Thấy trong mục của bác Thanh_VNS nói về loa Fostex có sử dụng amply Class-T. Thấy bác miêu tả em đó nhỏ nhưng có võ, lại mang hơi thở của đèn. Vậy sao anh em không làm 1 cái để thử phối ghép xem sao nhỉ. Tôi có tất cả sơ đồ mạch, linh kiện, mạch in và đặc tuyến của amply. Nếu bác nào có cùng sở thích thì chúng ta cùng làm nhá
Em cũng định làm cái Amp Class D dùng linh kiện rời đánh cho cầu loa Bass từ 20 - 200 Hz. Dùng nguyên lý PWM chạy ở tần số 50Khz. Linh kiện và mạch nguyên lý thì Em đã thiết kế xong và tập hợp đầy đủ rồi. Không biết Bác cho Em đu theo với được không chứ Em thì lười lắm.
Hiếu ơi linh kiện dễ kiếm k, cái này linh kiện ít lắm nhưng hình như vấn đề khoai nhất lại nằm ở chỗ cái nguồn ấy.?
Khoai làm sao hả bác, mắt nâu em thấy nguồn là nguồn đôi bình thường mà, chắc khoảng 24-27VAC mỗi bên (không tính ra dòng tiêu thụ). Lọc nhiễu EMI có thể quấn mấy vòng hai bên lõi xuyến được không nhỉ? Chú thích: mắt nâu là mắt bò
xem qua sơ đồ em thấy hay không nổi. Em chợt nghĩ sao các chuyên gia về bán dẫn của VNAV ta không thử khuyếch đại luôn cái tín hiệu Dig ra từ Coaxial của CD rồi chuyển ra analogue ở tầng cuối như kiểu của TacT ấy, chứ dùng LM311 băm tín hiệu ra thế này em không dám tin là nó còn trung thực nữa. ( có 50KHz thôi á ??? ) Nhớ hồi học phổ thông via em cũng đã từng ráp thử cái class D này, khi đó còn nghèo quá tầng CS phải dùng con sò H1061 bé tí, âm thanh thật kinh khủng nên có lẽ em bị ám ảnh tới bấy giờ. Nếu mấy bác làm thành công thì cho em nghe ké với để dẹp đi thành kiến cũ. Xin cảm ơn.
Tần số điều chế 50.000Hz so với băng thông của Subwoofer Amp 20-200Hz là quá đủ rồi (50.000/200 = 250 lần, so với Tact là 600.000Hz/30.000Hz = 20 lần, quá yên tâm rồi Bác ạ!) với lại Em định dùng cái nguồn xung máy tính chạy ở 50.000Hz luôn mà.
Nhân tiện các bác bàn nhiều về class D ( hay class T ) em xin gởi lên sơ đồ nguyên lý của mạch này để bà con dễ hiểu và cũng tự ngẫm xem chất tiếng có giống đèn không nha. TB : em mạn phép chụp lại bài viết trong tạp chí ĐT của các cụ ngày xưa ( năm 1986 ) khi đó chưa có forum như bây giờ, xin cảm ơn tác giả KS Trần Ngọc Định.
Em thấy hơi có vấn đề ở cách diễn giải ở đây: Đây là mạch dựa trên nguyên lý PWM nên tín hiệu xung vào chân số 2 của IC1 phải là xung tam giác mới đúng. Như vậy thì IC1 làm nhiệm vụ so sánh 2 mức tín hiệu ở chân 3 và 2 để cho ra tín hiệu điều chế điều khiển mạch công suất. Mạch trên dùng toàn linh kiện đáp ứng chậm nên bị giới hạn rất lớn về băng thông của Ampli.
Tam giác thì điều biến độ rộng xung thế nào hở bác ? Dưng mà cái em muốn nói ở đây là amp class D đã được các cụ ta ngâm kíu từ rất lâu rồi.
Em đang biên tập lại lại để post lên đây cho các bác cùng xem. mà về đặt mạch in thì chắc phải nhờ bác DIY-Lover rồi. Các bác cứ trao đổi trước đi nhá. Hy vọng là từ giờ đến Tết có bác nào ở forum sẽ làm được 1 em CLASS-T
PWM có thể tham khảo ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Pulse-width_modulation http://sound.westhost.com/articles/pwm.htm
Tác giả có nhầm lẫn chút xíu ở chỗ này: Q7 lắp theo mạch lặp cực phát nên tín hiệu vào chân số 2 IC1 vẫn là xung tam giác. Sau IC1 mới là xung vuông. Nên thay IC1-LM741 bằng LM311 hay LM710 để có tốc độ cao hơn.
Độ ổn định của nguồn cung cấp dòng điện 1 chiều tới transitor chuyển mạch là rất quan trọng. Mức độ gợn sóng sau khi nắn của nguồn DC do quá trình lọc dòng điện xoay chiều AC không hoàn chỉnh sẽ gây ra sự điều biến tai hại vào biên độ tín hiệu của âm thanh. Một vấn đề nữa của Class T đó là bộ lọc đầu ra sẽ tương tác với loa khiến cho ta không đoán trước được kết quả âm thanh. Bản thân mỗi loa có một điện dung và điện cảm nhất định và chính điện cảm này tương tác gây ảnh hưởng tới độ dốc cắt tần của bộ lọc ra của ampli Class T. Do đó chất lượng âm thanh của ampli Class T rất đa dạng khi được chơi với những hệ thống loa khác nhau và điều này cũng giải thích cho những quan điểm khác nhau về ampli Class T. Cuối cùng, thực tế thiết kế 1 ampli Class T "HI-END" rất tốn công sức và không giống như việc thiết kế ampli Class A, AB tuyến tính. Các transitor phải bật hoặc tắt với độ chính xác cao. Bất kỳ sự nhiễu điện dung hay độ tự cảm nào cũng có thể gay ra méo âm hoặc ampli vận hành sai lạc hoàn toàn. Đó là lý do các ampli Class T hầu như chỉ được lắp ráp với công nghệ gắn linh kiện ngay trên bề mặt mạch in vì dây nhợ lòng thòng sẽ gây ra sự biến đổi điện dung và điện cảm.
Vẫn phải lọc chứ bác, vì chẳng ai muốn đưa xung vuông vào loa làm gì. Vả lại em thấy subwoofer class D của các hãng vẫn phải làm bộ lọc cẩn thận đấy.
Hôm TDA contest, con class T chỉ hát được một tí và kêu chỉ có một kênh nhưng ban giám khảo và hầu hết mọi người đều khen hay, chỉ tiếc là lỗi kỹ thuật không đáng có nên không tham ra test được. Cảm nhận của riêng em thấy chất tiếng ấm áp khá giống với con classA của anh Hieppq71, Fl của DIY-lover, và opam đệm đèn của tí voi. To all: Amp classT hay D gì gì đó ở diễn đàn mình là rất mới, Em có dự định làm một con, hi vọng topic này mở ra, các bác cùng nhào vô trao đổi thảo luận tích cực để em và nhiều anh em khác có cơ hội học hỏi thêm! Kính!
Sau 1 thời gian chuẩn bị và hâm nóng lại chủ đề CLASST mà các bác đang tranh luận em gửi các file len đây mong các bác cho ý kiến