Loa ATC cùng vào chia sẻ!

Discussion in 'VNAV's Fan Club' started by Niagara, 25/8/10.

  1. cuongthao16

    cuongthao16 Advanced Member

    Joined:
    22/2/13
    Messages:
    419
    Likes Received:
    224
    Location:
    Ho Chi Minh
    màu cherry đây mà, loa đẹp quá bác chủ.
     
    ProArmy01 likes this.
  2. Thinhtd

    Thinhtd Advanced Member

    Joined:
    12/3/09
    Messages:
    669
    Likes Received:
    317
    Location:
    HN
    Tốt quá, bác cứ cất đi kiểu gì cũng là của em :p
     
    ProArmy01 likes this.
  3. Thinhtd

    Thinhtd Advanced Member

    Joined:
    12/3/09
    Messages:
    669
    Likes Received:
    317
    Location:
    HN
    Cụ nhà quê Pi A cho cặp 16 kinh quá, có đổi hàng không cụ ơi để em nhảy xuống hố vôi phát :D
     
    longnhaque and huyhl like this.
  4. NgocQuang98

    NgocQuang98 Advanced Member

    Joined:
    14/6/15
    Messages:
    430
    Likes Received:
    1.274
    Cụ chủ nên nghĩ lại. Đọc cả bài dài 3 trang em thích mỗi 1 câu cụ nói: ATC 19 hơi chênh vênh, hoặc chơi 11, hoặc 19-20 hoặc hơn.
    Em cũng chơi ATC 7, và cũng được nghe 11, 19... thì thấy ATC 11 chỉ được mỗi 1 cái là dễ đánh!
     
    ProArmy01 likes this.
  5. ProArmy01

    ProArmy01 Advanced Member

    Joined:
    4/7/16
    Messages:
    456
    Likes Received:
    939
    Location:
    Hà Đông, Hà Nội
    Cụ nói đúng theo cái tâm e nghĩ ạ, lý do trước giờ e chưa tìm scm11 là vì phân vân như này, hoặc là e chơi scm7, hoặc là e chơi scm19, chứ scm11 nó lấp lửng ở giữa, thành ra nó tạo 1 vết gờ tâm lý nho nhỏ ạ!
     
  6. longnhaque

    longnhaque Advanced Member

    Joined:
    8/7/08
    Messages:
    1.626
    Likes Received:
    300
    Cũng được gần 3 vòng rồi, còn nốt cặp 16 cho đi để quay về Harbeth lần thứ 4. Khổ lắm Ông ạ.
     
    Thinhtd and thangkv like this.
  7. 0208_Audio

    0208_Audio Advanced Member

    Joined:
    26/3/09
    Messages:
    2.559
    Likes Received:
    267
    ATC11 khó đánh nhất anh ạ. em có có điều kiện mang cả 3 đôi, ATC 11, ATC 19, ATC 20 sL

    Khi ghép với amply ATC Sia-2/150 cho kết quả như sau:
    (dây dợ phối ghép là đương đối phù hợp và đủ tốt)

    ATC11: Ăn volume nhất nếu mở ở mức nghe được thì volume ở mức 9-10h, khi mở nhỏ bị thiệt db
    - 3 dải âm chặt, khá cân nhưng ko mở và ko giàu năng lượng, tuy nhiên vẫn phẳng, ko bị lồi hay lỏi dải nào.
    - Chất âm có hơi hướng monitor, khá chính xác
    Vì ko giàu năng lượng nên ko mở biên độ cũng như trường âm bằng ATC 19/20 (có thể do nó nhỏ hơn)

    - Có 1 nhược điểm là bass chặt nhưng khô, thiếu hài âm, ko lan tỏa. khi mở được bass, đầm, dầy là lực thì các tuyến âm khác nốt hơi to, ko săn chắc thiếu linh hoạt, độ động ko tốt...
    Để làm hay ko khó, các bác tùy gu mà setup vì hay, dở là do người làm....
    - Ko gian âm nhạc, có bố cục rất vững về hình, phần chuyển động âm thanh để tạo lớp ở mức trung bình, trường âm đủ rộng nhưng ko quá tốt, nhược điểm là dầy nhưng ko sâu (lùi) để làm ko gian lùi thì hay bị đổ (đổ vào) :D:D khó các bác nhỉ , khó mới cần setup, hay ngay lại chóng chán

    ATC 19: đòi hỏi công xuất như đôi 20, nhưng ko ăn volume như 11, có vẻ dễ đánh hơn...
    - 3 dải âm rất mở và giàu năng lượng, đã thay đổi dây cho phù hợp mà đặt vị trí loa trùng với vị trí của đôi 11 thì bị tấn công, mất kiểm soát, điều này khá quan trọng (vị trí)
    - Chất âm vẫn vậy, khá chính xác và ko khác so với 11.
    Nếu đôi 11 setup cần mở thì đôi 19 cần tiết chế, kinh nghiệm thì em lại sử dụng dây dợ và nguồn điện ngược với đôi 11, tức là loa to hơn nhưng lại dùng dây bé...hehe, bé nhưng có chất lượng ạ,
    Đắt tiền hơn thì đương nhiên hơn nhiều thứ, đôi loa nào cũng cần thiết lập trình tự các bước để nó phát huy tối ưu năng lực, tuy nhiên em vẫn chưa thấy toàn diện mặc dù ít tiền hơn nhưng đôi 11 vẫn có vài ưu điểm vượt trội (có thể do phòng em chưa đủ lớn để đáp ứng năng lượng cho đôi 19)


    ATC 20sL: hehe tiền nào của ấy, nó ở dòng sản phẩm cao cấp hơn nên nó tập hợp tất cả các ưu điểm của 11 và 19, chất lượng 3 dải âm hay vượt trội, ko gian cũng tốt hơn rất nhiều, chính xác chung thực. vấn đề phòng cần cân nhắc khi setup đôi 19 nhưng khi setup đôi 20sL em lại ko còn băn khoăn nữa....
    20sL hay, nếu có điều kiện nên chơi nếu thấy hợp.
    vài dòng chia sẻ
    THÂN
     
    NgocQuang98 and ProArmy01 like this.
  8. 0208_Audio

    0208_Audio Advanced Member

    Joined:
    26/3/09
    Messages:
    2.559
    Likes Received:
    267
    IMG_3838.JPG 20sL........
     

    Attached Files:

    dieptv likes this.
  9. ProArmy01

    ProArmy01 Advanced Member

    Joined:
    4/7/16
    Messages:
    456
    Likes Received:
    939
    Location:
    Hà Đông, Hà Nội
    SCM11 theo đánh giá của Bác nó thiên về Monitor, đã là Monitor thì thiên hướng thể hiện trung thực và ít màu âm, phục vụ nghe Near Feild đương nhiên sẽ thiếu hài âm và phần không gian không mở như đôi SCM19. Nhưng cái gây nghiện của đôi SCM19 chính là cái hài âm, màu âm và không gian mở rất rộng.
    SCM20SL e chưa đc nghe trực tiếp nhà Bác nên không biết, nhưng theo phỏng đoán của e, đôi này cũng là thiên hướng Monitor. Nếu nói về phần 3 dải âm, thì quả thật đôi này thể hiện rất tốt, nhưng nó không có cái màu âm và hài âm như đôi SCM19, và đương nhiên, nó kén người nghe hơn cũng không gây nghiện như đôi SCM19. Cái mà SCM20SL thể hiện ở đây là nó dành cho người nghe khó tính, yêu cầu chính xác từ toàn dải âm thanh, người nghe cũng phải là người đã tương đối vượt qua giai đoạn thưởng thức, và bắt đầu bước vào giai đoạn Chuyên gia.
    Mong Bác cho vài lời thêm về SCM7 ạ!
    Trân trọng!
     
  10. NgocQuang98

    NgocQuang98 Advanced Member

    Joined:
    14/6/15
    Messages:
    430
    Likes Received:
    1.274
    Trước hết phải cám ơn em đã để công ra viết những điều chia sẻ này...
    Anh chỉ chơi loa Mini, nên kể cả khi đi nghe scm 11, scm 19 cũng chỉ là đi mang tính chất gặp gỡ anh em bạn bè, chứ ngay lúc nghe cũng ko để ý lắm xem nó kêu như nào vì anh có thói quen tệ là cái gì mình ko chơi thì ko quan tâm.
    Anh có nói ATC 11 dễ đánh, vì đã chứng kiến Ampli " đánh được " ATC 11 khi cắm vào ATC 7 thì trở nên phều phào...
     
    0208_Audio likes this.
  11. uk_se

    uk_se Advanced Member

    Joined:
    19/10/16
    Messages:
    137
    Likes Received:
    63
    Buồn cười thật, chả ai biết rõ và chắc về đồ ngoài đúng hãng. Thay vì nói về màu, các cụ nói về chất âm có phải hay hơn không?

    P/S. Cá nhân mình tin chủ thớt!
     
    NgocQuang98 and ProArmy01 like this.
  12. 0208_Audio

    0208_Audio Advanced Member

    Joined:
    26/3/09
    Messages:
    2.559
    Likes Received:
    267
    Em nói ATC 11/19/20 có hơi hướng monitor chứ ko phải monitor, có thể ATC có các dòng sản phẩm phục vụ cho phòng thu thì câu chuyện có thể khác, em chỉ nói "có thể" vì em chưa được nghe và chưa setup nên em ko có ý kiến.

    Chắc bác viết rồi !
    Có ba chất âm chính, đó là Monitor, Acoustic cuối cùng là chất âm Giàu cảm xúc.
    Monitor: Có rất nhiều hãng loa có tên monirtor (em ko trình bày, mất thời gian) Monitor là CHÍNH XÁC, CHUNG THỰC.

    Acoustic: Có rất nhiều hãng loa có tên Acoustic, Acoustic là TINH TẾ, NHẸ NHÀNG.

    Giàu cảm xác: đặc trưng như bóng đèn, hoặc bóng 300b ghép với tannoy....(em hình tường để bác dễ hiểu)

    Chính vì vậy em nói nó có hơi hướng, tuy nhiên do gu mà audiophile hay ghép những thứ mình thấy hay hợp gu, chẳng hạn ATC ghép với amply anh quốc để nó phù hợp, kiểu như loa monitor ghép với Tube giàu cảm xúc, điều này ko ai ngăn cấm miễn là nó phải đạt các tiêu chí kỹ thuật cơ bản bác ạ.

    Về phần hài âm: em ko nói hài âm là gì, mất thời gian. nhưng nó được tạo ra trong quá trình setup, có thể đôi 19 setup ko tốt ko đúng thì phần hài âm có thể ko tốt bằng đôi 11 bác nhé. Tuy nhiên nó là đàn anh thì đương nhiên nó sẽ có nhiều ưu điểm hơn ạ.

    Bác có đặt vấn đề so sánh đôi 20 với 19 (em trích dẫn ý của bác phần bôi đỏ)

    "Nhưng cái gây nghiện của đôi SCM19 chính là cái hài âm, màu âm và không gian mở rất rộng. SCM20SL e chưa đc nghe trực tiếp nhà Bác nên không biết, nhưng theo phỏng đoán của e, đôi này cũng là thiên hướng Monitor. Nếu nói về phần 3 dải âm, thì quả thật đôi này thể hiện rất tốt, nhưng nó không có cái màu âm và hài âm như đôi SCM19"

    Khi so sánh hai đôi loa với nhau (cùng một môi trường) cũng có tiêu chí.

    1. Sự chính xác, chung thực
    2. Bố cục ko gian
    3. Chất lượng ba dải âm
    Hài âm hay màu âm ko được nhắc đến trong trường hợp này, khi ta nói hài âm, hay màu âm thì phải hiểu chính xác nó là gì bác ạ
    Đôi 20sl có thể hay hơn hoặc kém 19, điều này nó phụ thuộc vào setup, tuy nhiên cả hai đôi đều được setup ĐÚNG thì 20sL hay hơn nhiều (cùng gu, cùng quan điểm)

    ATC 7 em ko review ở đây nếu có điều kiện mời bác qua em nghe và nhận xét, tư vấn giúp em nhé

    THÂN










     
  13. ProArmy01

    ProArmy01 Advanced Member

    Joined:
    4/7/16
    Messages:
    456
    Likes Received:
    939
    Location:
    Hà Đông, Hà Nội
    Theo hiểu biết nông cạn của e, thì cụm từ Setup ĐÚNG là một cụm từ hơi mông lung và có gì đó hơi mang tính áp đặt...
     
  14. 0208_Audio

    0208_Audio Advanced Member

    Joined:
    26/3/09
    Messages:
    2.559
    Likes Received:
    267
    Khi em Reply bài của bác và trả lời rất nhiều vấn đề mà bác đề cập trong đó có việc bác so sánh đôi 19 và 20 ý đó là ý chính còn cụm từ "Setup Đúng" đúng là "mông Lung" vì vầy em phải có thêm mở đóng ngoặc đơn (Cùng gu, cùng quan điểm) hehe:D:D

    nếu ko cùng quan điểm thì ĐÚNG cũng bằng sai....em lại phải trích dẫn ý của em :D

    "tuy nhiên cả hai đôi đều được setup ĐÚNG thì 20sL hay hơn nhiều (cùng gu, cùng quan điểm)..."
     
  15. longnhaque

    longnhaque Advanced Member

    Joined:
    8/7/08
    Messages:
    1.626
    Likes Received:
    300
    Để người đọc và người viết có tiếng nói chung hòng mở rộng hơn các tranh luận, Em xin lượm lặt một số khái niệm tạm thời (vừa làm vừa sửa):

    Âm sắc: Âm sắc chính là “màu sắc” của âm thanh. Đây tuy chỉ là khái niệm tượng hình, nhưng khi nghe một dạng âm nào đó, chúng ta có thể phần nào tưởng tượng ra được chất âm của nó. Đơn giản hơn, âm sắc càng ấm áp thì âm thanh càng mềm mại dịu dàng, ngược lại với các âm sắc lạnh sẽ mang lại âm thanh khô và cứng. Âm sắc cũng là yếu tố căn bản để giúp phân biệt giữa các nhạc cụ hay giọng người. Với mỗi nốt nhạc ta có thể phân biệt được đó là tiếng guitar hay sáo, trống… Trên góc độ vật lý, âm sắc khác nhau sẽ có cấu trúc và thành phần hài âm (harmonic) khác nhau, giúp người nghe cảm nhận chính xác âm thanh của từng nhạc cụ.

    Tầng âm và trường âm: Tầng âm (sound stage) là tầng lớp được tạo ra bởi các nhạc cụ với sự sắp xếp nào đó theo chiều sâu không gian hòa âm (sân khấu hay phòng thu) còn trường âm (sound field) chính là độ rộng của không gian âm thanh. Trường âm mang lại cảm giác âm vang, độ rộng hẹp và kết cấu phân bố của phòng hòa nhạc, còn tầng âm diễn tả vị trí phân bố các nhạc cụ và nhạc công. Hai yếu tố này rất quan trọng quyết định tính “thật” của âm thanh. Tầng âm và trường âm thường rất đa dạng do ảnh hưởng từ đáp tuyến tần số của các thiết bị khuếch đại cũng như đặc tính âm học của phòng nghe hay vị trí loa. Cùng một dàn hi-fi nhưng được bố trí ở hai phòng khác nhau với kết cấu thiết đặt khác nhau cũng sẽ tạo ra tầng âm và trường âm khác nhau, làm cho cảm nhận âm thanh cũng phần nào thay đổi.

    Mật độ hay sự chặt chẽ của âm thanh: Còn gọi là độ “đặc” của âm thanh. Điều này phụ thuộc vào độ cảm nhận âm thanh của người nghe. Ta có thể cảm nhận được độ “đặc” trong tiếng trầm của đàn cello, tiếng hơi kèn đồng hay tiếng vang của bộ gõ. Yếu tố này phụ thuộc vào nguồn điện cung cấp cho hệ thống và đáp tuyến tần số trung và trầm của các thiết bị được sử dụng. Đầy cũng là một yếu tố quan trọng quyết định độ trung thực của âm thanh.

    Độ trong trẻo: Đây cũng là một yếu tố quan trọng mà dễ nhận biết. Một dàn máy với độ trong trẻo tốt sẽ thể hiện những chi tiết nhỏ nhất trong bài nhạc một cách rõ ràng rành mạch, ngoài ra nó còn làm âm thanh dịu dàng mềm mại và dễ nghe hơn. Độ trong phụ thuộc vào khả năng tái tạo dải tần số trung, trung cao và treble trong đáp tuyến tần số. Các thiết bị có liên quan đến độ trong trẻo của âm thanh bao gồm loa, ampli và dây nối.

    Tính sống động: Tính sống động của âm thanh phụ thuộc vào chất lượng của các thiết bị được thiết lập trong dàn. Nói chung, nếu thiết bị có khả năng tạo ra âm thanh trong sáng, rõ ràng, mạnh mẽ… sẽ có nhiều khả năng mang lại chất âm có tính sống động cao.

    Độ ổn định của không gian âm thanh: Yếu tố này giữ cho tầng âm không thay đổi cũng như vị trí âm của các nhạc cụ trong không gian âm khi thay đổi vị trí nghe. Thường thì âm thanh sẽ có vị trí phát năm giữa vị trí hai loa, nếu độ ổn định này không đều ta sẽ có cảm giác vị trí âm thanh bị xáo trộn, không còn tập trung nữa. Chất lượng thiết bị trong dàn máy, chất lượng loa, vị trí đặt loa và kếu cấu phòng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định của âm thanh.

    Độ chi tiết của âm thanh: Khả năng tái hiện âm thanh càng chính xác bao nhiêu thì mức chi tiết của âm thanh càng cao bấy nhiêu. Ta có thể thấy, một dàn hi-fi chất lượng cao có thể tái hiện và diễn tả sự khác biệt dù là nhỏ nhất của âm thanh các nhạc cụ trong bản nhạc.

    Tốc độ và đáp ứng quá độ nhất thời: Đây là khả năng tách biệt các nốt nhạc trước và sau trong bản nhạc một cách dứt khoát và chính xác. Yếu tố này thể hiện rõ ở các tiếng trầm trong bài nhạc. Tốc độ và đáp ứng quá độ nhất thời phụ thuộc rất lớn vào loa, một bộ loa tốt dĩ nhiên sẽ có tiếng bass rõ ràng và dứt khoát, khác hẳn với các loa chất lượng trung bình với tiếng bass nặng và ì ạch.

    Tỷ lệ giữa các nhạc cụ và giọng hát: Đây là tỷ lệ âm lượng của từng loại nhạc cụ và giọng hát đã được điều chỉnh hài hòa nhằm tránh trường hợp át tiếng lẫn nhau. Một dàn âm thanh tốt sẽ có khả năng tái tạo âm thanh chính xác theo tỷ lệ này, mang lại cảm nhận âm thanh tốt nhất cho người nghe.

    Đặc tính của thiết bị và sự phối hợp: Đây là yếu tố tối quan trọng trong việc thiết lập một dàn âm thanh hi-fi chất lượng. Khi thiết kế và tùy chỉnh ta cần hiểu rõ chất âm và đặc tính riêng của từng thiết bị nhằm gia giảm và hay thêm thắt hợp lý, mang lại sự đồng bộ và phối hợp ăn ý nhất giữa các thiết bị trong dàn máy.

    Dải động và độ tương phản: Dải động, hay còn gọi là tần số đáp ứng của thiết bị là dải tần số mà chiếc loa đó có thể tạo ra. Ngưỡng nghe của người thường rơi vào khoảng 20Hz- 20kHz, tuy nhiên thì các thiết bị có thể có dải động rộng hơn hoặc hẹp hơn quãng này. Mức tương phản âm lượng chính là mức chênh lệch cao nhất (fortissimo) và thấp nhất (pianissimo) của cường độ âm thanh.

    Và một số khái niệm quốc tế hoá như:

    Airy: Rộng lớn. Các nhạc cụ nghe như chúng được bao quanh bởi một bầu không gian rộng lớn. Tái tạo tốt các tần số cao. Đáp ứng tần số cao mở rộng đến 15 - 20 kHz.

    Bassy: Thiên bass. Các tần số thấp dưới 200 Hz bị nhấn mạnh.

    Blanketed: Bí. Âm cao yếu, nghe như có một cái chăn trùm qua loa, không cho tiếng thoát ra.

    Bloated: Vang. Tiếng bass trung thừa, khoảng 250 Hz. Tần số thấp không gãy gọn, có hiện tượng cộng hưởng, nghe như bạn đang hát trong chum.

    Blurred: Nhòe. Đáp ứng nhanh rất kém, ảnh stereo bị mờ, không tập trung, âm thanh không nghe ra chi tiết.

    Boomy: Dư bass khoảng 125 Hz. Không gãy gọn, có hiện tượng cộng hưởng.
    Boxy: Bí. Có hiện tượng cộng hưởng như thể âm nhạc bị tù túng trong một cái hộp.

    Breathy: Hơi thở có thể nghe rõ khi nghe với sáo và saxophon. Đáp ứng tốt ở tần số cao và trung cao.

    Bright: Sáng. Nhấn mạnh vào tần số cao.

    Chesty: Nghe như người hát có lồng ngực quá lớn. Có hiện tượng vọt lên ở đáp ứng tần số thấp, từ 125 - 250 Hz.

    Clear: Tiếng trong, rõ nét.

    Colored: Màu sắc. Không giống thực, thiếu tự nhiên. Đáp ứng tần số không phẳng, có nhiều đỉnh và hố.

    Crisp: Đáp ứng tần số cao được mở rộng.

    Dark: Tối. Đối lập với Clear. Tần số cao yếu.

    Depth: Cảm giác về khoảng cách (gần đến xa) của các nhạc cụ khác nhau.
    Detailed: Chi tiết. Dễ nghe các chi tiết nhỏ trong bài nhạc. Đáp ứng tần số cao đầy đủ, đáp ứng nhanh rất gãy gọn, sắc sảo.

    Dull: Giống Dark.

    Edgy: Quá nhiều tần số cao. Bị méo.

    Fat: Xem Full và Warm. Hơi trễ và méo.

    Full: Đáp ứng tần số thấp tốt. Giọng nam tròn đầy quanh 125 Hz. Đối nghĩa với Thin.

    Gentle: Đối nghĩa với Edgy. Các tần số cao và trung cao có thể bị yếu.
    Grainy: Vụn. Âm nhạc nghe như bị chia tách thành nhiều phần nhỏ chứ không "chảy" êm như một dòng liên tục.

    Hard: Quá nhiều mid cao, thường khoảng 3 kHz.

    Harsh: Quá nhiều mid cao. Đỉnh trong đáp ứng tần số từ 2-6 kHz.
    Muddy: Đục. Âm thanh không trong sáng, bị méo.

    Muffled: Âm thanh cũng nghe như bị trùm chăn. Tần số cao và mid cao bị yếu.
    Rich: Xem Full. Có hiện tượng méo.

    Smooth: Dễ nghe.

    Sweet: Ngọt ngào, không bị gắt, chói. Đáp ứng tần số không có đỉnh. Méo ít.
    Thin: Mỏng.

    Tight: Chi tiết, chắc chắn, đáp ứng tần số thấp tốt.

    Transparent: Trong.Dễ nghe, chi tiết, rõ nét, rất ít méo và nhiễu.

    Warm: Bass tốt, không bị mỏng.

    Weighty: Đáp ứng tần số thấp tốt dưới 50 Hz.
     
    Last edited: 27/9/17
    Luuguxd, nqkhanhn, hoanga7 and 7 others like this.
  16. ProArmy01

    ProArmy01 Advanced Member

    Joined:
    4/7/16
    Messages:
    456
    Likes Received:
    939
    Location:
    Hà Đông, Hà Nội
    Bác "Rồng" dày công quá ạ, thanks Bác đã chia sẻ!
     
    longnhaque likes this.
  17. 0208_Audio

    0208_Audio Advanced Member

    Joined:
    26/3/09
    Messages:
    2.559
    Likes Received:
    267
    Bác "LƯỢM" ở đâu mà quá hay, bổ ích
     
    Last edited: 27/9/17
  18. 0208_Audio

    0208_Audio Advanced Member

    Joined:
    26/3/09
    Messages:
    2.559
    Likes Received:
    267
     
  19. thangkv

    thangkv Advanced Member

    Joined:
    18/4/14
    Messages:
    505
    Likes Received:
    1.064
    Chia sẻ đúng tinh thần VNAV, lâu rồi mới thấy như vậy. Tks bác Longnhaque
     
    HongNhung and NgocQuang98 like this.
  20. longnhaque

    longnhaque Advanced Member

    Joined:
    8/7/08
    Messages:
    1.626
    Likes Received:
    300
    Vì tranh luận nhiều và cứ ông nói gà bà nói vịt nên Em nghĩ cần chuẩn hoá một số từ ngữ chuyên ngành để rộng đường tranh luận tiếp. Thực ra những cái Em post có đầy trên mạng và Em chỉ việc lượm về gói vào một chỗ. Đương nhiên còn chưa đúng nên cần bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện biểu chuẩn ngôn ngữ, ngoài ra cũng quốc tế hoá nó để AE còn ra ngoài chém chứ. Nhể.
     
    huyhl and thangkv like this.
  21. nguyenhuy2910

    nguyenhuy2910 Advanced Member

    Joined:
    3/9/08
    Messages:
    145
    Likes Received:
    4
    Em đang đánh 7v3 bằng pow cary sla bóng 6550 phê hơn sia2/150 ah
     
    qiqaqiqo likes this.
  22. huyhl

    huyhl Advanced Member

    Joined:
    13/10/14
    Messages:
    182
    Likes Received:
    107
    Thiên hạ đệ nhất .... gió, bái phục , bái phục.
     
  23. longnhaque

    longnhaque Advanced Member

    Joined:
    8/7/08
    Messages:
    1.626
    Likes Received:
    300
    Cát xét đây ông mãnh


     
    Last edited: 27/9/17
    lmcuong4u, qiqaqiqo and huyhl like this.
  24. Nguyễn Thắng

    Nguyễn Thắng Advanced Member

    Joined:
    8/2/11
    Messages:
    683
    Likes Received:
    190
    Location:
    Hải Phòng
    Các bác cho e hỏi ATC SCM20sl trở kháng bao nhiêu Ohm vậy ah?
     
  25. qiqaqiqo

    qiqaqiqo Advanced Member

    Joined:
    15/3/11
    Messages:
    408
    Likes Received:
    1.070
    20SL 8ohm bác nhé
     
    Nguyễn Thắng likes this.

Share This Page

Loading...