Ô sao lại liên hệ gắn loa lớn trên xe 4 bánh bé tẹo nhỉ. Như vậy cái lít xịt còn thua xa xe kẹo kéo 2 bánh trước cổng trường . Chấp cả bạc tỉ , rớt đài khi chưa hết cung nhạc
Cho mình hỏi , cách nào trị tiếng bass cho nó mềm lại một chút đối với loa Ruark talishman. Có bác nào biết chỉ em với Thanks alot
Em nghĩ nếu bác đang liên hệ giữa bass và mid thì hơi rộng, vì chủ đề topic này là so sánh giữa loa bass to và (nhiều) loa bass nhỏ. Thế nên đều là nói về việc tái tạo dải trầm cả. Tuy nhiên có khả năng là ý bác nói về việc cùng là dải trầm; sẽ có loại nhạc mà nhiều tiếng trống đánh dồn dập liên tục; như vậy tất cả các tiếng trống này đều là dải trầm. Khi đó theo ý bác có lẽ muốn nói là, vì loa bass to nên nó chưa kịp kết thúc một hành trình thì đã phải đáp ứng để tạo ra một hành trình mới. Nó to nặng nên không kịp làm điều đó và kết quả là âm thanh không đạt. Thực ra thì em cho là ở đây hai loa đáp ứng như nhau. Với cùng một tần số, ví dụ 30 Hz, cả hai loại củ loa đều phải di chuyển một chu kỳ của nó trong 1/30 giây. Với loa bass to, vì nhở đẩy được khối khí lớn hơn, nên nó chỉ phải hành trình một quãng ngắn hơn. Bù lại loa nhỏ phải di chuyển một hành trình dài hơn để tạo ra cùng mức âm lượng. Ví dụ ở tần số 30 Hz nếu màng loa mới đi ra đến nửa đường (1/4 chu kỳ) mà lại có 1 tiếng trống tiếp theo thì cả 2 loa đều gặp vấn đề như nhau, đều phài quay về. Khi đó do quán tính nhỏ, màng loa bass nhỏ sẽ đáp ứng tốt hơn, quay về vị trí ban đầu nhanh hơn. Tuy nhiên khi đó tiếng bass ở chu kỳ thứ nhất nó thực sự tạo ra có tần số 60 Hz chứ không phải 30 Hz. Loa bass to do quán tính lớn hơn, nếu ampli có damping không đủ lớn sẽ khiến cho màng loa quay về chậm hơn, tạo ra tần số thấp hơn, trong khoảng giữa 30 Hz và 60 Hz. Và cường độ âm thanh mà hai màng loa bass tạo ra bị suy hao (tạm cho là) đến 50%, tuy nhiên giá trị tuyệt đối thì loa bass nhỏ tạo ra nhỏ hơn nhiều so với bass lớn. Như vậy nếu có một chuỗi 10 tiếng trống sẽ khiến cho loa bass nhỏ tuy vẫn tạo ra 10 tiếng trống đó, nhưng âm chính bị lạc đi thành 60 Hz, với cường độ giảm một nửa; loa bass to sẽ chỉ tạo ra được, ví dụ là 5 tiếng trống, nhưng âm chính bị lạc đi ít hơn, ví dụ 45 Hz, và cũng với cường độ giảm một nửa. Nói một cách hình tượng là từ 10 tiếng trống đại dồn dập ở cách chúng ta 2m, thì loa bass to tại ra 5 tiếng trống trung cách chúng ta 4m, còn loa bass nhỏ tạo ra 10 tiếng trống con cũng ở cách đó 4m. Mà đó là nương theo ý bác để phân tích vậy chứ tai em sẽ không nghe ra nổi 1 chuỗi 10 tiếng trống như thế mà lại chỉ kéo dài trong 1/3 giây; mà chắc cũng chẳng có bài nhạc nào lại kỳ lạ như thế! Khuyết điểm về việc to nặng của loa bass có thể xảy ra ở 2 trường hợp là: Dải tần đáp ứng. Với loa nhỏ, nó có thể đáp ứng tần số thấp, và ưu điểm là càng dễ dàng hơn để tạo ra tần số cao. Ví dụ ở 200 Hz thì nó phải kết thúc 1 hành trình trong 1/200 giây. Tất nhiên ví dụ như vậy thôi chứ đáp tần của nhiều loa bass to vẫn có thể đạt đến 800-1000 Hz. Vậy nên cái sự nhanh này phải tính ở vài ngàn Hz, mà khi đó là thuộc về dải trung rồi. Ngoài ra cũng phải nói thêm là, với tần số càng thấp, để duy trì mức âm lượng tương đương với loa lớn, các loa bass nhỏ phải di chuyển hành trình rất dài. Ví dụ cái loa Raidho mà đánh bass thì màng loa của nó chạy như piston, cái gân cao su của nó rung như môi cụ già luôn. Ví dụ các củ loa sau đây của cùng một hãng Audio Nirvana, đều là dòng cast frame ferrite. củ 8" có trọng lượng màng loa là 10g và Vas của nó là 66.5 lít, củ 12" có trọng lượng màng loa là 22g và Vas của nó là 230 lít, củ 15" có trọng lượng màng loa là 38g, và Vas của nó là 618 lít Từ 8" lên 12" rồi 15", trọng lượng tăng 2,2 và 3,8 lần, nhưng Vas tăng 3,5 và 9,3 lần. Như vậy mức độ nặng của màng loa tăng lên không nhiều bằng mức độ hiệu dụng của loa. Giá thành. Cùng một kích thước loa bass, nhưng có những loa sử dụng vật liệu nhẹ hơn, quán tính nhỏ hơn thì sẽ có đáp tần hữu hiệu rộng hơn, có thể cắt tần cao hơn. Ví dụ cùng là 12", nhưng loa Beyma 12GA50 có trọng lượng màng loa đến 34g, nặng hơn đến 1,5 lần so với của Nirvana; ngược lại thì giá của Nirvana là 328 USD/ cặp, đắt gấp đôi so với Beyma.
bác Liêm dạo này khoe nhà, khoe xe kinh quá,,,, chẹp chẹp...... em thèm, còn gì khoe nốt để em thèm một thể. :lol: Nhưng quay lại vấn đề trên, chả cần bộ khủng với giá tiền khủng như bác nói, bác nào muốn thử uy lực, tốc độ đáp ứng nhanh của loa bass to có thể qua em trải nghiệm (loa bass nhà em 40cm) em đánh để các bác xem lại cách nhận định của mình. :mrgreen:
Cái chỗ bôi đỏ em thấy không đúng lắm bác ạ, thực tế trên đôi loa nhà em Mordaunt short MS 10i có loa bass chỉ 13 cm nhưng vẫn cho tiếng bát âm lượng lớn trong khi màng loa dao động chỉ hơi lăn tăn. Bác nào có loa này sẽ thấy, loa này có nón loa là cố định và chỉ màng loa dao động, lúc mở âm lượng lớn các bác thử sờ tay lên màng loa sẽ thấy lực dao động rất mạnh mặc dù mắt thường nhìn thấy màng loa chỉ hơi rung thôi. Vậy mức âm lượng không hẳn chỉ ở hành trình của màng loa.
Nguyên lý loa nào cũng vậy thôi bác, tạo ra dao động của không khí để truyền đi âm thanh. Muốn có âm lượng lớn, thì phần thể tích không khí bị đẩy đi phải lớn. Muốn vậy thì đường kính màng loa phải lớn, hoặc hành trình của màng loa phải dài, hoặc màng loa phải thật cứng (kiểu như dùng quạt tay, cái quạt cứng thì quạt mát hơn cái quạt mềm). Thực tế dài hay ngắn thì là so sánh tương đối giữa các màng loa với nhau, chứ cảm nhận bằng mắt thường thì hành trình màng loa dao động tối đa đều chỉ có một vài milimet thôi bác, vậy nó mới tuyến tính được. Trừ loa sub thì hành trình rất dài hoặc những loa được cấu tạo đặc biệt và rất đắt tiền như Raidho thì hành trình mới dài mà vẫn giữ được sự tuyến tính khi tái tạo âm thanh.
Em đồ rằng mức âm lượng (Phần chữ đỏ) không như bác đã viết. Bác quan niệm mức độ âm lượng thế nào cũng được, bác cứ giữ quan niệm của bác. Còn thực tế mức âm lượng của loa còn phụ thuộc nhiều vào cấu tạo, chất liệu và phương thức tạo âm của loa. Còn lý thuyết cơ bản của mức âm lượng thì bác có thể tham khảo thêm ở đây : http://www.vatlyphothong.net/vat-ly-12/song_am
Hi hi, bác đừng nóng! Em xin lỗi nếu có câu chữ nào khiến bác phật ý. Em không có ý muốn áp đặt quan điểm cho bác. Thậm chí em sẵn sàng thay đổi quan điểm của em nếu bác giúp em chỉ ra được điểm nào em hiểu sai. Quan trọng ở đây không phải tranh luận thắng thua, mà cùng thảo luận để tìm hiểu bản chất của vấn đề. Cảm ơn bác đã dẫn link, nhưng đó là định nghĩa thuần túy vật lý. Điều em nghĩ chúng ta đang đề cập đến ở đây, là các yếu tố chi phối đến sự làm việc của loa. Vì chủ đề phân tích ưu nhược điểm của loa bass to và loa bass nhỏ, và bác với em đang đề cập đến cách mà hai loại loa cùng hãng, cùng giống nhau về cấu tạo, chất liệu, phương thức tạo âm; chỉ khác nhau về kích thước thôi. Như vậy câu chuyện sẽ đưa đến là với cùng một mức âm lượng cho dải thấp, thì mỗi loa sẽ làm việc như thế nào để tạo ra mức âm lượng ấy? Đến đây bác đồng ý với em về phạm vi câu chuyện không ạ? Vì nó sẽ đưa đến quan điểm của em là, hành trình của màng loa. Xin nhấn mạnh là với điều kiện, tất các các yếu tố của hai củ loa đều giống nhau, chỉ khác về đường kính màng loa; thì để tạo ra cùng mức âm lượng, loa to hành trình (thụt ra thụt vào) ngắn, loa nhỏ hành trình dài hơn. Có vẻ bác không đồng ý với em ở điểm này. Có phải thế không ạ?
Em xin phép dùng điện thoại các mod thông cảm! Em tháy chẳng có nhịp trống nào đánh nhanh với chu kỳ 1/30s cả. Các bác nghiên cứu kỹ cái. Điều đáng nói ở đây là dao đọng trong thùng kéo dài bao nhiêu khi amp không tác động nữa. Đó là cái đuôi nó dài hay ngắn mà các bác thường nói đến thank
Em chẳng biét đườngng đi dài hay đi ngắn của loa như thế nào. ở đây phải nói đến hiệu suất chuyển đổi điẹn năng thành âm thanh thôi các bác ạ. Em thấy cái loa tweete Xmax=0.2mm vẫn có thẻ cho độ nhạy trên 90 dB voi điện áp vào loa 2,73v đo thôi
Hi hi, đây là đang so sánh giữa loa bass to và bass nhỏ mà bác ơi. Dải trầm cần nguồn năng lượng lớn để tái tạo. Chứ còn tạo ra tiếng treble thì chỉ cái loa bé xíu là đủ rồi, thì cần gì so sánh củ loa to với củ loa nhỏ làm chi nữa bác.
Vâng bác, chẳng có tiếng trống nào như thế cả, em chỉ nương theo ý mà phân tích thôi. Còn việc dao động trong thùng thì đó là ngoài phạm vi đề cập ở đây, chủ đề này mình chỉ so sánh khả năng của 2 củ loa bass to và loa bass nhỏ thôi.
Em thấy loa phải đi với thùng loa nào thì thùng nấy. Nếu thiết kế thùng ko đúng không hợp với loa thì củ loa tốt thành tẹ thôi bác ạ. Đã nói đến loa bass thì nóii đến thùng. Tùy thuộc vào kich thước, cấu tạo bên trong ngăn vách vât liệu tiêu tán âm...để cho ta tiéng bass hay. Cùng loại củ loa hãng khác nhau đóng sẽ cho chất âm đặc trưng của từng hãng. Con trên giải thích là cùng một loa đê cho ra cường độ âm thanh như nhau ơ tần số khác nhau thì khoảng di chuyển khác nhau âm trầm cần di chuyển quảng đường dài hơn âm bổng
Em lại phải xin làm rõ một lần nữa. Đồng ý là thùng loa sẽ phải đi theo củ loa. Bây giờ giả sử là các loa này của cùng một hãng sản xuất, cùng một dòng sản phẩm, cùng một triết lý thiết kế, và mỗi củ loa bass dù lớn hay nhỏ đều có thùng riêng được thiết kế tốt nhất, tối ưu nhất cho nó rồi. Giả sử như vậy để chỉ còn một yếu tố khác nhau là kích thước của củ loa. Điểm làm rõ thứ hai là, để cho ra cường độ như nhau ở cùng một tần số thấp (hoặc một dải tần số thấp) như nhau, thì loa bass có đường kính lớn sẽ chỉ cần di chuyển màng loa một đoạn ngắn hơn so với loa bass đường kính nhỏ. Còn việc tái tạo âm trầm hay âm cao nó không phải là quãng đường, mà là tốc độ. Âm cao cần màng loa di chuyển tốc độ nhanh. Âm trầm cần màng loa di chuyển tốc độ chậm. Với một tần số nhất định, bất kể củ loa lớn hay nhỏ đều phải đạt được một tốc độ như nhau. Vấn đề là củ loa càng to thi màng loa càng nặng và khó di chuyển nhanh. Do đó với tần số cao cần củ loa rất nhỏ để màng loa đủ nhẹ thì mới tái tạo được dải cao.
Bác mà viết thế này em thấy hợp lý. Tất nhiên tần số cao số lần dao đông trên 1s là lớn và tần số thấp thì ngược lại. Bác đã bao giờ test củ loa chưa. Cho tone đơn âm vào loa và đo cường độ âm thanh khi thay đổi tần số của tone thì bác hiểu giải thích của em thank
Đúng rồi, quan điểm của em khác quan điểm của bác. Giờ ta xem lại đặc tính cơ bản của mức cường độ âm của loa, nó tỷ lệ thuận với năng lượng hiệu dụng mà loa tạo ra và tỷ lệ nghịch với diện tích vuông góc với phương truyền âm đồng thời tỷ lệ nghịch với khoảng cách từ màng loa đến điểm nghe. Xét 3 yếu tố đó (Trong điều kiện phát âm liên tục): 1. Năng lượng hiệu dụng mà loa tạo ra: Từ năng lượng được được cấp vào loa, loa tạo ra được năng lượng hiệu dụng. VD: Tín hiệu được cấp vào loa 30W, có loa tạo ra được năng lượng hiệu dụng 20W tại màng loa, có loa khác lại chỉ tạo được năng lượng 10W 2. Diện tích vuông góc với phương truyền âm: Cái này dễ hiểu, bác lấy cái ống nhựa (Hoặc kiếm tấm bìa cứng cuộn lại) vừa bằng cái màng loa, mở nhỏ nhỏ loa lên nghe; sau đó thay đổi ống nhỏ hơn (Cuộn bé bìa cứng lại) hoặc ống to hơn (Nới rộng cuộn bìa) sẽ thấy mức âm lượng thay đổi 3. Khoảng cách từ màng loa đến tai người nghe: Càng dễ hiểu, đứng càng xa thì mức âm lượng càng nhỏ. Vậy: Hành trình của màng loa không quyết định mức âm lượng của loa mà là năng lượng hiệu dụng quyết định. Ví dụ cho dễ hình dung: Bác xem trong trận đấu quyền anh, võ sỹ có những quả đấm dứ - mặc dù hành trình hết sải tay nhưng lực không có bao nhiêu. Nhưng có những quả đấm mạnh chỉ một nửa sải tay mà lực rất lớn có thể hạ nốc ao đối thủ. P/s: Quay lại topic này, loa bass lớn hay loa bass nhỏ nhà sản xuất có nghiên cứu với các trường hợp khác nhau. - Nếu âm thanh ngoài trời hoặc hội trường rất lớn, họ sẽ phải tính toán đến 3 yếu tố trên để thiết kế loa bass. Em đã thấy dàn loa bass đa hướng công suất cực lớn tại SoundFest do Coca Cola và Samsung tổ chức tại Việt Nam. - Nếu trong phòng nhỏ có phương truyền âm cố định và khoảng cách nghe nhạc mong muốn cố định, nhà sản xuất cũng thiết kế các loa bass dựa trên tính toán đó và khống chế cả năng lượng hiệu dụng cho phù hợp - Bản thân mình đi mua loa, hãy đặt vào khung cảnh nhà mình để xem mức âm lượng đã phù hợp chưa - nếu không thì đổi bộ khác. Đừng nhìn cái kích thước màng loa làm gì. Đừng để mua được đôi loa giải trung và cao rất tốt mà tiếng bass lỏng nhẹ hều; cũng đừng rước về bộ loa để nghe thấy tiếng giải trung và cao rõ mà tiếng bass nó đùng đùng đinh đầu Một lần nữa, quan điểm của em: Mua loa cho phù hợp, đừng nhìn cái kích thước màng loa làm gì!
Hi hi, bác đi vô topic bàn về kích thước cái màng loa, rồi bảo đừng quan tâm kích thước đó làm gì, thì em đến chịu bác Tất nhiên em hiểu ý bác, ở tâm thế người đi mua loa, thì giá loa trên thị trường đã được định sẵn theo thị hiếu và cung cầu rồi, bỏ ra cùng một số tiền, mua loa to thì hay loa nhỏ thì chất lượng nó cũng sàn sàn nhau thôi. Tuy nhiên em muốn lý giải rõ hơn cái chất lượng đó, nó khác nhau ở những đôi loa cùng giá tiền, thì người mua muốn mua yếu tố gì ở đôi loa? Kiểu như ăn sáng 50k thì có người thích ăn phở, có người thích ăn bánh kem. Hai món ấy đều ngon cả. Quan điểm chung là người thích loa to vì tiếng bass hay hơn, người thích loa nhỏ vì âm nhạc tinh tế chi tiết hơn. Điều này có thể đúng với một thùng loa hoàn chỉnh loại 2 đường tiếng. Tuy nhiên nếu đi sâu phân tích riêng một củ loa bass, thì suy nghĩ quen thuộc là loa to thì nặng, loa nhỏ linh hoạt hơn, em thấy chưa ổn, và đã trình bày như các phần bên trên. Mấu chốt vấn đề là, với một tần số nhất định, một âm lượng nhất định, củ loa bass to không di chuyển cùng một hành trình dài như củ loa bass nhỏ. Bác đã không đồng ý điểm này, và dẫn lại định nghĩa của vật lý âm học về cường độ âm. Tuy nhiên đó là công thức vật lý thuần túy, nó không đề cập đến làm thế nào một màng loa tạo ra được cường độ âm như vậy. Mặc dù vậy nhìn vào công thức đó có thể thấy một số thông tin có ích như sau. + Khoảng cách từ màng loa đến tai người nghe: đương nhiên khi so sánh giữa hai củ loa, phải đo ở cùng một khoảng cách. + Diện tích vuông góc với phương truyền âm: loa to sẽ có cường độ âm lớn hơn so với loa nhỏ (hai màng loa cùng di chuyển ra vào như nhau). Câu hỏi phát sinh ở đây, muốn loa to có cường độ âm bằng với loa nhỏ, thì phải di chuyển ngắn hơn hay dài hơn? Câu trả lời sẽ đưa đến đúng cái điều mà em nhiều lần nhấn mạnh. + Năng lượng hiệu dụng mà loa tạo ra: cái này liên quan đến công nghệ sản xuất loa, loại vật liệu sử dụng cho màng loa, nam châm, cuộn dây từ, v.v.... và có một khái niệm tương đương trong audio, đó chính là độ nhạy SPL của củ loa. Tất nhiên khi so sánh 2 củ loa, phải là cùng loại vật liệu, cùng loại công nghệ, cùng loại nam châm, cùng nhà sản xuất, v.v.... và khi đó ta sẽ thấy các loa BASS có kích thước lớn hơn sẽ có SPL lớn hơn. Tóm tắt lại, với một tần số nhất định, một âm lượng nhất định, mọi thông số khác như nhau, màng loa của củ loa bass to chỉ phải di chuyển một hành trình ngắn hơn so với củ loa bass nhỏ. Quan điểm này, em vẫn chưa thấy có kết luận nào khác hơn.