Em thì có vài nhận xét cá nhân như sau: Phân biệt loa hay-dở Về dãi treble thì loa dở tiếng trép dãi cao giống như 2 thanh inox đập vào nhau rồi vang ra tiếng xem như có nhưng độ vang,lung linh,tơi tách tiếng còn hạn chế. Trong khi đó treble loa hay như 2 chiếc cóc thủy tinh, đập nhè nhẹ vào trong tạo ra tiếng lung linh,sắc, bén,êm tai, có độ bóc tách vô định...Khi ta nghe nhạc hòa tấu với nhiều dụng cụ thì có lớp lang, bóc tách, lung linh mượt mà. Một cảm giác nghe nhạc thật perfect :lol: Còn về dãi trung thì khó nhận xét, một âm thanh hay gồm yếu tố căn bản, ấm áp, ngọt ngào, giọng ca rõ...Nhưng có người thích nghe giọng ca dày tiếng cho giọng nam trầm nhưng đôi khi lại không phù hợp khi nghe 1 giọng nữ thánh thót, tiếng mỏng,nhẹ nhàng như nói khẽ bên tai. Cũng giống như khi chúng ta nghe guitar,violon mà chất âm dày đặc quá thì làm sao tiếng guitar có độ sắc, vang của dây đàn đôi lúc vui nhộn có khi thật lạnh lẽo và hòa vào tiếng violon véo von...Trong phần này đôi lúc em nghe được những đôi loa rẻ tiền nghe dòng nhạc Thanh Tuyền, Tuấn Ngọc mà lại thấy hay hơn những đôi loa mắc tiền đầy chi tiết, trung thực...Và ngược lại khi ta đưa đĩa Vocal SACD 24 bit vào CDP, lúc này những đôi loa mắc tiền lại tỏ ra khá giỏi khi cất tiếng ca, rõ, trong trẽo, du dương. Bass nhanh chậm, sâu, vừa, mềm, cứng, chứ đời nào em có nghe tây nói bass nhẹ như bông, tròn như trái banh...Đôi lúc tuổi thơ chúng ta ai cũng đã trãi qua thời thơ ấu khi đi học, nghe tiếng trống trường bùm bùm tuy tiếng trống trường nó không tròn như trái banh, không dứt khoác, cắt đuôi...mà mỗi học sinh nghe được chất âm đó là vui vẻ, háo hức biết giờ ra chơi, tan trường. Quay lại vấn đề, thời buổi hiện đại các nsx cho ra những đôi loa, thiết bị phát, dây dẫn thường nhắc đến sự Trung thực. Em thấy có vẻ đúng để phản ánh lại nguồn nhạc, không phải nguồn nhạc nào cũng đều thu âm mộc, trung thực. Thực tế trường phái anh em Audio cũng có khác nhiều dạng, thích mộc, thích màu sắc âm thanh, thích nghe chi tiết nhạc cụ, thích đồ audio cổ, thích thiết bị nặng, tụ, sò phải, DAC phải khủng, thích trùm mền, ngắm loa thiết bị... :lol: Đó là những yếu tố theo cá nhân em nghĩ giữa loa hay-dở cũng có sự nhận xét chung chung nhất. Vậy những đôi hay, so với những đôi loa cực hay vậy liệu tiếng bass, mid, trep, âm trường, âm hình....nó hay như thế nào...có khoản cách xa hay không...?Hay chỉ căng vào giá tiền, to nặng, chất lượng đến hình thức... Em cũng mạn phép dừng, vì càng nói em thấy vòng lẩn quẩn này quá. Quả thật em đã nghe đôi loa B&W 802D, em chẳng biết nói sao nhưng chất âm nó quá hay. :mrgreen: Em mong các bác dành chút thời gian để bóng bàn, thảo luận cho vui cái tiêu đề này nhé. Thân
Túm lại ý bác chủ là tùy loại nhạc, tùy nguồn âm mà đôi loa mắc tiền nhiều khi lại thành dở và đôi loa ít tiền đôi lúc lại thành hay
Em có đọc qua bài của bác fusin, em mạn phép copy qua đây để được thảo luận: Link gốc tiếng Ăng lê http://gizmodo.com/5214792/giz-explains ... 0-speakers LOA ĐẮT KHÁC LOA RẺ Ổ ĐÂU ? Giá trị của loa nằm ở thiết kế để tạo chất lượng âm thanh tuyệt hảo chứ không phải trang sức bề ngoài. Những bộ loa đắt giá khiến người ta phải thắc mắc tại sao. Không giống nhiều món đồ công nghệ khác như điện thoại, laptop được nạm vàng, ngọc... giá trị của loa nằm trong thiết kế để tạo ra chất lượng âm thanh tuyệt hảo chứ không phải trang sức bề ngoài. Cấu trúc của loa. Trước hết, hãy tìm hiểu qua một chút về cơ chế hoạt động của loa. Về bản chất, dòng điện hai chiều AC từ một ampli chạy tới loa và chạy qua cuộn dây, biến cuộn dây điện thành một nam châm. Nam châm này tạo ra một trường điện từ giữa nó và nam châm vĩnh cửu gắn ở khung loa. Khi dòng điện thay đổi giữa cực âm và dương, các nam châm đó hút và đẩy nhau, làm màng loa di chuyển tới lui và phát ra âm thanh. Khi nói về loa, người ta nghĩ đến một cái hộp với hình vòng tròn có lỗ - đó chính là bộ loa (loudspeaker system) và nó có vài loại loa bên trong gọi là các driver. Đó là do các driver (bộ phận điều hướng) được tinh chỉnh để truyền đi các tần số, bao gồm tần số cao (do loa âm cao "Treble", còn gọi là tweeter, đảm nhiệm), tần số trung (loa âm trung - midrange speaker) và tần số thấp/siêu thấp (loa trầm/siêu trầm - woofer/subwoofer). Những bộ loa bán ngoài thị trường không phải bộ nào cũng có đủ 3 loại driver này. Các sản phẩm cấp thấp và rẻ tiền thường chỉ có hai loa tép và không có loa trung, loa trầm. Chúng thường được cắm thẳng vào máy tính để nghe ở mức độ vừa phải. Dù vậy, "loa vi tính" cũng được các hãng nâng cấp lên đời 2.1, 4.1, thậm chí 5.1 có cả âm trung và trầm. Nhưng giới chơi dàn âm thanh thì lựa chọn bộ loa cẩn thận hơn, phải dành riêng cho đầu đĩa, ampli. Dù "loa vi tính" có thể cắm vào đầu đĩa CD bằng cáp chuyển đổi, chúng không được dân chơi ưa chuộng. Loa đắt giá hàng trăm nghìn USD rất khác so với loa chỉ vài chục USD. Có những yếu tố làm nên sự đắt giá của loa: Mục tiêu của bộ loa Mục tiêu cuối cùng và to lớn nhất của một bộ loa là "kêu như thật". Nhưng điều này rất khó đạt được, giống như con bướm đẹp mà những người yêu âm thanh (audiphile) luôn chạy theo đuổi bắt. Do đó, tầm vóc của bộ loa chính là khoảng cách đến độ "kêu như thật" bao xa. Khoảng cách này càng ngắn thì bộ loa càng giá trị. Nói một cách kỹ thuật thì độ méo tiếng (chênh lệch giữa âm thanh nguồn và âm thanh tái tạo của loa) càng nhỏ thì bộ loa đó càng tốt. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kết cấu vật liệu để làm màng loa (giúp màng loa không bị méo dù rất nhỏ, khi phải rung động mạnh), dây loa để dẫn tín hiệu thông suốt, trở kháng chất liệu dây gần như bằng 0, tốc độ truyền dẫn trong dây nhanh nhất có thể ... Khi đi mua loa, người ta không quá quan tâm các thông số như watt mà nhìn vào độ nhạy (có giá trị là dB) và nghe thử. Người nghe tinh sẽ biết được bộ loa đó thích hợp cho loại nhạc nào và lựa theo đúng gu của mình. Không có bộ loa nào là hoàn hảo cho tất cả các loại nhạc. 3 đặc tính nổi bật Dải động, nói đơn giản là khả năng hoạt động ở mức tiếng lớn hơn mà không có âm chói tai lẫn vào. Ở các loa tốt, người ta có thể bật to mà tiếng vẫn êm, giống như xe hơi tốt chạy đường trường, càng chạy nhanh càng thấy động cơ êm ái. Bass tốt. Tiếng trầm tốt hơn không có nghĩa là to hơn mà là giàu nhạc tính hơn, vẫn thể hiện được chi tiết từng nốt nhạc. Người chơi thường gọi nôm na là tiếng trầm không tối, không mờ đục. Âm sắc tự nhiên. Âm sắc chính là "tông màu" của âm thanh, được hiểu đơn giản là mức độ tự nhiên của âm thanh. Nếu bạn quen nghe giọng một người ngoài đời thực và nghe giọng người đó qua tiếng loa mà gần như giống nhau thì đó là bộ loa có âm sắc tự nhiên. Hoặc nếu hai nhạc cụ đánh cùng một nốt mà bạn có thể phân biệt rõ đó là nhạc cụ nào thì đó cũng là loa có âm sắc tự nhiên. Loa đắt mà không được phối ghép trong hệ thống tốt thì cũng mất giá trị của nó. Ảnh: Definitive Technology. Kích cỡ loa Bạn không thể có một chiếc loa nhỏ kêu hay nên loa trong bộ dàn đắt giá luôn thuộc loại lớn. Chúng có loa trầm và loa treble lớn hơn bởi bề mặt rộng cũng đồng nghĩa với âm thanh hay hơn. Độ lớn này được đo bằng đường kính của loa, thông thường dùng đơn vị inch (1 inch = 2,34cm). Ví dụ, bộ loa 300 USD của một hãng "tên tuổi" cũng chỉ có một loa trầm 5 1/4 inch và loa treble 1 inch. Trong khi đó, bộ loa 3.000 USD có thể có 2 loa trung 5 1/4 inch và một loa trầm 10 inch. Thêm driver cũng giống như thêm dây cho đàn guitar để tạo ra âm thanh có sắc thái hay hơn. Chất lượng Loa tốt sẽ không làm méo tiếng nhiều khi âm lượng lớn hơn (dù độ méo tiếng bằng 0 vẫn là con số mơ ước của các nhà sản xuất). Để đạt được nhiều này, chất liệu làm loa phải rất tốt để màng loa khi rung mạnh không bị uốn cong và đây chính là nơi đầu tư tiền bạc, công sức nhiều nhất. Nhiều hãng sản xuất đã dùng vật liệu cứng dùng trong ngành hàng không, vũ trụ, như beryllium, các dây dẫn cũng có cấu trúc và chất liệu rất tốt. Nếu chất liệu là đồng, chúng sẽ nóng lên, biến dạng và chảy ra - cả driver sẽ biến thành một đống sắt vụn. Ngoài ra, loa tốt còn có mạng lưới chia đường tiếng rất tinh tế để tín hiệu đi tới nơi cần đến. Điều này cũng đồng nghĩa với giá thành cao hơn. Phối hợp các thành phần của bộ dàn Nếu bộ loa đắt giá và hay mà không được phối ghép trong hệ thống tốt, không đặt trong phòng nghe chuẩn thì cũng mất đi giá trị của nó. Do đó, những người biết phối ghép sẽ làm nổi đặc tính của bộ loa và biến nó thành một món đồ quý giá. Trong trường hợp này, một bộ loa hay trong giới hạn 3.000 USD có thể làm người nghe kinh ngạc hơn sản phẩm 10.000 USD được phối ghép tồi.
Không biết bác đã nghe tiếng thợ rèn đập sắt bao giờ chưa chứ với em mà treble như ... thì không ổn :lol:
Cứ nói thế cho vui bác, mà có dở thì em cũng thấy vui là được, mà hiện tại loa em chưa có CDP, PRE mà, toàn oánh trên AVR thôi thì làm sao hay như bộ dàn bác được :lol:
Túm lại chỉ có anh em ta chết...chỉ có mấy thằng sản xuất loa đài là cười vô cái sự chết của anh em ta. Tiên sư thằng audio :twisted:
Bác này đạt cảnh giới và sắp vào cõi niết bàn rồi. Em cứ định nói như bác thì lại vặn vặn nên mãi không thành chính quả
Em suýt lên niết bàn rùi bác, nhưng khổ nỗi bị phật tổ đuổi về. Phật tổ bảo : cho thí chủ về chứ thí chủ ở đây tiêm nhiễm Audio cho phật giới thì khổ chúng sinh" Đó là lý do hiện tại em vẫn lơ lửng ở đây ạ :mrgreen:
Bác chủ ra cái chủ đề rộng hơn...biển Thái bình dương ! Biển Thái bình dương vẫn có tàu vượt được nhưng trong âm thanh , riêng chỉ cái tiếng bass thôi mà có topic kéo dài ra mấy chục trang vẫn chưa thấy bờ đâu cả chứ đừng nói đến cả 3 dải bass - mid - treble ! Ấy vậy , tôi chỉ xin mạn phép nói về cái tiếng tép cho đỡ bị ném đá ! Có lẽ ai cũng biết , cái tiếng treble nếu tính theo tần số được phân biệt thành : 1/ Lower treble ( tép thấp ) từ 1280 -> 2560Hz 2/ Mid treble ( tép trung ) từ 2560 -> 5120Hz 3/ Upper treble ( tép cao ) từ 5120 -> 10240 Hz 4/ Supper treble ( tép siêu cao ) từ 10240 -> 20480 Hz Hehe...tai ta nếu tốt lắm thì chỉ nghe được rõ ở 3 phần đầu , còn phần số 4 thì để ...hù muỗi chơi . Ấy vậy , nếu loa tép của ai mà lên cao tới 20kHz hoặc hơn nữa , ta sẽ thấy âm thanh trở nên sáng hơn , tiếng tép trở nên rộng mở hơn , chi tiết hơn , bóc tách hơn . Những cặp loa đời mới đã khai thác tốt dải tần siêu cao này hơn các loa đời cổ . Vì thế , không lạ gì khi những ai thích loa đời mới sẽ chê loa đời cổ tiếng đục hơn , tối hơn bởi vì loa cổ dải treble thực tế có lẽ lên tới 15kHz là đã khá lắm rồi ! Nhưng trong âm thanh , nếu được cái lọ e đành phải mất cái chai , nếu tiếng tép tốt quá thì hai dải tần còn lại sẽ nghe mỏng đi ít nhiều ( ngoại trừ các loại loa khủng ! ). Nghĩa là , nghe Leonard Cohen , DonWilliam bớt đi cái giọng trầm đụng xuống sàn nhà hay khi nghe Louis Armstrong thiếu mất cái...cục đờm chạy tới chạy lui trong cổ họng... e mất đi phần nào sự thú vị ! Vậy tiếng tép thế nào là hay ? Theo ý thích của riêng tôi , tiếng tép phải tái tạo lại được gần với nguyên bản càng nhiều càng tốt . Tiếng cymbal phải có âm kim loại , rung ngân ,vang rộng cho dù có hơi chát chúa tí cũng được chứ đừng quá mịn màng , mềm mại liễu yếu đào tơ tôi cũng không thích hoặc tiếng tép cao vút nhưng lại thiếu mất đi sự rung ngân ,( giống nhạc số ) thì cũng chẳng phê ! Hoặc tiếng sacxo ở những nốt cao chót vót trở nên gắt , sắc như móng tay nhọn ( của gấu mẹ ) cào vào tai ấy vậy mà lại lịm người hơn là cái tiếng mỏng mảnh nhưng êm ái của bồ nhí ! Đa phần anh em ở đây có lẽ thích nghe tiếng tép mịn màng ,mảnh như tơ , nhẹ tựa lông hồng thì cũng đúng . Tùy thể loại nhạc mà ta cần cái tiếng tép phù hợp nhưng nghe hòa tấu nhiều nhạc cụ mà tiếng tép thiếu độ " gai góc " một tí thì có lẽ mất bớt cái thú , tựa như ăn phở mà thiếu chút ớt cay vậy ! :lol:
Hiện nay , có loa khủng còn quảng cáo loa họ có khả năng cho tiếng tép cao hơn 20kHz , thậm chí lên đến cả 100kHz ! Ở dải tần cao chót vót thế chẳng biết gọi là gì , hay là gọi đại là...siêu mẫu , ý lộn , siêu siêu treble vậy ! Tôi chưa được nghe tiếng treble của các loại loa ấy nhưng dự rằng nó làm cho các dải tần rộng ra hay nói cách khác soundstage sẽ rộng ra chăng ? Và nếu thế thì cái lợi đầu tiên là...hết muỗi !
Bác tải phần mềm sine wave generator về, cấu hình sampling rate lên 92Khz hoặc cao hơn, gắn với soundcard có khả năng hoặc ra DAC cho ra dải tần cao tương ứng, đảm bảo ampli không bị suy giảm ở mức cao này và loa độ nhạy cao một chút. 20-20Khz là ngưỡng nghe thông thường bác ạ (general consumer), không loại trừ bác hoặc nhiều người khác có thể nghe tốt hơn. Bác cứ thử xem nào. Note thêm: nếu bác đã quá 35 tuổi thì không cần phải thử vì độ nhạy tai giảm mất rồi
với tần số này "thậm chí lên đến cả 100kHz " sao hảng sản xuất loa ko ghi thêm chức năng đuổi muỗi & gọi cá heo... :lol: ,các pác ở gần biển chú ý chọn những loa như thế này, vừa chơi audio vừa ngắm cá Heo mà ko bị muỗi cắn hahah, nếu thiếu mồi ra làm con lên nướng luôn quá lợi đi chứ :roll:
Bác mengamgiam đọc đoạn này giúp em Lets talk about sample rate and the Nyquist Theory. This theory is that the actual upper threshold of a piece of digital audio will top out at half the sample rate. So if you are recording at 44.1, the highest frequencies generated will be around 22kHz. That is 2khz higher than the typical human with excellent hearing can hear. Now we get into the real voodoo. Audiophiles have claimed since the beginning of digital audio that vinyl records on an analog system sound better than digital audio. Indeed, you can find evidence that analog recording and playback equipment can be measured up to 50khz, over twice our threshold of hearing. Here's the great mystery. The theory is that audio energy, even though we don't hear it, exists as has an effect on the lower frequencies we do hear.
Đúng vậy thật , tác dụng của âm thanh tần số siêu cao ( trên 20kHz ) tuy tai chúng ta không nghe được nhưng nó ảnh hưởng đến các tần số thấp hơn trong ngưỡng nghe của chúng ta . Vì thế , nếu chúng ta có bộ loa âm thanh đục , tối , bass nhòe không rõ nét ( thiếu chi tiết ), bổ sung thêm supper treble sẽ cải thiện đáng kể các dải !
Cái này có chứng minh bằng công thức, định luật, định lý vật lý hay kỹ thuật nào không các bác nhỉ ? chứ cứ nói khơi khơi như vầy thì khác gì mấy món dây nguồn, cầu chì....đâu cơ chứ, hay là Tây nói nên phải tin :wink:
Có khá nhiều nhạc cụ cho tần số siêu cao đấy ạ . Ví dụ : violon cho tần số trên 40kHz , trumpet trên 80kHz , cymbal và... tiếng "gấu mẹ"... trên 100kHz... :lol: Tiếng treble ảnh hưởng đến khá nhiều âm thanh của 2 dải tần còn lại đấy bác ạ . Nếu hôm nào các bác thử gở loa treble ra thì...ối chà... mid và bass đục , tối tăm ngay , đến mức thà chẳng nghe còn sướng hơn . Có dạo tôi nhặt được cặp treble fostex đấu vào cặp loa đần độn của tôi thì âm thanh thay đổi đến mức...sướng tê ! Tiếng mid nghe chi tiết hơn , thoát hơn , bass gọn hơn , lên bổng xuống trầm uyển chuyển hơn . Ừ mà bây chừ nghe nhạc cũng cần...thuộc công thức , định luật , định lý... nữa cơ à ? :mrgreen:
Khác nhiều bác ạ . Giảm treble trên loa hay trên ampli ( nếu có ) thì chỉ thay đổi độ lớn , cường độ của tiếng treble chứ không làm mất hẳn . Tuy nhiên , giảm treble , phần nào cũng làm nổi bật hơn dải mid hay bass hoặc làm tiếng của 2 dải ấy ấm hơn thôi ạ !
Tại em học lỏm mấy kụ siêu về KT bắt bẻ mấy ông nghe bằng tai ở mấy cái tu píc cầu chì với dây nguồn ý mà :wink: :mrgreen:
dùng núm treble bass để thay đổi âm sắc cũng đỡ lăn tăn hơn là thay đổi những thứ khác bác Khoái nhẩy.