Re: Ù hum của dàn phono bao nhiêu là chấp nhận được? Nếu chơi phono đèn + loa độ nhậy cao thì em nghĩ nghe thấy hum là chuyện tất nhiên Bác ơi, miễn là mình vặn volume ở mức hay nghe và ghé tai vào loa mới thấy hum thì em nghĩ là chấp nhận được.
E đang mon men tìm hiểu về món này ... hiện tại thì e có 1 cái phono box và âm ly, loa rồi ... cái e cần là 1 thiết bị phát nữa .. các bác chơi món này nhiều rồi có thể tư vấn tầm tiền tối thiểu để e có thể mua được 1 bộ được không (bác nào hiểu rõ có thể list chi tiết món +giá tiền (dự tại thời điểm này) cho e với) yêu cầu về âm thanh của e chắc cũng chưa cần cao cho lắm, chỉ cần sao nó phát ra tiếng từ cái đĩa màu đen to đùng đấy là được Với lại cho e hỏi là chơi cái Turnable này trên phono box nó có sẵn 1 đường mát đúng không ạ, khi nào chơi phải đấu mát vào cái đó thì tiếng nghe mới rõ và trong, không bị ù hay rè phải không ah?
Bác qua mấy shop trên vnav này như Gia Định, Leng LP mà tham khảo, có nhiều loại với giá cả rõ ràng để bác chọn. Khi chơi luôn phải đấu cọc mát mâm với cọc mát phono box bác nhé, không thì ù lắm ko nghe nổi.
Newbie em xin có vài lời, mong các bác chỉ bảo thêm ạ ! Em thấy trong cái nghiệp cối xay này thì đúng là "Tiền nào của ấy". Nếu bỏ qua việc cân chỉnh chính xác và việc phối hợp Catridge và Tonearm thì khó mà có thể nói một cái mâm ít tiền có thể hay hơn một cái mâm nhiều xiền được (tất nhiên là so sánh chỉ mang tính tương đối, giả sử như một cái cối xay mạ vàng vào thêm nữa thì về chất lượng chắc là không hơn gì, nhưng cái giá thì ... :shock: ). Nói gì thì nói thì dù bắt đầu từ một vài triệu hay một vài ngàn $ thì cũng phải có định hướng cho nó rõ ràng chứ không lại "Loanh quanh" chả biết đường nào mà lần. Sau khi ngâm cứu toét cả mắt thì em có "Định hướng chiến lược" như sau : MÂM: Direct Drive: Loại này thì ưu điểm là tần số cộng hưởng thấp (khoảng 4~8 Hz), tuy nhiên rung động nội sinh do motor ảnh hưởng đến toàn bộ mâm khá nhiều. Một nhược điểm nữa của loại này là hầu hết các mâm DD đều đã "già", những ông trẻ thì giá lại ngất ngưởng. Belt Drive: Ưu thì ngược lại với DD, đó là do platter sẽ quay ổn định hơn, không bị ảnh hưởng trực tiếp do motor, nhưng tần số cộng hưởng lại khá cao (khoảng 4KHz ~ 8 KHz) do ảnh hưởng của motor quay tốc độ cao. Nên với mâm BD thì yêu cầu phải "Nặng" để hạn chế ảnh hưởng cộng hưởng này. Em thấy là với những mâm re rẻ thì có vẻ như DD là lựa chọn "Tốt" hơn BD. Tầm cao thì BD ổn hơn, với lại em cũng chả thấy có mâm DD ở tầm giá khoảng 2~5K (trừ đồ used). Tầm siêu cao nữa thì nhà em chệu ! Thế nên với giá dưới 10tr chắc em sẽ kiếm một em DD. Tiền khìn trở lên mới nghĩ đến BD. Nâng cấp mâm thì chắc em sẽ đặt yếu tố Damping và "Gia trọng" cho mâm lên hàng đầu. Plinth phải gắn được tối thiểu 2 cái cần. CẦN & KIM: Em customize cho cờ lát sích nên sẽ chọn theo tiêu chí: Tonearm: Long & High Mass Catridge: Low output MC & High compliance. (Cái này chắc chết xiền SUT & Phono Pre. ) Mong các bác chỉ giáo để em lập kế hoạch cho 2020 ạ !!!
Sau gần 3 tháng khẩn trương ngâm cứu finally "Định hướng chiến lược 2020" đã hình thành, sớm tháo gỡ vướng mắc về đinh hướng công nghệ nhằm tạo động lực yên tâm đầu tư vào cối xay... :lol:
Có "Định hướng đúng đắn rồi" sẽ lên "Kế hoạch triển khai". Sau khi được các bên hữu quan đóng góp ý kiến sẽ bổ sung, hoàn chỉnh và trình xin phê duyệt lại ạ. Sau khi KẾ HOẠCH được phê duyệt sẽ trình xin kế hoạch vốn ạ. Sau khi .................................. rồi sẽ ..................... Dự kiến em sẽ sâu hàng vào trước 31/12/2020 :mrgreen:
bác ( lấy đà ) xa quá . Có "Định hướng đúng đắn rồi" sẽ lên "Kế hoạch triển khai". Sau khi được các bên hữu quan đóng góp ý kiến sẽ bổ sung, hoàn chỉnh và trình xin phê duyệt lại ạ. Sau khi KẾ HOẠCH được phê duyệt sẽ trình xin kế hoạch vốn ạ. Sau khi .................................. rồi sẽ ..................... Dự kiến em sẽ sâu hàng vào trước 31/12/2020 :mrgreen:[/quote]
Hóa ra bác Schu đã ngấm ngầm nghiên cứu từ lâu rồi. em đang khổ vì câu : "Plinth phải gắn được tối thiểu 2 cái cần" của bác đây do mâm của em những ba cần.
Các bác cho em đánh giá về em Thorens TD 2010, em này nhìn thì rất đẹp nhưng không biết chất lượng âm thanh như thế nào? giá cả có tương xứng với chất lượng? nếu chơi mâm của em này thì kèm với kim, cần, dây, phono loại nào thì hợp?
Báo cáo với các bác là một phần của kế hoạch dài hạn 2020 của em sẽ cập bến nhà em trong ngày mai: Tonearm được thay thế bằng WTB 211 High Grade (Với Tonearm Cable được thay bằng loại chất lượng cao hơn - Hãng bảo thế :? ) Phần tiếp theo là Catridge, SUT, Phone Preamps Vẫn theo kế hoạch thì em sẽ sâu hàng trước 31/12/2020 ạ !
Em đọc rất nhiều trang trong thớt này để tìm hiểu, nhưng đọc chưa hết, đọc cách quãng. Nên e chưa hiểu cách vận hành của loại cối xay này: 1- Khi cho cần vào đọc đĩa, ta phải gạt cần bằng tay, hay chỉ bấm nút nó tự nhảy vào đúng bài đầu tiên, hay có cả hai loại. Cách phân biệt khi mua qua mạng (chỉ đọc được catalog trên các trang web)? 2- Khi hết nó có tự nhảy ra ko?, và cách phân biệt nếu có cả 2 loại 3- Khi mua, mình nhờ chủ shop cân kim, vặn thật chặt, khi nhận chỉ việc dùng thì có được ko. Và khi mình dùng lâu có phải cân kim lại ko. Em chỉ định mua loại tầm tầm tiền, ko mua cân kim, ko mua máy rửa đĩa, ko mua pho no box. Bác nào biết chỉ cho em với ạ, em cảm ơn trước ạ
Vấn đề nan giải tiếp theo của em là Phono Box. Xong cái vụ mâm là oải lắm roài. Em thử đề cử 2 em giá dưới 1K để xin ý kiến các bác ạ: VTL TP-2.5 Phono Stage Tube Complement 1 x 12AX7 (MC Stage) 2 x 12AX7 (MM RIAA Stage) 1 x 12AT7 (Output Stage) MM Gain: 45 dB MC Gain: 60 dB MM Input Impedance: 47K Ohms MC Input IMpedance: 150 Ohms Output Impedance: 400 Ohms Max Output Voltage: 20V M.S.R.P: 1K $ PHONOMENA II Specifications: Gain Switches: 40, 44, 46, 48, 50, 51.5, 52.7, 53.7, 56, 57.5, 58.4, 59.4, 60dB Input Loading Switches: 30, 40, 50, 59, 80, 100, 121, 150, 243, 280, 380, 475, 660, 1k, 2k, 50k, 100k Ohms M.S.R.P: 600 $ Bác nào dư cái phono box hay SUT giá hợp lý cho em xin với ạ. Cám ơn các bác nhiều ạ !
Em đã hơn một lần thề là không đụng vào loại này, thế mà vẫn dính vào, đau đầu lắm bác ợ, phụ kiện như bác nói gần bằng nửa mâm rồi.
chơi cái món này thì phải từ từ không tẩu nhanh được đâu ạ, khuyên bác bắt đầu bằng mâm đơn giải nhất, dễ sử dụng nhất, sau 6 tháng thì biết ngay cần nâng cấp không ạ :mrgreen:
cá anh có thể giải thích cơ chế hoạt động của anti skating và mình có thể tính toán và diy được nó không em cứ muốn làm thử nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu em mới nhập môn mấy anh đừng cười
Em đang ngâm cứu bác ạ, chưa có short list Thế nên mới xin tư vấn các bác ạ. VTL thì lại không thay đổi được trở kháng và gain nên chắc sẽ làm hạn chế việc chọn kim. Em đang ngó nghiêng em ASR Mini Basic giá used cũng khá hợp lý. Có một thắc mắc em muốn hỏi thêm các bác nữa ạ: - Theo "Lý thuyết" thì khoảng cách Mounting Point (điểm Pivot poit đến spindle) là cố định với mỗi tonearm. Như vậy thì điểm này phải nằm trên một đường tròn đồng tâm với Platter (tâm chính là Spindle). Như vậy thì sau khi xác định được điểm này rồi thì chỉ cần xác định được một trong hai điểm nữa là hoặc điểm Overhang hoặc là điểm Effective length là được. Nhưng lại có bác nói là Protractor Tool chỉ thích hợp với một số cần nhất định. Em thì lại thấy là Protractor tool chỉ là dụng cụ đo khoảng cách dựa trên điểm cố định là Spindle. Như vậy thì Protractor Tool nó phải thích hợp cho mọi loại cần chứ sao lại chỉ thích hợp cho một loại cần nhất định ạ. Trong phép tính toán khoảng cách này thì yếu tố Offset Angle chưa được xét đến. Vậy thì thông số này có tác dụng gì và tính toán đối với việc xác định các điểm trên như thế nào ạ. - Việc chỉnh null point là dựa trên các thuật toán để tính toán làm sao cho méo hài tổng là nhỏ nhất. Em thấy đa số đều khuyên là cân theo inner-null point. Lý do thì em nghĩ là vì "Mật độ" của đĩa thì càng vào phía trong thì càng lớn. Tuy nhiên, cũng có một số cho là cân theo outter-nullpoint hợp lý hơn vì các hãng thu âm bao giờ cũng chọn những track có mật độ cao ghi ở phía bên ngoài đĩa. Chỗ này thì kinh nghiệm của các bác như thế nào ạ? Kính mong các bác chỉ giáo ạ !!!
Bác Shu.. có khác ! Chuyên đua tốc độ nên mới bước vô cái vô lăng là chơi ngay vôlang pờ Rồ rồi !! :lol: Cái món này có đọc nát cái thư viện VNAV ra cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa mà thôi bác. Giống như bác đua xe ở dạng mô hình ý ! - các cụ nói biết ít, hiểu nhiều và em nói bác nên viết ít , thực hành nhiều cái món này mới có hiệu quả đó ! Điều đầu tiên là phải phá máy thì mới biết chỉnh sửa máy nếu không muốn đẽo cày giữa đường như bao tấm gương khác ! Hic Hic ! Một hai ba..nào đây cái kim, kia cái đầu tết, đây cái cần dài, kia cái cần ngắn..mà sao cần lại có cần cong , cần thẳng..cong chỗ nào ..thẳng đến đâu .cái bằng nhôm, cái hợp kim, cái lại bằng que củi v..v.khi thay mỗi loại cần, loại máng, loại tết chỉnh tiếp tuyến lại khác nhau, trong lực khác , thiết kế hoàn toàn khác ..vậy thì có sách, có đọc có nghe đâu có đủ bởi vì..tay mồ hôi, hay ăn chân gà lại run run..tâm có tốt nhưng lực đâu có.. - Chi bằng..Ta bắt đầu từ gốc, nhận biết cái đĩa nhựa khác cái đĩa than , cái CD no ghi bằng số bằng từ còn nói mật độ chứ LP thì mật độ cái lỗi gì cho ngôn ngữ nó rắc rối ..về lấy kính núp ra soi cho biết xem kênh rạch thế nào, chỗ nông chỗ sâu, bờ phải bờ trái xem có cô nào " tắm trong kênh không " mà cây kim nó cứ chựt cà tưng, cà tưng...Nó vậy là bước khởi động thôi chứ cứ học cách cầm cái đĩa, đặt cái đĩa, bảo quản cái đĩa , lau rửa cái đĩa , phân loại cái đĩa, chọn tết cho đĩa, học về cái đĩa chỉ có hai từ đã bỏ toi 3 tháng của bác rồi mà chưa thực hành thì vẫn công cốc công cò còn đâu mà cần với máy ...Nói một hơi cho nó xả hàng chứ em cùng HD với bác nên chỉ mang tính buôn dưa lê cho vui chuyện về cái việc cần phải có của cái món đĩa LP này . ...Các Bác đọc em ngọng đừng phê em nha ! :lol: