Lam phương và những tình khúc

Discussion in 'Âm nhạc' started by im lang la vang, 20/10/10.

  1. ORA3

    ORA3 Advanced Member

    Joined:
    4/3/09
    Messages:
    3.444
    Likes Received:
    10
    Hình ảnh một trong những người con gái đem lại cảm hứng dâng trào cho LP... :wink:
     

    Attached Files:

    • NL2.JPG
      NL2.JPG
      File size:
      81,5 KB
      Views:
      908
  2. vianhyxem_test

    vianhyxem_test Advanced Member

    Joined:
    2/10/10
    Messages:
    182
    Likes Received:
    1
    Cụ Khánh Ly đã từng "về nhà" cụ Lam Phương ở rồi ạ ? :p
     
  3. ORA3

    ORA3 Advanced Member

    Joined:
    4/3/09
    Messages:
    3.444
    Likes Received:
    10
    Sorry bác, em đã đính chính lại post trước đó rồi ạ!... :wink:
     
  4. ORA3

    ORA3 Advanced Member

    Joined:
    4/3/09
    Messages:
    3.444
    Likes Received:
    10
    MÌNH MÂT NHAU BAO GIỜ do ca sĩ Minh Tuyết trình bày...Vũ công của Thúy Nga minh họa bài này quả thật quá điêu luyện!!! :wink:

    Nhạc xưa, nghe tên không đã thấy hay bác nhỉ.... :wink:
     

    Attached Files:

    • MT1.JPG
      MT1.JPG
      File size:
      84,3 KB
      Views:
      894
  5. ORA3

    ORA3 Advanced Member

    Joined:
    4/3/09
    Messages:
    3.444
    Likes Received:
    10
    Đúng là dĩa CD này nghe hay nhưng nghe hòa tấu, bộ dàn mình tương đối tốt thì mới nghe...đến... :wink:
     
  6. ORA3

    ORA3 Advanced Member

    Joined:
    4/3/09
    Messages:
    3.444
    Likes Received:
    10
    Dàn vũ công của Thúy Nga thật pro.: về vũ đạo, nghiêm túc trong tập luyện, trang phục, vóc dáng...Tiền công trả cho các vũ công này đôi khi còn hơn tiền trả cho ca sĩ...Mong sao, vũ công VN mình cũng gắng pro. như vậy...
     

    Attached Files:

    • MT4.JPG
      MT4.JPG
      File size:
      87 KB
      Views:
      871
  7. vtlam

    vtlam Advanced Member

    Joined:
    18/12/08
    Messages:
    77
    Likes Received:
    10
    Tôi rất thích bài Cỏ úa, nghe đi nghe lại bao lần vẫn rung động con tim!

    Còn nhớ tên nhau xin gọi trong giấc mộng
    Còn chút thương yêu xin đưa vào dư âm
    Có phải còn yêu vì đôi lần thầm nhớ
    Mình đã thật quên cớ sao lòng vẫn chờ.

    Từ lúc em đi trong rượu cay men nồng
    Màu trắng khăn tang quanh căn phòng cô đơn
    Bão tố triền miên ngày em về nhà đó
    Buồn hắt buồn hiu ngõ đêm sầu cô liêu

    Một chiều trên đồi em làm thơ
    Cỏ biếc tương tư vàng úa
    Mộng dệt theo đàn bên người mơ
    Mới biết mình yêu bao giờ.

    Hỡi cố nhân ơi chuyện thần tiên xa vời
    Tình đã như vôi mong chi còn chung đôi
    Cứ cúi mặt đi để nghe đời lầm lỡ
    Đừng níu thời gian cho thêm sầu vương mang … !!!
     
  8. HungAudioNT

    HungAudioNT Advanced Members

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    365
    Likes Received:
    5
    Location:
    NHA TRANG-KHÁNH HÒA
    Nhạc Sỹ Lam Phương còn có bài này.mời các bác vào đây :
    Tan Vỡ -Lam Phương-Dạ Hương .(trước 75)
    http://www.yousendit.com/download/dklxb ... Uit4dnc9PQ
    Một chiều thu xưa e ấp bên nhau
    Lặng nhìn mây trôi mơ mối duyên đầu
    Mơ ngày hai đứa bước chung nhịp cầu
    Dệt bao mộng thắm cho nhau
    Và mơ đến mai sau

    Mà chiều thu nay ai nỡ bước đi
    Để hồn bơ vơ giữa tuổi xuân thì
    Ôm sầu cay đắng đớn đau riêng mình
    Tàn phai một giấc mơ hoa
    Thương ngày vui chóng qua

    Ngàn năm mây vẫn bay
    Có buồn chăng hỡi ai
    Sao tình đời chóng phai
    Ái ân xưa quên rồi
    Bước đi không đôi lời
    Còn gì đâu nữa ân tình

    Rồi người ra đi đẹp mối tơ duyên
    Còn một mình tôi thương chút hương nguyền
    Cho dù ai đã bước sang ngang rồi
    Mình tôi một bóng đơn côi
    Thương ngàn đời khó nguôi
     
  9. vtlam

    vtlam Advanced Member

    Joined:
    18/12/08
    Messages:
    77
    Likes Received:
    10
    Báo cáo các bác: em đang nghe Nửa Đời Yêu Em (Lam Phương) trong TNCD Tim Vỡ - Don Ho hát bài này hay quá các bác ạ!

    Đường lên dốc cao là đường nhiều gian khổ
    Tình càng xót xa là tình khó phôi phai
    Đêm nay bên em tựa gió đời lạnh buốt
    Manh áo tuy dâỳ mà nhịp tim run run

    Đền cao thánh tâm chúng con về với mẹ
    Bạn bè ở đây là những kẻ lưu vong
    Hai con yêu nhau bằng tâm hồn biệt xứ
    Đôi tim ghép lại bằng khổ đau nửa đời

    Anh như chim trời gẫy cánh chôn cuộc
    đời vào lòng, làm bạn với mùa đông.
    Với cuộc đời mãi chờ mong, anh xa
    dần bóng tối cho người yêu vừa lòng.

    Em ...Anh như hoa tình chưa nở sao trời
    lại vội vàng, để đời sớm dở dang.
    Nhớ ngày đầu đến tìm nhau tim trao vào
    ánh mắt, mắt chìm vào yêu đương.

    Tình sao đắng cay mỗi khi bừng mắt dậy
    Mừng vì mới hay tình còn ở trong tay
    Anh yêu tên em mùi hương nồng huyền ảo
    Yêu em thật rồi và nhớ em cả đời
     
  10. Reel

    Reel Advanced Member

    Joined:
    14/12/05
    Messages:
    67
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hanoi
    Xin gửi đến các bác yêu nhạc của Lam Phương.

    Nhạc sỹ Lam Phương

    “Tôi thương má tôi lắm. Má tôi là một người đàn bà quê mùa, nhưng mà thực lòng thương tôi lắm. Con trai lớn mà! Má tôi nói một câu thôi mà tôi đã ráng làm muốn chết luôn!”
    Câu nói của mẹ ông Lam Phương là sự ước ao có một nơi trú ngụ khá tươm tất cho bầy con đông đảo cuœa bà. Lam Phương khi đó sống chui rúc với gia đình ở một con hẻm lầy lội tăm tối ở vùng Đa Kao. Trước đó khi lên 10 tuổi, Lam Phương đã lên Sài Gòn một mình bỏ lại mẹ và các em ở miền quê, tá túc tại nhà một người dì vùng Tân Định. Một thời gian sau, mẹ ông cũng lên theo để cùng chung sống trong một hoàn cảnh khó khăn và chật vật, thường được diễn tả trong những nhạc phẩm của ông như “Đèn Khuya” và “Kiếp Nghèo.” Từ trên 45 năm qua âm nhạc Lam Phương đã ghi đậm nét trong tâm hồn những người yêu nhạc. Nét nhạc của ông thật bình dị, chân thành và mộc mạc như chính bản chất của ông. Tác giả của bài “Khúc Ca Ngày Mùa” hiện đang trong thời kỳ điều trị sau khi bị liệt vào tháng Ba năm 1999 do biến chứng của bệnh tiểu đường.
    Gia đình nghèo, đông anh em
    Tên thật là Lâm Đình Phùng, Lam Phương chào đời tại Rạch Giá vào ngày 20 tháng Ba, 1937. Ông là con trai cả của một gia đình gồm sáu người con mà không một ai đi theo con đường nghệ thuật. Thân phụ ông lên Sài Gòn sinh sống – khi Lam Phương còn nhỏ – và ông từng dính líu với những người đàn bà khác, kết quả là Lam Phương có được một số khá đông em cùng cha khác mẹ. Cũng vì thế, ôâng đã dồn hết tình thương yêu cho người mẹ quê mùa nhưng chân chất, nghèo nàn nhưng giầu tình thương của mình. Chính thình thương yêu mẹ đã khiến Lam Phương viết những ca khúc nổi tiếng. Lam Phương đã bật khóc nức nở khi nhắc đến người mẹ thân yêu đã qua đời vào năm 1979. Từ khi mẹ mất, ông không về Việt Nam để chăm sóc mộ phần mặc dù rất nhớ thương. Lý do theo Lam Phương cho biết là chế độ hiện nay không thích hợp với ông: “Rất nhiều người hỏi tại sao tôi không về. Quê hương ai cũng thương hết, ai cũng nhớ hết, nhất là tôi. Tôi qua năm 75, tôi còn nhớ nhiều hơn nữa nhưng tôi không về.”
    Để tưởng nhớ người mẹ, Lam Phương đã xúc cảm viết thành ca khúc “Khóc Mẹ” vào năm 1984 tại Paris.

    Bi quan
    Suốt tuổi thanh niên, Lam Phương đã sống trong cảnh cơ cực, từ đó tư tưởng bi quan đã hằn sâu trong đầu óc của ông. Khi được hỏi có đưa một triết lý hay một quan niệm sống nào của mình vào những sáng tác, Lam Phương cho biết: “Có chứ!... Tôi bi quan hơn là nhìn cuộc đời với những cái đẹp này kia. Tôi thấy bi quan, cái đó do ảnh hưởng từ lúc nhỏ của mình. Lúc nhỏ mình sống trong cái hoàn cảnh khổ cực. Khổ từ trong gia đình khổ ra. Thành ra nó ảnh hưởng cho đến khi mình lớn. Cái hình ảnh đen tối nó theo đuổi tôi hoài à. Thành ra tư tưởng cũng như lời nói có vẻ bi quan hơn.”
    Tư tưởng bi quan đó đã được Lam Phương đưa vào một nhạc phẩm rất quen thuộc của mình là “Kiếp Nghèo” được sáng tác trong thời kỳ còn theo bậc trung học, khi mà cuộc sống của gia đình ông ở vào một hoàn cảnh rất là bi đát như lời ông diễn tả: “Đi về giữa đêm mưa, mình về nhà trong cái cư xá lầy lội, nghèo khổ. Cái hình ảnh đó nó làm cho mình xúc động mình làm. Bài ‘Kiếp Nghèo’ đã được làm trong một hoàn cảnh thật.”

    Lam Phương tâm sự là không sao quên được niềm ước ao của người mẹ là có được một căn nhà nhỏ. Từ sự thúc đẩy đó, ông quyết tâm dùng con đường âm nhạc làm phương tiện để làm vui lòng mẹ. Ngay từ năm 15 tuổi, Lam Phương đã sáng tác nhạc phẩm đầu tay mang tựa đề “Chiều Thu Ấy” nhưng chưa được biết đến nhiều. Nhưng chỉ hai năm sau, vào năm 54 sau khi những nhạc phẩm như “Kiếp Nghèo” và “Chuyến Đò Vĩ Tuyến” được tung ra thì tên tuổi Lam Phương đã được biết đến ngay.

    Những năm kế tiếp, nhạc phẩm của Lam Phương được đón nhận một cách nồng nhiệt có thể được coi là một loại nhạc phổ thông tiêu biểu của Việt Nam, với những lời lẽ mộc mạc và những âm điệu giản dị trong sáng, gần gũi với quần chúng. Chính nhờ những điểm đặc biệt không cầu kỳ đó, nhạc của ông đã in sâu vào tâm hồn người thưởng ngoạn một cách rất dễ dàng để trở thành một hình thức văn chương truyền khẩu đầy nhạc tính. Do sự gần gũi với quần chúng và những âm điệu dễ đi vào lòng người mà một số nhạc phẩm quen thuộc của ông đã được quần chúng thay đổi lời ca cho phù hợp với một số tình huống xã hội tiêu biểu. Tính chất phổ thông đó nơi nét nhạc Lam Phương đã khiến tên tuổi ông càng gần gũi với tâm tình và cảm nghĩ của những người mến mộ tài anh như qua nhạc phẩm “Thành Phố Buồn” một thời rất nổi tiếng qua tiếng hát của Chế Linh.

    Chiều hành quân
    Đến năm 58 là thời gian Lam Phương gia nhập quân đội thì ông nghiêng hẳn những sáng tác của mình về những nhạc phẩm đề cập đến đời lính chiến. Sang năm 59, ông giải ngũ để sau đó gia nhập ban văn nghệ Bảo An rồi qua đến đoàn Hoa Tình Thương. Cùng thời gian này ông cộng tác với các đài phát thanh Quân Đội và Sài Gòn cùng một lúc là thành phần của Biệt Đoàn Văn Nghệ cho đến ngày 30 tháng Tư năm 75, cũng là ngày ông rời khỏi Việt Nam trên chiếc tầu Trường Xuân.

    Cuộc sống vật chất của Lam Phương đã sáng sủa hơn rất nhiều sau khi ông tung ra hai nhạc phẩm về đời lính là “Tình Anh Lính Chiến” và “Chiều Hành Quân”

    Hai nhạc phẩm này đã do chính Lam Phương in và tự phát hành. Trước đó ông đã sắm được một chiếc Lambretta để ngày ngày đi giao những bản nhạc lẻ cho các sạp bán nhạc rời ở Sài Gòn nhờ lợi nhuận của những bản nhạc trước mang lại. “Tình Anh Lính Chiến” đã đạt được con số bán kỷ lục vào thời đó. Một thời gian sau nhạc phẩm “Chiều Hành Quân” ra đời và cũng đạt được một con số bán cao không kém.

    Những năm cuối của thập niên 60 là thời gian tên tuổi Lam Phương nổi như cồn. Cuộc sống vật chất của ông đã bớt chật vật. Tinh thần của ông đã phần nào bớt đi nỗi bi quan để vui với ánh mắt, với nụ cười của người mẹ hiền và bầy em nhỏ. Trước sự thành công của Lam Phương nhiều nhà phát hành đã liên kết để không phổ biến những sáng tác của ông. Tuy vậy nhờ sự chịu đựng vất vả, Lam Phương đã tự in và phát hành lấy để đạt được điều mong muốn. Trước sự đi lên của tên tuổi Lam Phương, nhiều nhà phát hành lớn sau đó đã thương lượng để mua những sáng tác của ông với giá thật cao. Thời gian này Lam Phương đã tậu được một căn nhà khang trang trong cư xá Lữ Gia và đến năm 72, ông mua thêm được một căn nhà khác trên đường Nguyễn Tri Phương để thật sự giã từ kiếp nghèo đã bám lấy ông từ hàng chục năm trước và mẹ ông cũng đã được toại nguyện với niềm ao ước của mình.

    Ngoài việc sáng tác, Lam Phương còn cộng tác với nhiều ban nhạc của các đài phát thanh như ban Hoàng Lang, Võ Đức Tuyết, Văn Phụng, v.v. Không những thế ông còn phụ trách phần văn nghệ cho ban Thẩm Thúy Hằng. Một chi tiết ít người biết là có thời kỳ vào buổi tối ông còn là một nhạc sĩ trình diễn tại club sĩ quan Hoa Kỳ trên lầu rạp Rex ở Sài Gòn từ cuối thập niên 60 là thời gian ông mới lập gia đình với nữ nghệ sĩ Túy Hồng.
    Một tâm hồn lãng mạn
    Với trên 200 nhạc phẩm được sáng tác và phổ biến rộng rãi tại Việt Nam cũng như tại hải ngoại sau này, Lam Phương đáng được đề cao như một trong những nhạc sĩ sáng chói của Việt Nam với một năng khiếu về âm nhạc và một tâm hồn nhiều xúc cảm. Ông cho biết khi còn ở miền quê Rạch Giá lúc còn ấu thơ, ông đã tự nhận thấy mình có một tâm hồn lãng mạn: “Tôi nghĩ là mình đã có một tâm hồn lãng mạn từ lúc nhỏ rồi... Cái ngày ba tôi bắt lên Sài Gòn học, tôi buồn lắm. Nhưng là con, mình phải chấp nhận điều đó để lo cho tương lai. Trước ngày tôi đi khỏi Rạch Giá, buổi chiều tôi đi cùng hết cả xóm. Tôi dòm từng cái cây, ngọn cỏ, nhìn cái mái nhà tôi mà trong lòng thấy nao nao khi biết mình sẽ phải dứt bỏ.”

    Ra hải ngoại, hoàn cảnh thay đổi đã khiến cho dòng nhạc của Lam Phương cũng có nhiều đổi thay. Khởi đầu tại quê hương, Lam Phương đã gửi đến người nghe những ca khúc chứa đựng những nét đẹp của quê hương, niềm đắng cay của một kiếp nghèo hay tâm sự của những người trai trong thời chiến. Đó là chưa kể đến những ca khúc tình cảm chứa đựng tâm tình của những kẻ yêu nhau trong một bối cảnh của một nước Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Sau một thời gian cư ngụ tại California, Lam Phương đã qua sống ở Paris nhiều năm liên tiếp. Khung cảnh mới lạ, mang tính chất lãng mạn và cổ kính đó đã ảnh hưởng sâu xa đến dòng nhạc của Lam Phương để ông cảm thấy thoải mái hơn trong việc sáng tác, và hơn nữa có dịp sống thật với chính mình, không một chút vướng bận về vấn đề thương mại như khi còn ở Việt Nam mà nhờ đó cuộc sống của ông đã thoát ra khỏi kiếp nghèo: “Âm nhạc thay đổi theo hoàn cảnh sống của mình. Xưa ở Việt Nam tuy cũng do cái xúc động tự nhiên của mình nhưng mà lý do vì thương mãi nhiều. Nhưng mà khi qua Pháp, thì đâu có ai bán nhạc để sống được thì mình làm với cái thật lòng mình, mình làm cho mình đều hơn.”

    Từ đó nhiều nhạc phẩm đặc sắc của Lam Phương được ra đời như “Mùa Thu Yêu Đương” “Tình Hồng Paris” v.v.

    Về ngôn từ cũng vậy, lời nhạc của một Lam Phương hải ngoại có phần bóng bẩy hơn khi còn ở trong nước vì không còn bị gò bó trong sự đòi hỏi của nhu cầu nơi người thưởng thức bằng những lời nhạc giản dị, dễ hiểu như chính ông cho biết: “So lại thì thấy khác nhau hết. Thời gian bên Pháp thì mình viết cho có vẻ bóng bẩy hơn chút. Ở Việt Nam thì viết vì cái nhu cầu nên viết lời nó hơi khác một chút.”

    Đắng cay, chua xót
    Sau lần đổ vỡ trong hôn nhân với nữ kịch sĩ Túy Hồng, được ông bảo lãnh sang đoàn tụ một thời gian sau, lời nhạc của Lam Phương đã hiện rõ những nét đắng cay, chua xót khi va chạm với một thực tế đau lòng, đúng như những lời ông đã viết trong nhạc phẩm “Tình Vẫn Chưa Yên” Sự chán chường, niềm thất vọng về tình đời, về tình người đã khiến người nhạc sĩ hiền từ về tính tình, nhỏ nhẹ trong lời nói và khiêm nhượng trong cách cư xử này xúc cảm để tạo thành những ca khúc tình cảm đề cập đến những sự tan vỡ, chia lìa điển hình như nhạc phẩm mang tựa đề “Lầm”

    Trong sự khủng hoảng tình cảm đó, Lam Phương đã sống những chuỗi ngày mang nặng những đau buồn. Nhưng cũng nhờ đó, ông đã cho ra đời nhiều ca khúc tình cảm thật đặc sắc khác. Lam Phương đã từng cho biết là nguồn cảm hứng của ông thường đến từ tâm tư của chính ông và điều quan trọng là cần nhất đến sự yên tịnh để tập trung tư tưởng, mặc dù có thể sáng tác vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Trong cái thế giới yên lặng đó, Lam Phương đã sống thật với những cảm nghĩ của mình khi đối diện với những hoàn cảnh bẽ bàng để tìm sự giải tỏa qua âm nhạc, chứa đựng những lời lẽ của chính con tim ông như qua ca khúc “Một Đời Tan Vỡ”

    Một thời gian sau, Lam Phương đã tìm được nguồn an ủi nơi một cuộc tình khác, kéo dài cho đến ngày hôm nay. Người vợ tên Diệu của ông đã khiến cho Lam Phương tìm lại được nguồn sống, để dần dần quên đi những đắng cay từng dày xéo tâm hồn ông, hằn một vết thương sâu tưởng đã khó có thể lành. Và cũng từ đó cuộc sống cuả Lam Phương đã rộn rộn rã hẳn lên kể “Từ Ngày Có Em Về,” tựa đề một nhạc phẩm rất nổi tiếng của ông. Lam Phương đã tìm được nguồn hạnh phúc mà đối với ông là một cuộc “Tình Đẹp Như Mơ.” Cũng từ đó dòng nhạc Lam Phương trở nên dồi dào hơn, tha thiết hơn để ông cho ra đời nhiều ca khúc tình cảm khác, trong đó có những bài như “Bài Tango Cho Em” “Cỏ Úa” “Một Mình” v.v. Riêng về nhạc phẩm “Một Mình,” Lam Phương cho biết đã cảm xúc vào một buổi sáng sớm, khi thức dậy đã thấy người vợ hiện nay của anh đang ở một mình ngoài vườn cho bầy chim ăn, để rồi ông tự hỏi “Còn bao lâu nữa khi ta bạc đàu. Tình cờ gặp nhau. Ngỡ ngàng nhìn nhau, để rồi còn gì nữa cho nhau.”
    Căn bệnh hiểm nghèo
    Cuộc sống của Lam Phương những năm tháng gần đây cứ êm ả trôi qua trong niềm hạnh phúc đang có cùng với một gia tài âm nhạc lớn lao. Rất nhiều trung tâm nhạc đã thực hiện riêng cho ông những CD gồm những sáng tác của mình. Riêng trung tâm Thúy Nga đã đưa những sáng tác của ông vào hai chương trình video và ba CD, được coi là tương đối đầy đủ đối với một nghệ sĩ tài danh. Cũng trong thời gian này Lam Phương mắc phải bệnh tiểu đường và cholesterol cao. Và do biến chứng của những căn bệnh này ông đã phải vào bệnh viện cấp cứu ngày 13 tháng Ba, 1999. Trước đó nửa tháng ông đã thấy có triệu chứng như lời lời ông kể “Hôm đó tôi đang ăn sáng ở ngoài tiệm. Ăn xong rồi tôi đứng dậy trả tiền. Nhưng khi đứng dậy thì thấy tối tăm mày mặt hết. Tôi ngồi xuống. Ngồi xuống chỉ trong tích tắc là hết liền, hết ngay. Tôi tới quầy trả tiền và lái xe trở về nhà bình thường. Đó là lần đầu tiên tôi bị đó.”

    Nhưng vào ngày 13 tháng Ba, 1999, trong khi dự tiệc ở một nhà người bạn, ông lại bị chóng mặt xây xẩm, phải nhờ người lái xe đưa về ngay trong khi miệng ông đã bị méo xệâch qua một bên. Sau khi về nhà lấy giấy tờ, ông đã được chở ngay vào nhà thương Fountain Valley ơœ Nam Cali để chữa trị. Nhưng khi tới nơi, tay chân ông đã bị liệt. Sau khi ở bệnh viện này 10 ngày, Lam Phương đã được chuyển qua một bệnh viện chuyên môn về tai biến mạch màu não và nằm tại đây trong suốt 20 ngày. Biến cố này đã khiến Lam Phương lại trở về với nỗi bi quan tưởng như đã dứt bỏ được.

    Tuy vậy, Lam Phương đã cố gắng theo một qui chế ăn uống kỹ lưỡng và nhất là siêng năng tập luyện hằng ngày đến nay tình trạng sức khỏe của ông đã khả quan rất nhiều.

    Những ngày gần đây, Lam Phương hàng ngày đã có thể chống gậy đi vòng quanh căn nhà xinh xắn, gọn gàng của ông với người đã mang lại cho ông niềm hạnh phúc tại thành phố Garden Grove, miền Nam California. Chúng ta hy vọng một ngày không xa, sẽ lại được thưởng thức dòng nhạc của một Lam Phương, một dòng nhạc tìm lại được nguồn vui trong cuộc sống mà ông đã trải qua quá nhiều thăng trầm từ những ngày thơ ấu.

    Sưu tầm.
     
  11. viettuKBC

    viettuKBC Approved Member

    Joined:
    1/10/10
    Messages:
    17
    Likes Received:
    0
    Tết rồi em ngồi uống rượu với mấy thằng bạn, một thằng kể câu chuyện liên quan đến bài Kiếp Nghèo:

    -Lớp tao có thằng bạn mỗi lần nghe bài Kiếp Nghèo là mắt nó lại rơm rớm, nhớ nhà, nhớ quê không chịu nổi. Nó bảo bài này nói lên đúng tâm trạng hoàn cảnh của nó, nhất là cái câu "thương cho kiếp sống tha hương thân gầy gò gửi cho gió sương". Tao mới bảo:"Có cái đúng mà có cái không đúng". Nó hỏi không đúng chỗ nào tao mới bảo : " thương cho kiếp sống tha hương" thì đúng nhưng "thân gầy gò gửi cho gió sương" thì không đúng, mày béo như con lợn thế kia mà gầy gò cái...éo gì.

    Cả lũ ré lên cười. Hóa ra bạn nó tên Đức Lợn béo nhất lớp, gần 90 cân thịt.
     
  12. hvt2205

    hvt2205 Approved Member

    Joined:
    13/10/08
    Messages:
    20
    Likes Received:
    1
    Mình cũng giống bạn... năm '96 lần đầu tiên được nghe bài này, do Khánh Hà trình bày... nhỡ mãi đến tận bây giờ. Tiếc là băng hỏng rồi. Tìm CD mãi mà chẳng thấy. DVD Thúy nga vừa rồi nghe Bạch Yến & Trần Thu Hà hát vẫn không phê bằng...
     
  13. Loving

    Loving Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    24
    Location:
    Cực Chuối Lạc Bang Giáo
    Khánh Hà hát bài này trong CD Đời Đá Vàng bác ạ. Trước em thấy bán khá nhiều, chả hiểu giờ còn không. Bác vào mấy shop bán đĩa trên forum mình hỏi thử xem thế nào.
     
  14. baoni

    baoni Advanced Member

    Joined:
    16/3/10
    Messages:
    248
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCM
    Bài này theo tôi thấy chỉ KL ca là hay nhất thôi! Bác thử nghe KL hát xong nghe DH đảm bảo Bác bỏ DH qua một bên :D
     
  15. 2 HA

    2 HA Approved Member

    Joined:
    18/2/10
    Messages:
    5
    Likes Received:
    0
    Bài Chuyến Đò Vĩ Tuyến của ông nghe Hoàng Oanh hát một lần là ghiền luôn,sau Hương Lan hát cũng hay nhưng không phê bằng.
     
  16. TiNgocuatoi

    TiNgocuatoi Advanced Member

    Joined:
    1/10/10
    Messages:
    1.888
    Likes Received:
    48
    Paris By Night 102 sẽ mang chủ đề : 55 năm dòng nhạc Lam Phương - Nhạc yêu cầu.
     
  17. TiNgocuatoi

    TiNgocuatoi Advanced Member

    Joined:
    1/10/10
    Messages:
    1.888
    Likes Received:
    48
    TRỰC TIẾP THU HÌNH LIVE SHOW
    NHẠC YÊU CẦU LAM PHƯƠNG


    [​IMG]

    Trung Tâm Thúy Nga
    Trân Trọng Thông Báo

    Để đánh dấu 55 Năm Âm Nhạc Lam Phương,
    Trung Tâm Thúy Nga sẽ tổ chức một chương trình
    trực tiếp thu hình LIVE SHOW đặc biệt với chủ đề
    NHẠC YÊU CẦU LAM PHƯƠNG

    Đây sẽ là một đêm văn nghệ LIVE SHOW thân mật không thể bỏ qua

    Chương trình sẽ được thu hình vào đêm thứ bảy 12 tháng 2, 2011
    tại đại hí viện Charles M. Schulz - Knott's Berry Farm

    Để chương trình được thêm phần phong phú,
    Trung Tâm Thúy Nga xin mời quý vị gửi vào những lời yêu cầu
    Hãy cho chúng tôi biết quý vị muôn nghe lại nhạc phẩm nào của nhạc sĩ Lam Phương

    Xin gửi những yêu cầu đến info@thuyngashop.com

    Ngày bắt đầu bán vé sẽ được thông báo sau

    Trung Tâm Thúy Nga trân trọng kính mời

    [​IMG]

    http://forums.thuyngaonline.com/tm.aspx?m=967305
     
  18. hoakhoi

    hoakhoi New Member

    Joined:
    28/11/10
    Messages:
    3
    Likes Received:
    0
     
  19. hoakhoi

    hoakhoi New Member

    Joined:
    28/11/10
    Messages:
    3
    Likes Received:
    0
    Thanks for sharing !
    Hoa Khôi
     
  20. henrybao

    henrybao New Member

    Joined:
    28/12/10
    Messages:
    1
    Likes Received:
    0
    Chào cả nhà,
    Mình là người mới vào nhưng do ảnh hưởng từ gia đình rất lâu và sự cảm nhận âm nhạc từ ba mẹ mình rất nhiều nên có đôi dòng muốn chia xẻ với cả nhà về âm nhạc của NS Lam Phương như sau : " Với mình, những lúc ngồi nghe giai điệu của những bản nhạc này thì lòng mình như quên đi tất cả và chỉ có tiếng nhạc, tiếng lòng của người nghệ sĩ qua từng thanh âm vọng đến lòng mình. Nói chung là rất khó diễn tả điều này" Mong được sớm làm quen với mọi người. Địa chỉ email của Henry là : henry.bao@saigonnet.vn
    Chúc diễn đàn ngày càng phồn thịnh và âm vang tiếng.
     
  21. trungquoc

    trungquoc Advanced Member

    Joined:
    12/10/09
    Messages:
    1.673
    Likes Received:
    119
    Location:
    Hà Nội
    Em rất thích nhạc Lam Phương, em có cả 04 CD của Thúy Nga Phát hành
     
  22. trinhleminh

    trinhleminh Advanced Member

    Joined:
    4/3/09
    Messages:
    253
    Likes Received:
    4
    Đêm qua em mất ngủ nên cả đêm nghe bài Không còn mùa xuân nữa do ca sĩ Anh Khoa trình bày, nghe phê quá, ko có gì để nói ngoài hai chữ tuyệt vời, cả bài hát lẫn ca sĩ... :)
     
  23. datvcb0375

    datvcb0375 Advanced Member

    Joined:
    24/12/08
    Messages:
    83
    Likes Received:
    0
    Bản thân em thấy ca khúc của LP bài nào cũng hay
     
  24. giotthanhcong

    giotthanhcong Advanced Member

    Joined:
    1/11/09
    Messages:
    785
    Likes Received:
    30
    Location:
    TP.HCM
    Bác cho xem cái hình bìa cho em dễ kiếm.
     
  25. trungquoc

    trungquoc Advanced Member

    Joined:
    12/10/09
    Messages:
    1.673
    Likes Received:
    119
    Location:
    Hà Nội
    Xin mời vào đây xem và mua:
    http://thuyngashop.com/cd/#7
     

Share This Page

Loading...