Bác nói thế thì E đã yên tâm rồi ạh! Tai E chắc ko thể nhận ra. Mà Bác nói thêm nếu ko Bias như vầy thì nó ảnh hưởng như thế nào ạh? Chức năng chính của phần này làm gì đấy Bác? Cám ơn Bác nhiều!
Chức năng anti-skating, dịch ra là chống trượt.Cần của bác có xu hướng bị kéo về tâm.Anti-saking là lực đối trọng,làm cân bằng lực kéo hướng tâm. Giả sử mâm trong trạng thái cân bằng tuyệt đối,thì anti skating để zero,cần có xu hướng chạy vô tâm, nên theo em, âm thanh sẽ lệch nhẹ một vế tạ Lateral có chức năng giử cho kim luôn tiếp xúc đều 2 thành của rảnh đĩa. Mấy cái trên là lý thuyết, em dịch ra từ cuốn user manual của pioneer.Còn nghe ra hay hông, em chưa có thời gian để thử.Thân mến.
Hai lực này mà không triệt tiêu nhau thì sau một thời gian cantilever sẽ đá sang một bên đấy ạ! Tạ lateral như bác thinhgia đã nói là ko giữ chức năng này.
Nếu bác chơi kim với lực tì nhẹ thì mới cần anti skating thôi, những kim có lực tì lớn nhiều khi không cần thiết phải có anti skating cũng ok. ví dụ RMG-309 hay SME-3012A nếu chơi kim SPU đâu cần phải dùng anti skating
Dạ đúng ạ, với nhữnng kim có lực tì 4-5g như SPU thì anti-skating là ko cần thiết. E thì ko có RMG-309 hay SME-3012A mà chỉ có 3012s2 nên e vẫn chỉnh anti-skating cho nó yên tâm :mrgreen: , còn khác nhau giữa có và ko có thì tai e nghe chẳng ra! :lol:
Chào các bác, em mới có thêm nguồn turntable, có vài thắc mắc mong được các bác chỉ giáo ạ. Mâm em dùng Rega P3-24 với cần RB301, kim Sumiko Blue Point No.2. Phono là Rega Fono, theo như manual của Rega Fono thì việc chỉnh các thiết lập là để cho phù hợp mới thông số của kim.Em dùng Rega Fono MC, trong đó có cho mình set các thông số sau: Tuy nhiên khi em tìm thông số của kim thì nó như sau: Em không rành nên nhìn 2 loại thông số kim và thiết lập của phono thấy nó không trùng với nhau nên không rõ khi điều chỉnh thiết lập Rega Fono thì sẽ căn cứ vào đâu ạ. Mong được các bác giúp đỡ. Thanks.
Cây kim Sumiko này của bác là high MC (2,5mV) nên bác có thể dùng nó với MM pre phono (phono box) như cái Rega MM Fono. Cái Rega Fono MC này của bác chấp nhận kim MC thông thường do đó trên spec bác có thể thấy nó ghi rõ các mức cho kim MC để được khuyếch đại lên đến 200mV (mức tín hiệu được chấp nhận của các ngõ vào thông thường cho CD, tuner... trên amppli): Input sensitivity for 200mV output in to 50KΩ 150μV = 0,15mV 300μV = 0,3mV 460μV = 0,46mV 600μV = 0,6mV Nhưng đồng thời nó cũng chấp nhận các mức vào tối đa tương đương như sau: Maximum input level with 100Ω and 4200pF input loading 150uV = 10mV 300uV = 20mV 460uV = 31mV 600uV = 40mV Vì vậy với mức cài đặt 150uV = 0,15mV sẽ chấp nhận tới mức tín hiệu vào tối đa là 10mV do đó bác có thể dùng cây Sumiko hi-MC 2,5mV này với mức cài đặt ở GAIN SWITCH = 150uV, RESISTANCE SWITCH = 100ohm và CAPACITANCE SWITCH = 4200pF.
Cám ơn bác chỉ ạ, em chưa biết gì đâu ạ. Ở cửa hàng họ dùng kim này em nghe thấy hay thì dùng thôi ạ, cũng chưa tìm hiểu kỹ hay nghe nhiều loại khác nhau. Theo như bác chỉ thì kim trở kháng thấp khác với trở kháng cao về chất âm như thế nào ạ? và trở kháng thấp là bao nhiêu và những kim nào bác thấy là phù hợp ạ? Em nghe cổ điển, giao hưởng và vocal jazz nhiều ạ. Thanks bác.
Cây kim và fono bác đang dùng là rất tốt để bắt đầu rồi đấy ạ, bác cứ vui với nó rồi từ từ tính tiếp!
em giải thích những gì nghe thấy thôi nhé,còn thuần kỹ thuật thì em đi chỗ khác chơi :lol: về chất âm kim có trở kháng thấp sạch hơn,chi tiết tốt,sân khấu có lớp đâu ra đấy :lol: .với cái phono bác đang có thì cứ 10Ω trở lên không phải nghĩ
Theo em hiểu thì thường khi đề cập đến kim có trở kháng thấp là nói các kim có trở kháng cuộn dây (Internal Impedance - nội trở) dưới 10ohm, các kim có trở kháng trên 10ohm đến 30-40ohm được hiểu là trở kháng cao, cái này có thể đo được bằng đồng hồ đo ohm thông thường giữa một cực + và - của kim. Thông số này chỉ có ý nghĩa nhiều khi sử dụng với SUT (stepup transformer) còn khi sử dụng pre fono (fono box) có MC thì chỉ quan tâm đến Load Impedance. E biết có một hãng rất nổi tiếng mà các dòng kim đều có trở kháng cao nhất là các dòng đỉnh trở kháng đến 38ohm, đó là Benz Micro.
Rất cám ơn các Bác đã chỉ dẫn! E đã nhốm cái cần ra xem chỗ Anti-Skating này, cần của E nó dùng thanh nhựa có ngàm vào nút vặn cân chỉnh, nhưng đã bị gãyngàm, phần gãy mất tiu nên ko còn cách nào phục hồi được nên đành gắn lại. Chắc lúc trước Bác nào vặn sướng tay nên làm gãy mất..
Dự án mới của e , plinth và platter đã xong, đang tiến hành phần mô-tơ, hộp điều tốc... Hoàn tất nó sẽ giống giống thế này :mrgreen: :
Bác nói đúng, e cũng muốn thế, nhưng nếu làm hết như mình muốn thì chi phí lên cáo quá nên e phải chấp nhận như vậy, phần platter sát plinth e cũng làm âm vào và chừa màu nhôm trắng giống bản gốc nên thấy cũng ok.
Chúc mừng bác có đồ chơi mới Việc làm double layer cho platter thực ra không tốn kém hơn nhiêu nếu tính trên giá thành nguyên liệu, có chăng là chi phí gia công sẽ tốn thì giờ hơn chút,chứ nó cũng không khó làm, Em cũng mục kỉnh sở thị sơ qua thì theo con mắt của em thì DIY turntable là việc làm có thể nói khá phù hợp với AE ở VN nói chung,nhưng vấn đề quan trọng là chúng ta sẽ khó có bước đột phá về Motor vụ này tuy nhỏ nhưng lại không nhỏ,chỉ khi nào giải quyết được nốt phần việc này khi đó sự hoàn hảo mới có thể đáp ứng cho AE chơi theo cách DIY. Nếu mà Motor không có đầu từ bài bản đúng cách thì sẽ rất khó mà làm đẹp theo lối nhặt được cái gì làm cái đó, khác với pletter và plinth,base chúng ta có thể thiết kế từ đầu thì sự không đồng nhất nguồn cấp Motor thì sẽ rất khó khăn để hoàn thiện chúng theo tiêu chẩn cao. Nếu em làm thì sẽ ưu tiên Stainless steel,còn thích double hay tripble layer gì cũng không dội giá thành nhiều,vấn đề chỉ là thích thiết kế thế nào mà mình ưng ý thôi ?
Bác hoàn toàn chính xác, phần mô-tơ em này e đang mong là sẽ khá hơn! . Mô-tơ DC lớn, có mạch đều tốc, tinh chỉnh), e cũng sẽ làm một trụ đối xứng giữ cua-roa.