Loa Bass to và Loa Bass nhỏ!

Discussion in 'Loa' started by ngtatliem, 25/11/07.

  1. socnau

    socnau Advanced Member

    Joined:
    31/10/07
    Messages:
    702
    Likes Received:
    6
    Location:
    Nghĩa Đô-Hà Nội
    Em thấy có 1 cao thủ bảo rằng bản thân bass to thì quán tính của màng loa lớn hơn của bass bé do vậy cho âm thanh chậm hơn, không biết có đúng vậy không.
     
  2. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Re:

    Vâng. 2245 gắn vô thùng 4350 nghe phê lắm bác ạ.
    Cặp ML No33 này có công xuất 600 w/ch tại trở kháng 4 ohms nên nó dư sức để control cùng lúc 2 cái 2245. Theo em, nếu ai đã một lần nghe qua thì khó mà quên được.
     
  3. ngtatliem

    ngtatliem Advanced Member

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    6.769
    Likes Received:
    60
    Location:
    C.S.J
    Re: Re:

    Nhưng có khi nào ampli công suất quá khỏe sẽ làm vỡ tiếng bass nhỏ không bác???
     
  4. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Re:

    Ampli công suất quá lớn làm vỡ tiếng thì em chưa được nghe nhưng "uýnh" lòi cone loa ra ngoài thì em đã hơn 1 lần chứng kiến rồi bác Liêm ạ. :D :D
     
  5. haiQ

    haiQ Advanced Member

    Joined:
    23/1/07
    Messages:
    496
    Likes Received:
    5
    Location:
    TP CỤ HỒ
    Chậm là do yếu kéo hỏng nổi cái em to thôi chứ cho mấy ông to vào coi! Ẵm nhẹ nhàng ngay! :lol:
     
  6. ngtatliem

    ngtatliem Advanced Member

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    6.769
    Likes Received:
    60
    Location:
    C.S.J
    Re: Re:

    ý bộ trước khi lòi cone ra mà không vỡ tiếng hả bác? Loa gì mà gớm thế??? :mrgreen:
     
  7. triode20

    triode20 Advanced Member

    Joined:
    5/8/07
    Messages:
    363
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hà Nội
    Re:

    bác nói rất có lý, tuy nhiên theo em với khoa học công nghệ hiện tại loa bass nhỏ không thua kém loa bass lớn về mặt công xuất cũng như tần số trầm đạt được. về mặt vật lý khi rung động bass to dễ méo tiếng hơn bass nhỏ, các củ loa bass 30- 40cm đều có các đường gân gia cường chống méo điển hình như các dòng JBL. vì vậy các hãng sản xuất ưa dùng bass nhỏ hơn vì hiệu quả cao hơn và dễ thiết kế xét về mặt thẩm mỹ. Hơn nữa chất lươngj thùng loa ảnh hửởng đến tiếng bass nhiều nhất do đó nếu loa bass to mà hay thường rất đắt do chi phí làm thùng loa.
    Theo em trong điều kiện tương đối nếu 2 đôi loa có giá bằng nhau loa bass to chưa chắc đã hay bằng bass nhỏ. Thân bác!
     
  8. triode20

    triode20 Advanced Member

    Joined:
    5/8/07
    Messages:
    363
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hà Nội
    Re: Re:

    hề hề chắc do vặn quá volume thôi bác, chứ thường thì loa nhỏ khó keo hơn loa to do độ nhạy loa nhỏ thường thấp 85-88dB. mà cũng chẳng biết hết được cũng còn tùy loại ampli và loa bác nhể!
     
  9. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.708
    Likes Received:
    653
    Location:
    BTA - TPHCM
    Re: Re:

    Híc . Bác lại đổ dầu vào cái topic này cho nó cháy bùng lên . Thế là cuộc chiến giữa các fan bass to hay và fan bass nhỏ lại tiếp tục với tập 2 dài xxx trang chưa biết bao giờ chấm dứt .

    Vậy cho em hỏi là bác thuộc phe bass to hay bass nhỏ vậy :D
     
  10. regular

    regular Advanced Member

    Joined:
    6/6/07
    Messages:
    7.375
    Likes Received:
    22
    Location:
    Non-Groups
    Có nhiều bác cũng bảo thế bác ạ!
    Nhưng theo cái suy nghĩ cũa em thì có lẽ do cái Power amp dùng để oánh nó sẽ quyết định nhanh hay chậm hơn so với bass nhỏ. Vì điện thế ra của amp đi vào loa là tín hiệu xoay chiều. Điện thế này chắc chắn rằng có bán kỳ dương và âm. Tại bán kỳ dương thì màng loa được đẩy ra, tại bán kỳ âm thì màng loa bị hút vô. Và cứ như vậy tín hiệu tại loa thay đổi dương rồi âm 100 lần/sec ta có âm thanh 100Hz.
    Em nghĩ với tần số 40Hz thì cái màng loa không đủ thời gian để có quán tính nó đã được cái amp đổi chiều dòng điện làm cho màng loa đi theo chiều ngược lại.
    Như vậy sự nhanh chậm không phải do quán tính cơ học.
    Trên đây chỉ là suy nghĩ của em. :)
    Nhờ các bác chỉ giáo tiếp ạ!
     
  11. MinhHieu

    MinhHieu Advanced Member

    Joined:
    19/4/06
    Messages:
    990
    Likes Received:
    18
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Em nghe đồn là:
    - Nếu loa Bass nhỏ mà có độ nhạy cao thì cho tiếng rất bén, thiếu trung trầm nên tái tại tần số thấp kém hiệu quả. Vì vậy độ nhạy đa số dưới 90 db là sự hạn chế điểm yếu này.
    - Loa Bass lớn thì vô tư trên mọi nẻo db nhưng có lợi thế về tầm phủ sóng lớn hơn vì thế nên có cảm giác âm hình rộng mở hơn và đĩnh đạc hơn.
    Chẳng biết có thất thiệt không nữa :)

    Em vẫn thích nghe nhạc từ nguồn CD hơn nguồn file nén :mrgreen:
     
  12. triode20

    triode20 Advanced Member

    Joined:
    5/8/07
    Messages:
    363
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hà Nội
    Re: Re:

    Bát nào cũng được bác ah ,to nhỏ không vấn đề miễn là cơm ngon là em xơi hehe !
     
  13. Sanh Trang

    Sanh Trang Advanced Member

    Joined:
    4/9/07
    Messages:
    1.649
    Likes Received:
    26
    Location:
    Saigon
    Thế loa mành được xếp vào hàng basse to hay nhỏ các bác? :wink:
     
  14. huyvuacobac

    huyvuacobac Advanced Member

    Joined:
    5/9/07
    Messages:
    6.269
    Likes Received:
    22
    Location:
    PN
    Theo em thì loa mành xếp vào bass "rộng". hihi
     
  15. Mèo Sạch Thỉu

    Mèo Sạch Thỉu Advanced Member

    Joined:
    3/1/08
    Messages:
    713
    Likes Received:
    7
    Em nghĩ âm thanh đơn giản là sóng dao động của áp xuất không khí thay đổi. Với cùng một tần số dao động thì loa nào có kích thước lớn hơn sẽ tạo ra một mức thanh áp cao hơn. Nôm na như làn gió thổi, nếu cùng số lần quạt thì cái quạt to chắc chắn sẽ đem lại nhiều gió hơn cái quạt nhỏ.
    Ở đây em bỏ qua yếu tố đắt, rẻ & công nghệ của các hãng.
    Khi đo đáp tuyến tần số loa thì phải cụ thể nó là được đo ở mức dao động -10dB hay là -3dB. Chỉ cần thay đổi hoặc lờ đi thông số này là các hãng làm loa đã bịp được ối người thu bộn tiền.
    Giả sử cặp loa có dải tần là 40Hz-18kHz (-10dB) thì khi đo với -3dB nó có thể chỉ là 100Hz-17kHz do ở tần số thấp & tần số cao mức thanh áp ra đã biến động dưới -3dB rồi không còn được như ở các tần số khác. Nếu là hãng làm loa trung thực thì khi khai dải tần nó phải nói rõ đây là đo đạc đầy đủ ở -3dB hay -10dB.
    Vậy khác nhau ở -3dB & -10dB là gì. Cái đó là ngưỡng của tai người vừa kịp nghe thấy sự khác biệt so với nghe thấy to hơn/nhỏ hơn một nửa đấy. Và vì đó thông thường các hãng sx họ đề ra để phù hợp với tai người khi nghe.
    Ngày trước có một công thức về dải tần thấp nhất mà loa đạt được dựa trên kích thước loa, bây h em ìm mãi không ra.
    Em thấy rất nhiều đôi loa bé tý mà đề dải tần thấp tới 40-50Hz mà lờ tịt khi không nói đo đạc ở ngưỡng nào.. Về mặt kỹ thuật thì em không tin vì ở mức tần số đó thông thường biên độ âm thanh sẽ tụt đi không chỉ là -10dB thôi đâu ... Vậy đề ra để làm gì ... Cái này ae mình nên cảnh giác, tránh bị bọn hãng chúng nó lừa.
    Em đã nghe rất nhiều cao thủ nói có đôi loa nhỏ mà tiếng xuống được sâu nhưng số em nó đen chưa từng được chứng kiến tận mắt được. Hoặc khi nghe rồi, mình đưa ra nhận xét thì khổ chủ lại cười xòa & bảo .. so với loa nhỏ nó là khá lắm đấy còn gì .... bó tay chấm cơm.
    Bác nào ở Hn có đôi loa nhỏ mà tiếng xuống sâu lúc nào cho em nghe ké cái nhá.
     
    son hydraulic likes this.
  16. percussion

    percussion Approved Member

    Joined:
    30/8/07
    Messages:
    25
    Likes Received:
    0
    Dao động cơ học của màng loa tạo ra trong không khí một sóng cơ học có tần số chính bằng tần số dao động của màng loa, tai ngưởi bình thường có thể nghe được âm thanh của dao động này khi tần số rơi vào khoảng 16hz-20000Hz. Đến đây có thể kết luận sóng cơ học tạo ra bởi màng loa không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc với không khí của màng loa. Tuy nhiên, màng loa có diện tích tiếp xúc với không khí lớn thì dẫn đến năng lượng âm sẽ lớn => âm lượng sẽ lớn, dễ đạt đến lưỡng nghe của tai người. Mặc khác, theo lý thuyết, năng lượng âm tỷ lệ bình phương với biên độ sóng => ở một tần số nhất định, màng loa có diện tích tiếp xúc với không khí nhỏ vẫn có thể tạo ra sóng âm học có năng lượng âm tương đương với màng loa có diện tích lớn bằng cách tăng biên độ dao động.
    Nói nôm na như bác gì đó, "nếu cùng số lần quạt thì cái quạt to chắc chắn sẽ đem lại nhiều gió hơn cái quạt nhỏ" thì chưa chính xác lắm vì: nếu cùng số lần quạt thì cái quạt to mà chỉ phẩy tay nhè nhẹ thì chưa chắc nhiều gió bằng cái quạt nhỏ nhưng quạt một phát có góc rộng bằng 180 độ.
    Còn vấn đề 3dB -10dB củng chưa hẳn là lừa gạt đâu bác, vì mức độ cảm nhận âm lượng của tai người không trùng với năng lượng âm, ví dụ cùng một năng lượng âm nhưng phát ở tần số cao sẽ nghe to hơn khi năng lượng âm đó được phát ở tần số thấp. Khi ghi như vậy nhà SX cam đoan là loa sẽ có dải tần là 40Hz-18kHz, còn nghe lớn hay nhỏ, được hay không là phụ thuộc vào chủ quan của tai người nghe.
     
  17. Mèo Sạch Thỉu

    Mèo Sạch Thỉu Advanced Member

    Joined:
    3/1/08
    Messages:
    713
    Likes Received:
    7
    Em thấy hai cái quạt mình mà có mọi điều kiệu hoạt động nó như nhau thì cái quạt to chắc chắn cho nhiều gió hơn cái quạt nhỏ ạ .... Màng loa cũng vậy, đâu có phép mầu nào ở đây. Liên đới đến góc mở, cấu tạo màng, cuộn dây, biên độ dao động (quãng đường đi) của màng ... thì có mà cãi nhau cả năm.

    -3dB hay -10dB nó là tiêu chuẩn khi đo đạc đáp tuyến tần số của loa đấy ạ. Thông số dải tần sẽ ít có ích gì khi ở 2Khz nó đạt được 95dB tuy nhiên ở 40Hz nó lại chỉ là 80dB. Đấy là điểm lay bị "quên" của các nhà làm loa nhỏ nhưng lại khai dải tần rất oách.
    Chỉ có mấy ống sx loa hí-èn là hay quên thôi chứ hội pừ-rồ thì không quên được vì khi quên nó thì sẽ không đưa được vào các phần mềm để tính toán. Mà sao cái hội pro audio nó hay tính toán cụ thể thế cơ chứ không như mấy ông bán loa hí-èn toàn tả loa bằng .. miệng thôi.

    Vì âm thanh là các mức dao động của không khí nên đơn vị đo lường của nó sẽ là Pascals (Pa), tuy nhiên đơn vị đo này không tuyến tính với cảm nhận của tai người nên người ta mới tìm ra đơn vị đo lường là dB. Sau nhiều nghiên cứu người ta nhận ra sự suy thay đổi mức âm thanh (dB) Cảm nhận tai người

    1dB Không thể nghe thấy
    3dB Vừa đủ để nghe thấy
    6dB Nghe thấy rõ
    10dB Nghe nhỏ/to hơn một nửa
    20dB Nghe nhỏ/to chỉ còn một phần tư

    Cùng một loại củ loa của EV có cấu tạo như nhau thì cái 12" nghe tiếng bass kém hơn hẳn 15" & chắc chắn thua xa 18". Các hãng khác thì e không biết vì chưa được tận mắt chứng kiến & tai nghe.

    Âh học (Acoustic) là cái khoái khẩu của em. Em có bài viết về chống ồn trong xe hơi có một chương nói qua về âm thanh các bác nghía qua cái nhá http://www.otofun.com/showthread.php?t=9053&page=2 . Tất nhiên trong chương này em sẽ đề cập đến đường truyền âm nhiều hơn vì nó liên đới mật thiết hệ thống ồn trong xe hơi.

    Bác nói đúng khi tai người cảm nhận biên độ & tần số âm thanh hoàn toàn không tuyến tính. Ở bài khác em viết về tiêu chuẩn độ ồn trong xe hơi có đề cập đến đường cong tiêu chuẩn ồn Noise Criteria Curve. Các cụ nghía cái nhá.
    [​IMG]
     
    son hydraulic likes this.
  18. percussion

    percussion Approved Member

    Joined:
    30/8/07
    Messages:
    25
    Likes Received:
    0
    Bài viết của bác Mèo rất hay, có sưu tầm cả hình minh họa.
    Tuy nhiên, chúng ta đừng nhầm lẫn cường độ âm (tính bằng dB) và tần số của âm (tính bằng Hz). Loa nhỏ của chúng ta vần đạt được tần số như tần số của loa lớn tuy nhiên cường độ âm sẽ nhỏ (hoặc có khi nhỏ đến mức không tồn tại).
    Nói ở một góc độ khác, 2 loa khác hiệu có kích thước 15" như nhau nhưng có thể sẽ cho cảm giác về âm trầm khác nhau, trong trường hợp này ta sẽ thấy rõ kích thước chưa phãi là yếu tố duy nhất quyết định, cụ thể, biên độ lớn hơn sẽ cho cường độ âm (năng lượng âm) lớn hơn trong cùng một tần số. Subwoofer là một ví dụ điển hình về việc áp dụng lợi thế của biên độ dao động để tạo tần số thấp có năng lượng âm lớn.
     
  19. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    261
    Trường hợp loa sub thì đúng là dùng biên độ giao động rất lớn để khắc phục khuyết điểm mặt loa nhỏ, tuy nhiên cái âm trầm mà nó thể hiện như thế nào ? chỉ là thứ tiếng nền gầm gừ dành cho Home theatre chứ không phải là trống đại của dàn nhạc.

    Nguyên nhân em hiểu là như vầy : âm thanh là 1 tập hợp sóng cực kỳ phức tạp chứ không phải chỉ là sóng sin, cho nên nếu bắt màng loa giao động với biên độ rất lớn thì nó sẽ không còn thể hiện được những chi tiết nhỏ trong dải sóng âm được nữa, do đó loa sub chỉ ra tiếng đùng đùng chứ không có chi tiết chi mô răng rứa.

    Vụ này tranh luận còn dài dài, mời các bác tiếp nha.
     
  20. percussion

    percussion Approved Member

    Joined:
    30/8/07
    Messages:
    25
    Likes Received:
    0
    Em xin bổ sung thêm ý kiến chủ quan của mình về thông số tần số trên loa. Nếu nhà SX chỉ ghi tần số (mà không ghi rõ tần số đó đo được ở mức năng lượng âm bao nhiêu dB) thì chúng ta phải hiểu rằng tần số đó là cực tiểu và cực đại mà loa có thể phát ra ở mức năng lượng âm nằm trong ngưỡng nghe của tai người (1dB->129dB). Ví dụ: trên loa ghi thông số 40Hz-> 20000Hz thì tạm hiểu 40Hz at 1 dB. Đây chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân em.

    To bác Viagraless: chúng ta đang nói trên lý thuyết thôi, và chỉ tập trung vào tần số và độ lớn của âm thanh tại tần số chỉ định, là bỏ qua tất cả các yếu tố khác như nguồn âm, cộng hưởng, âm sắc, chất liệu...
    Vì biên độ dao động lớn sẽ khó kiểm soát dẫn đến âm thanh trên subwoofer hay bị méo. Thành chi lợi thế của sub không phải để nghe nhạc, mà vị trí của nó là HT, có những loại âm thanh bác cần phải nghe nó gầm rú hoặc đùng đùng như tiếng đại bác hoặc tiếng khũng long đang chạy, không cần phải nghe chi tiết đâu bác. Một lý do khác khiến subwoofer thường hay bị méo là buit-in amply thường là chạy ở ClassD. Tuy nhiên, nếu bác nghe âm trầm của các dòng subwfoorer cao cấp (cỡ như ASW855 )thì bác sẽ nghĩ khác.
     
  21. Mèo Sạch Thỉu

    Mèo Sạch Thỉu Advanced Member

    Joined:
    3/1/08
    Messages:
    713
    Likes Received:
    7
    Hoàn toàn đồng ý ới bác .... về mặt nguyên tắc ở thì hầu như trong toàn bộ dải âm tần loa nào cũng có thể phát ra tiếng được nhưng mà biên độ lại không đồng đều nhau và vì vậy mới sinh ra tiêu chuẩn đo lường dải tần. Khi nói đến loa này xuống được 40Hz thì người ta ngầm hiểu là âm lượng nó đủ lớn & hay ở tần số đó. Do thế nên khi thẩm âm các cao thủ nhà mình mới có thể phán là loa này tiếng bát được, loa kia tiếng trung dở.

    Ngoài kích thước loa thì việc thiết kế, vật liệu chế tạo, chế độ hoạt động khác nhau sẽ đem lại kết quả là âm thanh hoàn toàn khác nhau. Bàn thì còn nhiều cái để bàn lắm nhưng ở trong thớt này ae bàn chủ yếu đến kích thước loa thôi.

    Em vẫn muốn được nghe một đôi loa nhỏ có tiếng bass tốt (về mặt lý thuyết thì vẫn có thể có khi ở tần số thấp biên độ dao động của màng đủ lớn để oánh ra tiếng) mà vẫn chưa được chứng kiến tận mắt. Có cụ nào có cho em nghía cái đê...

    Có cái đường cong thể hiện ngưỡng nghe của tai người (bình thường) đấy cho các cụ nghía. Xem kỹ thì thấy tai người chả tuyến tính tý nào cả. Thính tới mức có 10dB đã nghe được ở 3-400Hz, tuy nhiên phải 35-38dB mới thấy được ở 63Hz. Tại sao lại vậy, để em dỗi sẽ dịch bài về cấu tạo tai người liên quan đến đặc tính âm học hết sức chử quan của cái thằng người ạ ....
     
  22. Spirit-new

    Spirit-new Advanced Member

    Joined:
    6/12/07
    Messages:
    280
    Likes Received:
    2
    LOa nhỏ có tiếng bass tốt là do nhà sx tính toán cộng hưởng tần số thùng tốt, tiếng thùng quyết định nhiều đến chất lượng dải trầm của cặp loa.

    Để khỏi cãi nhau các bác thử lắp một cặp bass của một cặp loa nhỏ ( loại có tiếng trầm tốt nhất) theo dạng Baffle xem tiếng ra làm sao?
     
  23. triode20

    triode20 Advanced Member

    Joined:
    5/8/07
    Messages:
    363
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hà Nội
    Hix hix đó chỉ là súp của Microlab thui bác, những cục súp Hi-end cũng chẳng kém gì loa Hi-end cả về chất lượng và giá. Súp cũng có nhiều loại mà bác!
     
  24. percussion

    percussion Approved Member

    Joined:
    30/8/07
    Messages:
    25
    Likes Received:
    0
    Em chủ quan cho rằng khi hiện tượng cộng hưởng âm thanh xảy ra thì biên độ dao động đạt giá trị cực đại, giá trị này ảnh hưởng đến cường độ âm chứ không liên quan đến tần số. Cụ thể, nếu nếu một cặp loa có thông số low là 50Hz thì cho dù bác có đóng thùng to hay nhỏ thì âm trầm vẫn 50Hz thôi bác ạ, chỉ có giá trị của cường độ âm là thay đổi. Ta có thể thấy được trên thực tế hiện tượng cộng hưởng âm trầm trong phòng nghe có diện tích nhỏ, thường thì người ta phàn nàn là bị cộng hưởng làm cho bass bị ù, bị vang, bị dội... chứ em chưa nghe ai nói bị cộng hưởng làm cho âm trầm xuống quá sâu hết.
     
  25. Quang_lan

    Quang_lan Advanced Member

    Joined:
    20/6/06
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    7
    Location:
    BaDinh-HaNoi
    Bác mèo đã nghe cặp này chưa, có trên Hoàng Hải - 23D HBT đó.
    Evidence Temptation của Dynaudio
    (78.5"H x 7.9"W x 19.3"D)
    two 1.1" soft-dome tweeters,
    two 6" midrange units,
    and four 8" bass drivers with 3" voice coils
    29Hz–25kHz, 3dB.
    [​IMG]


    Mà bác mèo đang nghe loa gì vậy ?
     

Share This Page

Loading...