Loa ATC cùng vào chia sẻ!

Discussion in 'VNAV's Fan Club' started by Niagara, 25/8/10.

  1. ProArmy01

    ProArmy01 Advanced Member

    Joined:
    4/7/16
    Messages:
    456
    Likes Received:
    939
    Location:
    Hà Đông, Hà Nội
    Vâng Anh, cái chính e muốn nói đến là mỗi bộ có “đặc tính” âm thanh riêng, nó được quy ước bởi màu âm, chất âm riêng do nguồn phát và đồ đánh đem lại...
    Cho nên khi so sánh, đánh giá, tham chiếu 2 bộ Audio khác nhau, không bao giờ thực hiện việc so sánh về khái niệm “ bộ Audio này có màu âm, chất âm hay hơn màu âm, chất âm bộ Audio kia” kiểu so sánh này rất vô lý, ấu trĩ và cuối cùng chỉ đi vào ngõ cụt, vì mỗi hãng sx họ có tư duy, triết lý, cá tính thể hiện riêng, phù hợp mỗi đối tượng nghe nhất định.... nếu so sánh kiểu này thì k bao giờ có kết quả, mỗi người mười ý, k bao giờ đi đến đc thống nhất... Đó chính là vì sao phải sử dụng “cách nghe tham chiếu” ... bỏ qua hết đặc tính âm thanh của bộ dàn mà chỉ tập trung so sánh về kỹ thuật, âm học, nhạc lý.... bởi vì cái này nó là tham chiếu chung, nó phản ánh trung thực nhất, k có sự áp đặt hay đánh giá sai lệch vào việc phối ghép và khả năng trình diễn của hệ thống... kết lại “ cần lắm một tư duy nghe tham chiếu”.
     
  2. luxman58a

    luxman58a Advanced Member

    Joined:
    16/8/12
    Messages:
    878
    Likes Received:
    245
    Đây là fan club ATC vì vậy thật không lịch sự nếu các bác chê hệ thống ATC kể cả khi chúng ta thấy nó không hay. :D
     
    Vungocm1nh, duyen38 and cutom like this.
  3. ProArmy01

    ProArmy01 Advanced Member

    Joined:
    4/7/16
    Messages:
    456
    Likes Received:
    939
    Location:
    Hà Đông, Hà Nội
    Chê không phải là không lịch sự, lịch sự hay không là ở cách thức chê ... chê đúng, chê chuẩn, chê có cơ sở, chê có tham chiếu, chê dựa trên các cơ sở khoa học, âm học, nhạc lý... và phân tích, chứng minh bằng bằng lý luận...
    Nó khác xa với việc đạo văn, mượn văn, bốc phét chém gió, phân tích những cái ngoài phạm trù cơ sở tham chiếu, áp đặt cảm tính cá nhân, nói những điều không xuất hiện trong thực tế nghe, trải nghiệm ... cái này gọi là ấu trĩ, không có trình độ( nói ngắn lại là không biết gì, là vớ vẩn, là ba lăng nhăng)... giống việc người thích ăn mặn, người thích ăn ngọt, lại người thích ăn chua, 1 trong 3 sở thích này luôn chê những sở thích còn lại... nó gọi là cảm tính, là gout cá nhân, nó k phản ánh tư duy phối ghép hệ thống có đạt hay k? Nó chỉ thuần tuý là việc áp đặt sở thích riêng vào sự nghe...
     
    rockloccoc likes this.
  4. thangdttc

    thangdttc Approved Member

    Joined:
    13/10/14
    Messages:
    16
    Likes Received:
    30
    Công bằng mà nói thì so giá sách speaker Atc này và magico s3 nó đã là sự khác biệt rất nhiều rồi. Chưa kể thời gian xuất xưởng của hai bộ này. Thời đại mới công nghệ mới cũng đã là lợi thế hơn hẳn cho magico s3.
    Ở đây Atc quá xuất sắc khi set up lên như này rùi. Mọi đóng góp chỉ là để hoàn thiện hơn lên thui .
     
    ProArmy01 likes this.
  5. longnhaque

    longnhaque Advanced Member

    Joined:
    8/7/08
    Messages:
    1.625
    Likes Received:
    299
    Chúng ta thống nhất là Con người là chủ thể chứ không phải máy móc.
    Người đánh giá thì phụ thuộc vào 2 yếu tố là Cảm và Nhận.
    Vậy nên, mặc dù có chung cơ sở khoa học và thực tiễn nhưng kết quả đánh giá khác nhau là chuyện bình thường. Sẽ không có sai, đúng ở đây và nếu cứ bắt phải có đúng, sai trong việc đánh giá về bộ này bộ kia thì chính điều đó là sai lầm nhất.
    Nhể!
     
    cutom, huyhl and luxman58a like this.
  6. ProArmy01

    ProArmy01 Advanced Member

    Joined:
    4/7/16
    Messages:
    456
    Likes Received:
    939
    Location:
    Hà Đông, Hà Nội
    Ah thì đương nhiên đúng như Cụ nói, con người mới là chủ thể... đó là đối với việc chọn lựa gout chơi và phong cách, đặc tính thể loại chơi cho cá nhân mình.... hay còn gọi là sở thích, và đó là do chủ thể ... chọn lựa. ( Cụ thích chơi gì, chơi như thế nào ở nhà Cụ, Cụ là người quyết định, nó là để phục vụ Cụ, nhưng nó k đại diện cho tiêu chuẩn cơ sở tham chiếu của việc phối ghép).
    Chẳng hạn như hệ thống Kharma, Gauder cái mục đích phối ghép của nó lại là hướng đến đại chúng, phục vụ càng nhiều người càng tốt, nó phối ghép với cơ sở kỹ thuật vững chắc nhất, là sự điều chỉnh cân bằng nhất, hài hoà nhất, dựa trên tiêu chuẩn tham chiếu tốt nhất.
    Còn khi thực hiện đánh giá, nhận xét, phân tích hệ thống, nhất là khi thực hiện việc “ chê” “ khen” hệ thống thì phải xoay quanh cơ sở tham chiếu mà được sử dụng là quy ước, là tiêu chuẩn, là thước đo chung ... cho 1 ngành bất kỳ nào đó.
    Không thể “ chê” “ khen” chỉ vì cảm thấy “tôi k thích, tôi thích, chả cần phải lý do gì cả” ... không đưa ra quan điểm, phân tích, lập luận về mặt “phối ghép” rằng vì sao k thích, thích, vì sao hệ thống chưa đạt, đạt, hệ thống có vấn đề gì, cần khắc phục ở đâu, cần làm gì để hệ thống tốt hơn về mặt kỹ thuật( về mặt kỹ thuật nhé, k phải về mặt đặc tính âm thanh riêng nào đó theo sở thích của cá nhân nào đó)...
    Đấy... ý e muốn trình bày ở đây là chúng ta phải nhận định, phân tích, đánh giá hệ thống(mà không phải hệ thống riêng, phục vụ riêng cá nhân chúng ta) thì phải có một tiêu chuẩn, cơ sở tham chiếu về mặt kỹ thuật, âm học, nhạc lý... Chúng ta không thể “ khen” “ chê” hệ thống khác chỉ vì hệ thống đó có đặc tính không giống với hệ thống riêng ở nhà của chúng ta, đang phục vụ sở thích cá nhân của chúng ta... cái này chính gọi là áp đặt cái sự nghe.
    Và vì thế, muốn có sự nhìn nhận khách quan nhất, ít biến số nhất trong việc “ khen” “ chê” hệ thống khác... thì phải dựa trên cơ sở kỹ thuật.
    Chơi Audio cái loay hoay nhiều nhất chính là việc cài đặt, cắm rút( nó thuần tuý là về kỹ thuật, k có gì phức tạp cao siêu cả), vậy thì cắm rút, cài đặt về mặt kỹ thuật này mới là cái để đánh giá hệ thống đã hoàn thiện hay chưa? Hay nói cách khác về mặt kỹ thuật hệ thống đã “ đạt” hay chưa?
     
  7. longnhaque

    longnhaque Advanced Member

    Joined:
    8/7/08
    Messages:
    1.625
    Likes Received:
    299
    Cụ vẫn không hiểu ý Em.
    Em không nói về gu hay gì cả, Em giả sử chúng ta đều có lý luận, hiểu biết, kinh nghiệm...như nhau đi và mục đích giống nhau đi, nhưng do Cảm và Nhận của từng người khác nhau nên đánh giá nó vẫn cứ khác nhau là chuyện bình thường.
     
  8. ProArmy01

    ProArmy01 Advanced Member

    Joined:
    4/7/16
    Messages:
    456
    Likes Received:
    939
    Location:
    Hà Đông, Hà Nội
    Cái này đồng ý với Cụ... Như vậy thì việc đánh giá “ tốt” hay “ xấu” nó đều “không đáng tin cậy” như nhau... và cuối cùng vẫn là không thể “ kết luận “ thực tế được điều gì... cái này chính là tình trạng chung của nền chơi Audio Việt Nam.
    Và quay lại vấn đề... Lúc này thì cơ sở lý luận ban đầu, tức là kiến thức về khoa học, âm học, nhạc lý chính là thước đo duy nhất có thể được cho là đáng tin cậy, những “thuật ngữ” chuyên môn về nhạc lý mà Cụ vẫn luôn bài xích có lẽ là tham chiếu tốt hơn cả... Có thể Cụ cho rằng như thế chưa chắc đã hay, đã phù hợp theo cảm nhận của Cụ... nhưng ít ra, khi không có phương hướng nào được coi là “ đáng tin cậy” thì chúng ta thường làm theo cách chúng ta vẫn đc dạy, học theo kiến thức được đúc kết, ghi chép lại bởi người đi trước: “ Làm theo sách, làm theo chỉ dẫn”... E cho là vậy.
     
  9. longnhaque

    longnhaque Advanced Member

    Joined:
    8/7/08
    Messages:
    1.625
    Likes Received:
    299
    Ấy, bài xích của Em nó có cơ sở đó, bởi vì phần Cảm chiếm phần lớn trong việc đưa ra kết luận trong khi nó lại phụ thuộc nhiều vào đặc tính của từng người do đó Em coi trọng phần Cảm hơn. Cụ cũng không thể nói rằng ai đó không giống Cụ thì người đó không hiểu gì cả mà chẳng qua là cảm nhận không giống nhau thôi
     
    cutom likes this.
  10. ProArmy01

    ProArmy01 Advanced Member

    Joined:
    4/7/16
    Messages:
    456
    Likes Received:
    939
    Location:
    Hà Đông, Hà Nội
    Vâng... thực ra nó cũng chính là 2 “ trường phái” Audio hiện nay, 1 vế thì cho rằng “ kỹ thuật, lý luận” quan trọng hơn, 1 vế thì cho rằng “ linh giác, xúc cảm” quan trọng hơn... và vế nào cũng bảo vệ quan điểm của mình cả... Tranh luận mãi cũng không có hồi kết, vậy cách đơn giản thường dùng nhất là “ chọn những bộ Audio phối ghép đỉnh cao, tiêu biểu” làm tham chiếu.
    Vậy cơ sở của việc đánh giá ít nhất là thông qua phân tích “ưu ” “ nhược” , “hơn” “ kém” của bộ Audio cần đánh giá tham chiếu với bộ Audio được chọn làm “tiêu biểu” , qua đó phân tích, lập luận trên cơ sở này để đưa ra đánh giá... có lẽ đc cho là không thiên về trường phái nào nhất.
     
  11. longnhaque

    longnhaque Advanced Member

    Joined:
    8/7/08
    Messages:
    1.625
    Likes Received:
    299
    Haizzz. Em chưa thấy có 2 trường phái như Cụ nêu. Bởi vì mặc dù thiên về cảm nhận nhưng trên nền của kỹ thuật, lý luận...sâu sắc.
    Và dường như, đó mới là chân lý đó Cụ ơi.
    Về việc so sánh giữa bộ nọ với 1 bộ tham chiếu Em cũng khẳng định luôn rằng cũng có nhiều ý kiến khác nhau bởi vẫn phụ thuộc vào cảm và nhận.
     
    Last edited: 18/1/20
    cutom likes this.
  12. ProArmy01

    ProArmy01 Advanced Member

    Joined:
    4/7/16
    Messages:
    456
    Likes Received:
    939
    Location:
    Hà Đông, Hà Nội
    E lại thấy rõ..., rõ qua cả mâu thuẫn trong cách biện luận của Cụ.
    Bởi đã lý luận, kỹ thuật sâu sắc( kỹ thuật nó là thứ chính xác, ổn định nhất) thì lại không để cảm xúc lấn át, chi phối, vì vốn cảm xúc là mơ hồ, khó định lượng, lúc thế này, khi thế khác, nó thay đổi thất thường, thường xuyên, liên tục... nó thiếu ổn định như chính nhịp sống thay đổi của con người( dễ gặp nhất là vẫn bộ dàn đó, sáng hay, tối dở, nay hay, mai dở, dở rồi lại hay ... nó phản ánh theo đúng tâm trạng người nghe... ấy chính là vấn đề, mà càng những thứ k ổn định nhất lại là những thứ k đáng tin cậy nhất).
    Bởi họ đã đề cao cảm xúc thì nhiều khi Lý luận chắc gì đã phản ánh đúng tâm trạng cảm xúc như họ mong muốn, và họ làm theo cảm xúc hơn là lý luận...
    Vậy chỉ có sự cân bằng, trung hoà giữa cả 2 mới là hợp lý nhất... không có cái chuyện Lý luận kỹ thuật càng sâu thì Xúc cảm, linh giác càng cao... Nó giống chủ nghĩa duy vật - duy tâm trong Triết học vậy... thế mới ra đời cụm từ “ chơi Audio Tâm Linh”
     
  13. longnhaque

    longnhaque Advanced Member

    Joined:
    8/7/08
    Messages:
    1.625
    Likes Received:
    299
    E cho rằng Cụ mới chỉ phân tích ở giai đoạn duy vật chứ chưa tới giai đoạn biện chứng.
    Nếu chỉ dựa vào lý luận khoa học để đánh giá thì Cụ chỉ cho Em đáp số và tuyệt đối không được dựa vào Cảm.
     
    Vungocm1nh and cutom like this.
  14. thangkv

    thangkv Advanced Member

    Joined:
    18/4/14
    Messages:
    505
    Likes Received:
    1.064
    Tai em nghe thì magico hay hơn, hay hơn thế nào thì đừng bắt em nói vi em chịu. Chỉ biết nói rằng Magico thấy nó khiêm nhường, đĩnh đạc làm sao
     
    ducmdc and cutom like this.
  15. cutom

    cutom Advanced Member

    Joined:
    2/5/07
    Messages:
    265
    Likes Received:
    79
    Kkk...
    Bác mà ko phân tích trên cơ sở lý luận kỹ thuật sâu sắc để nói Magico hay hơn và hay hơn chỗ nào mà chỉ biết nó khiêm nhường và đĩnh đạc là lại cảm tính và thuộc trường phái audio tâm linh roài :)

    Quả thực, đọc các bài của bác ProArmy em thấy nhiều khái niệm mới, nhiều thuật ngữ mới và em vẫn chưa hiểu và kết nối các khái niệm đó để nghe tham chiếu được.
     
    ducmdc likes this.
  16. ProArmy01

    ProArmy01 Advanced Member

    Joined:
    4/7/16
    Messages:
    456
    Likes Received:
    939
    Location:
    Hà Đông, Hà Nội
    Khi nào nghe đến đoạn đó thì Bác khắc hiểu... bởi vì chính mấy ông bạn e chơi Atc, lúc đầu nghe video Magico cũng đều bảo nó hay hơn giống các Bác ấy, nhưng sau khi nghe e phân tích, và họ nghe kỹ hơn, nghe đi nghe lại nhiều hơn... lúc đấy họ bắt đầu lờ mờ nhận ra Video Magico thiếu gì và video Atc thiếu gì... Nói chung khi nào nghe đến nơi thì mới biết đc, giống câu e nói ” chơi đến đâu thì biết đến đó thôi”, khi nào Bác có cơ hội giao lưu thực tế tiếp xúc với những khái niệm đó mới hiểu đc nó là cái gì...
    Thế nó mới gọi là “ điểm cuối” của phối ghép. Chính chủ nhân bộ Magico cũng mới chỉ lờ mờ nghe đc những cái này, trừ những cái dễ thể hiện, dễ hiểu, dễ nhận biết trong bản nhạc như e đã phân tích.
    Còn bản thân e nghe đc và nắm rõ đc toàn bộ những điều e viết, hiểu tường tận cách nó thể hiện, xuất hiện, hoạt động trong bản nhạc như thế nào... rất nhiều Bác giao lưu sâu với e thì khắc biết, còn Bác biết đc, nghe đc, hiểu được hay không nó chả có vấn đề gì... nó chỉ phản ánh khả năng nghe hiện tại của Bác...
     
  17. ProArmy01

    ProArmy01 Advanced Member

    Joined:
    4/7/16
    Messages:
    456
    Likes Received:
    939
    Location:
    Hà Đông, Hà Nội
    Cụ nói câu này e thấy Cụ lại đánh mất mất sự khách quan trong ngôn từ khi bị e phản biện về điều Cụ cho rằng ” càng sâu lý luận thì càng cảm nhận tốt”.
    Quan điểm của e là cân bằng cả 2 mới là hài hoà nhất.
    Nặng kỹ thuật, nặng số đo, nặng đáp tần, nặng về phân tích số liệu... đây chính là duy vật biện chứng hoàn toàn, bỏ qua tất cả lối tư duy về góc độ nghệ thuật, tính nhạc của bản nhạc...
    Còn nặng “ Tâm linh” chính là luôn cho rằng cảm xúc hay mới là hệ thống hay, và k cần biết vì sao nó hay vì sao, nó đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật, lý luận nào, với những tư duy này, đáp ứng tiêu chí kỹ thuật trong phối ghép rồi, mà có thể nó thiếu cái đặc tính họ cần... họ vẫn cho là không hay.
    Giống như bản thân Cụ... Cụ thích màu âm, Cụ dùng nhiều cách để cho Atc có màu âm, và vì thế phương pháp chọn phụ kiện phối ghép của Cụ nó cũng phải theo đặc tính này của Cụ, dẫn đến Cụ ưu tiên nó trước, là tiêu chí Cụ lựa chọn đầu tiên... như thế ngay cả khi có phụ kiện khác tốt hơn về mặt đạt được yếu tố kỹ thuật trong phối ghép, nhưng nó khác cái đặc tính của Cụ, thì Cụ sẽ quay về chọn lựa cái đầu tiên... đấy chính gọi là biến số, là mất sự khách quan, bởi sự khách quan là không có ưu tiên, không có chọn lựa giành riêng, không có đặc tính... đấy chính là mâu thuẫn trong lý luận của Cụ.
    Phần này e nói chung, k phải nói với riêng Cụ: Muốn khách quan nhất, đáng tin cậy nhất thì quay về cơ sở khoa học, âm học, nhạc lý ban đầu... cái này không khó, tài liệu khoa học âm thanh nhiều lắm, các thuật ngữ âm thanh chuyên môn cũng nhiều lắm... chỉ cần chịu khó đọc và tìm hiểu... Chính là cần có kiến thức để đọc để hiểu những thuật ngữ đó, và thực hiện việc luyện tập nghe, thực hành nghe nhiều cho đến khi hiểu cách âm thanh nó thể hiện như thế nào thông qua các thuật ngữ đó... Cái này cũng có biến số... nó là kiến thức, là tư duy, mỗi người mỗi khác, người hiểu nhanh, người hiểu chậm, người tư duy tốt, người tư duy bình thường... vì vậy nó cần quá trình dài để giao lưu, thực hành, lọ mọ, thông qua việc trải nghiệm để hiểu đc.
    Riêng việc này e lại thấy có một yếu tố đặc sắc sau: bộ Audio để luyện tập nghe, thực hành các thuật ngữ nêu trên mà càng ghép tốt, càng kỹ, càng nhuyễn, càng đạt, càng cân bằng, càng hài hoà, càng dễ cho kết quả cao khi tập luyện nghe... Các Cụ hay có câu” trăm hay k bằng tay quen” ý có thể phân tích thế này: 2 người có 2 bộ Audio khác nhau( 1 người có bộ Audio rất cao cấp, phối rất kỹ; còn 1 người có bộ Audio cơ bản, phối sơ sài đủ nghe) thì cùng là việc luyện tập nghe, người có bộ Audio cao cấp sẽ nhanh tiến bộ, nhanh hiểu rõ hơn, so với người có bộ Audio cơ bản, mặc dù có khi khả năng tư duy, hiểu sâu sắc của người có bộ Audio cơ bản tốt hơn rất nhiều so với người còn lại).
    Nói cách khác cho dễ hiểu: Một người muốn luyện tập nghe hàng ngày các thuật ngữ nêu trên mà bản thân bộ Audio của chính họ chưa tới, ghép chưa ra, chưa đến độ thì họ có nghe cả ngày, cả tháng, cả năm họ cũng k thể hiểu đc các thuật ngữ đó là gì... hay có thể nói, chỉ khi nào bộ Audio chúng ta dùng để luyện tập nghe ghép đến, ghép kỹ, ghép đạt, ghép đủ độ, ghép sâu để ra được những thuật ngữ nêu trên, thì việc luyện tập mới có kết quả.
    Khi bộ Audio mà ghép k tới, hệ thống trình diễn k ra đc những thuật ngữ nêu trên, thì luyện tập chính là mơ mộng hão huyền, hái trăng trong nước, nó là việc không thực tế, không khả thi vì có đâu mà đòi nghe ra đc, đòi luyện tập đc... vậy còn con đường nữa chính là đi nghe những bộ Audio tham chiếu qua các Show, chỉ tiếc thời gian k có nhiều để tập luyện.
    Nói tóm lại vẫn là câu “ phải thứ nhất là ghép đến, sau nữa là nghe đến thì mới hiểu nó là cái gì “ chứ viết văn trên diễn đàn thế này cũng chỉ giải trí thôi.
     
  18. ProArmy01

    ProArmy01 Advanced Member

    Joined:
    4/7/16
    Messages:
    456
    Likes Received:
    939
    Location:
    Hà Đông, Hà Nội
    Đêm qua e lọ mọ tìm Reviews dây nguồn Furutech Powerflux( e có sợi này và đang định dùng làm nguồn tổng cho con lọc điện AQ5000 nên không biết có phù hợp không?), đọc Reviews xong thấy mình chọn nó làm nguồn tổng quả thực là “ có đất dụng võ”.

    http://www.audiodrom.net/en/power-cables/detail/39-power-cables/448-furutech-powerflux

    Đọc thế này mới thấy được Tây họ phân tích, lý luận, Reviews với trình độ rât cao, rất sắc sảo, nhuần nhuyễn, bám rất sát theo góc độ kỹ thuật, chuyên môn sâu về thuật ngữ âm thanh mà không làm mất đi tính nghệ thuật của bài viết...
    Họ phân tích về độ phân giải, về hài, về sự ngân nga, sự sinh động, về sắc thái... các nốt nhạc, về tổng thể bản nhạc... một cách khách quan, thuyết phục và đúng trọng tâm dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng... Để người đọc dễ hiểu, dễ tiếp cận nội dung bài viết, dễ nhận biết để áp dụng vào việc luyện tập, thực hành nghe...
    Quả thực là e thấy trình độ của họ quá cao, thấy mình kém quá xa... e “vô cùng tôn trọng” những bài phân tích lý luận kiểu như thế này...
     
  19. duyen38

    duyen38 Advanced Member

    Joined:
    21/1/13
    Messages:
    279
    Likes Received:
    329
    Location:
    Hà nội
    Cả hai bộ này đều hay là đương nhiên rồi, vấn đề ở chỗ là bộ nào hay hơn! Còn cụ nào đủ tự tin để phản biện nữa không!?
     
  20. devilreload

    devilreload Advanced Member

    Joined:
    26/4/12
    Messages:
    55
    Likes Received:
    91
    Góp vui với các cụ clip magico chơi metal :D
     
    thangdttc and cutom like this.
  21. ProArmy01

    ProArmy01 Advanced Member

    Joined:
    4/7/16
    Messages:
    456
    Likes Received:
    939
    Location:
    Hà Đông, Hà Nội
    Có “ Thánh” nào vào phán dùm cái, so với Video quay khi sử dụng Dave... Thì “Bartok “chính là nghệ sĩ, so với Anh thợ sửa đàn “Dave “trên hệ thống này.... vậy mà Anh thợ sửa đàn được tung hô như kiểu Anh ấy là người đẻ ra âm nhạc...
    Đối với tai e, hệ thống khi ghép với Dave chỉ là mới bắt đầu đạt về mặt kỹ thuật, nó còn xa mới đến sự hoàn thiện, đến đẳng cấp nhạc tính, tự nhiên như khi cặp với Bartok...
     
  22. longnhaque

    longnhaque Advanced Member

    Joined:
    8/7/08
    Messages:
    1.625
    Likes Received:
    299
    Cụ mới chỉ hiểu chữ Cảm ở góc độ cảm xúc mà thôi chứ thực ra Cảm ở đây còn là Nhận được gì. Ví dụ, có cái Cụ nghe được hài âm nhưng người khác thì không, hoặc có dải tần Cụ nghe hoặc cảm nhận được nhưng người khác thì không.
    Về phần lý mà nói cũng vậy, có cái Cụ thấy đúng hoặc Cụ setup sao cho nó ra cái mà theo Cụ thấy đúng nhưng cái thằng phối âm nó bảo không phải tao làm như vậy, hiểu sai rồi.
    Mà Cụ vẫn chưa cho Em đáp áp cuối cùng theo Cụ thì nó ở đâu? Có phải nó đang hiện hữu tại nhà Cụ không?
     
    cutom likes this.
  23. ProArmy01

    ProArmy01 Advanced Member

    Joined:
    4/7/16
    Messages:
    456
    Likes Received:
    939
    Location:
    Hà Đông, Hà Nội
    Cảm nó là mông lung, mơ hồ, e không nghĩ nó sẽ rõ ràng mạch lạc, đơn thuần như Cụ nói.
    Còn về việc thằng phối âm: E lại càng có cơ sở hơn Cụ, chỉ riêng Cụ phải chú trọng phụ kiện có màu âm thì chính nó đã là sai số đầu tiên ảnh hưởng đến bản thu gốc vì k ai biết thằng kỹ sư thu âm nó làm gì? ít nhất e chơi đồ trung tính và k đặt nặng màu âm vào việc nghe, thứ e khai thác nhiều nhất ở hệ thống chỉ có về độ phân giải... còn lại cái nguồn nó như thế nào, phối ra làm sao đó là việc của bản thu, e không quan tâm đến việc đó, e chỉ cần hệ thống làm đúng và chính xác mục đích mà các hãng sx thiết bị đã tạo ra nó chính là truyền tải nguyên vẹn, đầy đủ tư liệu gốc nhất.... cũng chính vì kiểu nghe trung tính này mà có nhiều Cụ nghe k đc, vì nó k dễ nghe như hệ thống nặng màu âm, nó kém người nghe có cái nhìn khách quan về góc độ truyền tải tư liệu bản thu, k phải một hệ thống “ làm nhạc”
    Đáp án cuối cùng, ở nhà e, ở hệ thống của e, nó “ nói “ chính xác, nguyên vẹn từng câu của bản thu, của tư liệu gốc, k thêm bớt, k đặt đặc tính riêng của người thưởng thức...
     
    cutom likes this.
  24. longnhaque

    longnhaque Advanced Member

    Joined:
    8/7/08
    Messages:
    1.625
    Likes Received:
    299
    Ối giời, vậy Em và có lẽ nhiều Cụ khác đã hiểu vì sao rồi ạ.
    Chúc Cụ năm mới sức khoẻ, hạnh phúc.
     
    cutom and thangkv like this.
  25. luxman58a

    luxman58a Advanced Member

    Joined:
    16/8/12
    Messages:
    878
    Likes Received:
    245
    Giờ tình trạng topic này nó như này: 1 ông nhảy ra chém loạn xạ, tao là nhất, chỉ có tai tao nghe được, hệ thống nhà tao trung tính... blah...blah... Các ông khác ngồi nghe chỉ lắc đầu, chán nản bố ai thèm phản biện :D

    Nta bảo "Hữu xạ tự nhiên hương", nếu cố mãi mà không ai ngửi thấy mùi hương thì cũng nên thôi đi.
     
    Last edited: 19/1/20
    anhton82, CppMb, huyhl and 2 others like this.

Share This Page

Loading...