Em sẽ thử xem lại điểm này xem sao, em thì cứ lăn tăn đầu kim vì LP mới thì hoàn toàn ko bị trường hợp này, vả lại mới chơi nên cũng đang ếch bột quá, hic
Em thấy nhiều bác còn chưa hiểu rõ mấy thông số : Overhang, Effective Length, Offset Angle nên chưa hiểu cách setup cần làm sao cho đúng. Em cũng là newbie cái món cối xay này thôi ạ, nhưng cũng xin trình bày theo cách hiểu của em, chỗ nào sai sót xin các bậc lão làng bổ sung ạ. Để setup cần kim thì đầu tiên các bác phải hiểu các thông số đó dùng làm gì ạ. Mà muốn hiểu các thông số thì phải hiểu khái niệm đầu tiên của LP là tracking distortion (có nơi gọi là Lateral tracking error). Mời các bác xem hình sau ạ: LP ghi 2 kênh Stereo trên hai bên thành của rãnh đĩa. và muốn đọc chính xác dữ liệu về thời gian hai kênh thì Cartridge phải song song với tiếp tuyến của rãnh đĩa tại điểm đầu kim. Trong hình em giả sử Cartridge (hình 4) có dạng hai kênh L-R riêng biệt cho dễ hình dung. Thực tế thì hình dạng của và hoạt động của kim sẽ hơi khác, nhưng nguyên lý xét theo thời gian nó cũng tương tự thôi ạ. Với hình 1: Cần dạng Tangential Tone Arm (Hay còn gọi là Linear Tonearm) thì kim sẽ chuyển động tịnh tiến nên khi đã setup chính xác thì kim sẽ luôn song song với tiếp tuyến của rãnh đĩa tại mọi điểm. Và với dạng cần này thì không có các thông số Overhang, Effective Length, Offset Angle. Với cần dạng pivot tone arm thì không thể setup cho kim song song với tiếp tuyến của rãnh đĩa tại mọi điểm được. Giả sử ta lắp kim trùng với trục của cần, nghĩa là không có góc Offset Angle. Khi đó ta chỉ có thể tìm được nhiều nhất là 1 điểm mà kim song song với tiếp tuyến mà thôi, và cũng có thể không tìm được điểm này nếu độ dài của cần ngắn hoặc dài quá. Hình 3 mô tả trực quan việc kim không song song với tiếp tuyến và gây ra tình trạng kênh trái và phải được phát không chính xác về thời gian so với tín hiệu gốc, gây ra tình trạng Lateral tracking error. Hình 2 mô tả Lateral tracking error bằng không do kim song song (trùng) với tiếp tuyến rãnh đĩa. (Mai em tiếp sau ạ)
Chỗ bôi đậm em thấy chưa hiểu lắm. Cần ngắn hay dài bao nhiêu thì nhà sản xuất đã tính, nếu lắp đặt đúng thì bao giờ cũng tìm được 1 điểm để kim song song với tiếp tuyến.
cách đơn giản nhất bác tháo máng ra lấy bông ngoáy tai loại cho trẻ em thấm rp-7, ngoáy vào cái lỗ chỗ cái máng đút vào là xong :lol: bác lưu ý lau kỹ 4 cái chấu bé bé ấy
Bác analog nói đúng , Overhang sẻ dựa vào tonearm và mâm , Em lang thang thấy được weblink sau , Web này đã ghi lai rất nhiều thông số , trong đó có overhang của các tonearm va mâm , hầu như gần đầy đủ để tham khảo / tra cứu http://www.vinylengine.com/tonearm_data ... &rows=1299 http://www.vinylengine.com/tonearm_data ... &rows=1299
Bài viết rất hay. Rất tốn thời gian. Bác "SCHU" keep going on nhé. Để tụi em refreshing lại chút. Many Thanks
Dạ thưa bác là em đang nói theo cách hiểu của em về việc người ta tính toán làm sao để ra 3 thông số Effective Length, Overhang, Offset Angle và việc sử dụng 3 thông số đó trên thực tế như thế nào để không bị "Phụ thuộc hoàn toàn" vào mấy cái Protractor đi theo cần. Mời các bác xem hình sau ạ: Hai vòng tròn là đường giới hạn vòng rãnh trong và ngoài của LP. Trường hợp gắn kim trùng với trục của tonearm, nghĩa là không có góc offset angle thì vì khoảng cách PS và PC là cố định nên độ dài Effective Length cho phép để có thể có một điểm tiếp tuyến với rãnh đĩa là : PC'< Effective Leng <PC.
Tất cả các thông số trên đều có liên hệ với nhau trong thiết kế,Người kỹ sư họ đã phải làm việc rất vất vả để có thể tạo nên những cái mà chúng ta cần học hỏi, chỉ càn bác giỏi về Hình học chút là bác sẽ tự suy luận ra là sao chúng lại có mối liên quan trong các điểm trên Việc phụ thuộc vào cái Protractor ấy đương nhiên là thích đáng trừ khi bác có khả năng tốt hơn có thể tự sáng chế thêm cái gì đó để không bị lệ thuộc vào các thông số mặc định đó, Còn không ráng mà theo họ vì dù sao họ cũng là người Sinh ra chúng. Nếu bác cứ viết theo cách mơ hồ thế này Em nghĩ là sẽ điên cái đầu mất,mà nếu muốn hiểu thì cứ theo họ một thời gian chịu khó Phá nhiều vào tự mình sẽ có kết quả tốt hơn nhiều
Thưa bác Thinhgia, em hoàn toàn đồng ý với bác. Tuy nhiên nếu chúng ta hiểu bản chất của vấn đề thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn nhiều. Hơn nữa, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể setup theo thông số của nhà sản xuất được ạ. Chẳng hạn như lắp một cần khác vào một mâm mà điểm Pivote cố định rồi thì phải setup kim như thế nào? Em nghĩ là để có thể tự mình tính toán được các thông số là điều rất khó, và đòi hỏi trình độ toán học cũng phải kha khá một chút. Nhưng may mắn là trên Web có nhiều phần mềm tính toán các thông số này rồi. Tuy nhiên, em thấy là đối với nhiều người và cả em cũng phải toét cả mắt ra mới có thể hiểu và vận dụng được những thông số mà họ tính giúp mình vào thực tế. Em cũng chỉ xin có vài dòng theo cách hiểu cá nhân của em, hy vọng có thể giúp ai đó rút ngắn quá trình tìm hiểu cái LP này thôi ạ.
Em xin tiếp ạ: Như các bác đã thấy là ngoại trừ Tonearm dạng Linear Tracking ra thì Tonearm dạng Pivote không thể làm sao đó để kim luôn trùng với tiếp tuyến của rãnh đĩa tại mọi điểm được. Vấn đề đặt ra là mặc dù chúng ta chấp nhận có sự sai lệch, nhưng sự sai lệch đó phải "Chấp nhận được", nghĩa là nó phải nằm trong phạm vi cho phép. (Các tính toán chi tiết em xin phép không nêu ra ở đây, bác nào muốn tham khảo thì em sẽ gửi file cho ạ, nó gồm vài chục trang tính toán gì đó mà em cũng chỉ lướt qua thôi chứ cũng chả đọc làm gì cho mất công.) Người ta phải giải quyết hai vấn đề: - Lateral tracking error tại một điểm nào đó phải nhỏ hơn giới hạn cho phép. - Tổng Lateral tracking error phải nhỏ hơn giới hạn cho phép. Để thực hiện điều đó thì người ta đã tìm ra cách là không đặt kim trùng với trục của cần như trước nữa mà đặt kim hơi "Xiên xiên" đi một chút, và góc giữa trục của kim và trục của cần được gọi là Offset Angle. Để thực hiện điều này thì trên thực tế có hai cách: - Dùng cần thẳng kết hợp với Headshell hơi "Xiên xiên" - Dùng Headshell thẳng kết hợp với dạng cần cong hình chữ S. Và lúc này thì khoảng cách Effective Length phải lớn hơn khoảng cách từ điểm Pivote tới Spindle (Effective Length > PS). Thực chất thì hai thông số Effective Length và Overhang nó là một, nhưng tại sao người ta lại chia ra nó làm hai, và khi nào thì dùng thông số nào thì em sẽ xin trình bày sau ạ. Với cách này thì người ta có thể tìm được hai điểm mà kim trùng với tiếp tuyến của rãnh đĩa, và nó có mối quan hệ logic về mặt hình học giữa các thông số Effective Length, Offset Angle và Mounting Distance. Nghĩa là một trong 3 thông số đó cố định thì hai thông số còn lại sẽ phải thay đổi theo cho phù hợp. (Tobe Countinued)
Thực ra cái này chỉ là lý thuyết thôi, trong thực thế vẫn có những cần straight tonearm, nổi tiếng nhất trong số đấy là YSA-2 của Yamaha, overhang lúc đấy không phải là một số > 0 mà là <0, nhưng không có nghĩa tất cả những cần straight arm đều có overhang < 0, những cần của RCA trong thập niên 50 chủ yếu là straight arm, những cần này có đặc trưng là cực dài, thường > 16 inch, khi cần càng dài offset angle sẽ càng lớn, và dài đến một lúc nào đấy thì ... bằng 180 độ luôn . Thực ra nói thì có vẻ là khó khăn, bác học chứ theo em chỉ cần có chút kiến thức hình học, mọi việc sẽ rất dễ hiểu. Để hiểu được nguyên lí hoạt động của một TT chỉ cần kiến thức hình học và vật lí của lớp 7, lớp 8 là quá đủ. Các bác cữ suy nghĩ thật đơn giản thì ... sẽ thấy nó rất đơn giản . Chứ cái gì cũng lôi âm hình âm tiếng, nào là không gian âm nhạc vào để giải thích thì chắc là phải sang thế kỷ sau người ta mới sản xuất turntable, tonearm . Nói như bác Schumacher không đúng lắm vì thông số mounting distance là quan trọng nhất, thông số này bắt buộc phải đúng với thông số nhà sản xuất và fixed, nếu không bác sẽ không thể sử dụng tonearm được. Em đố bác lắp cần 9 inch mà mounting distance bác đặt nó ở chỗ dài 12 inch . Protractor không phải lúc nào cũng sử dụng được mặc dù nó có thể dùng 90% các cần hiện nay, đơn cử cần SAEC thì bác chỉ có làm theo hướng dẫn của nhà sx chứ không thế setting thế nào cho no chùng với protractor được
Hầy dà Bản chất nó thuộc môn Hình học , Nếu bác không làm được theo thông số mà nhà sản xuất cung cấp thì hay Xem lại Ta sai ở đâu,Hay tay kỹ sư kia nó làm bậy ? Có những cái đòi hỏi chúng ta cần phải có thời gian,việc giút ngắn giai đoạn cũng chỉ ở mức độ nào đó , Nếu không thì mấy tay Kỹ sư chắc không cần phải 4 năm đèn sách làm gì :?: 2 năm chắc là đủ rồi? Giống như cái Ô-tô. Bác nếu không là kỹ sư thì chỉ cần tìm hiểu xem Xe chặy bằng Xăng hay Dầu là đủ, Còn lại nếu muốn lái cái Ô-tô đó không va quệt ngon lành thì cần phải học.sau đó cần có thời gian để có kinh nghiệm..... nếu không thì kết quả ít mà lại hay bi đau đầu
Cám ơn bác L.O.K Em cũng nói lúc đầu là em trình bày theo cách hiểu thiển cận của em. Rất cám ơn bác đã bổ sung ạ. Có một số chỗ em chưa hiểu rõ lắm, xin thỉnh giáo bác ạ. - Thứ nhất là em hiểu là cần càng dài thì Offset Angle càng nhỏ. Cần dài ra vô cùng thì Offset Angle bằng 0. Đây chính là trường hợp cần Linear tracking (tangential). Nhưng bác lại có ý kiến ngược lại. Chỗ này bác có thể nói rõ hơn được không ạ? Với lại nếu offset angle = 180 độ thì có nghĩa là chúng ta sẽ lắp kim quay ngược trở lại. Chỗ này em lại càng khó hiểu ??? - Thứ hai là nếu đã thay đổi Mouting Distance rồi thì đâu có còn tuân thủ thông số nhà sản xuất nữa mà có thể áp dụng Protractor theo cần ạ, đâu có riêng cần Seac? Bác có thể nói rõ hơn được không ạ? Cần 9 inch thì theo em không thể lắp vào chỗ dành cho cần 12 inch được, và ngược lại. Chỗ này thì em chưa hiểu rõ ý bác lắm. Mong bác chỉ giáo thêm ạ !!!!!!!!
À, em hơi nhầm về định nghĩa offset angle một chút, đúng như bác nói nó phải là 0 chứ không phải là 180 độ. Linear tracking tonearm đâu có liên quan gì tới đây đâu, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của nó hoàn toàn khác hẳn với cần thông thường, nói đúng hơn nó là cấu tạo của cutting head. Chính vì vậy nếu so về độ chi tiết và chính xác thì không có cần nào bì lại với linear tracking tonearm cả, nhưng để chế tạo một Linear tracking khó gấp nhiều lần một cây cần theo kiểu thông thường. Còn ý thứ hai là bác nói Effective Length, Offset Angle và Mounting Distance có một cái cố định còn các cái khác có thể thay đổi theo cho phù hợp, nên em mới nói là nếu bác thay đổi Mounting distance thì bác sẽ không thể cho cây cần hoạt động đúng được, có dù bác có dùng máy gì để tính toán đi chăng nữa. Thông thường thì protractor có thể dùng cho hầu hết các loại cần bác chỉ cần đo sao cho vuông góc ở hai điểm mà thôi, vì hầu hết các tonearm đều được sản xuất dựa trên các thông số chuẩn đã được tính toán sẵn, ví dù efective length là 282 thì overhang là 12.5 hoặc 13, Effective length là 237 thì overhang là 15. Tuy nhiên với cần của SAEC thì hoàn toàn khác vì SAEC sản xuất cần không dựa theo cách tính toán chuẩn thông thường, bác không thể dùng protractor để đo vuông góc ở hai điểm được mà bắt buộc @hải theo thông số nhà sản xuất. Hồi trước có bác nào quan niệm là cần RMG-309 cũng có thể chơi đựoc SPU-A, chỉ cần thay đổi mounting distance bằng cách lắp nó lên một cái armbase của SME. Cách suy nghĩ này sai hoàn toàn vì làm vậy tuy bác có thể điều chính đúng được overhang nhưng mounting distance và offset angle sai hoàn toàn nên có thể vẫn nghe ra tiếng, vẫn tracking được nhưng âm thanh dở ẹc , đấy cũng là lí do tại sao SPU-A hay EMT lắp lên cần thường qua một cái adapter nghe chán hẳn so với lắp lên cần chuyên dụng.
Về mặt hình học thì có thể coi cần Linear Tracking là cần Pivote có độ dài bằng vô cùng. Nhưng mà thôi, đi lan man quá lại xa rời chủ đề chính ạ. Còn những vấn đề khác như một trong 3 thông số cố định thì phải xử lý thế nào thì em sẽ trình bày ở đoạn sau, mong bác LOK chỉ bảo thêm ạ.
Bác nhầm rồi ah Khi cần pivot có độ dài tiến ra vô cùng thì tracking error bằng 0 cái này đúng, nhưng trong khi cần pivot có một 1 điểm thì cần Linear có vô số điểm pivot . Có một cây cần cũng tạo ra tracking error bằng 0, mà không phải là Linear tracking, hoạt động dựa trên nguyên lí offset angle của cần thay đổi liên tục dựa trên lực inside focus. Tối về em sẽ đưa hình lên để các bác xem.
Em xin tiếp ạ: Túm lại thì 3 thông số Mounting Distance, Effective Length và Offset Angle nhà sản xuất đưa ra để phục vụ việc cân chỉnh làm sao cho cái Tracking Distortion (Lateral tracking error) nằm trong giới hạn cho phép. Mời các bác xem hình sau ạ: Với mỗi một Tonearm thì chúng ta có thể lựa chọn theo 4 cách thông dụng (Chọn theo thông số nhà sản xuất, theo Stevenson, theo Bearwald hoặc theo Lofgen B) để cân chỉnh như trên. Tại sao không chọn 1 thôi mà lại lằng nhằng thế thì nhà em chịu ạ. Có 2 trường hợp bị "cố định" thông số như sau: - Cố định Mounting Distance: Vị trí lắp cần trên mâm bị cố định, không thay đổi vị trí được. - Cố định Effective Length và Offset Angle: Trường hợp này là headshell cố định và chúng ta không thể thay đổi vị trí của cây kim trên tonearm. Cũng có trường hợp vị trí lắp kim trên headshell cố định, nhưng headshell lại có thể dịch chuyển tương đối trên tonearm như cần Dynavector chẳng hạn. Nhưng hầu như rất ít và về nguyên tắc nó cũng giống nhau thôi ạ. Các Protractor in sẵn theo thông số một cây cần nào đó thường là những Protractor đã fix cả 3 thông số là Mounting Distance, Effective Length, Offset Angle và họ đã chọn 1 trong 4 cách trên để làm chuẩn. Cân chỉnh theo Protractor tính sẵn này thì chúng ta xác định điểm Mounting Distance trước, sau đó chỉnh Overhang, rồi cuối cùng chỉnh làm sao tại hai điểm đã đánh dấu sẵn thì kim phải song song với tiếp tuyến, đôi khi trên Protractor chỉ có một điểm, về lý thuyết thì nếu đã chỉnh điểm này đúng thì điểm còn lại cũng chắc chắn phải đúng nên họ chỉ làm một điểm là đủ. Ở đây cũng xin lưu ý là không phải Protractor nào cũng "Chuẩn" cả đâu ạ. Thực tế thì nhiều khi người sản xuất ra các protractor cũng không hiểu hết vấn đề nên họ cũng làm một số protractor bị sai. Có 3 ông thường được áp dụng để chỉnh cần, kim và 3 ông này thì vị trí null point cũng không giống nhau. Baerwald null points are 66.0 and 120.9 mm Loefgren null points are 70.3 and 116.6 mm Stevenson null points are 60.325 and 117.42 mm Nhưng giả sử có một cái protractor nào đó điểm Inner Nullpoint họ lấy điểm 66mm, còn điểm Outter Nullpoint họ lại lấy điểm 117.42 thì không thể nào cân chỉnh cả hai điểm đó được mà chỉ chỉnh được tối đa một trong hai điểm đó thôi.
Thưa bác là bác nói hoàn toàn đúng, chỉ có điều là em với bác đang nói hai chuyện khác nhau. Em xin giải thích thêm một chút không những người khác đọc hơi khó hiểu ạ. Cần pivot là cần có điểm trục xoay cố định, còn cần Linear là cần không xoay quanh một điểm mà nó tịnh tiến. Nên hai cần này hoàn toàn khác nhau là đương nhiên. Tuy nhiên về mặt lý thuyết thì có thể coi tai một điểm cố định nào đó thì cần Linear là cần pivot hoặc ngược lại cũng không sai. Nhưng để phân tích thì phải qui về cùng một hệ qui chiếu mới chính xác được. Em lại phải vẽ thêm một cái hình nữa: Theo hình trên các bác sẽ thấy là khi điểm Pivot (P) càng tiến ra xa thì góc O sẽ càng nhỏ. Và về mặt lý thuyết thì khi p -> ∞ thì góc O sẽ bằng không, nghĩa là khi đó PC sẽ song song với PS. Đây chính là trường hợp của cần Linear. Còn có một số cần có cơ cấu chuyển động dạng khung hình bình hành (các cặp cạnh đối song song) thì khác hẳn. Nó kết hợp giữa cần pivot (có một điểm trục cố định) và cần Linear (chuyển động song song tịnh tiến) bằng một cơ cấu dạng hình bình hành. Đây là dạng mà bác LOK đã đề cập tới. Tuy nhiên với dạng cơ cấu chuyển động này thì vấn đề phát sinh nó lại ở chỗ khác, nó giải quyết được vấn đề Lateral Tracking Error nhưng việc xử lý Bias cho nó lại cực kỳ nan giải nên rất ít hãng sản xuất dạng cần kiểu này. Nếu có làm thì giá thành của nó cũng cao ngất ngưởng, nhưng hiệu quả nó đem lại cũng không hơn dạng cần Linear là bao nhiêu.
Nếu chúng ta có thể chỉnh được cả Mounting Distance (Pivot to spindle) và Effective length thì không nói làm gì. Nhưng nếu gặp phải trường hợp một trong hai khoảng cách đó bị cố định thì phải làm sao ạ? (Trường hợp cả hai khoảng cách đó cùng bị giới hạn thì cũng chả cần quan tâm đến nó làm gì nữa, cứ lắp vào mà chơi thôi ạ). Giả sử chúng ta có một Tonearm có thông số như sau: Effective length (distance between the stylus and pivot point): 231mm Mounting distance between the pivot point and turntable center): 216mm Offset angle: 22 degrees Overhang: 15mm Inner null point: 58,5 mm Outer null point: 114,5 mm Nếu dùng Protractor theo cần (hoặc dùng tool gì đó) để cân chỉnh cần đúng theo thông số nhà sản xuất thì không nói làm gì. Bây giờ giả sử chúng ta lắp cây cần đó vào một cái mâm mà vị trí lắp cần đã bị cố định, giả sử lúc đó khoảng cách Mouting Distance không phải là 216 mà nó là 220 thì phải làm sao ạ??? Có nhiều phần mềm tính toán các khoảng cách này, em thì hay vào trang Vinylengine http://www.vinylengine.com/tonearm_alignment_calculator.php Chúng ta chọn thông số là Pivot to spindle, đánh vào số 220 và nhấn calculate, chúng ta sẽ có kết quả sau: Lúc này chúng ta có thể chọn cách theo 3 ông khác nhau tùy thích (em thì vẫn thích ông Stevenson hơn). Trường hợp 2, giả sử khoảng cách Effective length bị cố định là 231mm mà vị trí pivot có thể thay đổi được thì sao ạ? Tương tự như trên, chúng ta chọn thông số là Effective length, đánh vào số 231 và nhấn calculate, chúng ta sẽ có kết quả như sau: Và cũng như trên thì các bác có thể chọn một trong 3 cách setup để thực hiện. Những phần mềm tính sẵn khác cũng tương tự thôi ạ. Như vậy các bác thấy là để cân chỉnh null point theo thông số thực tế là có nhiều trường hợp nó khác so với thông số nhà sản xuất rồi ạ. Với những trường hợp đó thì protractor theo cần sẽ không sử dụng được. Tuy nhiên, việc cân chỉnh để giảm cái Lateral Tracking Error này không phải yêu cầu "tuyệt đối chính xác". Nhiều trường hợp chúng ta không thể cân chỉnh theo 3 ông đã nêu ở trên thì chỉ cần làm sao đó tìm được một điểm mà ở đó kim trùng với tiếp tuyến của rãnh đĩa là chấp nhận được rồi, và điểm này thì càng ở gần vòng rãnh đĩa phía trong thì càng tốt. Việc cân chỉnh này khác với cân chỉnh Azimuth (chỉnh kim vuông góc với đĩa). Với Azimuth thì yêu cầu phải tuyệt đối chính xác để mức tín hiệu hai kênh phải cân bằng nhau, ngoài ra còn tránh làm hư hại đĩa. Riêng với VTA thì hiện tại em vẫn Botay.com ạ. Vài kinh nghiệm newbie xin chia sẻ với các bác ạ.
Chào bác. newbie như bác thì có nhiều người ở đây theo bác dược cũng hơi mệt đấy bác viết " Tuy nhiên, việc cân chỉnh để giảm cái Lateral Tracking Error này không phải yêu cầu "tuyệt đối chính xác". Nhiều trường hợp chúng ta không thể cân chỉnh theo 3 ông đã nêu ở trên thì chỉ cần làm sao đó tìm được một điểm mà ở đó kim trùng với tiếp tuyến của rãnh đĩa là chấp nhận được rồi, và điểm này thì càng ở gần vòng rãnh đĩa phía trong thì càng tốt. " rất đúng và hoàn toàn có thể chọn một điểm null point bác thích và tự vẽ cho bác một cái protractor riêng cho cây cần bác muốn sài mà không phải dựa vào mấy cái có sẵn . protractor theo lofgren B còn có cả lofgren A nữa , vụ này để hiểu được hết thì mất khá nhiều thời gian và phải có vôn tiếng anh khá khá :lol: . như bác đã thấy cùng một điểm bắt cần nhưng sài protractor khác thì overhang /OS đều phải thay đổi . rất nhiều cần sưa của nhật hoàng sản suất sài stevenson null point . nếu sài trật nullpoint sẽ không cho kết quả tốt và ngược lại với những nullpoint khác cũng vậy. cho nên theo em chọn đúng nullpoint cho cần ( any ) là rất quan trọng . còn quan trọng tới đâu thì tùy từng người hiểu tới đâu mà thôi. hy vọng em nói không lạc mất chủ đề của bác. Lovetube
Giới thiệu với bác Shu cây cần của James tự động điều trỉnh offset angle mà không phải là cây cần hình bình hành như bác nói
Thanks bác LOK. Em nói là nguyên tắc chuyển động của nó là "dạng hình bình hành" cho dễ hình dung thôi ạ. Thực tế thì nó phức tạp hơn nhiều và mỗi hãng lại có cấu tạo khác nhau. Nhưng về nguyên tắc thì cũng tương tự nhau. Với dạng cần này thì nó có một điểm cố định tương tự như dạng Pivot, nhưng phần kim thì lại chuyển động tịnh tiến song song tương tự với dạng cần Linear tracking. Và dạng cần này có thêm một điểm cố định thứ hai nữa để xác lập cơ cấu chuyển động của kim. Tuy nhiên, thực tế thì kim không thể chuyển động song song như dạng cần Linear tracking được, mà nó chỉ có thể chuyển động gần song song thôi. Dạng cần này thì khắc phục được nhược điểm của cần Pivot là làm giảm cái Lateral tracking error xuống coi như bằng không. Tuy nhiên, loại cần này lại có hạn chế là giá thành cao, và hơn nữa việc Bias (cân chỉnh để lực tỳ của kim lên hai thành rãnh đĩa cân bằng nhau) lại cực kỳ khó khăn. Về vấn đề Tonearm thì lại có quan điểm khác nữa là đối với cần dạng Pivot thì cần càng dài sẽ làm giảm cái Lateral Tracking Error. Nhưng ngược lại, cần càng dài thì quán tính càng lớn, và chuyển động của nó sẽ "khó khăn" hơn cần ngắn. Do đó, viẹc Bias lại khó chính xác. Mà để âm thanh có thể phát ra được thì nó phải kết hợp được các chuyển động vừa thẳng vừa quay, vừa lên xuống và lại vừa chuyển động sang hai bên. Vậy thì "Điểm lý tưởng" nó sẽ nằm ở đâu ạ???? Tất nhiên là để làm ra một cái Tonearm nó không đơn giản chỉ là độ dài của cái Armwand, nhưng nếu coi các yếu tố khác là giống nhau chỉ xét riêng độ dài của armwand thì cũng có nhiều ý kiến trái ngược. Ngay cả ông chủ của hãng chế tạo cần nổi tiếng Graham cũng có quan điểm là độ dài tối ưu của Armwand là 9 inch. Về vấn đề này thì em chả có kinh nghiệm gì, tuy nhiên phải thừa nhận là cần càng dài thì càng "Phê" !!! Mỗi tội giá thì .... thêm có mấy inch mà ........... Cá nhân em thì thấy là chơi LP, mà không chỉ riêng gì LP, những thứ khác cũng vậy thôi ạ. Chúng ta phải biết tập trung vào cái gì là quan trọng nhất và phải biết chấp nhận "hy sinh" những thứ khác. Chả có cái gì "Hoàn thiện" được ạ.
Chơi LP cũng là thư giãn..giải trí. Đương nhiên, chơi mà biết chút ít về bản chất vấn đề kiểu như Tại sao nó thế? thì cũng tốt, nhưng ngâm cứu sâu và vọc đến mức như trang này em đọc thấy muốn...chết luôn ! :mrgreen: Cứ để cuộc chơi nó bình dị, tự nhiên em thấy nó ý nghĩa hơn, đỡ mệt cái đầu cái óc các bác nhỉ ? :wink: