Bác xem phần specification của bác audioinme ở trên sẽ rõ ah. Em thấy đều có câu "built in pre-amplifier" ở đời cao như aku, klimax, còn em sneaky dsm thì có " fully intergrated pre-amplifier & power amp". Riêng em sneaky DS thi ko có mà chỉ có vol & power.
1, Đầu CD – Pre - Pow – Loa. 2, Nguồn nhạc số 24bit/192khz - DAC 24bit/192khz - Pre - Pow – Loa. 3, DSM - Pow – Loa. Techland nhà cung cấp các sản phẩm Linn đang hướng những người yêu Linn theo dòng nhạc số. Chúng ta làm Cd cũng lấy chương trình ( lời ca, bản nhạc ) từ nguồn nhạc số do Techland cung cấp Vì vậy nên chăng để a,e Linn FC có nhiều cách đến với nguồn nhạc chất lượng cao, phong phú. Linn FC cùng nhau mua chương trình nhạc số có bản quyền do Linn phát hành Techland cùng cấp. Anh em Linn FC chúng ta lại có nhiều dịp để trải nghiệm và lại cùng nhau " Rô to " khi gặp mặt ?. Trân trọng.
Góp tý chém với các bác DSM là có chức năng pre amp. Còn DS chỉ duy nhất có volume của DS giống như volume ở các đầu cdp có chức năng này (không có volume của mạch Pre amp). Phía sau DSM ghi là out analog được hiểu là đường ra của Pre amp. Do vậy DSM thì chơi thẳng amp không lăn tăn, DS thì cần pre amp cho thêm chất lượng. Việc nghe nhạc số dùng laptop hay máy tính để bàn làm nas, server ( thiết lập mạng nội bộ Lan, wan) chứa nhạc lossles qua cổng intranet với cat 5 hoặc 6 kết nối đến DS hay DSM thì cũng giống như dùng NAS, serve chuyên biệt. Chỉ khác nhau khi các bác dùng chế độ airplay hoặc cắm giắc 3.5 từ máy tính ra ( nghĩa là đã qua phần sử lý nhạc của cardsound) thì chất lượng sẽ khác đi, sẽ không còn nguyên gốc file nhạc lossles nữa. :lol:
Cảm ơn các bác em vỡ vạc ra nhiều quá. Vấn đề bây giờ có bác nào lên đời mà dư ra DS or DSM nào thì PM cho em để anh em ta cùng tiến nhé. Thân.
DS,DSM rất nhiều đồ mới việc gì bác phải mua đồ cũ. Bác thử liên hệ với đại lý LINN nghe thử rồi hãy quyết định. Ds cũ e là bác phải ship từ ebay về thôi :lol:
có những người thích mở quyển sách ra đọc , có những người thích đọc sách trên computer , người viết ra sách cho dù là gì thì cũng là người đọc sách
nghe cd như mở cuốn sách ra đọc rồi gấp lại , nghe ds , nhạc số như đọc sách trên computer nghe nhạc hay nhất là đừng để ý đến thiết bị , âm nhạc hay nhất đó là sự tĩnh lặng...
Bác audiome ơi, cd có phải là nhạc số không bác vì vỏ đĩa hay thấy ghi 16 bit Dsd, DDD hay 20 bit HDCD..... Nhưng đúng là nghe cd thì có gấp lại thật, dưng mà gấp vỏ đĩa lại. Nghe Ds thì cũng gấp, nhưng gấp bao đựng ipad. Fun 1 tí :lol:
vinh67 wrote:Em cần mua cái Pre Linn Kairn bác nào có bán cho em hoặc thấy ở đâu chỉ giúp em - em xin cảm ơn. Yêu cấu: - Máy zin- hoạt động tốt. - Nguồn xung - Điện áp: 220V. - có cổng Phono. - Giá thỏa thuận. Bác nào có bán hoặc thấy chỉ giùm em, xin báo số ĐT của em: 0919.8899.67 hoặc pm . Em xin cảm ơn.” Âm thanh đẹp có ngay ở bên ta. Cái “ giề “ có Nguồn như bao thuốc lá mầu bạc - Brilliant Switch Mode Power Supply thì quả thật kiếm “ khó “ , “ hay “ có được thì quá “ vui “. Có Kairn với S/N 6684 không biết có nguồn như bao thuốc lá mầu bạc kiểu ( KENT ) có chữ xanh ? Kiếm được con Kairn này thì: Khó – Hay - Đẹp , nghe nhạc số thì vui tuyệt. Tý nữa đi uống Cà Fe đã. Thai64 cho cậu bạn số đt của Vinh67 có gì hai người liên hệ với nhau nhé.
============ Em cảm ơn anh Thái nhiều nhiều. - Nhưng anh lưu ý giúp em xíu là trưa nay đi làm về vội quá em để quên ĐT ở cơ quan rồi nên từ 11h28 phút ( lúc em ta khỏi cơ quan) đến 8 h sáng mai em không có điện thoại để nghe - bác nào có Alo hay NT cho em thấy đổ chuông nhưng không thấy trả lời - cũng không thấy gọi lại thì ...thông cảm cho em nha .
@ Vinh67. Thật là tuyệt, hôm trước nhờ có Vinh67 chỉ dẫn nên chú Pi - S9 ngon lành cành đào. Thai64 hy vọng Vinh67 sớm có Linn Kairn ưng ý. Khi nào ra Hà Nội thì nhớ ới a,e làm vài vại bia Hà Nội .
============= Vâng ạ. Anh Thái nghe Linn giờ nghe Pioneer thấy sao anh ? ...có bật lên rồi lững thữững đi ra khỏi phòng không ah
========== Cứ suy bụng ta ra bụng người thường là ........................................................................................ đúng nhưng không phải là đúng cả :lol:
Để thay đổi không khí, em lại hỏi các bác chút mong các bác chỉ giáo giúp em xin chân thành cảm ơn trước ! Em mới dùng 1 con CD Karik đời khá cao sn 13xxx, nhưng khi đọc đĩa có những tiếng kêu lạ ở loa (lụp bụp, loẹt xoẹt, cảm giác đĩa đọc bị văng, trượt) nghe cảm giác không ổn. Ngoài ra khi cho đĩa vào, nghe thấy tiếng đĩa kêu soẹt soẹt. Em có mang qua 1 bác thợ chỉnh được 1 hôm, hôm sau nghe lại bị. Không biết vấn đề của con Karik này ở mắt hay ở phần cơ, hay tại phần tracking ? Các bác nào đã dùng qua Karik chỉ giáo cho em với ! Cảm ơn các bác !
Theo những gì bác mô tả thì em dự là do mắt đọc yếu , không vững. Nếu đúng thì cân lại mắt nếu bị nhẹ, nặng thì thay mắt khác.
Chắc cụ nhớ nhầm là gọi cho em tháng trước chứ nhỉ :?: :lol: Tháng ngày thì chưa thấy call missed nào của cụ cả!!! :mrgreen:
Nhvkhunglong đã viết: Để thay đổi không khí, em lại hỏi các bác chút mong các bác chỉ giáo giúp em xin chân thành cảm ơn trước ! Em mới dùng 1 con CD Karik đời khá cao sn 13xxx, nhưng khi đọc đĩa có những tiếng kêu lạ ở loa (lụp bụp, loẹt xoẹt, cảm giác đĩa đọc bị văng, trượt) nghe cảm giác không ổn. Ngoài ra khi cho đĩa vào, nghe thấy tiếng đĩa kêu soẹt soẹt. Em có mang qua 1 bác thợ chỉnh được 1 hôm, hôm sau nghe lại bị. Không biết vấn đề của con Karik này ở mắt hay ở phần cơ, hay tại phần tracking ? Các bác nào đã dùng qua Karik chỉ giáo cho em với ! Cảm ơn các bác ! @Nhvkhunglong Thai64 chia buồn với Nhvkhunglong Tết ra đã trục trặc Pin Pre Kairn, bây giờ đến Cd Karik. Để thay đổi không khí tý chút, thì khi " ngâm cứu " những thông tin sau, Nhvkhunglong sẽ tự biết phải làm gì với Cd Karik của mình. Thai64 không hy vọng: Bà tôi đưa Cd Karik ra đồng thấy một cái hố rất to. rất to 1. Dây curoa khởi động khay đĩa sau nhiều năm xử dụng bị trượt, hoặc đứt. Sau khi đóng khay đĩa, CD sẽ không được đặt đúng vị trí trục quay. Chữa trị: thay dây curoa. 2. Đầu CD đã được sử dụng trong môi trường bụi bẩn và bụi hoặc ám khói thuốc lá đã đóng vào cụm thấu kinh mắt đọc laser. Bụi dẫn đến tia laser bị phân tán. Mắt đọc không tập trung được vào điểm cần đọc. Chữa trị: Mở đầu đọc và làm sạch bề mặt của mắt đọc laser với tăm bông. Đầu tiên là với tăm bông nhúng ướt dung dịch lau kính, sau đó là lau sạch lại với tăm bông khô 3. Mạch điện cấp nguồn cho mắt đọc bị lỗi: hoặc là hiệu điện thế quá thấp, hoặc là bị nhiễu, hoặc từ nguồn lọc hoặc do hiệu chỉnh kém. Nguyên nhân là có thể do các tụ hóa lâu ngày bị khô. Chữa trị: thay thế tất cả các tụ hóa trong mạch digital, hoặc tốt hơn thay thế tất cả các tụ. 4. Có một mối hàn lỏng trong mạch điều khiển mắt đọc. Thực tế là có những mối hàn đã bị hỏng và không còn chặt. Với những đầu CD tốt nhất đã 20 năm tuổi, điều này có thể xảy ra. Mối hàn tại chân các bộ điều chỉnh, hoặc các điểm nắn dòng, bộ điều khiển nguồn mắt đọc, do nhiệt lâu ngày đã làm lão hóa ( oxi hóa, chảy dịch hàn, hoặc thiếc hàn bốc hơi ). Cách chữa: Xem xét các mối hàn, đặc biệt là xung quanh các mối nối dây mắt đọc, xung quanh các bộ điều chỉnh, xung quanh các vị trí có dấu hiệu nâu, cháy… và hàn mới lại các điểm này. 5. Dây cáp nối bị gẫy sau hàng triệu lần uốn tới uốn lui. Kiểm tra độ đàn hồi của cáp dẫn đến đầu đọc, khay đĩa, mô tơ hoặc bộ phận nhận bài (tracking) 6. Bộ phận cơ tracking của máy đã bị đóng dơ, do tóc, bụi trên bộ phận có bôi mỡ và việc nhận và bộ phận tracking không thể đến được điểm trung tâm – vị trí khởi động. Với mỗi lần di chuyển nhận bài, bụi bẩn được đẩy ra xa và tạo thành “lớp đệm” nằm tại mỗi bên của rãnh. Cách chữa: Làm sạch các rãnh, trục quay và thanh trượt tại những điểm cuối. 7. Mô Tơ chính không còn quay đúng tốc độ. Hiện tượng dường như là mắt đọc không thể đọc được bài nhưng đơn giản chỉ là do tốc độ quay của Mô tơ không đúng. Có thể do đĩa đã trượt khỏi trục quay, hoặc lỗi mô tơ, hoặc cản trở việc đọc đĩa CD của mắt đọc như hiện tượng đĩa ma sát vào khay đĩa. Ví dụ: trục quay có thể bị mòn phần đáy làm toàn bộ CD sẽ thấp hơn khoảng 1/10mm. Mắt laser sẽ không hiệu chỉnh được và phần chặn phía trên đĩa sẽ không áp sát đủ. Cách chữa: Nếu Mô Tơ chỉ là loại Mabuchi giá 5 $, hãy thay nó. Nếu nó là loại CD hoặc khe từ KSS thì chỉ cần chỉnh lại độ cao của trục quay. 8. Có vật gì đó bên trong bộ phận hiệu chỉnh mắt laser. Mắt laser không thể di chuyển lên xuống bình thường. Do CD tích điện mạnh nên nó sẽ hút bụi bẩn. Trong quá trình hoạt động những vật bẩn này sẽ kẹt vào dưới hệ thống treo mắt đọc. Cách chũa: Lấy vật cản ra. 9. Đĩa CD không xoay: Sau khi khay đĩa đóng, không thấy đầu đĩa có hoạt động gì và đầu hiển thị lỗi. Đây có thể là do đĩa không quay. Hoạt động của đĩa cần phải được quan sát, do vậy cần mở phía trên đầu CD ra. Chẩn bệnh CD laser – hướng dẫn nhanh: Mắt đọc CD có thật sự tèo chưa? Nếu không có các thiết bị chuyên dùng, chúng ta có thể chẩn đoán một số bệnh nhỏ và tiết kiệm được khối tiền cho dịch vụ sửa chữa hoặc phải mua mắt đọc laser mới hoặc mua đầu đĩa mới. 1. Mở khay đĩa. 2. Bỏ đĩa gốc chính hãng (có mặt đĩa sạch) vào đầu CD rồi nhấn nút close đóng khay đĩa. 3. Khay đĩa có đóng vào sát không? 4. Nếu 3 có, thì đĩa có xoay chút nào không? 5. Nếu 4 có thì nó có xoay trong khoảng 2-3 giây hoặc hơn 10 giây không? Đĩa có xoay rất nhanh như điên hay có vẻ như không được kiểm soát? 6. Nếu câu 5 là : có kiểm soát và xoay trong khoảng 2-3 giây thì mắt laser còn “sống” và nó có thể nhận tia phản xạ từ bề mặt bạc của đĩa. Mách nhỏ: Nếu mắt laser “tèo”, CD sẽ không xoay chút nào cả. Mô Tơ của đầu CD chỉ có thể nhận được tín hiệu xoay đĩa khi mắt laser báo “đã nhận tín hiệu phản xạ bề mặt đĩa với vị trí mà đĩa CD cần phải tại vị ” Tuy nhiên một số ý kiến đã đúng khi chỉ ra rằng một số bộ chế động (servo mechanism) sẽ xoay đĩa mà không cần mắt đọc kiểm tra đĩa có ở đúng vị trí hay không. Và như vậy, các ý kiến này cho rằng việc xoay đĩa trong thời gian ngắn ban đầu không nói lên việc mắt đọc có hư hày không. 7. Sau khi đĩa quay 2-3 giây, màn hiển thị trên đầu đọc có báo đúng số track và thời gian của đĩa hay không? Nếu đĩa đã xoay nhưng không thể hiện thời gian của đĩa – có nghĩa là nó không thể đọc được TOC – Nội dung tổng quát của đĩa. Như vậy mắt đọc laser có thể thấy được bề mặt đĩa nhưng không thể đọc được dòng đầu tiên của dữ liệu. Dòng đầu tiên này được ghi sát vị trí của trung tâm của đĩa, như vậy để nhận bài mắt đọc laser phải ở vị trí “gần trung tâm nhất”. Vì vậy, nếu chúng ta có vấn đề về việc tracking (bộ cơ di chuyển mắt đọc)– mắt đọc không thể di chuyển đến vị trí trung tâm và nội dung tổng quát của đĩa (TOC) không thể đọc được. 8. Nếu nội dung tổng quát của đĩa đã được thể hiện nhưng không thể chạy được, điều này có nghĩa là: a. Mắt laser OK. b. Bộ phận nhận bài không thể di chuyển mắt laser từ vị trí rãnh đầu tiên của đĩa đến rãnh kế tiếp. Như vậy, hãy xem xuống phần về vấn đề nhận bài (tracking). 9. Đĩa CD đã được đọc nhưng “nhảy cóc": Hãy quan sát xem nhảy tới hay nhảy lui. Nếu có vấn đề về cơ khí (việc tracking tới bị cản trở), việc nhảy bài sẽ là nhảy về phía sau. Nếu bộ kiểm soát nhận bài quá nhạy thì sẽ bị hiện tượng nhảy về trước. Hãy hiệu chỉnh độ cân bằng của máy, và hiệu chỉnh độ nhạy của tracking (tracking gain). Xin xem bên dưới. 10. Đầu CD phát tốt đĩa gốc nhưng không phát được đĩa chép. Hội tụ tia laser của đĩa chép khác với đĩa gốc. Phản xạ của lỗ đĩa (pit) khác nhau giữa hai loại đĩa này. Số lượng phim nhựa phủ bảo vê mặt kim loại ở đĩa gốc và đĩa chép rất khác nhau. Thông thường, đầu CD luôn dễ đọc đĩa gốc hơn đĩa chép cho dù chất lượng phôi đĩa chép tốt như thế nào và được chép chậm ra sao đi nữa. Ở đây không đề cập đến loại phôi đĩa không tên tuổi và được ghi với tốc độ 24x. Vì vậy, nếu một đĩa CD gốc được phát tốt và đọc đĩa chép thì bị lỗi (nhiễu, nhảy bài, đọc chậm hoặc không chịu đọc) thì vấn đề sẽ vẫn tồn tại. Một hệ thống đã quá yếu sẽ khó đọc đĩa chép nhưng vẫn có khả năng đọc được các đỉa CD gốc. Lỗi thường gặp này có thể là do các nguyên nhân đã được liệt kê trên đây: mắt đọc dơ, hiệu chỉnh kém, trục xoay mòn, đĩa trượt khỏi khay, dây curoa, và các nguyên nhân khác. Bao gồm mắt đọc đã tèo – lẽ đương nhiên! Những hiện tượng hỏng hóc sẽ thể hiện đầu tiên ở các đĩa chép, và hiện tượng tương tự sẽ xảy ra với đĩa gốc vài tháng sau đó. Vấn đề số 9 và 10 thường sẽ càng trở nên tệ hơn khi mắt đọc di chuyển xa khỏi khu vực trung tâm của đĩa (có nghĩa là ở những bài có số thứ tự lớn). Nếu đầu đọc đã bắt đầu nhảy ở track 4 thì sẽ có khả năng nhảy nhiều hơn ở track 10 và sẽ không thể tiếp cận đến track 12. 11. Mắt laser bị tèo ở những đầu CD mới mua có 2 tuần từ Ebay: Nếu vì một lý do nào đó một đầu đọc đẹp, xuất sắc, có giá trị, và tình trạng như mới bắt đầu có vấn đề về mắt đọc với chủ cũ, hiển nhiên cái đầu này sẽ chạy đến tay của chuyên gia về mắt đọc, người sẽ chỉnh tăng dòng cho mắt đọc. Việc này sẽ giúp mắt laser đọc được tốt hơn “MỘT CÁCH TẠM THỜI”. Một mắt đọc laser bị chỉnh tăng dòng sẽ chết rất nhanh !
-và thêm chút là đôi khi tự hỏi là đầu cd ko được hỗ trợ để đọc chuẩn cd-r , cd -rw ...mà đưa những đĩa này vào lại chạy ầm ầm :?: -về nguyên lý nếu ko hỗ chợ dạng đĩa này tất nhiên là sẽ ko đọc được :?: - với những đầu cd ko hỗ trợ định dạng cd-r...nếu ko nhận đĩa cd-r thì nên vui ạ...(cái này là ý cá nhân ko mang mục đích tham chiếu) -trước có dùng qua đầu meridian 586.2 đọc tất cả cd xịn , gốc , tàu ..miễm là in dập công nghiệp là đọc ,nghe thoải mái no vấn đề , nhưng nếu đưa đĩa copy phôi misu.....(cái này là ý cá nhân ko mang mục đích tham chiếu) -nên có thể nhận ra rằng các hãng làm cd về sau này đa số họ sẽ dùng cơ DVR để làm bộ cơ để đọc đa định dạng chứ ko cần thiết phải dùng cơ theo kiểu thập niên trước , có người nói rằng bộ cơ quan trọng nhưng các hãng họ làm còn quan trọng hơn , vì ko như người sử dụng cứ phải lo bền mới tốt , hãy yên tâm hãng họ làm ắt có lý do ,người bán hàng cân nhắc hơn người mua vì bán được họ mới có lợi nhuận ... những cd khủng đôi khi họ vẫn dùng DVR như thường vì ...có thể DVR chỉ là cái vỏ vì hãng họ đa số sẽ cắm vào đường IDE\ATA và nguồn sẽ cắm vào đường POW trên bộ DVR ( bỏ qua đường CABLE SELECT, ANALOG AUDIO trên bộ cơ DVR ) có thể họ can thiệp thẳng vào bên trong và sắp xếp lại đọc theo chuẩn cd ( với tốc độ của DVR chạy khoảng 40x...mà đọc theo chuẩn cd thì quá là vô tư ) và qua thêm bộ đệm .....của bổn hãng rồi mới qua dac của bổn hãng nữa thì cơ DVR nằm trong các đầu đọc hiend ..tham chiếu có giá new ngất nguởng thì là chuyện quá dễ hiểu .. ( lại là ý cá nhân ko mang mục đích tham chiếu) - về thay thế thì quá đơn giản , chỉ việc oder đúng model thì bác nào khéo tay có thể tự thay cũng được khỏi cần nhờ đến bổn hãng .... - nên theo ý cá nhân em thấy dùng cơ DVR dễ hơn , ổn định và dễ thay thế , tất nhiên thay đổi cách dùng cũng cần có thời gian - có thể vài chục năm trước khi công nghệ chưa phát triển một số hãng có những bí quyết riêng như cơ philip ...teac VRDS...nhưng với kỹ thuật hiện nay và mọi người có thể thấy rõ ràng là WADIA S.....MERIDIAN 80..... họ cũng đã sử dụng DVR .....và một số hãng khác .còn về chống rung cũng khỏi lo họ có cơ chế hết ạ , ví dụ như cd linn ...nặng có vài cân à mà nghe rầm rầm vẫn vô tư ( có thể hơi ..võ đoán nhẹ..)