Chào các Bác! Sau khi dạo một vòng quanh các topic về DIY Ampli, Em thấy rằng đa số các Bác đều rất thích Ampli chạy Class A, và nhất là Single-End vì chất âm "hay, ngọt, sạch....", nói chung là rất hay nhưng công suất ra nhỏ quá, đôi khi vặn volume không sướng tay, mà muốn có công suất lớn thì phải dùng nhiều linh kiện // ---> matching mệt lắm. Chính vì lý do trên mà Em mạo muội đề xuất làm một Ampli Class A Single-End chạy MOSFET cho công suất từ 100-150W output. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn: 1- Lý thuyết: Kim chỉ nam của Em là các mạch Aleph 1.2 , 2 , 3 , 4 , 5 , M .........v.v.... 2- Thực tiễn: - Vừa qua, khi dạo chơi ở Nhật tảo, Em thấy có rất nhiều Mosfet Power module gỡ ra từ các bộ INVERTER đóng gói dạng 1 con hoặc 2 con dạng haft-brigde module, về tra Datasheets thì thấy một số con có các thông số thật bất ngờ: - VDS max : từ 200V đến 1200V (tùy con) - ID : từ 50A - 300A (tùy con) - Ciss : từ 5000pF - 12000pF, cá biệt có con Ciss = 3000pF (không hơn con IRF250 là mấy) - Ptot : ~ 300W - 600W Thật ra thì trước đây Em cũng có đã làm mạch Switching chạy mấy con Mosfet loại này với dòng 100A ở tần số 20.000khz thì thấy sóng vuông rất ổn, o méo nhiều, mà nhất là mấy con này rất bền, cực kỳ bến luôn. - Với lại nhìn các Bác tiền bối đã làm thành công rất nhiều mạch Aleph5, Aleph 1.2 thấy mà ham..... nhưng mà xài nhiều linh kiện quá Với các tiền đề trên, Em mạnh dạn một lần nữa đề xuất khởi động lại cái Aleph "nhái" để các Bác nào định làm Aleph thì làm chung với Em cho nó có phong trào.
Về thiết kế mạch thì Em thay đổi giá trị một số điện trở so với mạch Aleph-M, vừa test thử, vừa điều chỉnh cho tới khi ....cháy nổ sò thì thôi !!!
Dạ, Bác Dze ơi, Em lượm thử mấy con STE36N50 về lắp thử. Nhờ Bác xem Datasheet rồi góp ý cho Em về con này với. cám ơn Bác
Thật ra là Em muốn làm Hybrid Tubes-Mosfet mà chưa nghĩ ra mạch như thế nào nên để cái Tube vào, biết đâu các Cụ cao thủ xem qua lại có ý tưởng giúp thì hay biết mấy!
Bác làm ClassA 100W - 150W thì phải chuẩn bị bao nhiêu nhôm tản nhiệt cho vừa. A5 của em có 60W/ch chơi tới hơn 20kg tản nhiệt xương cá mà vẫn nóng tưng bừng.
Khà khà con này là con nằm trong danh sách em đang muốn xơi đây Tuy nhiên đến giờ này em chưa có 1 phương án nào tối ưu cho nó mà em lại không thích class A SE dùng bán dẫn thế mới khổ. Mà class AB thì phải xếp nó ưu tiên 3 hay 4 vì em còn nhiều linh kiện khác phù hợp hơn. Đối với cá nhân em thì MOSFET công nghiệp là NO NO cho class AB. Ráp Tube Hybrid cho MOSFET công nghiệp cũng khoai không kém mặc dù ráp cho kêu thì rất dễ nhưng cho hay thì đối với yêu cầu của em thì còn chưa đạt.
Cái này Em cũng tính rồi, nếu mà hay thì phát triển tiếp, nếu mà không hay (Băng thông thấp chẳng hạn) thì Em cho nó đánh phần LF trong cái Hệ Crossover...của Em đang làm.
Em thấy ngoài Nhật tảo có mấy cục Heatsink to bằng 1/2 cái Ampli của Bác mà không dám khuân về vì sợ nó ... mát quá. Mai ra khuân luôn chứ thằng nào nó khuân dùm thì ...chết. Cám ơn bác đã nhắc nhở.
Nếu có lỡ thấy gà hóa cuốc thì cũng không sao đâu bác Tí IGBT âm thanh nghe khoái hơn MOSFET. Báo hại ... còn khó ráp ampli hơn!
Em post cái hình tượng trưng thôi mà, để biết cái chassis của con mosfet là như vậy! Tivoi: Bác chỉ được cái tinh mắt!
IGBT không thích hợp chạy Class A lắm nên Em cũng để dành làm cái dự án Push Pull Class AB single-End 5000W, Khi nào Bác làm tới cái "ưu tiên 3 hay 4" gì đấy thì ới Em để cho Em ké với.
tí nghe nói mí con IGBT này ưu việt nhưng chưa biết tại sao khó ráp vì tí chưa ráp bao giờ anh Dz phân tích chỗ này với ah
IGBT cho Audio thì có con GT20D201 và GT20D101 của toshiba là thông dụng nhưng công suất nhỏ ~ 100W. IGBT công nghiệp thì ở Nhật tảo toàn mấy con đời cũ cùa Mitsubishi và Fuji Electric không à. Mình có xài mấy con này rồi, nhưng mà là mạch Switching và có nhận xét như thế này: - Ciss khá lớn ~ 19.000pF - Chạy ở tần số 10khz trở xuống thì được chứ cao hơn thì không ổn lắm (Sóng ngõ ra nó méo xẹo như cái cầu vồng) -> làm Ampli Sub chắc OK! - Nhưng được cái là bền lắm, kích đủ kiểu mà nó không chịu cháy gì cả! Còn mấy con IGBT xịn đời mới cùa Eupec thì thấy mê lắm, dòng cả trăm Ampere, Áp hơn nhìn Volt, Ciss = 3000pF nhưng mà giá mắc quá, Em không dám rớ vì chưa tìm được hàng 2nd rẻ.
Mấy con IGBT dạng powerpack đời cũ ở nhật tảo hình như ko tích hợp gate driver, mí con đời sau có gate driver lun nên tí nhớ là dể xài mà giá thì cũng dể sợ
Máy cái module có Gate driver thì xài không được Bác ạ, vì nó điều khiển kích xung không à, ngõ ra của Driver này chỉ có 2 trạng thái ON: +15V và OFF -12V thôi, Nên Em nghĩ làm Ampli Class D thì thích hợp hơn!
IGBT không phải là kết hợp giữa BJT + MOSFET mà là SCR + MOSFET. SCR bị hiện tượng khóa khi đã ON nên phải cần dòng nghịch để đòng lại (OFF). Vì thế khi khóa ở điều kiện ON này là ... bay loa. Loại IGBT Audio mà bác DIY-Lover phán giảm thiều được vấn đề này và được ứng dụng cho Audio. Báo hại quá mắc tiền và cũng bị trôi nhiệt như MOSFET công nghiệp hay BJT chứ không dễ xài như MOSFET Audio nên rồi cũng phải ngưng sx vì không có tín đồ mặc dù âm thanh nó rất hay. Ở đời này quái chiêu lắm vì hay là một truyện mà còn phải kinh tế cho thiết kế hay sx nữa mới dễ thành công và tồn tại. BJT tuy thiết kế phức tạp nhưng giá thành rẻ. MOSFET Audio mắc tiền nhưng thiết kế đơn giản. IGBT Audio vừa mắc tiền vừa thiết kế phức tạp đương nhiên bị loại mặc dù có chút ít ưu điểm về âm thanh nhưng đây không phải là tất cả. MOSFET công nghiệp rẻ tiền nhưng thiết kế phức tạp tuy nhiên phù hợp nhất là cho class A nên cũng chỉ phục vụ cho 1 giới nào đó. Đối với MOSFET công nghiệp mặc dù ráp được class AB nhưng lúc này BJT có phần ưu điểm về âm thanh. Không phải MOSFET công nghiệp nào cũng dễ xài cho Audio mà phải đo độ hỗ dẫn xem có tuyến tính trên toàn giải âm hay không. Nếu không cho dù có công suất cao mà méo nhiều thì cũng không phải là thượng sách. Đã vậy công suất càng cao thì điện dung ngã vào càng cao và càng khó lái. Sau khi em rị mọ và nghe nhiều ampli bán dẫn nếu thời nay để em chọn lựa thì theo thứ tự sau: 1- MOSFET Audio thế hệ 3. Cái này không phải của Hitachi mà là của GVTeam sx 2- IGBT Audio. Tiếc rằng cái này đã diệt chủng. 3- BJT Audio của Motorola. 4- MOSFET công nghiệp có chọn lọc. 0.5- Tube OTL. Nếu có sức trả tiền điện thì cái này chấp hết Lại lạc đề roài !!!
anh Dz có nhầm lẫn dì ko ah? tí nhớ IGBT là kết hợp của BJT và Mosfet mà, mofet ưu điểm là dòng cao, đóng ngắt nhanh, điều khiển theo áp, nhưng dở 1 cái là khó làm loại mosfet dùng được cao áp mà dòng lớn, Transitor thì ngược lại, điều khiển bằng dòng, có thể chế tạo loại dòng lớn, chịu cao áp. Nên người ta mới kết hợp Mosfet và BJT thành 1, dùng mosfet để đẩy 1 con transitor IGBT The Insulated Gate Bipolar Transistor theo lí thuyết thì tí nhớ là vậy
hihi xài mạch này chi cho mệt xài ic tích hợp cho khỏe anh ui, ir2103, ir2184.... chít chít hình như tí lạc đề
dạo nì ko còn hãng motorola semiconductor nữa rùi, motorola tách ra làm 2 phần freescale linh kiện vi điện tử Onsemi linh kiện điện tử bự bự ở sì gòn tí chưa kiếm được nên cũng chưa có dịp thữ mấy em BJT mới của onsemi :?