Thread này thấy các bác ở 2 phe: tôn sùng dây "xịn" và phe "dây xịn chỉ hơn nhau ở chỗ .... mắc tiền hơn", comment có vẻ ôn hòa hơn. Thà vậy đi, bác nào thấy dây "xịn" nó thay đổi chất âm nhiều tới mức mà chi phí chênh vài chục triệu, trăm triệu ..... mà xứng đáng với sự thay đổi chất âm mà mình nhận được thì cứ đầu tư. Vì đó là niềm hạnh phúc, sung sướng mà. Còn mục đích của bài viết thì mình thấy có mục đích rất tốt cho những người mới tiếp cận, mới chơi.... Bài viết giúp họ bớt phải tham gia vào chợ rao vặt... Người mới chơi thì cần nhiều nguồn thông tin bổ ích, có trách nhiệm dạng này để định hình cho bộ dàn âm thanh của mình. Tuy nhiên, trăm người ngàn ý... Chẳng ai giống ai. Mà đã là cuộc sống thì điều bất hạnh nhất của một con người là cố gắng để giống một ai đó. Như hôm trước có một bác có câu nhận xét rất hay và chính xác, đại loại là: Chơi âm thanh nó chỉ là một thú vui, nó là một sự lựa chọn thiết bị về sắp đặt. Chơi nhiều sẽ tăng khả năng nghe và cảm nhận, dễ thấy sự khác biệt. Nhưng nó hoàn toàn không phải là khoa học gì cao siêu. Nên đừng ảo tưởng bản thân mình cao siêu để chê những người không nhận thấy sự khác biệt là tai trâu hay xxx dốt, kém cỏi.
Em đồng ý với bác hoa hồng. E bổ sung thêm 1 ý, ngược lại người chơi ko nghe dc khác biệt giữa các dây dẫn cũng ko nên gọi đối phương là “tai dơi” hay dzì dzì khác
Bác dùng từ "tôn sùng" thì nặng nề quá. Ở vnav này hầu hết là chỉ mê nhạc, số đông tin vào sự cải thiện chất lượng trình diễn do sử dụng các sp cao cấp, chuyên dụng thôi. Ai lựa chọn gì cũng có cái lý cả, theo số đông, theo thực tiễn, theo uy tín, theo nhận thức, theo trải nghiệm, theo Bác Hồ,...tôn sùng chắc hiếm lắm
Có lẽ cũng hơi nặng nề thật bác nhỉ. Nhưng tìm câu tương đương mà nhẹ nhàng hơn thì khó quá. hehe Em dùng câu ấy với ý tích cực chứ không hề mang tính tiêu cực đâu. Vì nó phù hợp với suy nghĩ, dây 20 củ sẽ thua dây 30 củ, rồi thua 40, 50... Nghĩa là dây có giá càng cao thì .... nghe càng "ưng ý".
Đúng bác. Cơ sở ấy không phải là do em đặt ra. Mà là dẫn chứng từ bài viết đó bác. Việc từ mấy củ "lên" 20 củ, 30, 40, 50 .... chắc không phải lên cho .... vui nhỉ. Còn rất rất nhiều bài từ thread của Chim Sâu bữa trước nên em mới viết vậy đó.
Ko hẳn cứ dây đắt hơn thì là người chủ họ quan niệm dây rẻ hơn là dở hơn đâu ạ. Nó tương xứng với mức đầu tư của các thiết bị khác trong hệ thống nữa. Ví dụ như cây bút, cây Mont Blanc 10 hay vài mươi triệu thì viết chắc hơn dc cây Pilot vài trăm nghìn ko? Nhưng người có điều kiện và đam mê họ trang bị set quần áo trên người nào là Valentino, Pierre… hàng chục triệu thì họ cắm cây Montblanc trên túi áo cũng xứng mà các bác nhỉ
E thì không tin dây đắt tiền hay hơn dây vài chục k/m. Biến áp, tụ tị, dây tín hiệu, dây loa … cũng vậy. Nếu bác nào khẳng định linh kiện nào giá cao hơn mà hay hơn xin cho chứng minh. Chứ cãi nhau mệt lắm, mất lòng.
Ông Tây kia khuyên là dùng dây tốt + đúng tiêu chuẩn là ok, đừng chạy theo giá. Em có cặp dây+đầu giắc Supra (loại rẽ nhất) và cặp dây mua của ông Dũng TĐ diy,cả 2 bằng giá, nhưng cặp của ông Dũng lại nghe hay hơn, hihihi
Mở rộng ra linh kiện thì e vote tụ Duelund, tai e thì hay hơn mấy loại khác trên thị trường hiện nay mà e biết.
So sánh cái gì thì đều phải ít nhất là trong tầm của nó, tây gọi là same league. Ô tây nói ko sai nhưng chưa đủ.
Khác nhé cụ,em thay con tụ nối tầng nichicon 10uf to bằng đầu đủa ăn bằng con Mundorf 10uf to bằng ngón chân cái thì nghe hay hơn nhiều !
Cái này phải làm cho nó rõ: - Dây âm thanh (truyền tải điện - hay còn gọi dây loa) - Dây tín hiệu (truyển tín hiệu số - hay còn gọi dây Digital) Dây Loa: Bản chất chả có dây loa nào mà làm âm thanh hay hơn cả. Dây Loa đơn giản là truyền điện, và nhiệm vụ của nó là bảo toàn chất lượng điện được nguyên vẹn như ở đầu Amply/Pow xuất ra. Vấn đề ở đây là vốn chẳng bao giờ có môi trường lý tưởng như thế. Tùy từng dây, chất liệu dây thì quá trình truyền điện này sẽ bị hao hụt chất lượng ở nội tại cái dây (với hàng tá yếu tố ảnh hưởng như trở kháng dây, nhiễu bẩn chất liệu trên dây - do không tinh khiết và cản trở chuyển động electron mức phân tử - cái này thì có căn cứ cả, trẻ con học Vật Lý cấp 2 cũng biết chứ chả cần ai chém) => Chính vì hao hụt, dây A hao hụt khoảng X, dây B hay hụt khoảng Y nên là mỗi dây nó lại ra âm lại khang khác. Nhiều người nhầm tưởng đó là mầu âm của dây. Dây tốt, là dây truyền tải được gần như nguyên vẹn. Nên biết thêm ở amply nó có cái số Damping Factor, giống như kiểu khả năng xuất điện để hãm cái màng loa vậy đó. Dòng electron chuyển động trên 1 cái dây "thông thoáng" thì rõ ràng sẽ hiệu quả hơn là trên 1 cái dây đồng tạp chất rồi. Dây Digital: Bản chất truyền tín hiệu 0.1.1.0 dựa trên điện áp cả thôi. Điện áp trên khoảng A thì transitor đóng - nhận giá trị 1 trên ô nhớ & ngược lại. Đã là điện áp, thì sẽ có khả năng tổn thương. Gặp nhiễu, tín hiệu nào yếu yếu ở ngưỡng giữa mức 0 và 1 thì có thể sai lệch. Đọc đến đây nhiều bác sẽ nhảy số ngay, bảo nếu truyền theo bit perfect TCP thì làm sao mà sai được vì giao thức này vốn đã đảm bảo các yếu tố sau: Đảm bảo rằng dữ liệu đến đúng như khi được gửi. Kiểm tra lỗi các luồng dữ liệu. Header 20 byte cho phép 40 byte dữ liệu tùy chọn Nhưng, nhiêu đó thôi thì không đúng với giao thức truyền âm. Hình dung đơn giản, việc truyền tín hiệu âm thanh nó giống như bạn thực hiện 1 cuộc gọi Video vậy, mạng yếu thì Video nó mờ, chứ ko có chuyện chờ mạng load được hết hình ảnh realtime thì mới hiển thị cho người nghe máy. Âm thanh cũng vậy, tệp âm thanh sẽ được truyền từ DAP sang mạch DAC near-realtime (Dĩ nhiên là có synchronize clock) để đảm bảo âm thanh phát ra từ amply đến màng loa sẽ là native. Quá trình này đòi hỏi toàn vẹn dữ liệu rất cao mà giao thức TCP không thể đảm bảo được. Tiếp, đến đây sẽ có bác lại lập luận. Vậy tại sao không tích hợp bộ nhớ cache (mem cache) lên DAC đi, còn từ DAP đến DAC sẽ dùng TCP. Rất đúng, các nhà sản xuất đã thử, và có rất nhiều sản phẩm trên thị trường có bộ nhớ buffer trên DAC. Khi tín hiệu số được nạp từ bộ nhớ internal sang chip DAC để xử lý, thì vẫn sẽ phải là giao thức khác với giao thức TCP. Chính quá trình này không cẩn thận, sẽ nhiễu lòi ra và chả khác gì chữa đui thành què. Tích hợp đám bộ nhớ ssd, mem ram,... vào DAC chả khác gì mang 1 đống linh kiện siêu nhiễu vào thiết bị. Vậy là việc dùng dây dẫn USB chống nhiễu, đam bảo truyền tín hiệu toàn vẹn được người chơi nghĩ đến. Và nó thực sự có kết quả. Kết quả đến đâu, thì phải tùy thuộc bộ dàn của các quý zị mà thôi. Vì nếu chỉ xử lý nhiễu ở 1 đoạn dây, thì cũng ko đồng nghĩa cả hệ thống của bạn hết nhiễu được. Vậy nên, nếu nguồn điện chưa ngon thì xin đừng nâng cấp dây làm chi.
Ủa cái này bình thường mà duy tâm đâu. E thay cặp Mundorf 2.2uf to cỡ ngón chân cái bằng cặp Duelund 2.2uf to cỡ lon bia thấy DAC hay hơn hẳn mà.
Chỗ này có chút gì đó chưa chuẩn, em phản biện tí: 1. Dây loa: Chuyển tải tín hiệu âm thanh từ ampli đến loa chứ không phải chuyển tải điện. 2. Dây tín hiệu: Cũng dùng để chuyển tải tín hiệu âm thanh dưới các dạng thức khác nhau. Dây tín hiệu không chỉ có dây digital mà còn các loại dây khác như dây quang, dây av, dây USB, dây balance, .... Do vậy, tùy theo từng loại dây mà có thể chuyển tải âm thanh dưới dạng digital và cả analoge.
Viết một cách đơn giản nhất thì: Tín hiệu digital (cũng như bác viết) được biểu diễn dưới dạng chuỗi số 0 và 1. Tín hiệu analog được biểu diễn dưới dạng hình sin.
Xét về cơ lý hơn 1 tý thì dây loa hay dây USB/Digital vẫn là truyền điện thôi. Đừng nhầm tưởng dây USB là nó truyền 0110, việc nhận ra 0110 và biên dịch thành ngôn ngữ khác đó là việc của CPU/Chipset khi nhận tín hiệu điện. - Trên dây loa kim loại, hạt nhân của vật chất đóng vai trò tích điện dương, nó nằm cố định. Electron tích điện âm, tự do di chuyển có hướng => Tạo ra dòng điện, dòng điện làm rung màng loa. Thứ tự này có thể thay đổi bằng chất điện môi tùy trường hợp. Nên nói dây loa dẫn điện (bản chất là dẫn electron âm) thì cũng chả có gì sai. - Trên dây Digital (dây USB chẳng hạn) thì nó cũng là truyền điện, điện vào mạch bán dẫn biến thiên, làm các chip transet nhận/đóng mạch và ô nhớ ghi nhận là 0 hoặc 1. Nên nói dây Digital dẫn điện cũng ko sai nốt (nhà bác nào chưa tiếp địa, cứ sờ vào 1 đầu USB xem có giật tê tái không) Ví dụ: Trong trường hợp ổ SSD (Ổ đĩa thể rắn, tức là không có bộ phận kim ghi chuyển động), hầu hết chúng sử dụng chip flash NAND lưu trữ dữ liệu dưới dạng điện tích cho bất kỳ bit nào. Nói cách khác, giá trị 1 sẽ được biểu thị bằng một ô không có điện tích và 0 sẽ được biểu thị bằng một ô có điện tích dương. Điện tích được tạo ra bởi các electron bị bẫy chứa trong các bóng bán dẫn giữa các lớp cách điện tạo nên mỗi cell. Còn tín hiệu âm thanh, hay tín hiệu hình ảnh, tín hiệu bla bla thì cơ bản nó vẫn là truyền điện. Chỉ khác mấy vụ Optical thì rõ ràng nó dùng ánh sáng để truyền tín hiệu cho mắt đọc transform thành 0110 thôi. Cụ có thể đọc thêm tại đây có hình minh họa rất dễ hiểu: https://www.quora.com/How-do-binary-0-and-1-become-electronic-signals-for-CPU
Dây loa làm bằng dây kim loại nên nó dẫn điện là đương nhiên rồi. Và khi nó đang được cho hoạt động (ampli đang truyền tín hiệu ra loa) thì ta có thể đó hiệu điện thế trên nó được mà. Một số dây tín hiệu cũng có điện khi chúng đang họat động. Tuy nhiên, cái người ta cần thu được từ loa không phải là điện trong dây loa mà là thứ âm thanh/ âm nhạc trong sợi dây loa này khi nghe được qua cái loa. Đó mới là mục đích chính để chuyển tải âm thanh từ ampli sang loa khi sử dụng sợi dây loa này (Nghe âm thanh chứ có ai nghe điện thông qua sợi dây loa này bao giờ)
Khà khà em hiểu ý cụ, ý cụ là bay bổng, còn em lại hơi về vật lý. Vậy nên nói dây loa truyền điện là về cơ học, còn nói dây loa truyền âm thanh thì nó lại là lãng mạn hóa