không biết là thèng nào mà có hệ thống kệ CD giống em thế....đã thế cái mâm của hắn phải đi với con phono box nhà em mới chuẩn không cần chỉnh:lol:
Nghe tắm cả người là em khoái lém nhưng mờ không chơi kiểu Tấm Cám nhé :lol: Bác Sơn Em tặng bác cái tay cầm trong hình nhé
He he, tay nghề bác ác nhể :lol: Không có cái này em chịu k nhấc nổi cái mâm lên. Thanks bác. Lộc quá, mấy quà tặng dồn dập luôn :lol:
Bác @tran van tan Em muốn show ở đây để bác cùng tham gia chia sẻ với AE,cái gì chưa rõ rồi sẽ rõ hơn. Em chuẩn bị cho bác cái part dưới, gồm Denon DP-790 Tone arm và Caborn fiber + dây và cái MM Cartridge em không show tại đây Về cái DP-790 thì em mua chỉ lấy cái arm rest và arm lift nên nó còn lại như trong hình,việc bác có tay nghề cơ khí thì còn lại bác dựa trên cái part này thì bác làm sẽ nhanh hơn cho khởi đầu để mò mẫm. bác có thể bỏ cái áo ngaòi bearing làm lại vỏ và khi đó cai Anti sakting bỏ luôn sài kiểu Ortofon đi.vì hiện em chỉ còn dư part này nếu có khi nào có cái tốt hơn nữa em sẽ gửi tiếp cho bác để bác chọc ngoáy cho sướng cái tay. còn khi bác nhận được bác cứ tháo hết lau chùi lại cần đánh bóng thì dánh bóng,mạ lại cũng chơi luôn. :lol: Còn đầu cần nếu bác làm thẳng em sẽ chỉ cách nếu bác còn chưa xác định được cách làm cái đầu head shell cho cái này. đồ sẽ về SG trong tuần này.
Đôi trong hình là đôi Klipsch cornwall đánh với scott 299 đúng ý cái nhà bác này rồi còn gì :mrgreen:
Bác Thinhgia hướng dẫn trên này cho em học theo với nhé, xem em có làm được không , em cũng có cái tonearm Denon ạ
Em không biết cái arm rest là cái gì nhưng người có tấm lòng với anh em trên này như bác thì em nhắm mắt ok ngay Mà chắc bác nói vui chứ mấy cái đồ cỏ lả này thì bác thèm gì
Không chơi kiểu nhắm mắt thế buồn ngủ lém :lol: Cỏ với ai em thấy không cỏ vì thanh lý xong nhậu vẫn được bữa ngoắc cần câu :lol: Vui thôi cái đó của bác còn đẹp đừng phá nó ra,cái em có trên nó hơi bỉ set nên em phá nó lấy part. thường em mua để lấy Arm lift và Arm rest của cái này cho em để nghịch chơi Cái arm bác để nguyên sài cũng tốt mà Phối ghép quan trọng hơn
Ứ nói vui đâu, nghe thấy nhậu ngoắc cần câu là em khoái lém, ăn vạ bác đấy Nhưng mà thôi vậy, để khi nào em có cái nào ngon lành thì ăn vạ bác một thể. Cái Arm lift này của em bữa trước bị khô dầu, buông tay là nó làm cái "bịch", không có silicon nên em xài tạm bằng 1 loại keo tự pha chế, bây giờ xuống êm ru rồi ạ. À , bây giờ em biết cái Arm rest là cái gì rồi nhá, cảm ơn bác
Bác T Bác có thể làm cái bearing cho main turntable trước làm ( tiêu chuẩn cao luôn) platter thì bác có thể tính toán thay đổi theo cách từ mỏng sang dày mà vẫn được để có thể upgrade sau,Em sẽ cung cấp motor hỗ trợ bác (bữa trước em quên là em còn vài cái chim chích nên quên gửi cho bác luôn )bác có thể sài với platter nhẹ up-to 5kg sau này cần tốt hơn em sẽ tìm cách sau,vấn đề là làm cái speed control em không có rành, nếu em có thời gian em sẽ xem lại và kiếm giúp bác cái motor thích ứng để sài cho heavy platter up -to 20kg . Bác lưu ý là bearing quyết định toàn bộ từ độ nặng của platter tới nhu cầu tối thiểu của motor những cái như Micro seiki với độ nặng Platter đến 20kg nhung họ sài motor có 12w mà vẫn vận hành lẹ làng. Điều bắt buộc là bác phải áp dụng tốt thiết bị chứ tay nghề trong trường hợp này chỉ có tính hỗ trợ đối với việc làm ra cái bearing chất lượng cao.
Dạ ,Em đang làm main bearing trên thì có bas bắt vít dưới có thể xài con tán lớn khóa nếu có thể thay đổi mâm và pline thì vẩn có thể xài chung được , thậm chí chuyển qua airbearing củng không có vấn đề gì ,mấy hôm nay công việc vặt nhiều làm hết cả thời gian của Em .Điều Bác dặn em nhớ rồi ạ .
Bác nên làm vỏ ngoài lớn với mặt trên tán rộng cho phép bắt vít từ trên xuống plinth thì thuận lợi hơn.trong lắp ghép. còn bác khống chế độ dơ dọc theo cách khóa đáy nếu cụm vỏ lớn thì bác làm càng thuận lợi, mấy cái đó chắc không khó để bác tính sao cho hợp lý
Hình chụp này thấy mà làm không được thì còn gì nói nữa hở bác Thinhgia . Bác regular đâu rùi , toàn bộ cái bác muốn là ở đây hết rùi , nhớ là cây cốt 16mm nha Bác .
Bác T ! Bác coi hình nhé ! Ý em khuyên là làm theo cách này thì sẽ rất thuận lợi cho sau này kể cả tháo lắp,và với bất kỳ vật liệu nhôm đồng hay gỗ của Plinth thì bác đều có thể đưa cái part bearing này vô, Em muốn bác làm sao cho có Tâm với nó vì em cũng rất thích nhưng vì hoàn cảnh mà em phải giơ tay kiểu ni chứ em thích nhảy vô trực tiếp hơn. Bác nên theo cách làm trong hình,có mỗi phần vỏ bác làm cho lớn như Micro hoặc hơn để tạo ổn định cho bearing
Phần đáy dưới bác cũng chỉ làm 3 con vít thay vì 6 cái như trong hình là không cần thiết Và phần vỏ bearing để cho dễ làm bác có thể làm bằng đồng hay nhôm thay vì I-nox thì sẽ giảm bớt công làm hơn như là đối với I-nox
Sau khi hoàn thành thì nếu gá lên thân máy như thế này sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn là kiểu xiết bù loong từ dưới,vì bác làm thì không sao nhưng sau này các tấm Plinth nếu làm tốt nó không nhẹ nhàng để bác giở giáo đầu đuôi đâu ,vì mấy cái loại heavy plinth em đụng nó suốt ngày nên biết rõ lắm bác
Vâng em sẽ sửa lại giống như vậy ,không có vấn đề gì ,phần vành phía trên em chưa khoan 3 lổ đó Bác , đường kính chổ đó đến 55mm mà .nhưng ý em là cái ruột của cái main dưới cây cốt có lót cái gì em không thấy rỏ.
Rồi em thấy rồi , bộ này hôm trước em không có tháo miếng thau này gần như không hoạt động khi mâm airbearing nổi lên ,em nghĩ nó đở cây cốt khi hạ xuống thôi ,Em sẽ chú ý phần này .
Cái lỗ chứa cái viên bi "ball bearing" bác nên làm theo kiểu cái cốc đựng nó thay vì bác làm cho viên bi và cái lỗ đó chặt cứng với nhau sẽ không tốt,trong trường hợp khác bác làm vậy là đúng,nhưng ở trường hợp này thì bác chỉ nên làm vừa vặn không được để viên bi chặt cứng trong cái lỗ định vị đó vì nó vẫn cần phải cựa mình Bác dựa trên hình và không nhất thiết phải cứn ngắc theo họ như trong hình phía đáy dưới bác có thể làm phẳng với tấm đáy khoảng 10mm là ok sau đó tính đến vấn đề chống dầu ra,phía chuôi phía dưới bác không nên làm hết thịt bác có thể hạ một bậc nhỏ để nó có thể giúp chứa một lượng dầu nhỏ thì tốt hơn còn lại là bác tính khống chế trục dọc phụ thuộc vào cái phía đỉnh trục với platter (khống chế không rơi ra thôi bác chứ không cần nó chặt cứng về chiều dọc trục vì không cần thiết )
Em đây ạh! em xem rõ hết rùi! vậy khỏi chụp hình cho bác nữa nhé! :lol: Vậy là em giải quyết xong được 1 vấn đề! :lol: Nếu khg làm airbearing thì biết đi đâu tìm viên bi sứ nhỉ? :mrgreen: Tks các Bác!
Đây là bộ bearing của Garrad 301 mà một người bên Mỹ họ làm, tất nhiên họ cũng có copy theo nguyên bản để thay thế part xưa cũ cho các máy Garrard 301. Bác coi phía đầu trục dưới bác cũng có thể khống chế dơ dọc trục theo cách đó cũng dễ làm, họ dùng một chi tiết gọi là Ring clip, tại đó họ hạ bậc một rãnh cho ring clip cài vô trục khi xong đường kính ngoài sẽ lớn hơn thân trục và chính cái đáy họ hạ bậc đó là cái điểm thoát cho cái ring này nằm vào sau khi đóng lắp dưới thì cái Ring clip này sẽ bị khống chế bởi vỏ bearing và khi đó sẽ không lên hay xuống quá vị trí được,và đương nhiên sẽ không rời ra khỏi vỏ bearing. Chúc bác sớm hoàn thành