“Tác động Lang Lang” TTCT - Sau màn trình diễn xuất sắc tại lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008, nghệ sĩ piano Lang Lang tiếp tục gây chấn động các khán phòng quốc tế. Báo New York Times gọi anh là “nghệ sĩ nóng bỏng nhất của thế giới nhạc cổ điển”. Ơ tuổi 27, Lang Lang từ lâu đã là một ngôi sao lớn tại quê nhà Trung Quốc. Mười năm trước, sau khi may mắn được lựa chọn thay thế phút chót tại chương trình âm nhạc “Gala of the century” để trình diễn một concerto của Tchaikovsky cùng dàn nhạc giao hưởng thành phố Chicago, Lang Lang lập tức thu hút đông đảo khán giả Trung Quốc. Bây giờ khi anh rảo bước ngoài đường phố, những đám đông người hâm mộ vây lấy anh và không ngớt bấm máy ảnh. Với mái tóc chải nhọn, phong cách ăn mặc phóng khoáng như một ngôi sao nhạc rock và kỹ thuật đùa giỡn cùng các hàng phím đen trắng điêu luyện, diễn dịch các nhạc phẩm cổ điển thành những giai điệu giàu chất hiện đại, Lang Lang thu hút giới trẻ đến với âm nhạc cổ điển, trở thành nguồn cảm hứng lôi kéo hàng triệu trẻ em Trung Quốc đến với cây đàn piano, tạo nên một hiện tượng được gọi là “The Lang Lang effect” (Tác động Lang Lang). Tài năng và sức thu hút của Lang Lang khiến nhà sản xuất đàn piano danh tiếng Steinway đã sản xuất hẳn một loại đàn mang tên anh và đây là lần đầu tiên một nghệ sĩ piano được Steinway lấy tên đặt cho đàn. Sự nổi tiếng của Lang Lang còn đem đến cho anh một danh sách các nhà tài trợ lớn khác: Hãng ghi âm Sony, ôtô Audi, trang phục Versace, giày Adidas... Ngay từ thời Lang Lang còn bé xíu, cha mẹ cậu bé đã dành dụm tiền để mua cho con trai một cây đàn piano. Lên 3 tuổi, Lang Lang đã được học những bài vỡ lòng với cha, một người đã gắng sức nhiều nhưng vẫn thất bại khi chọn âm nhạc để theo đuổi. Năm lên chín, Lang Lang cùng cha từ giã quê nhà Liêu Ninh để chuyển đến Bắc Kinh nhằm theo đuổi sự nghiệp âm nhạc. Thời khắc tồi tệ nhất xảy đến khi Lang Lang vì một lý do khó hiểu đã bị đuổi khỏi trường nhạc khiến cha anh nổi cơn lôi đình. Ông bảo với con trai rằng rất có thể ông sẽ tự tử bằng cách nhảy lầu nơi hai cha con đang cư ngụ. “Đó thật sự là giai đoạn khủng khiếp” - Lang Lang nhớ lại. Còn người cha kể với CNN sở dĩ ông phải tạo áp lực như vậy vì muốn con mạnh mẽ hơn: “Nếu thất bại trong việc trở thành nghệ sĩ ngoại hạng, nó chẳng là gì cả... Vì vậy nó phải ghi nhớ điều đó một cách nghiêm túc và không bao giờ được phép ngừng học hỏi”. Năm 2008, Hiệp hội Ghi âm Mỹ (Recording academy), nơi hăng năm tổ chức trao giải Grammy danh giá, đã bình chọn Lang Lang là đại sứ văn hóa của Trung Quốc. Cùng năm này, Lang Lang cho xuất bản cuốn tự truyện thứ hai Journey of a thousand miles (Cuộc du hành ngàn dặm) được in bằng tám thứ tiếng sau tự truyện đầu tiên Playing with flying keys (Chơi đàn với những nốt nhạc bay cao) được viết riêng cho giới trẻ. Năm 2009, Lang Lang sáng lập tổ chức Lang Lang International Music Foundation để gây quỹ và là nơi ươm mầm các tài năng âm nhạc trẻ em, trong đó riêng anh đóng góp 5 triệu USD. Cũng trong năm 2009, Lang Lang được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới với vị trí thứ 8 trong hạng mục nghệ sĩ. Bên cạnh những tour biểu diễn riêng, thiên tài âm nhạc Trung Quốc hiện đang cộng tác với huyền thoại nhạc jazz Mỹ Herbie Hancock, người từng biểu diễn chung với Lang Lang tại lễ trao giải Grammy 2008, trong các tour diễn vòng quanh thế giới. Tần suất các chuyến bay đi biểu diễn quá nhiều đến độ Lang Lang hóm hỉnh ví mình như một tiếp viên hàng không. Trong những chuyến bay ấy luôn có mặt cha mẹ của anh, những người đã làm tất cả để mở rộng hết mức tầm ảnh hưởng của “The Lang Lang effect”. Nguồn: tuoitre.com.vn Original Language CNN London, England (CNN) -- "Prodigy," "virtuoso," "genius" -- these are some of the words used to describe Lang Lang -- the most popular pianist on the planet. To his millions of fans worldwide the 27-year-old Chinese musician is a God-like star, whose skill and energetic performance style put him in a league of his own. To his occasional critics he is a flamboyant showman, whose exaggerated body movements taint the classical music that he plays, although his incredible talent is undeniable. By the age of three, Lang Lang was already taking lessons. By the age of five, he had won his first competition. Now, not even 30, he has been named one of Time magazine's 100 Most Influential People in the World. Since taking center stage at the 2008 Beijing Olympic Games opening ceremony, Lang Lang has become a superstar on the international circuit. ..... Original article: Lang Lang: The most popular pianist on the planet Đọc bản gốc xong mới biết tác giả nhà mình kỹ thuật viết còn siêu hơn Lang Lang :lol:
Chỉ công chúa mới xứng với... Lang Lang Lang Lang là nghệ sĩ dương cầm trẻ tuổi, đẹp trai, tài năng của Trung Quốc và được cả thế giới biết đến. Mới đây, trên tờ Nhật báo Metropolis, ôngbố cậu đã tuyên bố: Chỉ công chúa mới xứng đôi vừa lứa với con trai tôi - Lang Lang. Lang Lang đã từng tới Việt Nam, tiếng đàn thánh thót của anh cũng đã vang lên trong những khán phòng nổi tiếng ở Mỹ, châu Âu và châu Á. Lang thâm nhập vào làng nhạc thế giới và nổi tiếng từ năm 1999 khi mới 17 tuổi. Lần đó, cậu bất ngờ được thay thế ngôi sao Andre Watts, khi đó bị ốm nên đã không thể tham gia vào dàn nhạc Chicago ở Mỹ. Ông Lang Guoren vừa tới Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc, để chuẩn bị cho chuyến biểu diễn solo của con trai, được tổ chức vào ngày 28/12 tới. Bản thân ông cũng được thừa hưởng tài năng piano từ người cha của mình và đã truyền dạy kỹ thuật lại cho con trai, Lang Lang. Ông Lang Guoren, vốn là nghệ sĩ đàn bầu (er-hu) ở Thẩm Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc. Trong suốt cuộc họp báo, ông vô cùng tự hào về cậu con trai tài năng của mình. "Lang Lang chẳng bao giờ biểu diễn trong một buổi hòa nhạc có không gian nhỏ cả. Nó chỉ chơi trong một dàn nhạc quan trọng" - ông nói - "Các nghệ sĩ lớn thích được chỉ bảo cho con trai tôi. Lang Lang học nhanh lắm, cả Eschenbach cũng đã gọi điện cho Lang Lang tới nhà để dạy thêm". Năm nay, nghệ sĩ dương cầm Trung Quốc Lang Lang mới 24 tuổi. Hàng năm, anh có khoảng 150 buổi biểu diễn, gấp đôi các nghệ sĩ khác. Dù bận rộn vậy, nhưng Lang Lang vẫn có thời gian tham gia vào hoạt động quảng cáo đồng hồ đeo tay, đồ nội thất, xuất hiện trong quảng cáo của ngân hàng và thậm chí cả mặt hàng sữa bột. Lịch biểu diễn dày, thời gian quảng cáo chiếm mất nhiều, liệu có quá sức đối với một người trẻ như anh? Lang nói: Anh tự tin và lạc quan và điều đó. "Anh còn trẻ và có tiềm năng lớn. Anh nên làm việc chăm chỉ trước khi đến tuổi 30. Hiện nay, anh đang chinh phục cả thế giới qua những phím dương cầm"- ông Guoren nói. Ông cũng cho biết Lang Lang làm việc không phải mục đích vì tiền, mà vì tên tuổi của mình. "Triển vọng trẻ Lang Lang sẽ chọn những cô gái như thế nào để làm vợ? Ông có khuyến khích con trai gặp gỡ các cô gái trẻ không?". Ông trả lời: "Lang Lang là một nghệ sĩ, cuộc sống tinh thần cũng rất quan trọng đối với nó. Theo tôi, gia đình hoàng gia mới thật lý tưởng cho Lang Lang. Thế nhưng, gia đình Thái tử Anh Charles lại không có con gái, vậy mới tiếc chứ!". Nguồn: Lang Lang
He he. Bác đi tìm Richard Claydeman chơi Concerto số 1 đi nhé. Cảm thụ nghệ thuật mỗi người 1 ý thích, trình em lùn nên thích Claydeman hơn Kissin, he he, thì đã sao. Cũng như ví dụ mà bác có bảo lái công nông khoái hơn lái Mẹc thì em cũng chịu, chả nhẽ lại cũng ngoạc mồm ra cãi nhau. Thích người này hơn người kia thôi chứ có bảo người này giỏi hơn người kia đâu mà bác đã vội sửng cồ. He he. Em xin nói rõ là em thích Richard Claydeman đánh Concerto số 1 cho piano hơn là Kissin đánh bản này, dù Kissin có thể giỏi hơn Claydeman, he he he... Đợt trước em nghe có bác nói Đất Phương Nam hay Tiệu phú ổ chuột, đấy mới là đáng cãi nhau... :lol:
Bác nói e mới nhớ, trước e có 1 DVD của bác này chơi 4 mùa, trên 1 sàn gỗ, nhìn bác già này (1956) cà tưng kéo violin làm e phì cười, mà hình như đặc điểm của bác Kennedy là phải chơi nhanh, mạnh, gọn gẽ ... :mrgreen:
Dù ghét tàu khựa nhưng mình thừa nhận Lang Lang đúng là 1 nghệ sỹ giỏi. Tuy nhiên, tay bố lại quá tào lao, phát biểu gây sốc đánh bóng để lăng xê gà đẻ trứng vàng. Đúng là bản chất tham lam. Lang Lang có tay bố kiểu này, sớm muộn cũng bị tiêm nhiễm.
Các pác ạ, em thi lại thích 1 nghệ sĩ, du la chơi nhạc cụ hay hát, khi biểu diễn đừng làm các động tác hình thể, hãy chỉ để âm thanh là thứ duy nhất làm say đắm lòng người. Trừ những đoạn buộc phải chuyển động cơ thể, còn lại hãy ngồi im, để đôi bàn tay hay giọng hát mê hoặc. Không biết em có suy nghĩ thiển cận quá không, nhưng em nghĩ như vậy mới là đỉnh cao của sự biểu diễn. Ngoài ra, về chú khoai lang này thì em không thích lắm. Em thích một bản piano thật sâu thẳm chứ không phải phô diễn kỹ thuật nhiều.
Em rất thích cái cách mà Lang Lang thổi sức trẻ dồi dào và nhiệt huyết đôi khi hơi quá lố của mình vào những bản nhạc cổ điển, nó ít nhiều tạo ra bầu không khí thích hợp hơn với những người còn "non và xanh vô cùng" như em. Gọi đó là "bình dân hoá nhạc cổ điển" cũng được - em thấy mình cần đi qua những cái "bình dân" như thế trước để tránh bị tẩu hoả ngay từ khi còn chập chững bởi những cái cao cấp hơn vốn dễ làm em loá mắt và không còn biết mình đang ở đâu
Chú Lang này làm màu chứ thổi gì mà thổi. Nghe Kissin hồi trẻ, chả thổi gì mà cũng phê đứ đừ. Dưng mà đúng là nghe cổ điển mà đánh đu như nhiều cao thủ "violin concerto với một chú cello" thì đúng là té xỉu lúc nào không biết :lol: Quan trọng nhất vẫn là nghe thấy hay là được (xin lỗi em thó chữ ký của một bác nào đấy ạ). Cổ điển mà không thấy hay cũng vứt, về nghe Chế Linh Duy Khánh thấy hay vẫn sướng hơn nhiều... Cố làm gì. Cảm thụ nghệ thuật mà cũng phải cố coi chừng hộc máu đóa... :lol:
Lang Lang thật sự là một hiện tượng của thời đại. Thế kỷ 21 là thế kỷ của nghe nhìn nên ngoài việc nghe nhạc thì mọi người cũng có nhu cầu nhìn nữa. Mời các pác xem link sau nhe Lang Lang chơi concerto Rachmaninov No 3. Thú vị lắm http://www.youtube.com/watch?v=KtcjYPNVQWo
Vấn đề cảm thụ ở đây đâu phải 1 sớm 1 chiều đâu bác, cái gì cũng phải có ai đó điểm sáng cho mình chứ ạ. Nhưng vấn đề là master đó có chịu truyền dạy hay không, chớ đâu phải thích - nghe nhiều - thấy hay đâu ạ. E nghe giang hồ đồn có cao thủ tên Xanh nhưng không mấy khi xuất chiêu :twisted:
Quan điểm của em ở đây là không cố. Hê hê. Nghe nhạc, thưởng thức âm nhạc là một cuộc chơi, không nên đặt ra mục đích rằng mình phải nghe được thể loại nọ, thể loại kia, thế mới là về đích. Chơi thể thao, nhất là các môn đối kháng, thì còn có thể đặt ra mục đích vượt người nọ người kia, còn đây, ngồi trầm ngâm nghe nhạc, nhỡ mà tai thấy Đàm Vĩnh Hưng hay hơn cổ điển, nhưng lại thấy anh em xung quanh ai nghe cổ điển cũng gật gù, trầm trồ khen hay, mình cũng đâm đầu vào nghe để bằng anh, bằng em dẫn đến tẩu hỏa nhập ma thì không nên chút nào. Mà em thấy cảm thụ nghệ thuật cũng như chơi thể thao, phải có năng khiếu. Ông trời cho mình cảm thụ được cổ điển là điều tốt, không thì cũng chẳng sao, vì thiếu gì thể loại âm nhạc để nghe, sao cứ phải cố gắng nghe cho bằng được cổ điển làm chi. Với em, đã là cuộc chơi thì cứ thả mình theo sức cảm thụ của tâm hồn là hay nhất. Hê hê. Đây chỉ là ý kiến cá nhân của em thôi, các bác nào đang tập nghe cổ điển thì mời tiếp tục ạ... (Em thấy nghe cổ điển thì nhiều, chém gió về cổ điển cũng nhiều, nhưng kiến thức về cổ điển thì lại không mấy người thể hiện ra được)...
Bác Blue ới ời, e hỏi bác xíu, nhiều người công nhận rằng tứ tấu để nghe & thấy hay thì khó hơn nhiều so với tam tấu, bản thân bản nhạc viết cho Quarter cũng phức tạp hơn Trios, nhưng tại sao lại khó & phức tạp hơn vậy bác?
Có 1 điểm e không đồng tình 100% quan điểm với bác Blue ... Nếu đó là cuộc chơi thì bác đúng hoàn toàn, nhưng rõ ràng, nói 1 cách nôm na, không thể nắm bắt được hết mọi khía cạnh của 1 vấn đề, dù rằng đó là cuộc chơi. E lấy ví dụ, khi chơi, tận hưởng hết nhiều thể loại âm nhạc & từ chối cổ điển ngay từ đầu, nhưng 1 thời gian lại đến với cổ điển, ngẫu nhiên, hứng thú hay tò mò ...v..v.. thì lúc này đã là 1 câu chuyện khác, phải không ạ? Rõ ràng, lúc chập chững, thì ai cũng như ai, năng khiếu hay không năng khiếu đều cần không ít thì nhiều sự chỉ dạy của những người đi trước. Cái gọi là cảm thụ âm nhạc, thực chất phải trải qua 1 quá trình khổ luyện, tìm tòi và khám phá, chứ không thể tất cả mọi người cũng giống như các thiên tài, từ nhỏ đã viết những bản nhạc kinh thiên động địa được. Mà cho dù là thiên tài đi chăng nữa, thì đâu phải ai cũng đồng tình với ông ấy, ví dụ như thế này: chắc không cần phải nói, cũng hiểu rằng, ai là người chê :roll: hoặc câu chuyện Liszt chê Chopin & rồi khi Chopin tắt điện, chơi trong đêm tối bản của Liszt sau đó có nói 1 câu rằng "...." thì e cho rằng, ngay bản thân định nghĩa cảm thụ cũng có rất nhiều ý kiến xoay quanh nó. Đồng ý năng khiếu là 1 phần rất quan trọng, nhưng không có nghĩa nó đóng vai trò quyết định trong cụm từ "cảm thụ âm nhạc" , mà e cho rằng, luyện tập, tìm tòi & làm nhiều việc hơn người có năng khiếu sẽ giúp cho 1 người bình thường cũng trở nên 1 người biết nghe nhạc cổ điển... & Trích: Phân loại cảm thụ âm nhạc.
Bác ạ, hê hê. Quả thực bác nêu ra cho em 1 câu hỏi quá chuối, mà muốn trả lời được chắc chắn phải viện dẫn cả ly thuyết âm nhạc ra, cái đấy em chắc chắn không có khả năng rồi. Còn vấn đề thứ 2, em cũng đồng ý với bác về chuyện 1 người bình thường nếu luyện tập thì cũng nghe được nhạc cổ điển, nhưng chỉ nghe được ở một mức độ nào đấy thôi ạ, chứ không phải là toàn bộ. Ở đây còn một vấn đề khác, tế nhị hơn, em cũng không tiện nói, hê hê. Nhưng mà đại khái là em đã gặp nhiều bác mới chơi âm thanh được 3 năm, ban đầu nghe jazz, vo-cần tung hô hết lời, sau đó quay sang nghe cổ điển được thêm 1 năm 6 tháng, lập tức cũng chém gió ào ào, nói ngược nói xuôi (dù sai rất nhiều). Trường hợp này, hê hê, thứ cho em, em không tin là có khả năng cảm thụ mà thuộc dạng a dua a tòng là nhiều... Anyway, quay trở lại vấn đề. Ý của em, nếu được như lời bác nói, tìm đến cổ điển một cách ngẫu nhiên, tìm tòi, nghe, cảm thụ và phát triển là một chuyện. Còn thấy người khác nghe về cũng bắt chước nghe, nôn nôn nóng nóng, vội vội vàng vàng, nghe lấy được thì lại là chuyện khác. Em muốn nói nhiều đến loại thứ 2 này bác ạ. Kính bác!
Em thì nghĩ có khi nó cũng giống như việc luyện kiếm. Cấp độ một là cầm kiếm mắm môi mắm lợi chém cho trúng được quả chuối. Cấp độ hai là cầm kiếm nhẹ nhàng và tao nhã chém đứt đôi quả chuối. Cấp độ ba là chả cần kiếm nữa, chỉ dùng ý nghĩ tưởng tượng là mình đang chém chuối là quả chuối đứt đôi rơi bịch xuống đất. Ba cấp độ nghe nhạc chắc cũgn thế.
Ah bây giờ thì em đã hiểu Bác Loving thấy Richard Clayderman chém chuối tao nhã hơn là Evgeni Kissin xuống đao! Cảm ơn bác Secky, bác có nghe nhiều nhạc cổ điển không?
He he he. Chắc em luyện Cửu âm chân kinh đểu nên tẩu hỏa nhập ma, kinh mạch đảo lộn. Em hỏi khí không phải chứ bác nghe Clayderman chơi Concerto số 1 chưa? Võ công rồi cũng phản bộc quy chân cả thôi, đại xảo nhược chuyết ý mà! :roll:
Rồi ạ, từ cách đây khoảng 15-16 năm bằng băng cát xét của anh Dũng Quang Trung bán (thời đó thịnh hành quả cát xét thu từ đĩa CD lắm :mrgreen: ), cùng với J'taime với Ballad pour Adellin gì đó. Vừa rồi em nghe bác nói hoảng quá, sợ mình chém nhầm liền mò lên youtube tìm lại, vẫn bản thu đó. Bác học rộng hiểu nhiều, toàn tầm chương trích cú oách quá, làm em Gúc to tay mới hiểu láng máng, híc híc!
Đúng là cái bản đó đó. Nếu bác thấy chú Kissin đeo khăn đỏ đánh hay hơn Claydeman ở điểm nào thì chỉ cho em nghe với. Để em mở rộng thêm kiến thức. Đã nói là thích rồi thì có mà không hay bằng em vẫn thích, bác cứ bẻ. Thích hơn với đánh hay hơn là 2 khái niệm bác nhé. Còn vụ tầm chương trích cú, em biết bác không hiểu mới đem ra dọa bác, chứ bác mà biết rồi thì dọa làm gì nữa, bác nhể. (cơ hội tốt cho bác mở mang kiến thức giống em còn gì, cố gắng bác nhé). Nhưng hồi đó mà thu băng nhà 49 Quang Trung thì cũng như chém chuối thôi. Em lại tao nhã hơn, ứ thèm ra cái chỗ lởm đó :lol: