Cụ chuẩn! Với thể thao, học để ít nhất chơi không tốn sức, ko gây chấn thương hay các đi chứng khâc. Với âm thanh, học để biết HAY ở đâu và phân biệt được cái HAY đó đó nghệ sỹ chơi tốt hay hệ thống âm thanh tốt và ngược lại, DỞ đó nghệ sỹ chơi tồi hay hệ thống âm thanh kém..
Học cách “nghe” bác nhỉ! Vì là “học” nên sẽ có người học dốt và có người học giỏi, có người ham học và có người thích … không học. Lại còn có kiểu người không cần học nhưng cái gì mình… cũng biết tuốt mà thậm chí cũng chả thèm nhìn thằng bên cạnh nó làm đúng hay sai vì mặc định là thèng bạn nó SAI. Ref: e tự nhận rất thích học nhưng tiếc rằng không có thày dạy, mà muốn hỏi để học cũng chưa dc.
Học để nghe nhạc, biết nghệ sỹ nào chơi hay thì mất công và cả năng khiếu như bác nói. Học để nghe âm thanh, biết hệ thống nào chơi hay thì đơn giản, trừ phi bác muốn phân biệt "màu âm" nào hay/dở. Về cơ bản, theo em, dynamic và details là nguyên tố hình thành lên mọi thứ từ âm trường, âm sắc, âm hình... Trước tiên cứ lấy bộ gảy/gõ để đánh giá dynamic, lấy bộ dây kéo (strings)/ hơi (winds) để đánh giá details. Sau khi quen rồi thì bắt đầu kết hợp nhiều nhạc cụ thuộc nhiều nhóm vào để xem hệ thống có "loạn" hay không.... Như ví dụ trên, dynamic thể hiện rõ nhất trong pha phát động (attack). Nếu bác nghe đàn Harp như đàn guitar thì ko sao, lỗi chút xíu thôi. Nhưng giống đến mức đàn harp có tiếng cộng hưởng thùng (phừng phừng..) thì xin chia buồn, hệ thống của bác cần chỉnh lại. Piano rõ nhất, nó phát động rất nhanh lên thường làm giật mình. Ở các note cao, mỗi phím đàn đập xuống 3 sợi dây nên nó như xuyên qua tai xoáy vào óc, tức nghe như âm thanh đập vào gáy chứ ko phải vào tai.vv.. Nếu hệ thống của bác mà cho tiếng piano giống guitar thì xin chúc mừng, bác có động cơ để thay mới rồi
"Nếu hệ thống của bác mà cho tiếng piano giống guitar thì xin chúc mừng, bác có động cơ để thay mới rồi" em chưa hiểu ý bác chỗ này?
Bt mà cụ, tay guitar Jimi Hendrix cũng chẳng cần học 1 nốt nhạc nào để trở thành guitarist ảnh hưởng nhất mọi thời
Cơ mà bây giờ em nghe những album nổi tiếng nhất của tay guitar này thì lại thấy không thẩm được. Thấy mấy band khác như Led Zeppeline, Deep purple hay Black Sabbath đỉnh hơn nhiều về guitar. E cũng dân học guitar cổ điển 2 năm ) cũng bik đánh chút ít
E cũng quen 1 dân chơi, rất mê Eric Clapton mà cũng chê Jimi Hendrix, nhưng Clapton thì cũng rất mê Hendrix, e là fan nên đào sâu hơn, mấy album studio thu âm hơi dở chơi live hay hơn cụ ạ. https://www.discogs.com/master/251463-The-Jimi-Hendrix-Experience-The-Jimi-Hendrix-Experience mấy bản nổi tiếng nhưng chơi live, khác khá nhiều studio album, mời cụ giao lưu chơi
Càng nghe càng thấy Hendrix siêu đẳng. Phải nói cực kỳ siêu đẳng. Mấy hôm trước nghe lại G3 chơi lại bài của J Hendrix mới thấy tay da đen này đúng là thiên tài trăm năm có một
Khổ nhất là mấy ông biết chút ít hoặc rành về nhạc lý thường hay coi thường hay khuyên người khác phải học chơi trước khi nghe. Người chơi lâu và am hiểu ko ai làm vậy cả. Người ko biết nấu ăn vẫn có thể nhận biết món ăn ngon hay dở với khẩu vị của họ. Người ko biết đá bóng vẫn có thể trở thành bình luận viên hay huấn luận viên nổi tiếng. Cá nhân em thì nói thật các bác giáo sư âm nhạc đừng buồn, đại đa số dàn của người ko biết chơi nhạc thì lại nghe hay hơn dàn các ông rành về nhạc lý. Thế mới đau
Đúng zậy. Nên trên face có bác tự hào có bố làm trong nghệ thuật, chém tơi bời mấy bác có ht lớn là không biết gì cả nghe thua cả loa di động bày quanh nhà (đi đâu cũng đem âm nhạc đến đó).
Nghĩa là hệ thống đã làm "méo" tiếng quá nặng, biến nhạc cụ acoustic thành nhạc cụ điện tử (echo, reverb..). Vấn đề đã ăn vào xương cốt (loa, ampli, Dac) chứ ko đơn giản ở kê kích, dây dợ ...nữa. Phải thay thôi
Báo cáo các bác là lúc đầu em cũng không tin vào dây dẫn lắm, cứ nghĩ dây dẫn tốt một tý là cái nào nghe cũng như cái nào, chỉ có amply, loa mới thay đổi chất âm. Nhưng khi đã có loa , amply ngon rồi và nghe thử một số loại dây dẫn thì thấy nó khác nhau thật, và bây giờ đang mơ ước làm đôi dây loa vài chục tr , hix. Em thấy khác nhau nhiều nhất ở giọng hát, độ thật , nổi bật , nghe cảm giác thoáng thật hay bí bí. Và giờ em đã biết em thích kết cấu dây loa kiểu gì.
"hạt điện" gì đó như bác ở trên đề cập chắc chắn nó phải chạy hết từ đầu này sang đầu kia bác à, dây nào cũng vậy cả thì làm sao mà khác nhau được chứ bác. Có thể bác mải nhìn hơn tai à.
Em lại thấy cái phòng mới là thay đổi choáng ngợp. Em có cặp loa để phòng khách bao lâu nay, nay cho vào dc cái phòng bé hơn, kê chuẩn, bố trí giá sách tiêu âm tán âm (rẻ tiền thôi) mà thấy am nó mênh mang, rộng lớn, chính xác hơn hẳn nghe phòng khách (chữ L)
Bác nên xem lại xem lại nhiệm vụ và chức năng của ampli, có thể tìm trên chị gu gồ cho nhanh, tóm gọn có 2 ý: 1. Ampli dùng để khuyếch đại tín hiệu âm thanh chứ chả ai nói là dùng để khuyếch đại tín hiệu điện. 2. Điện trong ampli có 2 loại: trước biến thế là điện xoay chiều còn sau biến thế và bộ nắn điện là điện 1 chiều. - Dòng điện xoay chiều có nhiệm cung cấp năng lượng điện ampli bằng cách đổi thành dòng 1 chiều thông qua biến thế (hạ hiệu điện thế xoay chiều từ 220v xuống thấp hơn nhiều lần, tùy theo thiết kế sẽ là 9v, 12v,...) và bộ nắn điện (đổi điện xoay chiều thành 1 chiều) - Dòng diện 1 chiều sau bộ nắn điện mới là dòng điện dùng để khuyếch đại tín hiệu âm thanh. Dòng điện này chỉ là dòng 1 chiều nên đương nhiên chả có tần số thì lấy gì tạo ra dải tần số (dòng bôi đỏ) như bác viết?
Kiến thức của cụ lạ quá. Chắc thuộc hệ khác. 1. Amply khuếch đại tín hiệu điện chứ còn khuếch đại cái gì nữa hả bác. Ví dụ đơn giản từ Kim đĩa than, cuộn dây kim loại rung động trong 1 từ trường Faraday tạo ra dòng điện (cái này cũng là kiến thức Vật Lý Trung Học Cơ Sở). Dòng điện này đi qua Pre-Amp chính là Stepup, Phono => Được đẩy lên mức Line In. dòng điện cỡ vài mV này được cho qua Amply, Amply khuếch đại tiếp ra Loa. 2.Tần số cụ ở trên nói chính là tần số giao động của Màng loa được đo bằng Hz nhé. Ai đọc cũng hiểu mà.
Thật không bác, em thấy người ta vẫn viết trên mạng như vậy mà. Em cũng được học như vậy thôi. Bác hỏi chị gu gồ giúp có phải nguyên lý hoạt động của ampli là như hình dưới hay còn có nguyên lý gì khác như bác viết.
Thư giãn chút bác ơi, đã đi qua amply là chỉ có dòng điện thôi mà bác, tín hiệu âm thanh ý bác là tín hiệu analog? Nó là cái rãnh trên đĩa than đó bác, cuộc chơi tái tạo này là thay đổi dòng điện với tần số 50-60hz thành tần số đúng với bản nhạc rồi cho vào nam châm rung lên thôi. Với kiến thức của e chỉ miêu tả đc như vậy, e với cụ là tin dây loa dây nguồn có thấy khác thì cứ chơi thôi, chứ giải thích được, hiểu được tại sao thì…..em tự làm dây em nghe, xong e còn bán dây cạnh tranh với các hãng nordost shuntaya kondo cơ E nghĩ các hãng nó k lừa mình nhưng nó cũng k chân thành, dễ gì mà chia sẻ bí quyết được, clone Kondo Avalon các hãng hiend đủ cả có ông nào nghe đc 9/10 so với hãng đâu, được 8/10 với hãng thôi là khéo hãng phá sản mất rồi .
Cụ lạ ghê, tín hiệu âm thanh nó không phải là tín hiệu điện thì nó là tín hiệu gì hả cụ ơi. Tín hiệu Digital nó cũng là tín hiệu điện chứ là cái gì. Mạch bán dẫn trong Amply, tụ điện/OpAmp(Operational Amplifier), là một mạch điện tử có chức năng khuyếch đại tín hiệu (Tín hiệu ở đây được hiểu chung là tín hiệu điện bao gồm cả dòng điện và điện áp) nhé cụ.