Em thấy cái mạch này chạy hai bóng 240 và 9240 dễ kiếm, có sơ đồ mạch PCB, cách cân chỉnh đầy đủ.. có bác nào nổi máu không? Lắp mạch này xong rồi thì đảm bảo cho LM3886 và TDA 7294 vào kho luôn .. dưng cơ mà em chưa lắp thử ạ :lol: ( chốn ngay thôi ) Sơ đồ đây Mạch in đây Bố trí linh kiện như thế này Nhìn gọn gàng thật đẹp Có cả hướng dẫn nhé
Bác Connan này hay thiệt. Mạch này cực phù hợp với đk ở VN. Và thiết kế mạch PCB rất chuẩn. những Transistor điều cặp nhiệt lẫn nhau. Mình đang làm Nmos350. Khi nào xong chắc cùng bác làm mạch này. Vì mình đã có sằn 1 cặp 9240/240 rồi. (Bác lấy nó ở đâu vậy)
Em thấy mạch này không có gì "độc" cả, đúng kiểu form chuẩn rồi. Tầng đầu 2 cặp visai đưa ra tầng sau thúc lên cặp FET. Mạch này lắp đúng đảm bảo chạy ngay, bác nào chưa lắp thì cứ thử đi, nghe cũng ổn lắm.
Chắc bác đúng roài a. Nhưng mừ mạch của bác hai con 9540 và 540 bé xíu, công suất ra được bi nhiêu bác? Lúc nào nhàn rỗi em lắp thử mạch này xem sao. Nếu mình dùng linh kiện tốt em chắc rẳng sẽ hay hơn LM hoặc TDA đấy.
Cũng tùy thôi bác ạ, bé hạt tiêu mà, em ngó qua datasheet thấy IRF540 Pd = 100W cũng đâu có nhỏ. Mà ko biết em có nhầm ko, nhưng IRF240 là sò sắt, chắc các bác muốn nói tới IRFP240. MÀ em cũng có dăm cái mạch đại loại thế này (cũng của Elektor), nếu bác thích thì em gửi bác lúc nào ráp thử rồi rì viu cho ae.
À quên nữa, khi lắp theo em các bác nên dùng mấy con như trong mạch gốc hoặc các loại 2SA970/2SC2240 và MJE(KSE)340/350, em tin là sẽ hay hơn mấy em C945, A733,A1013,C2383 kia. À (lại à tiếp ) còn 1 chiện rất rất quan trọng là các bác nên kiểm tra kỹ chân cẳng khi cắm linh kiện, em vừa xem qua thấy hình như là nếu cứ cắm mấy con bóng Nhật (2SA,2SC) vào mạch như hình vẽ thì sẽ tèo sớm vì layout được thiết kế cho bóng BC cho chân khác hẳn. Kính báo.
Bác scale cái pcb ra sao cho khoảng cách giữa 2 chân ngoài cùng của mấy con TO220 hoặc TO126 (bóng lái) là ~4.5mm hoặc giữa 2 chân ngoài cùng của con TO3P_TO247 (sò công suất) là ~11mm là được. Cái pcb này không gắn IC nên có sai số 1 chút cũng không sao. Nếu bác sử dụng "bàn ủi" hay "decal" technology thì nhớ lật cái hình pcb trước khi làm nhé, không là sẽ phải hàn linh kiện lên mặt đồng đấy :lol:
Vuthanh 6: em có IRF 240 thôi, cặp này ra hàn thuyên là có, khoảng 40K một đôi. Dự án 2008 em định làm một con classAB xem sao, bác nào sưu tầm được mạch hay post vào đây cho em tham khảo nhé! Nếu không làm thử con này xem sao, mời các bác cho ý kiến!
Mạch mà bác conan4283 đưa ra theo em cũng hay, tuy nhiên hiện có nhiều mạch đơn giản hơn nhưng cho công suất ra vẫn lớn và âm thanh chưa chắc thua con này. Nếu bác đầu tư thì theo em kết quả sẽ từ huề vốn cho đến lỗ chứ ko lời đâu. Đó là theo nhận xét của em. It's up to you...
EM có kinh doanh gì đâu mà lời với lãi hử bác :lol: . Nagini có mạch nào hay dễ làm post lên cho anh em tham khảo với nhé! Thanks!
Bác conan4283 hiểu nhầm ý em roài. Ý em là em sợ bác đầu tư nhiều vào mạch đó nhưng kết quả không được như mong muốn thôi chứ đâu nói bác kinh doanh đâu mà nị. Em có mạch này có lẽ nhiều bác cũng đã biết nhưng nếu bác thích thì nên thử cái này vì dù công suất không cao nhưng thấy linh kiện đỡ hơn nên bớt ngán. Tuy nhiên mấy con FET thì chắc bác phải xài tương đương thôi. http://www.electronics-lab.com/projects ... index.html
Em còn 1 mạch nữa nhưng đang nằm trong sách, để em chụp lại rùi post sau nhé. Bác cứ tham khảo mạch trên.
Mạch dưới đây cho ra 45W ở tải 8 ohms. Các bác xem mạch thấy thiết kế này thuộc loại hiếm phải không? Xin các bác cho ý kiến, riêng em thì dự án con này em đã hoãn lại nhưng em biết chắc chắn là lắp sẽ chạy tốt vì mạch này trong bộ sách 300 circuits - bộ sách mà em đã làm nhiều mạch trong đó và chưa thất vọng bao giờ
Mạch nầy lấy tín hiệu tham chiếu ở điện trở 1k4 sai số 1%, lại tùy thuộc vô cặp mached pair T1 T2. Vai trò vi sai của Tl 071 xem như thứ yếu. Chua lắm.
mạch này trong bộ sách 300 circuits - bộ sách mà em đã làm nhiều mạch trong đó và chưa thất vọng bao giờ chà em muốn thỉnh giáo bộ sách của bác quá, khộng biết bác kiếm bộ sách ở đâu vậy chỉ cho em với.
Bộ sách 300 circuits này em mua lâu lắm rùi, em thích sách này vì nó chụp từ bản gốc của nước ngoài và không có dịch, chính vì không dịch nên em mới thích chứ nếu dịch thì sai tùm lum và trong quá trình chỉnh sửa hay bị sai sót. Anh em mình dù anh văn có thể không giỏi nhưng có để đoán ra được nên những cuốn sách nước ngoài là lựa chọn số một. Hiện em chỉ có 4 cuốn (300, 303, 304, 305) mà thôi.
Bác Hamcq nói đúng, hai chân nguồn của opamp chính là hai chân ra cho FET công suất luôn (giống như mạch khuyếch đại thì nguồn ta qua điện trở cấp cho chân C của transistor và chân C ta lấy tính hiệu ra luôn). Do mạch dùng nguồn công suất cấp cho opamp nên đã dùng 2 BJT kẹp 2 zener 15V cho ra nguồn +-15VDC cấp cho opamp, người thiết kế đã đề phòng trường hợp opamp không cân hay zener hoặc trở không đều nên đã làm biến trở P1 để chỉnh offset ngã ra 0VDC. Em thích mạch này vì thiết kế mạch thuộc loại khác lạ nhưng đơn giản, mạch chỉ có 2 tầng khuếch đại (2 stages) và nếu cần các bác có thể thay TL071 bằng con opamp nào đó như OPA627 hay AD797 cho hay hơn.
Bài này hơi bị lâu, em thấy hay muốn làm thử, ko bít có huynh nào làm chưa nhỉ. Em có chút thắc mắc trong hình Sơ Đồ ko có ghi tên của linh kiện. Em ngồi mò ngược từ Mạch In ra sơ đồ phê quá, sợ sai nữa. Huynh nào làm rùi, giúp em dùm cái Sơ Đồ có tên linh kiện. Còn nữa hình như trong mạch in em thấy thiếu mất 1 con trans trong phần mạch Bảo vệ thì phải, chỉ có 2 chan B C, ko bít có đúng ko ??? Ai bít chỉ dùm em cám ơn.