Thưa các bác em lại tiếp tục xin các bác chỉ giúp về lý thuyết thiết kế phân tần đây ạ Theo tài liệu mà các bác post và trao đổi trên này, em học được chút xiu về lý thuyết phân tần, ví dụ như tụ thì để lọc tần số cao còn cuộn dây để lọc tần số thấp, em biết bậc phân tần quyết định độ dốc... tuy nhiên có có thắc mắc sau: Giả sử ta có hệ thống 2 way, loa treble và bass đều độ dạy 90dB, cắt loa treble tại một tần số (VD 6KHz) và dùng phân tần bậc 2 thì ở các tần số thấp hơn loa treble vẫn hoạt động và phat ra âm lượng dù đã bị suy giảm (cụ thể theo lý thuyết ở 3KHz thì mức độ suy giảm sẽ là -12dB, hay là loa treble vẫn phát ở âm lượng là 78dB. Lúc này nếu ta cắt loa bass cũng ở tần số 6KHz thì đáp tần chung của hệ thống có bị đội lên ở xung quanh điểm cắt do việc cả loa treble và loa bass cùng tham gia "làm ồn" với âm lượng là 168dB ở tần số 3KHz (90dB của loa bass và 78dB của loa treble?) Vậy lúc này ta nên cắt loa bass ở tần số bao nhiêu là tối ưu theo ý nghĩa là được đáp tần phẳng, hay tính toán trên của em có gì lầm lẫn? Đa tạ các bác chỉ giáo!
Bác làm phép cộng thế thì chết thằng nhỏ dưới ghe. :lol: Em ví dụ bác có 1 nguồn âm phát ra 78dB ở tần số 6khz,bác tiếp tục phát thêm 1 nguồn âm nữa cũng là 78dB ở 6khz thì nguồn âm tổng bác thu được là 78+3=81dB thôi,không phải là 78+78 đâu ạ. Thay đổi mức âm áp 10dB là tăng hoặc giảm đi 2 lần mức âm lượng đến tai người nghe. Bản thân hàm logarith là phi tuyến,bác muốn cộng thì phải quy về hàm tuyến tính(điện áp,công suất,...) rồi cộng chúng lại sau đó chuyển qua phi tuyến thì mới là kết quả đúng hoặc bác tính tổng theo công thức cộng logarith chứ không thể cộng như số tự nhiên được.
Bác cho em hỏi ké chút.Rất mong các bác biết nhiều chỉ cho em chưa biết; Nhiệm vụ của Inductor (Cuộn cảm)là gì trong mạch Crossover; Khi chỉ số MH này lớn hơn hay nhỏ hơn Điều gì sẽ xảy ra.Và sợi dây ở cuộn inductor này to nhỏ khác nhau thì khác biệt gì về thông số. Nhiệm vụ của Resistor(trở) là gì khi chỉ số Omh lớn hay sự thay đổi là gì? Với Capacitor (Tụ) sự thay đổi sẽ giá trị sẽ thay đổi gì? Rất mong các bác giải đáp cho cái sự xxx ngơ của em.
Cám ơn bác đã giải thích nhưng em chưa hiểu chỗ này lắm: Theo bác giải thích em hiểu là âm lượng đến tai người nghe không phải là tổng cộng âm lượng từ các nguồn phát, hay là 2 cái loa cùng âm lượng chỉ kêu to hơn 1 cái loa chút xíu, còn 3 cái loa thì coi như chả to hơn 2 cái loa tý nào? He he em dốt đặc về kỹ thuật nên cach diễn giải nghe "nông dân" quá
Em điều chỉnh lại tí xíu,do em lẩn thẩn :mrgreen: -Nếu mức âm áp tăng 10dB thì độ lớn đến tai người nghe tăng gấp đôi. -Nếu công suất nguồn phát tăng gấp đôi thì mức âm áp tăng được 3dB. Trước đây em có viết về việc này rồi,em copy lại đây: Một điều rất thú vị là cảm nhận của thính giác không không tăng theo 1 cách tỉ lệ với mức âm áp.Nó theo 1 tỉ lệ khác là nếu tăng âm áp 10 dB thì cảm nhận của thính giác sẽ tăng lên gấp đôi về độ lớn.Điều này giải thích vì sao tai có thể chịu đựng được khi mà công suất nguồn âm tăng lên rất nhiều lần.Tai có thể nghe được tiếng Muổi vo ve nhưng cũng có thể chịu được tiếng động cơ phản lực,2 nguồn âm này có công suất chênh nhau cả triệu lần. Ví dụ nếu tăng công suất ampli lên gấp đôi(giả sử từ 3W tăng thành 6W) thì âm áp tăng lên 3dB nhưng sự cảm nhận của thính giác chỉ mới có 1 chút xíu thôi. Nếu lấy ampli đang phát 3W làm chuẩn(0dB) thì: -Tăng 1 dB(tăng 1/3 lần công suất ampli-4W) không nghe thấy thay đổi -Tăng 3 dB(tăng gấp đôi công suất ampli-6W)nghe thấy thay đổi 1 ít(lớn hơn) -Tăng 6dB(tăng gần 4 lần công suất ampli-12W)nghe thấy thay đổi rỏ ràng -Tăng 10dB(tăng gần 8 lần công suất ampli-24W)nghe thấy lớn gấp đôi so với 3W -Tăng 20dB(tăng gần 16 lần công suất ampli-48W)nghe thấy lớn gấp 4 lần so với 3W. Nếu đang có nguồn âm phát ra là 60dB,ta thêm nguồn âm khác 60dB nữa vào môi trường thì mức âm áp tổng chỉ có 63dB mà thôi(không phải là 120dB). Nó tương quan theo công thức cộng: LT = 10log(10 L1/10 + 10 L2/10) L1/10,L2/10 đều là số mủ do em không đánh được số mủ trong text. Tương tự như vậy giả sử có 3 mức âm áp là 80dB,78dB,74dB thì mức tổng âm áp là 82.7dB. Các bác hỏi em vụ này là thất sách,các cao thủ về loa trên VNAV bao la làm sao em dám múa lửa :lol: :lol:
Cao thủ lo ngủ nghỉ hết rồi,em dành đài tí. :lol: Cuộn dây có nhiệm vụ cản trở tần số cao không cho nó đi qua,cuộn dây càng lớn(henry lớn) thì tần số mà nó cản trở càng thấp dần(kể từ tần số này trở đi thì nó loại bỏ,không cho đi qua). Tần số mà cuộn dây nó loại bỏ được tính từ nơi mà nó làm suy giảm tín hiệu mất hết 3dB. Sợi dây to hay nhỏ chỉ cho biết dòng điện mà nó có thể chảy qua nhiều hay ít,giả sử muốn quấn ra 10mH bằng dây to thì cũng quấn được,bằng dây nhỏ cũng quấn được 10mH luôn nhưng 2 cuộn dây này dỉ nhiên sẽ khác nhau về số vòng dây,kích thước,trọng lượng,trở thuần...nhưng giống nhau về điện cảm henry. Trở có giá trị càng lớn càng cản trở tín hiệu(dòng điện) nhiều,nó cản mọi tần số từ 1Hz đến tỉ tỉ hz là như nhau,nó không biết phân biệt tần số. :lol: Tụ có nhiệm vụ ngược lại với cuộn dây,nó có nhiệm vụ cho tần số cao đi qua và loại bỏ tần số thấp,tụ càng to thì tần số mà nó loại bỏ càng thấp dần,nếu nó dẩn tần số cao xuống mass thì nó làm nhiệm vụ lọc. Tóm lại: Cuộn dây,điện trở,tụ điện đều có nhiệm vụ cản trở dòng điện(tín hiệu) 3 thằng này không làm mạnh tín hiệu lên được nó chỉ biết đè xuống thôi. :wink: Sự kết hợp của 3 thành phần trên và thêm vài cái loa (cũng là cuộn dây nữa),bỏ chúng vào 1 cái thùng thì nó sinh ra khối chuyện,để giải quyết khối chuyện này thì ta cần một đống lý thuyết về điện,cơ khí,kết cấu,vật liệu,âm học...
Thanks bác Ultra... vì em biết là có tỷ tỷ thứ để giải quyết nên em chọn cách nhanh nhất là... lên đây hỏi các bác
Để dễ hiểu xin mời bác coi cái hình bên dưới, đại thể là dải thông luôn luôn có độ dốc khi đi qua bộ lọc, dốc nhiều hay ít là tùy vào dạng mạch hay chủ ý của người thiết kế, do vậy sẽ không có chuyện cộng hưởng ở tần số cắt để 2 loa cùng rống lên ở chỗ đó như bác lo lắng. Ngược lại có khi còn bị suy giảm mạnh hơn so với thiết kế ban đầu do vấn đề lệch pha tại điểm cắt nữa . @ bác Ultra liner : bác có chút nhầm lẫn khi tư vấn rằng điện trở không phân biệt tần số, vậy em đoán là bác chưa từng làm bộ lọc Equalizer rồi . Thân mến .
Điện trở nó phải kết hợp với cái gì khác nữa thì mới có nhiệm vụ lọc lựa tần số chứ bác Via,em không nhầm mà. Bản thân điện trở thuần có tác dụng cản trở dòng điện AC hay DC là như nhau và ngay cả đối với AC nó cũng không phân biệt tần số AC là bao nhiêu. Bác Via thấy cái công thức R=U/I đã cho thấy không có sự tham gia của tần số rồi. Với C và L thì lại khác, Zc=1/Cx2x3.14xf , Zl=Lx2x3.14xf cả 2 công thức này đều có tần số f tham gia. Có thể bác Via đúng trong trường hợp điện trở không thuần trở mà nó mang thêm cái gì khác nữa như C,L...ký sinh trong nó thì lúc đó thành vấn đề khác rồi.
Em nghĩ trường hợp của bác Via đưa ra là do nó có kết hợp của cảm kháng và dung kháng của tầng vào amply chứ bản thân trở thuần không thì chắc không có vấn đề gì ạ. Điều này cũng tương tự cho trường hợp của các phân tần chủ động thì muốn R có tác dụng phải kèm thêm C (thành R-C) chứ không thấy R thuần bao giờ ạ!
Trường hợp này là bác xét thêm cái tải phía sau(ngỏ vào của ampli) kết hợp với con trở thuần R=100K,nếu ngỏ vào của ampli có tính cảm kháng hoặc dung kháng(thường là dung kháng này) thì đã hình thành mắc lọc R-C hoặc R-L hoặc cả R-L-C rồi. Nếu là C thì R-C cắt mất tần số cao(do C dẩn tần số cao xuống mass),nếu không có C này thì chắc chắn không mất tần số nào cả mà nó sẽ suy giảm đều cả dải tần do điện trở thuần hoạt động không phân biệt tần số.
điện trở dây quấn có thể liên quan đến tần số không các bác ? vì bên trong là 1 cuộn dây... mà cuộn dây thì có liên quan đến tần số. có người còn đề nghị nên dùng 2 trở dây quấn mắc song song ngược chiều nhay để làm giảm cái gọi là cảm kháng. có hãng còn làm trở dây quấn xuôi rồi ngược lại.
Theo em thì trong điện trở dây quấn (loại tốt) khi quấn dây người ta đã gập 2 đầu dây lại rồi mới quấn, tạo ra 2 cuộn dây ngược chiều để hạn chế tối đa cảm kháng.
Điện trở dây quấn có nhiều loại, loại có cảm kháng ký sinh và loại gần như không có ( Điện trở Mills là ví dụ, họ quấn 1/2 dây theo chiều này rồi quấn 1/2 còn lại ngược chiều, như vậy cảm kháng ký sinh sẽ bị triệt gần hết) Nếu loại có cảm kháng ký sinh rồi thì mắc // ngược xuôi gì cũng vậy vì dây quấn nó cũng theo một chiều, có chăng là 2 cuộn cảm ký sinh mắc // nhau thì cảm kháng sẽ nhỏ hơn 1 cuộn (nếu cùng số vòng và đường kính).
hạn chế chứ không phải triệt tiêu bác ạ. hạn chế đến mức nào là chuyện khác. mà đâu phải hãng nào cũng chặp 2 đầu dây quấn trở đâu bác.
Thanks all các bác! Nhờ các bác giải thích em lai biết thêm một số thứ, cơ mà lại có thêm một số nhức đầu phải tìm hiểu. Hụ hụ... Giá mà mình chưa biết xứ VNAV này :lol:
Về khoản gì cụ vọc thì em ủng hộ 2 tay chứ vụ sửa phân tần hay làm lại phân tần khác trị số cái cũ thì em xin can cụ cả 2 tay ạ!
Thế cụ Chip chỉ em vọc để phá cặp Jamo của em thành Open Bafle nhé Tại tính em... nhát chết nên chỉ dám nghĩ đến chuyện nghịch phân tần, ít linh kiện lại kg lo điện giật chứ em nhìn các cụ làm gì thấy cuốn biến thế, cao áp, đốt tim gì gì đó vừa khó hiểu vừa nguy hiểm hi hi . Thấy cụ DYI đang có dự án Pre hấp dẫn quá cũng tính tập tọng theo mà thấy PCB của nó em hết dám thở luôn
Em cũng khuyên y chang bác Chip là không nên DIY lại phân tần zin,chẳng bao giờ thành công cả. Trường hợp làm phân tần cho cái củ loa kha khá hoặc tốt thì có thể xem đáp tuyến mà nhà SX cung cấp rồi nhờ vã hoặc tự mài mò DIY phân tần chơi thì ok. Trường hợp cái củ loa chất lượng làng nhàn,không có thông số(đáp tuyến...) của nhà SX thì khỏi làm cho nó khỏe,làm vừa mất thời gian,công sức,tiền của mà kết quả thất bại là chắc chắn trừ khi tự sướng thì em chịu Ở hãng làm thùng loa họ có thiết bị nên loa gì họ cũng có cách lấy thông số nhưng dân DIY nhà mình thì bó tay vụ này rồi,làm mò mẩm thì cơ hội thành công là nhỏ...xíu :roll:
Điện trở thuần không ảnh hưởng gì đến tần số. Cảm kháng trong điện trở có giá trị rất thấp cũng không ảnh hưởng gì đế tần số âm thanh (20Hz-20Khz) cả!
em nghĩ để tránh cho bác chủ Topic bị tẩu, ta nên xác định rõ lại tí : 1- Điện trở thuần không liên quan đến tần số . 2- vì chủ đề là PHÂN TẦN, mà trong bộ phân tần thì điện trở thuần cũng là 1 nhân tố cùng với tụ và cuộn dây để cấu thành mạch lọc, không thể nói trở không liên quan đến tần số . @ bác sĩ TcqAnh : cái bác nói về cảm kháng của điện trở chỉ liên quan đến chất âm của điện trở trong mạch khuyếch đại mà thôi, không đủ lớn để làm căn cứ tính toán trong mạch phân tần, ta nên bàn đến trong 1 chủ đề khác . Em xin hết, mời các bác tiếp ạ. Tks
Gớm. Bàn về việc điện trở thuần liên quan đến tần số thì em thấy cao siêu quá. Theo em thì nên loại bỏ sự ảnh hưởng này trong bộ phân tần vì sự ảnh hưởng của nó quá nhỏ so với sai số của linh kiện khác. Ví như cái tụ chẳng hạn: +-10%
Cảm ơn bác cũng như nhiều bác khác đã giải thích giúp em.Em cũng chỉ giải quyết vấn đề nửa mùa thôi.Chứ từ A-Z chắc phải để cho con em chứ Em thì chịu roài....Ngoài ra em thấy cái món này nó rất giống Nồi Lẩu,Ngon hay dở vưỡn cứ Tại cái Ông Đầu bếp