Lột trần những lầm tưởng về audio cable !

Discussion in 'Phụ kiện' started by Wilson Fans, 27/2/23.

  1. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Bác viết dòng màu đỏ thì làm các hãng bán được các loại dây.

    Em viết dựa theo mục đích sử dụng bình thường của các loại dây dẫn có trong hệ thống audio thôi chứ chả lãng mạn gì đâu. Audio và chơi audio thì bản chất chung quy cũng chỉ là âm thanh và chơi âm thanh thôi.

    Sang lãnh vực khác thì cũng cái dây đó thì ta có thể viết khác vì mục đích sử dụng nó khác. Ví dụ như dây loa có thể làm dây nguồn điện chẳng hạn.
     
  2. Lucas M

    Lucas M New Member

    Joined:
    25/12/22
    Messages:
    2
    Likes Received:
    20
    Các cụ ơi cho em hỏi nhỏ tí… có phải các cụ đi học lớp nhạc lý cơ bản để nghe dc các thể loại nhạc từ bolero …. Clasical ko? Ạ?em thấy các cụ nghe chuyên sâu thật nghe được cả lỗi của người chơi trống bass hay guitar….tiếng bass mid treble… hoà âm phối khí. nếu thế em cũng đầu tư đi học lớp cấp tốc nhạc lý cơ bản… cảm ơn các cụ đã đọc
     
    lethanhngoc likes this.
  3. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.908
    Likes Received:
    2.583
    Những món này e cũng ... học cả rồi. Túm lại: dây nào cũng như dây nào, nó là hợp kim đồng, truyền tải điện. Cứ cắm dây nào vào đâu cũng được ít nhất về KT nó ỔN vì không hỏng thiết bị và vẫn cho ra đầu cuối cái ta cần, vậy thôi bác nhỉ. Mấy bác audiophile cứ làm lớn chuyện bác nhỉ.
     
    ngxant and Tuilaai like this.
  4. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.097
    Likes Received:
    1.079
    nghe nhạc gần như bản năng mà bác, e có 1 chữ nhạc lý nào đâu. Nghe tất từ xanh đỏ tím vàng, classical tất cả các dòng. :)
     
  5. ngxant

    ngxant Approved Member

    Joined:
    9/9/21
    Messages:
    41
    Likes Received:
    74
    Khác mà bác. Mấy cụ nghe nhạc audiophile bản chất là nghe sản phẩm từ ông mixer ghép các chanel lại chứ đâu phải giống nghe trực tiếp đâu. Nghe nhiều thì có trải nghiệm, nhiều trải nghiệm thì có nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm nó đúng hay sai thì lại tùy khả năng từng người.

    Chứ nói thật nhiều cây Piano triệu đô, ngoài đời đã bao giờ được nghe đâu mà dám phán là âm tròn, âm nảy, âm bay bla...bla...

    Cũng như mình xem bóng đá, dù không biết đá bóng nhưng bằng kinh nghiệm xem bóng thì mình cũng bình luận được ấy cụ.
     
    Wilson Fans likes this.
  6. ngxant

    ngxant Approved Member

    Joined:
    9/9/21
    Messages:
    41
    Likes Received:
    74
    Em thì chả dám đánh giá, vì nào dám chê mấy bác có tiền.
    Với em thì có khả năng mua được sợi dây vài trăm củ đã là 1 cái để mình nể rồi. Lấy đó làm động lực mà kiếm tiền nuôi thú chơi. Nếu cứ giữ quan điểm bỉu bôi thì chả khác gì mua miếng thịt bò Ninh Thuận làm beefsteak rồi chê bai chất lượng mấy con bò nghe nhạc tập Yoga bên Nhật Bổn.
     
    Wilson Fans likes this.
  7. meotomvn

    meotomvn Advanced Member

    Joined:
    21/12/17
    Messages:
    357
    Likes Received:
    500
    Bác phản biện kinh thật Các loại dây ko truyền tải tín hiệu điện chứ truyền tải gì nữa bác? Toàn bộ hệ thống nghe nhạc từ analog đến digital cũng chỉ là truyền tải tín hiệu điện mà thôi. Chỉ có thằng loa cuối cùng mới là thằng phiên dịch từ tín hiệu điện đó ra thành chuyển động cơ học để tái tạo sóng âm. Và tất nhiên đã là phiên dịch thì tùy theo trình độ ăn học. Có tiền cho thằng Tèo học cao thì nó sẽ dịch cho bác nghe dc chuẩn hơn, đầy đủ hơn, sát với nguồn cấp hơn
     
  8. duynguyen7307

    duynguyen7307 Advanced Member

    Joined:
    22/7/07
    Messages:
    679
    Likes Received:
    1.472
    Location:
    Sai Gon
    Các bác lại chuyển qua chẻ chữ bắt bẻ cãi nhau rồi.
    Đề nghị tất cả bình tĩnh chia sẻ suy nghĩ/cảm nhận/trải nghiệm của mình để mọi người có thêm thông tin bổ ích mà tham khảo :):D;)
     
    Wilson Fans and Ls Hoa Hồng like this.
  9. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.097
    Likes Received:
    1.079
    cắm dây loa vào vol kế nhảy kim k các bác. Nhảy kim là truyền điện rồi :D:D
     
  10. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.908
    Likes Received:
    2.583
    Thế bác nào định nghĩa cái… dòng điện là gì cho e học hỏi chứ ngẫm lại nó vẫn Mông lung lắm lắm luôn. Nói thật là đến giờ em cũng chưa nhìn thấy cái “dòng điện” nó mặt mũi ngang dọc như thế nào nữa các bác. :( Tks
     
    Last edited: 10/3/23
  11. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.097
    Likes Received:
    1.079
    Là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích...e nhớ thoáng như dzi. Bác thấy mặt mũi dòng điện thì bác k phải là người rầu. :p:p:p
     
  12. ngxant

    ngxant Approved Member

    Joined:
    9/9/21
    Messages:
    41
    Likes Received:
    74
    Haha sau này sẽ có hình thức phóng điện trong không khí, lúc đấy các cụ sẽ thấy hình hài của dòng điện. Lúc đấy tia lửa điện đốt nóng các hạt trong không khí, tạo thành ánh sáng. Tia sét mini đấy được loa thu lại và rung lên tạo âm thanh. Lúc này sẽ chả cần dây dẫn, mà chỉ cần thay máy lọc không khí là được.
     
  13. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.908
    Likes Received:
    2.583
    Hình hài nó như thế nào bác? Cả "hạt trong không khí" là hạt gì vậy? Bắt đầu mụ mị rồi đây.
     
  14. ngxant

    ngxant Approved Member

    Joined:
    9/9/21
    Messages:
    41
    Likes Received:
    74
    Thì vẫn là dòng dịch chuyển electron thôi cụ. Trong không khí bao gồm các chất khí gồm các ion – các nguyên tử mất một số electron trên quỹ đạo – và các electron tự do. Hình thành trạng thái plasma thì cụ thấy sáng sáng, hình hài tia điện thôi.
    Plasma có thể được tạo ra một cách nhân tạo bằng cách đốt nóng một chất khí trơ hoặc đặt nó vào một trường điện từ mạnh đến mức mà một chất khí bị ion hóa ngày càng trở nên dẫn điện. Mang máng là thế.
     
  15. Ls Hoa Hồng

    Ls Hoa Hồng Advanced Member

    Joined:
    8/10/22
    Messages:
    95
    Likes Received:
    87
    Location:
    Hồ Chí Minh
    Em cũng nghĩ vậy.
    Với em thì việc đầu tư thiết bị chính hay phụ kiện thì nó tùy thuộc vào khả năng chi trả, độ máu của người chơi và cả sự phù hợp của toàn hệ thống.
    Còn các loại dây dẫn thì nó đều có sự hạn chế, đó là điện trở suất. Nên để giảm bớt sự "thất thoát" trong quá trình truyền dẫn qua dây thì cần loại dây phù hợp về tiết diện và có điện trở suất nhỏ nhất có thể.
    Còn màu âm do dây mang lại thì em ứ tin ....
     
  16. duynguyen7307

    duynguyen7307 Advanced Member

    Joined:
    22/7/07
    Messages:
    679
    Likes Received:
    1.472
    Location:
    Sai Gon
    Hiểu chữ màu âm là theo lối nói thông thường thôi. Đa số ta đều hiểu dây nhợ thì loanh quanh câu chuyện truyền dẫn và chống nhiễu để bảo toàn tín hiệu. Tuy nhiên với ngành công nghiệp dây dẫn audio thì e tin là các hãng lớn đều đạt dc tới cảnh giới “kiểm soát đc signal distortion” để làm ra dây cho ra chất âm theo ý muốn.
     
  17. ngxant

    ngxant Approved Member

    Joined:
    9/9/21
    Messages:
    41
    Likes Received:
    74
    Như em có viết ở trên, dây dẫn vốn chả có màu âm nào cả.
    Đơn giản Dây nào mà suy hao dải cao nhiều => Thì ta gọi là dây này ấm áp
    Dây nào suy hao dải thấp nhiều => Thì ta lại gọi dây này sáng
    Dây nào đủ cả 3 dải, thì lại bảo dây này cân bằng. Chỉ thế thôi.
    Vẫn chốt lại, dây nó chỉ làm nhiệm vụ truyền dẫn.

    Nguồn phát ví như ánh sáng trắng là hỗn hợp của tất cả các ánh sáng đơn sắc, bao gồm 7 màu là: màu đỏ, cam, vàng, chàm, lục, lam, tím và các màu có trong ánh sáng trắng đều là màu gốc của quang phổ và được chiếu với cường độ thích hợp.

    Dây dẫn giống như tấm lọc màu.

    Dây xịn là dây trong suốt.

    Dây không xin thì như tấm lọc màu không trong suốt
     
    Last edited: 10/3/23
    Thangteo and tranman like this.
  18. Ls Hoa Hồng

    Ls Hoa Hồng Advanced Member

    Joined:
    8/10/22
    Messages:
    95
    Likes Received:
    87
    Location:
    Hồ Chí Minh
    Em cho rằng, các hãng "danh tiếng" có thể sx được loại dây có khả năng chống nhiễu tốt, sử dụng vật liệu siêu dẫn, pha trộn thành phần kim loại, xi mạ ...vv để làm thay đổi điện trở suất (khả năng truyền dẫn) của dây dẫn => nghe âm thanh có vẻ sáng, vừa, tối .....
     
  19. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.097
    Likes Received:
    1.079
    Bởi thế dây xịn chuyên dụng nghe tốt hơn dây đồng 50k.m là rõ ràng.
     
  20. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Em e rằng bác có chút nhầm lẫn ở đây vì:

    1. Điện và tín hiệu âm thanh analog đều là dạng sóng sin nên cách thức hoạt động của chúng tương tự nhau. Do vậy, chúng có chung các đặc tính là tần số, phân kỳ, hiệu điện thế,.... Về mặt vật lý thì cả hai đều dùng sự chuyển động qua lại của hạt electron để làm cơ sở vận động. Nhưng chúng các sự khác biệt cơ bản về bản chất là điện thì không nghe được còn âm thanh thì nghe được. Ngoài ra, tín hiệu âm thanh được xác định chạy trong khoảng tần số 20Hz-20KHz, còn tín hiệu điện chỉ chạy ở 50Hz và 60Hz thôi nên nó làm sao có thể thay thế được tín hiệu âm thanh do không thể hiện được hết các dải tần âm thanh từ 20Hz - 20KHz. Nếu nói dây loa chỉ có tín hiệu điện thì tần số của nó là bao nhiêu? Do vậy, nói tín hiệu điện ở dây loa là chưa chuẩn. Phát biểu như vậy thì chắc là chả có hãng làm dây nào bán được hàng cả.

    2. Tín hiệu âm thanh không chỉ có ở loa mà còn có ở khắp nơi trong bộ dàn, trong các 2 dạng khác nhau là digital và analog. Do vậy, chúng có ở băng dĩa (dưới dạng lưu trữ), đầu đọc, ampli, loa và ở các loại dây dẫn. Tuy nhiên, âm thanh chỉ nghe được ở loa vì chính thiết kế của loa giúp cho ta nghe được. Ở các thiết bị và dây dẫn còn lại, tuy không nghe được nhưng ta có thể đo được hình dạng sóng âm thanh để biết chúng đang tồn tại dưới dạng nào.
     
    Last edited: 10/3/23
  21. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    652
    Location:
    BTA - TPHCM
    Không cần sau này mới có mà hiện nay đã có dạng loa này. Bác nên tham khảo thêm về loa mành sẽ hiểu hơn. Chỉ có một điều cấm kỵ trong dòng loa này là nếu bị hiện tượng đánh lửa thì nó sẽ bị hư hỏng.
     
  22. ngxant

    ngxant Approved Member

    Joined:
    9/9/21
    Messages:
    41
    Likes Received:
    74
    Bác nhầm to rồi.

    Điện 50Hz hay 60Hz, nó là nói đến tốc độ vòng quay của máy phát điện:
    - 50Hz tức tốc độ tua bin quay 50x60s = 3000 vòng/phút
    - 60Hz tức tốc độ tua bin quay 60x60s = 3600 vòng/phút
    (giả định là cuộn dây đồng, lõi ferrit là 1 và xoay trong từ trường faraday)
    Có nghĩa, 1 bóng đèn 50Hz sẽ on/off 50 lần trong 1 giây trong điện xoay chiều.

    Các Amply/Pow làm việc với loại điện này sẽ làm nhiệm vụ đẩy push/pull dòng điện ra loa, từ đó loa mới giao động với tần số từ 10Hz đến 50Khz gì đấy để tạo ta âm thanh tương ứng.

    Để đánh giá khả năng push/pull của amply để kiểm soát màng loa, có 1 thông số Damping Factor có thể chạy từ 30 cho đến 1000-2000 DF.

    Bản chất Hz là để do 1 giao động lặp lại của 1 cái gì đấy, có thể là tourbin, có thể là màng loa, có thể là số lần đảo chiều của điện.... Nên phân biệt cho rõ. Chúng hoàn toàn khác nhau.
    Nên chỗ bôi đỏ bác hiểu sai nhé.
     
    Last edited: 10/3/23
    Thangteo, nhthanh, khttc9 and 3 others like this.
  23. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.014
    Likes Received:
    1.300
    Nghe được lỗi của người chơi/ nhạc công không thuộc về lĩnh vực audiophile bác ạ. Đó là học nghe/ thẩm nhạc chứ ko phải thẩm hệ thống âm thanh. Cái đó thì đúng là cần học, hơn nữa phải học rất vất vả từ nhạc lý cơ bản đến nâng cao

    Hệ thống âm thanh của audiophile có nhiệm vụ duy nhất là tái hiện lại những gì bản ghi âm có (do kỹ sư thu âm, mixed, remastered...làm ra). Đến đây thì cơ bản tách ra thành 2 phái chính. Phái thứ nhất là dùng "màu âm" - tức biến đổi âm thanh của bản ghi âm theo cách thêm bớt chút gì đó để khắc phục các lỗi thường có của bản ghi và/hoặc theo cách mà cá nhân kỹ sư thiết kế/ hãng cho là HAY. Phái thứ hai là "chính xác" - tức có sao phát vậy, đúng với bản ghi âm nhất có thể.

    Phái thứ nhất không có chuẩn, mỗi người một ý, một định nghĩa về cái HAY nên ko bàn tới được. Phái thứ hai cũng gặp tình trạng tương tự do mỗi kỹ sư thu âm cũng có quan điểm về cái HAY khác nhau. Tuy nhiên, trong phái thứ hai này có âm nhạc classical (mà ta vẫn gọi là cổ điển) thì có chuẩn chung là CHÍNH XÁC nên nó được ưu tiên cao hơn khi dùng để đánh giá hệ thống âm thanh. Ngoài ra, nó còn sử dụng nhiều nhạc cụ và đều phải là nhạc cụ acoustic (không dùng âm thanh điện tử/ phát lại) nên có nhiều đất để diễn hơn, dễ đánh giá hơn.

    Với phái thứ 2 này, ta cũng cần học nhưng ko vất vả lắm, chỉ cần nghe thực tế nhiều là đánh giá được cơ bản. Ví dụ cùng là nhạc cụ dây và gảy/gõ thì guitar, harp, harpsichord, piano sẽ khác nhau. Dĩ nhiên, chất lượng nhạc cụ khác nhau sẽ cho chất âm khác nhau nhưng chủ yếu là khác nhau về lượng tạp âm được tạo ra chứ về chất âm cơ bản thì không khác mấy. Xét riêng góc độ marcro dynamic, đàn guitar có lực căng dây nhỏ nhất (đâu đó dưới 500kg) và dùng cộng hưởng thùng nên có dynamic thấp nhất. Âm thanh sẽ "kéo dãn" nhất. Đàn harp (hạc cầm) cũng dùng lực tay gảy giống guitar nhưng lực căng dây lớn hơn (đâu đó 2k kg) lại không dùng cộng hưởng thùng nên tiếng "tròn" hơn, hay nói cách khác macro-dynamic cao hơn guitar. Đàn harpsichord cũng "gảy" nhưng đã dùng đến cơ khí hỗ trợ do lực căng dây rất lớn (1-5 tấn) nên dynamic còn cao hơn nữa. Do dynamic rất mạnh lên nó có thể chơi những đoạn nhạc có tốc độ cao mà không bị "dính" vào nhau. Dĩ nhiên, cây grand piano sẽ đứng đầu trong nhóm này về dynamic do lực căng cây của nó có thể tới 20 tấn và phải dùng búa để gõ vào dây dàn... Cho nên, nếu nhạc công không dùng pedal để tạo tiếng vang thì tiếng piano sẽ gọn gàng nhất (aka pha phát động nhanh nhất) và "tròn" nhất. Và cho đến nay, dynamic của piano vẫn đứng đầu các nhạc cụ, có lẽ nó chỉ thua các loại nhạc cụ "liền khối, đậm đặc" kiểu đàn Xyclophon mà thôi
     
    Last edited: 10/3/23
    loclocphatphat, khttc9, gamut and 2 others like this.
  24. Lucas M

    Lucas M New Member

    Joined:
    25/12/22
    Messages:
    2
    Likes Received:
    20
    Hè hè … em cứ nghĩ câi gì học cơ bản thì vẫn hay hơn ạ… còn bằng kinh nghiệm thì em ko dám bàn, VD cụ muốn chơi tennis thì phải học từ cơ bản đến nâng cao về skills… chứ cụ ko học qua kể cả 10 năm kinh nghiệm đi đánh nhưng người trong nghề họ nhìn phát là biết cụ chơi theo kiểu phong trào
    cam ơn phân tích của cụ❤️
     
  25. meotomvn

    meotomvn Advanced Member

    Joined:
    21/12/17
    Messages:
    357
    Likes Received:
    500
    Thôi em nghĩ chung ta nên dừng tranh luận lại về mục này. Cơ bản bác nói khác xa những gì em biết nên em ko nói nữa.
     

Share This Page

Loading...