“Lý thuyết hệ thống” được đánh giá là một trong những nền tảng cơ bản của khoa học hiện đại – vai trò của nó có thể tương đương với triết học trong khoa học tự nhiên. Có vẻ như chẳng dính dáng gì tới âm thanh và chưa thấy ai đề cập, nhưng chúng ta có thể nhìn nhận hệ thống âm thanh được chính xác hơn, biết đích xác những thứ cần thiết hơn nếu sử dụng đến lý thuyết hệ thống. Và nói chung chỉ đọc để “thư giãn” thôi, tìm hiểu môn này mệt người lắm 8) Lý thuyết hệ thống nghiên cứu các đặc tính và đáp ứng của các hệ thống đối với tác động của bên ngoài hay của môi trường xung quanh. Ví dụ với hệ thống âm thanh: Ca sĩ thét vào micro, sau một loạt quá trình xử lý, âm thanh sẽ được loa tái tạo lại. Trong trường hợp này cô ca sĩ chính là tác động của môi trường và phản ứng của hệ thống chính là việc loa phát lại giọng nói của cô ta. Một “hệ thống” âm thanh, có thể được định nghĩa là một “hệ thống” truyền tải tín hiệu âm thanh từ điểm này tới điểm kia trong không gian và trong thời gian (lưu trữ truyền tải và xử lý âm thanh). Bất cứ hệ nào đã có từ “hệ thống” là có dính đến “Lý thuyết hệ thống” Trong lý thuyết hệ thống, một hệ thống bất kỳ đều được đặc trưng bởi 3 thuộc tính cơ bản: - Trạng thái của hệ thống - Tính ổn định của hệ thống - Đáp ứng của hệ thống 1. Trạng thái của hệ thống: Đối với hệ thống âm thanh, trạng thái của hệ thống có thể không nhìn thấy rõ ràng lắm. Nhưng chúng ta có thể coi tổ hợp điểm làm việc của đèn công suất, dòng điện anode đèn tiền khuyếch đại, nhiệt độ trong máy, dòng dò qua các linh kiện v.v... là trạng thái của hệ thống. Trạng thái của hệ thống chia thành trạng thái tĩnh và trạng thái động: - Trạng thái tĩnh: nôm na là trạng thái khi chưa có tín hiệu đầu vào - Trạng thái động: khi hệ thống có tín hiệu đầu vào hoặc khi hệ thống đang trong quá trình biến đổi trạng thái v.v... 2. Tính ổn định của hệ thống: Đối với hệ thống âm thanh, tính ổn định của hệ thống có thể mang nhiều ý nghĩa, ví dụ khả năng tự kích của hệ thống khi để micro cạnh loa, các dao động phát sinh do quá trình đóng mở nguồn điện, các dao động do hồi tiếp sai v.v... cũng có thể làm cả hệ thống mất ổn định, gây tiếng rít, méo tín hiệu ở dải tần nào đó. Đôi khi tính ổn định lại được hiểu theo nghĩa đơn giản hơn nhiều như bật nguồn lên máy hoạt động ngay chẳng hạn. 3. Đáp ứng của hệ thống: Đây là tiêu chí quan trọng nhất mà tất cả anh em đều theo đuổi và đòi hỏi cao! Với hệ thống âm thanh đó chính là 3 thứ: đáp ứng tần số, đáp ứng biên độ và đáp ứng về pha. Ngoài ra còn nhiều đặc tính nữa đặc trưng cho 1 hệ thống, nhưng nói chung nó không được cơ bản cho lắm, ví dụ như tính trễ của hệ thống, tính thuận nghịch v.v... Trong lý thuyết hệ thống thường sử dụng mô hình toán học để mô hình hoá hệ thống. Ví dụ tín hiệu được mô tả là các hàm toán học u(t) theo thời gian, hoặc mô tả theo tần số là w(f), đáp ứng h(t) v.v.. . Ngoài ra phải kể đến hai công cụ rất hay sử dụng trong lý thuyết hệ thống là biến đổi Laplace và biến đổi Fourier. :twisted: Đối với hệ thống âm thanh, lý thuyết hệ thống có thể bao trùm lên cả lĩnh vực tương tự và số. Các ứng dụng số rất mạnh hiện nay như bộ vi xử lý DSP lọc số, biến đổi wavelet, CDMA, v.v.. đều có sử dụng ít nhiều các mô hình tính toán và phép biển đổi có trong Lý thuyết hệ thống nói chung và xử lý tín hiệu số nói riêng. Lý thuyết hệ thống cũng có thể áp dụng được cho tất cả mọi thứ khác. Một ví dụ cụ thể hữu hình là các bà vợ của chúng ta với các thuộc tính dễ nhận ra: Trạng thái của các bà vợ, Tính ổn định của các bà vợ và cái quan trọng nhất mà anh em ta vẫn hay đòi hỏi là Đáp ứng của các bà vợ.... Khà khà :lol: :twisted:
ANh ơi, thế cái phần đáp ứng của hệ thống nó có tạo feedback gây ảnh hưởng tới tính ổn định của hệ thống không? Cái này thấy bác Thủy nói là anh em mình đang nghe một stupid system. Còn anh Tân Accura mới đang nghe một cái gọi là intelligence system. Không biết như thế đúng hay sai?
Đáp ứng của hệ thống là đáp ứng với môi trường ngoài, ta có thể không cần quan tâm bên trong là cái gì, feedback hay khuyếch đại thẳng như nhau. Miễn là đầu vào ta cho cái này, đầu ra phải thu được cái kia. Còn vấn đề feedback lại liên quan đến cấu trúc bên trong của hệ thống, tác động chủ yếu vào trạng thái và đương nhiên nó sẽ ảnh hưởng tới đáp ứng bên ngoài. Trong lý thuyết hệ thống, rất hay gặp các kiểu feedback tương tự như trong kỹ thuật điện thực tế. Có feedback âm thì sẽ tăng tính ổn định của hệ thống nhưng lại làm giảm khả năng đáp ứng (hệ thống ỳ hơn). Nếu feedback dương sẽ giảm tính ổn định của hệ thống nhưng không phải luôn luôn đúng như vậy. Còn hệ thống stupid hay intelligence thì mới chỉ là quan niệm về độ thông minh của hệ thống thôi. Như kiểu máy giặt có chữ Fuzzy Logic thực ra nó cũng chỉ là cái máy có nhiều mức cân đo nước và quần áo tự động thôi chứ có gì mới đâu !
Re: Lý thuyết hệ thống đối với hệ thống âm Kính thưa Anh Tubes! Từ lâu tôi đã đau đáu suy nghĩ về một số vấn đề lý thuyết hệ thống tuy nhiên công việc bu xu không có lúc nào để xem lại . Hiện trạng nước nhà về hệ thống mạch điện tử phục vụ nghe nhìn còn một số vấn đề chưa được khai khẩn như sau: - Lý thuyết hệ thống như bác Tubes đã nêu trên. - Kiến trúc của hệ thống, tỷ dụ như là máy khuếch đại âm thanh chẳng hạn. Bấy lâu nay mọi người chỉ chăm chú DIY, học theo khoai Tây nghiên cứu lắp ráp tuy nhiên phần mảng Kiến trúc tức là ý tưởng thiết kế thì chưa ai nghiên cứu và bàn đến. Bản chất của các Bác DIYer nước nhà nay mới chỉ là Công nhân lắm ráp hoặc dừng ở mức Kỹ sư thực hành lắp ráp thôi chưa có được phương pháp luận hệ thống từ trong nền tảng. :arrow: Giống như các ngành khác như Xây dựng muốn đẹp phải có thiết kế kiến trúc rồi anh Kỹ sư xây dựng là người hiện thực hóa ý tưởng của kiến trúc sư. Trở lại ngành chúng ta tìm đâu được những tài năng như vậy để hệ thống hóa kiến thức để xây cái âm hình trước rồi triển khai hệ thống theo hướng đạo đó : Ví dụ như là : * Amp có số tầng khuếch đại chẵn thì lợi gì thiệt gì, chỗ nào nhấc trở kháng lên cao, chỗ nào cần đè trở kháng xuống thấp để né tránh, giảm méo...... * Amp có kiến trúc số tầng khuếch đại lẻ thì lợi hài gì thiệt hài gì, ảnh hưởng ra sao. * amp thiết kế theo lối trở kháng vào lớn thì lợi hại ra sao ??? * Amp thiết kế theo lối trở kháng vào thấp thì cấu trúc ra sao, xây dựng thế nào âm chất mang lại từ lối tư duy thiết kế đó ra sao.... Vài lời phải quấy mong các bác bóng bàn tiếp.
Re: Lý thuyết hệ thống đối với hệ thống âm Nước mình không thiếu nhân tài bác ạ. Bằng chứng là trong các cuộc thi Toán, Lý, Tin, RoBoCon, ... nước mình luôn đạt được thứ hạn cao trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên khi áp dụng các kiến thức cơ sở ấy vào trong thực tế cuộc sống thì lại gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân thì có nhiều, ... (mời các bác) Ví dụ các vấn đề về Opamp mà bác nêu có thể được nghiên cứu dễ dàng ở nước ta. Nhưng chưa ai có thể kiểm chứng được các kết quả ấy bởi một nguyên nhân đơn giản, nước ta chưa có công nghệ và nhà máy chế tạo opamp.