Sau thời gian vật lộn với dây dẫn e có ý kiến thế này, ko bàn đến thiết bị hay loa,trc khi đầu tư dây dẫn các bác nên đầu tư ổ cắm và cb cho ra trò đã vì nó sẽ ảnh hưởng trc tiên nếu ko dây vài chục triệu cũng ko khác dây vài trăm đâu, ý kiến cá nhân thôi, thanks
Thiết kế,chất liệu tốt là cơ sở để có 1 dây nguồn tốt nhưng k phải là tất cả. Âm thanh cuối cùng mà ta nghe là sự kết hợp,tương tác của mọi thành phần tham gia trong chuỗi thiết bị âm thanh nên khéo phối ghép,phối ghép phù hợp thì ta sẽ có âm thanh vừa ý !
Tiếp cho vui tối cuối tuần chứ các Cụ. Thôi thì như đồ vật có hình dạng, màu sắc cụ thể nhưng cũng có người cho là đẹp có người lại cho là chưa đẹp hoặc không thích. Như vậy âm thanh nghe bằng tai thì việc mỗi cụ sẽ có đánh giá, cảm nhận khác nhau là điều dễ hiểu. Bởi theo em khi nghe nhạc không chỉ đơn giản nghe bằng tai mà đồng thời phải có sự cảm bằng trí tưởng tượng. Hơn thế nữa khi đánh giá âm thanh trên 2 hệ thống dây dẫn khác nhau thì người nghe phải nhận ra được sự khác nhau ở từng câu hát, đoạn nhạc, âm sắc, âm hình, độ động, sự chặt chẽ, độ trong trẻo, độ chi tiết của các lần được nghe trên các dây dẫn khác nhau. Từ đó mới đánh giá được cái nào là hay đối với bản thân mình. Nhưng đó mới chỉ là đánh giá của bản thân, vì vậy đừng cho rằng nó là hay hoặc không hay. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng dây tốt thì đắt tiền, dây đắt tiền thì phẩm chất chắc chắn tốt, và phẩm chất tốt thì dòng điện được truyền dẫn, tín hiệu được truyền đi trên nó sẽ rất tốt và toàn vẹn. Điều đó có nghĩa là nó làm tốt nhiệm vụ dẫn truyền thì nó giúp cho hệ thống hoạt động hiệu quả. Và cuối cùng chủ quan của em là dây loa 100tr chắc chắn nghe sẽ "ĐÃ" hơn dây loa 40tr.
Em thì vẫn theo cơ sở lý thuyết mà nghĩ về vụ dây thôi. Type trong topic này cũng nhiều rồi. Đầu tiên phải nói đến dây là dây gì, dây tín hiệu thì sao, dây âm thanh thì sao. Nó truyền dẫn cái gì, vì sao nó ảnh hưởng, ảnh hưởng bởi cái gì. Lần lượt trả lời những câu hỏi trên, thì sẽ ra được rằng dây có ảnh hưởng âm thanh cuối cùng không. 1. Dây gì: Nếu ko nói tới dây nguồn, phono, stepup, mass... Thì dây nhắc tới ở đây chủ yếu là Dây loa, và dây tín hiệu 2. Dây loa: Dây loa truyền điện, trong điện có tín hiệu điện, tức điện áp biến thiên. Vì sao có dòng điện trên dây loa, vì có hiệu điện thế, có dòng dịch chuyển có hướng của electron trên dây. Tùy từng chất liệu dây, tùy từng môi trường trên dây thì dòng electron chuyển động có hướng, đa hướng,... Tốc độ dịch chuyển này luôn bé hơn tốc độ ánh sáng. Muốn bó gần bằng tốc độ ánh sáng chỉ có cách đưa vào máy gia tốc hạt bên Tây, bên Tàu đều có. 3. Dây tín hiệu: Dây tín hiệu nhiệm vụ là truyền dẫn tín hiệu Digital. Đọc kỹ, đó là nhiệm vụ của nó, nhưng bản chất nó vẫn phải truyền điện, tín hiệu điện. Vì sao, nhắc đến bán chất chip bán dẫn mình có quote ở bài trước, là mô hình "bẫy" lại thông tin điện áp. Mặc định ghi nhận là 1, và nếu có điện (electron âm hoặc dương) được giữ lại trong dung môi bán dẫn thì sẽ ghi nhận là 0. Từ việc lưu lại ti tỉ 0 1 1 0 sẽ hình thành bộ nhớ bán dẫn . Xong phần lưu trữ. Tiếp đến là giao thức truyền file. Xử lý file âm thanh từ DAP đến DAC có thể dùng TCP hoặc UDP, với TCP như chúng ta thường thấy sẽ xuất hiện dưới dạng stream music, bit correct file,... Dạng truyền file này ko bao giờ gây thất thoát file nhạc (nếu có hệ thống truyền file sẽ request lại cho tới bao giờ die luồng thì thôi). Vậy, bạn có thể truyền 1 file từ MẼO về VN qua hàng trăm server trung gian mà ko thất thoát dữ liệu..Tiếp đến, sau khi stream dc về thiết bị của bạn rồi, file sẽ dc chứa trong 1 storeage SSD, HDD, RAM để lưu trữ. Nhiệm vụ tiếp theo là đẩy File này tới chip DAC để convert thành tín hiệu điện (mA, mV, VMRA,...) Quá trình này sẽ phải xử lý Native, từ đó sinh ra các bộ tụ analog, Clock để cache lại tín hiệu điện, cho tín hiệu điện vào hàng chờ và xuất tín hiệu điện ra Amply để khuếch đại chúng. Quá trình nhận tín hiệu Digital, chuyển nó thành Analog là quá trình nhạy cảm, tín hiệu rất dễ bị thay đổi vì ko có giao thức "sửa lỗi" nào, mọi lỗi xảy ra sẽ dc ném thẳng vào con Clock trên DAC và chuyển luôn thành tín hiệu điện. Vì sao có sự dễ tổn thương này. Đọc tiếp số 4. 4. Vì sao ảnh hưởng: Như 1, 2. Bản chất dòng diện là luồng dịch chuyển electron. Số lượng electron trên 1 vật chủ có thể tăng, hoặc giảm khi vật chủ bị tích điện. Sự tích điện này có thể là âm, dương tùy theo số lượng electron được bảo toàn hay không. Trên dây dẫn, nếu không được cách ly tốt, sẽ có thể tích thêm điện tích từ môi trường, hay từ chính vỏ dây bị nứt, hở, vỏ dây bị pha tạp chất, dẫn điện,... Hoặc chính bản thân hạt electron bị hao hụt ngay trong quá trình vận động. Từ đó điện áp sẽ có thể thay đổi trong quá trình truyền dẫn, gây lệch lạc thông tin. Từ storage đẩy file qua DAC cũng vậy, khả năng thất thoát thông tin là CÓ, nếu hệ thống bị nhiễu. Nhiễu lan vào hệ thống thì vô vàn cách. Chủ để chống nhiễu nên trao đổi lúc khác. Đấy, cụ nào phản biện rằng dây dẫn chả ảnh hưởng gì cứ phản biện đi. Còn vụ có nghe ra sự khác biệt không em còn ko cần bàn tới.
Làm gì có chuyện Electron di chuyển rồi tích tụ trên vật chủ ? Chỗ này là sai rồi . Thánh còn ko tách dc electron khỏi nguyên tử đó bác .
Tích tụ, là khi hệ kín, có thể nhiễm điện cảm ứng. Di chuyển, là khi hệ hở, vỏ dây lởm, ko cách ly được độc lập. Đọc thêm tý kiến thức wiki để nhớ về tuổi thơ nào các cụ: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/ElectronNội dung của thuyết electron Thuyết electron dựa trên sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện cũng như tính chất điện của các vật. Nội dung thuyết electron: Electron có thể rời khỏi nguyên tử và di chuyển sang nơi khác. Nguyên tử mất electron sẽ trở thành hạt mang điện dương (ion dương). Nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm electron tạo thành hạt mang điện âm là ion âm. Một vật nhiễm điện âm là khi số electron của nó lớn hơn số proton. Nếu số electron ít hơn số proton thì vật nhiễm điện dương. Thuyết electron về sự cư trú và di chuyển của các electron đã tạo nên các hiện tượng về điện và tính chất điện của tự nhiên. Vận dụng của thuyết electron Vật dẫn điện và vật cách điện Điện tích có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong phạm vi thể tích của vật dẫn là điện tích tự do. Vật dẫn điện là vật chứa nhiều điện tích tự do như dung dịch muối, axit, bazơ chứa các ion tự do hay các kim loại chứa electron tự do,… Vật cách điện không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do. Ví dụ như không khí khô, cao su, sứ, thủy tinh,… Sự nhiễm điện do hưởng ứng Nhiễm điện do hưởng ứng thuyết electron Nhiễm điện do hưởng ứng (Nguồn: Internet) Khi đưa quả cầu nhiễm điện dương đến gần thanh kim loại trung hòa về điện, quả cầu sẽ hút các electron dịch chuyển. Đầu nào của thanh kim loại gần với quả cầu hơn thì sẽ nhiễm điện trái dấu với điện tích quả cầu. Đầu còn lại của thanh kim loại ở xa hơn sẽ nhiễm điện cùng dấu với điện tích quả cầu. Sự nhiễm điện ở thanh kim loại được gọi là nhiễm điện do hưởng ứng. Sự nhiễm điện do tiếp xúc Một vật chưa nhiễm điện khi tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì điện tích sẽ di chuyển từ vật nhiễm điện sang vật chưa nhiễm điện. Lúc này, cả hai vật sẽ nhiễm điện cùng dấu. Đây chính là sự nhiễm điện do tiếp xúc. Khi cho 2 quả cầu kim loại đã nhiễm điện tiếp xúc với nhau như hình dưới và đo điện tích của chúng, tổng điện tích của 2 quả cầu sau khi tiếp xúc sẽ bằng tổng đại số điện tích của 2 qua cầu trước khi tiếp xúc. Nguyên nhân của hiện tượng nhiễm điện Nhiễm điện do cọ xát: Khi cọ xát hai vật với nhau, electron sẽ dịch chuyển từ vật này sang vật khác. Vật thừa electron sẽ nhiễm điện âm, vật thiếu electron sẽ nhiễm điện dương. Nhiễm điện do tiếp xúc: Một vật không mang điện tiếp xúc với vật mang điện thì electron có thể sẽ dịch chuyển từ vật này sang vật khác khiến vật không mang điện sẽ bị nhiễm điện theo. Nhiễm điện do hưởng ứng: Một vật bằng kim loại khi đặt gần vật đã nhiễm điện thì các điện tích ở vật nhiễm điện sẽ hút/đẩy electron tự do ở trong vật bằng kim loại. Vì thế, một đầu của vật kim loại sẽ thừa electron và đầu con lại thiếu electron. Như vậy, hai đầu của vật nhiễm điện trái dấu
Ở Việt Nam có hiện tượng phổ biến, đó là những người sau thời gian kiếm dc nhiều tiền, tự nhiên trở thành các Triết gia, thích viết sách , một số anh em giàu lên chơi đồ Hiend cũng vậy, mua đồ đắt tiền xong là đi giải thích các hiện tượng .. siêu nhiên . Nói chung kiến thức Toán, Vật Lý ,Hoá Học .,. Nó phải từ cái gốc , học từ nhỏ lên chứ ko phải là lên google search rồi có ..,Mình khuyên anh em nói dây hay thì cứ nói tôi thấy hay khi nghe dây đắt, thế là đủ ! Đừng nên đi giải thích ... Nó ngoài tầm của anh em . Nói nhiều người có kiến thức họ cười cho
Xoá comment cho đỡ quê cụ ơi, em xin trích lại nguyên văn của cụ Người ta đã khai sáng cho, k biết cảm ơn lấy 1 câu thì thôi trốn luôn đi, phong thánh cho ngta xong đừng có học bọn tây treo ngta lên thánh giá rồi đóng đinh nhé cụ?
Chuyện nhiều bác có chữ, lỡ miệng nói sai xong dùng mọi lý do để nói tránh. Thậm chí nói nửa úp nửa mở để cho nó bí ẩn (mà thực tế là làm gì có năng lực nói cho nó tỏ vấn đề đâu) giống như đi hát kara mà quên lời thì cứ bla bla bla cho nó qua đoạn vậy đó cụ. Có thể cụ ấy cao tuổi nên mới quên kiến thức Vật Lý lớp 8. Em hay dạy thằng cu con em nên em vẫn nhớ là electron nó làm nhiễm điện nhờ nó chạy linh ta linh tinh mà. Nhưng vẫn góp ý nhỏ với cụ 666 là nên hoà nhã thôi, để chủ đề này văn minh, trao đổi ý kiến vui vẻ ạ.
Lại được giải ngố, Như trên : dây dẫn là để dẫn điện, cần trở kháng nhỏ. Cần được chống nhiễu (lý tưởng là bằng 0) (Tạm có 2 gạch đầu dòng, thêm 3, 4…n nếu có) Theo đó dây có thể tạm đánh giá : Dây tốt là dây có thông số điện kháng nhỏ, nhiễu nhỏ, thiết diện lớn. (Nội dung này không khác mấy so với nội dung post No1 topic: …1-Nhiệm vụ của cáp là mang tín hiệu điện tương tự từ nguồn (hoặc amp) đến loa của bạn. 2-Cáp được làm bằng vật liệu có trở kháng (điện trở và điện dung). 3-Khi làm như vậy, cáp sẽ ảnh hưởng tới tín hiệu đến loa”). Mình thấy dễ đánh giá rồi vì đo đạc được. Nhưng lại thấy sai sai với post của chủ topic (vậy làm sao đây ta, “tốt” nhưng chưa phải “tốt” - nói chung là rối tung rối mù )
Hỏi thật các bác giờ có ai thách các bác test mù dây loa, bác được quyền chọn tất cả đồ đánh, cáp loa tùy ý để thi với dây điện trần phú. Tỷ lệ kèo 1/10, cho nghe 10 lần đều phải chỉ ra đúng cả 10. Có bác nào dám chơi không.
Phần lớn dân chơi chúng ta không phải là dân kỹ thuật nhưng lại rất thích tranh luận về kt. Nhiều chuyện rất hài ví dụ như rất nhiều bác có niềm tin vững chắc rằng cap chỉ dẫn điện trên bề mặt dây, rồi dây bạc làm âm thanh sáng hơn, dây đồng thì ấm hơn...
Bác nói chuyện nghe buồn cười quá! Ý bác là nghe không thể nhận ra cáp loa chuyên dụng, thậm chí là dây đắt tiền so với dây điện Trần Phú à? Nếu mà nghe không nhận ra như vậy thì tai gì trời??? Bó tay với những cố chấp không thể chấp nhận nổi.
Nếu được chọn đồ đánh, dây loa, dây nguồn bài nhạc thì chọn đúng 10/10 là hoàn toàn trong tầm tay để chỉ ra lần nào Cadivi đang được cắm vô. Mình nhắc lại là đúng 10/10
Không cần thiết bác! Ít ra là e nghĩ vậy. Chứng minh để làm gì, đúng thì sao? Không đúng thì sao? E không tin e bảo bác biết trước rồi thì bác làm gì e?