Mixer có 3 tone là chọn lựa thích hợp nhất. Chỉ khi nào bạn thật sự hiểu rõ tính chất của từng tần số, bạn hãy chọn EQ có thêm phần Frequency. Frequency (Freq): thường là Mid Freq, nút này cho phép bạn thay đổi tần số của phần Mid (tiếng trung) từ 200Hz đến 5kHz. Nút này sẽ hoàn toàn không có tác dụng nếu bạn để nút Mid ở ngay giữa (0dB) Nếu bạn tăng nút Mid lên 6 dB, có nghĩa bạn đã tăng tần số được xác định bởi nút Mid Freq lên 6dB. Và ngược lại. Ví dụ : bạn để nút Mid Freq ở tần số 250 Hz, sau đó bạn giảm nút Mid xuống 3 dB, điều đó có nghĩa là bạn đã giảm 3 dB ở khoảng tần số 250 Hz. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm để chỉnh Mid Freq, hãy thử dùng cách này: đưa Mid lên +9dB, sau đó xoay dần nút Mid Freq từ trái sang phải từ từ, lắng nghe để tìm tần số nghe TỆ nhất (bạn phải làm đi làm lại nhiều lần). Sau đó, chỉ việc dùng nút Mid để cắt bớt tần số đó. Chú ý: Luôn cố gắng bớt chứ đừng tăng. Ví dụ bạn cảm thấy âm thanh hơi tối, thay vì nâng treble, hãy thử giảm bass xem, còn nếu sáng quá, tiếng mỏng, thay vì tăng bass, giảm treble thử xem. IV/ CHỈNH LOA KIỂM TRA Sau khi bạn đã hài lòng với độ lớn âm thanh, chất tiếng (EQ), bây giờ là lúc bạn chỉnh loa kiểm tra (Monitor) cho chính nhạc công đó. Yêu cầu nhạc công tiếp tục thử, tăng nút Aux (mà bạn dùng để nối với hệ thống amp + loa kiểm tra) đến khi nào nhạc công cảm thấy hài lòng. Chú ý, Aux để kết nối Monitor nên là Aux Pre, để âm lượng sẽ không bị ảnh hưởng lên xuống khi bạn đẩy cần volume. Bạn đừng bao giờ đụng vào nút Aux này nữa, trừ khi chính nhạc công đó yêu cầu. (nếu không bạn sẽ bị ăn búa !) IV/ CHỈNH EFFECT. Tất cả mọi thứ đã OK, nếu là nhạc cụ, chắc bạn không cần thêm effect vào (ngoại trừ trống hoặc nhạc cụ thùng như guitar thùng, violin, kèn…) Bây giờ bạn hãy cho Effect vào 1. Chỉnh Effect Send ở master lên 0 dB, Effect Return ở master lên 0 dB. 2. Đưa effect của kênh lên từ từ cho đến khi bạn hài lòng. CHÚ Ý : Đèn input của effect chỉ được phép xanh. KHÔNG được đỏ trong bất kỳ tình huống nào. Effect chỉ được phép nhỏ hơn tiếng thật (tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp nghe gần bằng cũng đã là qúa nhiều) Sau khi hoàn thành 1 kênh, tiếp tục kênh tiếp theo… Sau khi đã thử từng kênh, bạn hãy yêu cầu ban nhạc chơi một vài bài. Bạn hãy điều chỉnh lại các giọng ca và các nhạc cụ sao cho hài hoà hơn nữa (bạn hãy dùng fader mà điều chỉnh to nhỏ, đừng nên chỉnh lại các nút gain nếu không cần thiết) Ngoài ra, chú ý những điểm sau đây : 1/ Các fader của từng kênh luôn nhỏ hơn Subgroup, và Subgroup luôn nhỏ hơn Master. Nếu các bạn làm ngược lại, các bạn sẽ mất headroom. 2/ Luôn theo dõi hai cột đèn LR, đừng để cho chúng vượt quá 0dB (để khi ban nhạc bất ngờ đánh lớn hơn bình thường , thì ta vẫn còn khoản headroom dự trữ). 3/ Lúc nhạc cụ hay giọng ca nào solo chính, ta hãy đưa phần đó lên; còn nếu không thì lại giảm xuống. 4/ Lúc Micro không sử dụng, lập tức nhấn MUTE để tránh hú. 5/ Bạn luôn phải nhớ: Tăng / giảm 3dB là tăng / giảm độ lớn âm thanh một CHÚT Tăng / giảm 6dB là tăng / giảm độ lớn âm thanh mà ta có thể nhận biết rõ ràng. Tăng / giảm 10 dB là tăng / giảm độ lớn âm thanh GẤP ĐÔI / MỘT NỬA 5/ Bạn đừng cố gắng bắt hệ thống âm thanh của mình chịu đựng qúa sức khả năng của nó, nếu không thì bạn phải trả giá rất đắt cho một buổi biểu diễn không thành công và một ngày hôm sau đen tối. Nguồn: trích từ tài liệu tập huấn âm thanh Peavey - cty Nhạc việt
Tiếp nè. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EQUALIZER I. CÁC CHỨC NĂNG: 1. ĐÈN LED: Dãy đèn Led này hướng dẫn độ lớn đường ra từ –12 dB đến +12 dB. 2. GAIN: Dùng để nâng hoặc giảm độ lớn của toàn bộ hệ thống EQ, sử dụng như sau: ☺ Chỉnh các cần EQ theo như ý muốn. ☺ Nhấn nút Bypass. ☺ So sánh độ lớn trước lúc bạn nhấn nút và sau khi bạn nhấn nút. ☺ Nếu âm thanh trước lúc bạn nhấn Bypass lớn hơn sau khi nhấn bạn hãy giảm Gain cho tới khi âm thanh của cả hai bằng nhau. 3. PHẦN EQ Các cần EQ sẽ tăng hoặc giảm 15 dB. 4. NÚT LOW CUT Khi nhấn nút này vào tất cả những tần số từ dưới 40 Hz sẽ bị cắt đi với chế độ 18 dB/ octave nút này cũng có tác dụng ngay cả khi bạn nhấn nút Bypass. Lời khuyên: Bạn nên luôn luôn nhấn nút này để bảo vệ hệ thống loa không bao giờ bị quá tải vì những tần số từ 40 Hz trở xuống hầu hết không có lợi cho hệ thống âm thanh của bạn. 5. BYPASS Khi nhấn nút này tín hiệu sẽ đi trực tiếp mà không qua phần EQ (ngoại trừ phần Low cut). Cách sử dụng: Luôn luôn để các cần ở vị trí ngang (0 dB). Nếu EQ có hệ thống báo hú (FLS) nâng toàn bộ hệ thống lên cho tới khi xảy ra tình trạng hú. Hãy để ý xe, đèn nào đỏ lên có nghĩa là tần số đó đang gây hú. Hãy giảm dần tần số gây hú cho đến khi hết hú. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hệ thống không còn gây hú nữa. Chú ý: Đừng bao giờ nâng hệ thống quá lớn so với mức cần thiết bởi vì lúc này tất cả mọi tần số sẽ bị nhiễu và bạn phải cắt hết tất cả các cần EQ. Đừng bao giờ nâng lên một tần số nào đó quá mức cho dù bạn có thích tần số đó đi nữa. Hãy nhớ giảm bao giờ cũng tốt hơn là tăng. Quan trọng: Bạn hãy nhớ hệ thống âm thanh của bạn luôn luôn phải đồng bộ vì dù cho bạn có giỏi đến mức nào đi nữa thì bạn không thể nào chỉnh EQ cho hệ thống âm thanh không đồng bộ, ví dụ như micro dỏm, loa bố trí sai, phòng cách âm tồi hay một hệ thống loa dở òm, làm sao để sửa chữa hệ thống âm thanh không đồng bộ như vậy được!
Nữa nè Hướng dẫn sử dụng Compressor -------------- Nếu bạn muốn có một thiết bị đa chức năng có thể : Giúp bạn cân chỉnh âm thanh một cách hiệu quả. Tự động tắt micro cho bạn khi bạn không sử dụng micro nữa. Giúp cho dàn âm thanh của bạn không bị méo tiếng hay quá tải. Tất cả các thiết bị compressor chính là thiết bị mà bạn cần. Expander : Ngắt tín hiệu khi không cần thiết, ngăn tiếng ồn. Compressor : Nén tín hiệu khi vượt quá mức qui định. Limiter : Ngăn tín hiệu không cho tín hiệu vượt qua mức quy định. MẶT TRƯỚC EXPANDER 1. THRESHOLD: (Mức ngắt tín hiệu) Xác định mức ngắt tín hiệu hay nói cách khác xác định tín hiệu sẽ được ngắt ở tỉ lệ nào. Nếu ấn định ở vị trí Off thì xem như Expander không hoạt động. 2. RATIO: (tỉ lệ ngắt, giảm) Xác định tỉ lệ cắt bỏ tín hiệu dựa trên độ lớn ngõ vào ra so với ngõ vào. Tỉ lệ 1 : 3 : Tín hiệu ngõ vào là 3, tín hiệu ngõ ra là 1. Tỉ lệ 1 : 2 : Tín hiệu ngõ vào là 2, tín hiệu ngõ ra là 1. Tỉ lệ 1 : 1 : Tín hiệu ngõ vào và ngõ ra bằng nhau. Tỉ lệ từ 1 : 1.2 cho đến 1:2 thường dùng để giảm tiếng ồn nền. Tỉ lệ từ 1 : 2 đến 1 : 3 thường dùng khi sử dụng Micro cho trống (Noise Gate). COMPRESSOR 3. THRESHOLD (Mức nén) : An định điểm nén tín hiệu. Có nghĩa là nếu tín hiệu vượt quá mức ấn định này sẽ bị nén. Mức nén nhiều hay ít phụ thuộc vào tỉ lệ nén. 4. RATIO (Tỉ lệ nén) : Dùng để điều chỉnh lượng nén. Tỉ lệ này được xác định dựa trên độ lớn của tín hiệu ngõ vào so với ngõ ra. Tỉ lệ 4:1 : Mức độ đường vào là 4, mức đường ra là 1. Tỉ lệ 1:1 : Đường ra bằng với đường vào vì thế không xảy ra nén. Tỉ lệ từ 2:1 đến 4:1 thường dùng cho việc nén tiếng ở nhạc cụ và tiếng nói. 5. ATTACK : Xác định thời gian bao giờ thì nén, bắt đầu nén nhanh hay chậm. 6. RELEASE : Hiệu chỉnh thời gian nén nhanh hay chậm. LIMITER 7. THRESHOLD An định điểm ngăn tín hiệu. Có nghĩa là khi bạn ấn định 1 giới hạn thì tín hiệu sẽ không vượt qua mức quy định này. Muốn bỏ giới hạn đã ấn định thì vặn đến mức maximum. OUTPUT 8. LEVEL. Điều chỉnh độ lớn của tín hiệu tại ngõ ra. 9. Đèn báo GAIN REDUCTION Dãy gồm 12 đèn báo này cho biết tín hiệu giảm nhiều hay ít. Nếu đèn không sáng có nghĩa là tín hiệu vào không thay đổi. 10. Đèn báo OUTPUT LEVEL Giống như là thiết bị đo độ lớn của ngõ ra. Tại điểm 0dB là 0dBu đối với jack 6 ly và là + 4dBu đối với jack canon XRL. 11. EXTERNAL SIDE CHAIN Công tắc nhấn khi bạn cắm một thiết bị bên ngoài vào jack Insert ở mặt sau của CEL - 2. Đèn LED sẽ sáng khi Side Chain hoạt động. 12. BYPASS: Công tắc này khi nhấn vào để đưa trực tiếp tín hiệu từ ngõ vào đến ngõ ra của thiết bị. Đèn báo sẽ sáng báo cho biết thiết bị đang ở chế độ Bypass. Nhấn một lần nữa để thoát khỏi chế độ này. Chú ý : Nên nhớ nếu ngõ vào dùng jack 6 ly và ngõ ra dùng jack 6 ly hoặc nếu ngõ vào dùng jack XRL(Canon) và ngõ ra dùng Jack XLR(Canon) thì chức năng Bypass mới có tác dụng. 13. Công tắc nhấn LINK Công tắc nhấn LINK khi sử dụng Compressor cho tín hiệu Stereo. Khi nhấn công tắc này, tất cả chức năng kiểm soát ở kênh A (ngoại trừ chỉnh độ lớn của ngõ ra) được sử dụng cho cả hai kênh A và B. Những chức năng kiểm soát ở kênh B (ngoại trừ chỉnh độ lớn của ngõ ra) sẽ bị mất tác dụng. Đèn báo sẽ sáng khi kích hoạt nút LINK. 14. Công tắc nguồn điện POWER. Nguồn sẽ được cung cấp cho thiết bị khi công tắc này được nhấn vào. 15. Đèn báo nguồn POWER. Đèn báo nguồn sáng khi thiết bị đã có điện và công tắc nguồn ở vị trí ON. REAR PANEL: MẶT SAU OUTPUT : 16. BALANCED. Ngõ ra với tín hiệu cân bằng sử dụng jack XRL(Canon). 17. UNBALANCED. Ngõ ra với tín hiệu không cân bằng sử dụng jack ¼” (6 ly mono). Nếu ngõ này được sử dụng thì tại ngõ input/output (Muc19) sẽ chỉ còn là ngõ vào (input). 18. DETECTOR SIDE CHAIN INSERT. Ngõ này được sử dụng giống như ngõ insert của Mixer dùng để chèn một thiết bị khác vào (chăng hạn như EQ). Dùng Jack ¼ “TRS(6Ly Stereo) với đỉnh (tip) = gửi (send), vòng(ring)=trở về(return), còn lại là mass. INPUT 19. INPUT/OUTPUT. Dùng Jack ¼ “TRS(6ly Stereo) với đỉnh (tip) = vào(input), vòng(ring)= ra(output), còn lại là mass. Jack TRS này có 2 chức năng : Sử dụng cho tín hiệu ngõ vào vừa sử dụng cho tín hiệu ngõ ra. Nếu bạn dùng thiết bị này để insert vào Mixer thì ngõ này hữu dụng nhất, chỉ cần dùng dây nối với hai đầu 6ly stereo. Nếu cắm jack tại ngõ ra không cân bằng (mục17). Thì ngõ này chỉ còn tác dụng là ngõ vào (input) của thiết bị này mà thôi. Lúc này chỉ cần dùng Jack 6ly Mono cho ngõ vào này. 20. BALANCED. Ngõ vào dùng tín hiệu cân bằng sử dụng jack XRL(Canon). NHỮNG CÁCH CÂN CHỈNH CƠ BẢN Đây là những cách điều chỉnh đơn giản và cơ bản nhất giúp bạn có thể điều chỉnh dễ dàng. o EX THRESH: (Ngưỡng Expander) Ở mức thấp nhất (Min) - không hoạt động (OFF) o EX RATIO (Tỉ lệ Expander) Ơ mức thấp nhất (Min) - tỉ lệ 1.1 : 1 o COMP THRESH (Ngưỡng nén) Ở mức cao nhất (Max) là + 20dB. o COMP RATIO (Tỉ lệ nén) Ở mức thấp nhất (Min) - tỉ lệ 1 : 1 o ATTACK Ở mức giữa (Center) là 50msec o RELEASE Ở mức giữa (Center) là 0.5msec o LIMIT (Giới hạn) Ở mức cao nhất (Max) - không hoạt động (OFF) o OUTPUT (Đường ra) Ở mức giữa (Center) là 0dB. Đương nhiên bạn có thể điều chỉnh theo những yêu cầu của riêng bạn, dưới đây là những gợi ý để bạn tham khảo cho việc cân chỉnh âm thanh của bạn hoàn hảo nhất. 1. Nếu bạn muốn ấn định đường ra ở một giới hạn nào đó bạn có thể làm các bước sau : Ấn định mức đường ra cao nhất và điều chỉnh ngưỡng giới hạn ở một mức mà bạn muốn, khi đó dù tín hiệu đường ra ở đỉnh lớn nhất thì nó cũng không thể vượt qua giới hạn này. Một cách điều chỉnh khác là : bạn tăng mức đường vào ở bộ nén cho đến khi đạt đến mức cao nhất, sau đó điều chỉnh ngưỡng giới hạn cho đến khi đạt được mức giới hạn mong muốn. 2. Để thiết lập một Noise Gate (ngưỡng mở cổng chống tạp âm nền của tín hiệu) : Trước tiên vặn nút tỉ lệ (Expand Ratio). Sau đó điều chỉnh ngưỡng Expand cho đến khi trên dãy đèn báo Gain Reduction bắt đầu hiển thị và ở mức -12dB là điểm tốt nhất. Điều chỉnh lại tỉ lệ Expand để ấn định Gate khi đó tiếng ồn (Noise) sẽ chuyển sang tín hiệu. 3. Để điều chỉnh độ nén tốt nhất cho tiếng nói trong các cuộc nói chuyện, hội nghị ... : Ấn định tỉ lệ nén ở mức 4 :1 (mức thông thường là từ 2 :1 đến 6 :1) và điều chỉnh ngưỡng nén cho đến khi gain được giảm đến mức mong muốn. (chú ý nếu độ giảm Gain lớn hơn 9dB, thì có thể gây ra tiếng bụp bụp và rè rè khi tín hiệu tăng và giảm). Điều chỉnh ATTACK để giảm hoặc tăng tiêu chuẩn. Điều chỉnh RELEASE để làm mượt khúc chuyển đoạn khi tín hiệu ra khỏi bộ nén. Nếu Release quá nhanh sẽ làm cho tín hiệu nghe rất giả tạo không tự nhiên. Nếu Attack nhanh và thời gian Release ngắn sẽ khiến bộ nén nhận tín hiệu rất gần có thể ảnh hưởng rất xấu đến âm thanh (mức Attack tốt nhất là 50 millisecond tương đương 0,05 giây, và Release là 0,5 giây) 4. Sau khi điều chỉnh xong tất cả các yếu tố trên, điều chỉnh độ lớn ngõ ra (Output Level) ở mức trung bình 0dB trên dãy đèn báo của ngõ ra.
cả cái topic của bác , giờ em mới thấy mấy bài này đúng tên Thank bác nhiều Các anh em đang mày mò thì nên vào đây để đọc thêm , có thể lúc đầu chưa hiểu thì dần dần sẽ hiểu :mrgreen:
em xin bổ xung thêm trong phấn setup compressor : về việc căn attack/release time : cái này tùy thuộc rất nhiều vào mục đích sử dụng compressor ( cho nhạc cụ hay vocal ) , ngay với mỗi loại nhạc cụ cũng có chế độ compress khác nhau rồi , vị trí đặt compressor ( tại chanel , subgroup , hay master ) nếu cái compressor nào có chế độ nén soft-knee hay hard-knee thì với vocal ta chọn soft-knee , âm thanh sau nén sẽ tự nhiên hơn , mềm mại hơn . tuy nhiên với bộ trống kick hay tom thì nên chọn hard-knee, attack time ngắn hơn , và release time dài hơn .... v v và v v cũng có loại chọn chế độ auto , với những nguòi chưa chỉnh quen thì tốt nhất là chọn auto , khi đó các nút chỉnh attack/release-time sẽ bị bypass
Vậy chắc em phải post thêm bài loại này quá. Các bác ở SG thì ghé em lấy bí kíp luôn cho mau. Em cũng có mấy bài hướng dẫn chi tiết mấy sản phẩm Peavey. bác nào cần thì ới nhé.
EM vưà kiếm được con Ultramizer DSP1224P, khi cắm nối tiếp MIC- Ultramizer- COmpressor thì có hiện tượng bị xì rất to. Bác nào giúp em với. Cắm theo Mixer-Ultramizer- EQ- Amplifier thì hiện tượng trên giảm nhiều. Các bác làm ơn chỉ em cắm theo kiểu Insert ở Mic line luôn nhé. Các bác cho em hỏi thêm con Sonic exciter/enhancer công dụng như thế nào luôn Thanks
Trên nguyên tắc bác cắm con ultramizer trước compressor là sai rồi, thường thì người ta nén trước rồi mới làm rộng sau. ultramizer có tác dụng giống như loudness bên ampli nghe nhạc vậy. Nó là tăng dải tần treble và bass. Còn sonic exciter/enhancer thì có tác dụng làm tiếng rộng và dầy hơn. Giống như tác dụng của bbe vậy. Thường thì em thấy người ta hay cắm mixer - compressor - eq - ultramizer - sonic exciter - crossover - main.
Micro bác cắm trực tiếp vào làm sao được , nhất là micro dây , vì tín hiệu rất nhỏ , phải cắm qua mixer để khuyếch đại tín hiệu lên nhờ preamp thiết kế trong máy . Nên bác cắm như vậy xuất hiện tiếng xì là phải rồi , vì tỉ lệ signal/noise quá thấp Cắm insert thì phải dùng jack Y