Chơi âm thanh mà nghe tự mình không phân biệt được sự khác biệt của dây dợ thì có 2 khả năng : 1 Bộ dàn ẹ quá nghe dây nào cũng giống nhau . 2 Người có đôi tai " vàng" nghe nhạc nào cũng giống nhau . em xin chúc mừng những người nào có đôi tai " vàng " vì đỡ tốn Xèng . thôi em lượn
Nhưng em vẫn chưa thấy cụ nào lên video tương tự dùng các máy đo đạc cụ thể để chỉ ra rõ âm thanh có thay đổi nếu thay dây nhỉ. Có cụ nào có link cho em xin. Chẳng lẽ cái độ tách bạch, độ bung, độ động,... Của âm thanh nếu có sự khác nhau đấy khi đo bằng super micro nó lại ko thể hiện ra bằng chỉ số? Vậy rốt cuộc màng loa, căn phòng đó nó có cái gì ngoài âm thanh. Và cái gì màng nhĩ người nge được mà super micro ko thu được. Lúc ca sĩ thu âm, há chẳng phải thu bằng micro hay sao. Máy của cụ trong clip em search thì đúng là 43k mỹ kim. Đo được chênh lệch cỡ 0.01db trên từng hz thì em cam đoan tai người ko thể phân biệt được đâu. Test dc max 1700db vượt xa quá xa ngưỡng âm thanh max tai người chịu dc, nó có thể test chính xác đc cỡ loa ở sân khấu rồi chứ chả phải loa phòng nghe và độ chính xác vượt rất xa tai người. Nếu các cụ đưa các yếu tố khác ngoài cái tai, ví dụ lồng ngực rung, lỗ chân lông nhô lên làm lông dựng đứng tê tê ... Tức là non-technical thì em cũng muốn hiểu rõ hiệu ứng này. Chứ về đo đạc clip nó show rõ dẫn chứng mà. Hoặc cũng có thể khi thay dây xịn, nhìn sợi dây não tiết ra chất khỉ gió gì đó làm tâm trạng hưng phấn. Nghe nhạc auto hay. Em nghĩ rất có thể như vậy đấy.
Đơn giản nhất là bác thay cọng dây loa bằng đồng và dây đồng mạ bạc xấp xỉ tầm tiền là đã thấy bên dây bạc nghe nét hơn, sáng tiếng hơn rồi. Chỉ cần thu bằng điện thoai với micro vài triệu là dễ dàng phân biệt được. Máy 43k usd k thu được, k thể hiện được xin nói luôn là máy dỏm. nhiều bác đại gia Vn chơi thì 43k usd chưa mua nổi bó dây dàn họ đâu nhé. Muỗi thôi Bác chưa thấy, chưa nghe được là do bác chứ sự thật nó khác, ngược hẵn những gì bác biết
99% do lỗ tai, 1% do não. E đã từng test chán với mấy bộ cỏ kiểu Sony, Technics, Aiwa thập niên 90 khi thay dây theo máy với dây loa, dây ic cao cấp đều mang lại sự khác biệt tích cực rõ ràng
Em đang nhận xét về video kia thôi. Tìm dẫn chứng để vả lại thằng tây lông kia. Còn em, nick em mới là vì em rao vặt bị ban chứ em nào phải lính mới mà ko hiểu rõ hoặc ko có trải nghiệm này. Trên iOS và Android đều có app đo cả đó ạ, cho âm chạy từ 20hz đến 15khz gì đấy là nó tự vẽ frequency diagram ra. Nếu cụ nói thấy khác hẳn, rất mong có 1 video show results hoặc 1 clip hãng dây nào đó đo đạc cụ thể. Nếu dễ vậy sao ko thấy ai đo để vả vào mặt mấy ông mở mồm ra là đòi test mù.
Theo em biết mấy Bác hiện đang Kit amply đèn ngoài việc đo bằng máy chuẩn xong bước cuối cùng vẫn phải đo bằng Tai rồi hiệu chỉnh lần cuối ạ . có những thứ máy không đo được ạ . em chỉ biết có vậy
Có nhiều người phản bác hoặc chế giễu ông Tây lông đó rồi, bác k cần phải làm việc đã nhiều ng đã làm chi mất time. Bác thấy việc mya sắm, trao đổi, bình luận về dây cáp luôn rất nhộn nhịp k riêng gì vnav mà là khắp thế giới chứng tỏ nhiều ng k đồng tình với ông Tây kia. Thực tế khác là e chả thấy (hiếm quá) ai ở vnav này dùng dây Cadivi làm dây loa. Dây loa luôn được đầu tư ở mức 1 triệu cho đến hàng trăm triệu. Vậy là đã chứng minh quá rõ ông Tây sai lầm rồi
ít tiền thì xài dây điện Cadivi vẫn hơn dây loa đểu bán rất nhiều ở chợ Dây Cadivi mang test mù với dây loa vài triệu (cùng cỡ dây, cùng tiết diện) thì sẽ có người ko đồng ý còn các bác lắm tiền thì e ko bàn
Dạ vậy nên em mới đưa video đó lên để các bác các cụ trao đổi DƯỚI GÓC ĐỘ KHOA HỌC, chứ ko nên nói kiểu tâm linh như: - Ui dào, chả lẽ người có tiền mua dây nó ngờ_u - Bao nhiêu người chơi rồi, sai đâu mà sợ - Có nhiều thứ máy ko đo dc đâu, tai người mới nghe ra được (nếu tai nghe dc khác, thì đó là gì, khoa học chỉ ra những cái "năng lượng" khác đấy là gì mà máy ko đo dc) Nếu đã ai đó có thực nghiệm, đo đạc, thì phải có bài viết, video, dẫn chứng của việc đo đạc đó. Tại sao các hãng dây ko test với cáp điện trần phú & đưa kết quả đó lên cho anh em audiophile đỡ nghi ngờ. Thực tế đã chứng minh số đông ko phải bao giờ cũng đúng. Em thấy đa số anh em chơi audio thường lấy 1 cái tiêu chí ko đo đếm được đó là: "gu nghe mỗi người mỗi khác, nên nghe bằng tai mình hợp là được" - thiết nghĩ cái tiêu chí đó ko đo đếm được thì làm sao làm căn cứ để tiến bộ hoá bộ dàn được. Giác quan con người chịu ảnh hưởng rất lớn từ não bộ. Cùng 1 cảnh, tâm trạng vui cảnh đẹp, buồn thì cảnh chán Nghe buổi tối thì nhạc hay, nghe buổi sáng lúc mơ ngủ thì nghe như đấm. Chưa kể thêm ly vang, ngồi cạnh người đẹp nghe nhạc nó lại càng cuốn.
Trong video nói rất rõ ràng: Các sợi dây khác nhau thì điện trở, dung kháng khác nhau. Dẫn đến frequency diagram nó sẽ khác nhau một chút. Ở mức vô cùng nhỏ và phải zoom in vào thì mới thấy. Từ việc trở khác nhau, nên công suất ra loa từ amply cũng khác nhau là điều dễ hiểu. Bác ko thể dùng 1 dây tiết diện nhỏ, trở kháng lớn để truyền dẫn vì như vậy là ko đảm bảo yếu tố cần rồi. So sánh ở đây nên so sánh ở mức dây đã đảm bảo các yếu tố chính như: chống nhiễu, tiếp xúc tốt, trở kháng đảm bảo. Nếu 2 sợi dây 2 hãng khác nhau & đảm bảo các yếu tố trên là tương đương, có ai dám khẳng định là phân biệt được ko? Nhấn mạnh là các thông số nên tương đồng để đảm bảo công suất ra loa là same same.
Số đông tuy chưa chắc là chân lý nhưng là hợp lý đó bác. Trên đời này rất rất nhiều thứ bạn chọn lựa bằng sự trãi nghiệm chứ k phải bằng sự đo lường chi tiết. Bác đồng ý k? Bác thử xem kệ cd nhà bác được bn cái, đủ hết các ca sỹ hay k? Tại sao k có ca sỹ khác hát bài này? Bác đang xài amply gì? ACCUPHASE ư? Có đo đạc gì k vậy?
Bác nói vậy thì em biết vậy thôi. Vì topic này là "Lột trần...." nên em muốn hiểu tường tận. Còn nếu chấp nhận khía cạnh Audio là 1 góc tối khoa học ko giải thích được thì cũng như chúng ta chấp nhận Luân hồi trong Phật giáo & coi đó như là những thứ Có nhưng ko Thấy.
Bác junnynguyen169 thực sự ko nghe dc sự khác nhau(chưa nói hay dở) khi thay dây dẫn hay bác có niềm tin là a tây ở clip youtube đúng trong quan điểm con người ko thể nghe dc sự khác nhau khi thay dây dẫn?
mỗi người sẽ cảm nhận sự trãi nghiệm khác nhau => là cảm tính , không định lượng được, thì đừng mang ra so sánh, tranh luận
Cụ ko nên nói kiểu này. Cách nói úp mở này chính em cũng đang áp dụng khi gặp nhiều vấn đề mình ko rõ đấy Hay cụ vẫn ko đọc kỹ comment em ghi kèm video đó. Thảo luận ở đây có nghĩa đưa vấn đề & cùng dùng những kiến thức, lập luận dưới góc độ khoa học để cùng hiểu rõ vấn đề. Em đưa vấn đề để hỏi, ko đồng nghĩa em đồng ý vs quan điểm trong video đó. Nãy giờ em toàn nghe những câu kiểu rất chung chung như em có trích trên kia: - Cụ ko nghe thấy khác à - Bao nhiêu ng chơi rồi cụ ko tin à - Máy móc ko đo dc đâu,.... Tóm lại em chưa thấy có lời giải thích nào nó hợp logic cả cụ thông cảm. Em đang chơi, cũng đủ lâu để hiểu rõ. Ko tự tin như một số cụ trên đây, nhưng cũng ko đến mức xài mấy sợi vài ba triệu ko phát huy dc hiệu quả. Em quote vào đây cho đỡ tốn post của Topic. Như em nói rồi, em quan điểm topic này sẽ có nhiều người vào xem, có thể là chỉ view thôi & không để lại comment. Bây giờ và cả vài năm về sau nữa. Vậy nên những comment của các cụ em nghĩ nên focus vào chủ đề topic. Dây dẫn rẻ thì 3-5 triệu, khá hơn thì 20-30tr ở phân khúc trung trung nhiều cụ trong này dư sức mua mà chả cần nghĩ mà cụ. To tát gì đâu, chính em cũng có time hứng lên thì mua/đổi thiết bị, về vểnh dé ra nghe mà chả quan tâm nó đáng hay ko đáng - Tâm trạng thoải mái nghe ắt thấy hay hơn. Giờ có topic này thì hứng chí lên type vào dòng bàn luận "trà đá vỉa hè" cho nó vui rất thiện chí. Nếu topic mục đích là "cung cấp thêm các sở cứ, thông tin về vấn đề dây dẫn" - Thì chúng ta nên focus vào vấn đề là Bổ sung các thông tin, số liệu, thực nghiệm, trải nghiệm thực tế để người đọc có những insight có ích hơn. Quay đi quay lại vẫn cứ vào 1 vòng tròn luẩn quẩn là "chơi bằng cảm nhận cá nhân" thì anh em khác vào đây đọc vẫn là chả biết đường nào.
Những thứ mà nhiều người khác nghe thấy được khác biệt, đáng giá nhưng bác chưa nghe thấy ra mà bác phán là khoảng tối thì e nghe thấy sao sao ấy. Khoảng tối của bác thì đúng hơn, e nghĩ vậy
Các cụ cho em hỏi: - tại sao dây loa thường không bọc giáp (shield) hoặc xoắn (twisted) như dây nguồn - chọn dây loa ngắn nhất có thể hay dài nhất có thể (không tính đến chuyện kê kích hay giá thành)
@bác junny: e ko có ý úp mở dzì cả. Chỉ muốn bác xác nhận mình thuộc nhóm nghe dc sự khác biệt hay nhóm ko nghe dc sự khác biệt khi thay đổi dây dẫn thôi.
Thiển ý của em có tìm hiểu được: - Dây nguồn điện áp lớn, hiệu điện thế tầm 220v, độ dài thường dưới 2m. Nhiễm điện cảm ứng cao hơn so với dòng điện trên Dây loa. Vì vậy các dây mass, dây core thường tránh xếp song song để hạn chế hiện tượng nhiễm điện cảm ứng. - Dây loa truyền tải tín hiệu điện thấp hơn, dễ tổn thương hơn nên đầu tư vào shields cách ly với môi trường được ưu tiên hơn là cách ly nội tại (các bó dây). Chất liệu truyền tải cũng được chú ý ví dụ có những sợi Siltech Bạc 7n 8n đắt, nếu làm xoắn thì tốn nguyên liệu hơn - giá thành mà cao quá thì khó bán. Dĩ nhiên đều có nhiều sợi nó cả làm vỏ tốt, cấu trúc cũng xoắn đủ kiểu thì lại càng ngon rồi. - Độ dài: Ngắn nhất luôn luôn là tốt nhất. Đã vào đến đây chơi, lượn chợ rao vặt. Mua sắm đồ thì em nghĩ chả ai ko phân biệt được cụ ạ. Thấy khác thì mới mua, mới nâng cấp mà. Kể cả dàn trăm triệu đến dàn tiền tỷ thì cũng vậy thôi. Ý em từ đầu đến cuối là làm rõ cái KHÁC đấy, bằng lập luận có cơ sở !
Ý bác là muốn có cái đồ thị đo lường nhìn cho sinh động pk? Nếu đúng như vậy thì trước giờ e chưa thấy hãng nào làm việc đó thì phai kể cả các hãng sx amply, cdp, dac,... có lẽ bởi chả có cái tiêu chuẩn nào để gọi là môc hay chuẩn cả?!?! Các hãng chỉ giới thiệu sơ về công nghệ đỉnh cao của họ với cái tên thật mỹ miều còn tất cả chỉ bằng nghe, nghe và nghe rồi tự cho điểm
Em ko đủ cơ sở để suy luận hay kết luận mỗi thành viên tham gia thảo luận đều nghe thấy dc sự khác biệt giữa các dây dẫn khác nhau bác ạ. Sorry bác do e đọc ko kỹ, chưa nắm dc rõ ý bác.
Các shop thường có combo nghe hay trong tầm giá dựa trên những gì họ có bán. Các cụ dân chơi sành sỏi thường có những combo phối ghép ăn ý như JBL Mac, Lux, Altec chơi đèn, Dyn chơi repao Plinus, Tailoi chơi với đèn 300b,... có ai đo lường gì đâu Vậy có nhất thiết phải đo lường mấy sợi dây loa, dây điện để chứng minh điều gì đó vốn không phải là sở trường của mình? Việc này là của hãng sx, các phòng lab nhưng các nơi này họ cũng k mấy khách quan đâu khi họ chỉ công bố những gì có lợi cho họ thôi, bất lợi họ cũng dấu nhẹm
Mạn bàn thêm tý. Bác có đồng ý với em là: - Âm thanh từ loa, hồi âm từ phòng, âm cộng hưởng,... tất tật những gì tai người nghe thấy (hoặc ko nghe thấy như siêu âm, hạ âm,... thì 1 phần sẽ cảm nhận được bằng cơ thể) => Thì đều là âm thanh đúng không? Làm rõ Âm thanh là gì, theo wiki (dịch) thì là: Âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại) của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng. Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh). Cả tiếng ồn và âm nhạc đều là các âm thanh. Trong việc truyền tín hiệu bằng âm thanh, tiếng ồn là các dao động ngẫu nhiên không mang tín hiệu. Vậy đo âm thanh bằng MIC và Tai người khác gì nhau: Hầu hết các máy đo âm thanh hiện nay đều làm việc theo nguyên tắc tác động của áp suất âm thanh, tương tự tai người. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau cơ bản giữa máy đo và tai người. Áp suất âm thanh gọi tắt là thanh áp. Âm thanh truyền lan đến đâu thì làm thay đổi áp suất không khí ở đó. áp suất do âm thanh tạo thêm ra một điểm gọi là thanh áp ở điểm đó. Đơn vị thanh áp là bar. Một bar là thanh áp tác động lên một diện tích 1cm2 một lực là 1 đin, 1 bar = 1đin/cm2. Người ta có thể phân biệt đợc khoảng 130 mức thanh áp khác nhau, mỗi mức cách nhau 1dB. Tai người nghe nhậy với các tần số trong khoảng 500Hz đến 5000Hz. ở khoảng tần số này chỉ cần nguồn âm thanh có thanh áp nhỏ, nghe cũng rõ không kém gì ở các khoảng tần số cao hay thấp có thanh áp lớn …. Tai người còn có thể phân biệt được các âm sắc khác nhau. Âm sắc là sắc thái riêng của âm thanh, giúp ta phân biệt được các nguồn âm khác nhau. Hai loại nhạc cụ cùng dạo một bản nhạc như nhau, nhưng nghe khác nhau, vì âm sắc khác nhau. Hai âm phức có âm cơ bản giống nhau về tần số và biên độ, nhng hai âm có tần số và biên độ khác nhau …. nên có âm sắc khác nhau. Tai người lại có khả năng ưu tiên nghe rõ các tiếng mà mình nghe quen. Người ta còn có thể xác định được hướng âm thanh truyền tới, nhờ có hai tai. Vì vậy ta có thể nghe được âm thanh lập thể. Một micophone có độ nhạy đồng đều với mọi tần số âm thanh. Ngược lại tai người thu nhận áp suất âm và chuyển đổi thành tác động thần kinh mạnh hay yếu còn phụ thuộc tần số của nó. Ngoài ra, còn ảnh hưởng bởi sinh lý của mỗi người (độ tuổi, khung sinh học, tình trạng sức khỏe,...) Tai người là một bộ máy chủ quan, không đồng nhất, cảm giác âm thanh mà tai người thu nhận được đánh giá theo đơn vị phôn. Để so sánh chung về âm thanh giữa 2 nguồn âm, người ta thường sử dụng các loại mic hiện đại trong cùng 1 môi trường tuyệt đối để so sánh các đại lượng đặc trưng. Các loại MIC hiện tại thì cũng có mấy loại chính có thể dễ dàng Google. Vậy Rút ra điều gì, có nghĩa là chúng ta hoàn toàn có thể đo đạc Âm thanh bằng máy móc, chả có cái gì tai người nghe được mà máy ko đo được cả. Trừ khi có 1 loại năng lượng nào đấy chính Khoa học chưa đo đạc được