Loa Bass to và Loa Bass nhỏ!

Discussion in 'Loa' started by ngtatliem, 25/11/07.

  1. DanielTran

    DanielTran Advanced Member

    Joined:
    26/1/07
    Messages:
    608
    Likes Received:
    147
    Location:
    Saigon
    Riêng ví dụ này của bác rất hay, em trích ra để bàn thêm.

    1. Nếu bác nói về năng lượng hiệu dụng, thì đó chính là độ nhạy của loa, và như bên trên đề cập, kích thước của màng loa có tương quan rất lớn đến SPL của củ loa, với yêu cầu tất cả các yếu tố khác là như nhau.

    2. Cú đấm của võ sỹ: đồng ý với bác, có lực hay không nó không nằm ở hành trình của cú đấm, mà ở xung lực mà nó tạo ra, tức là tốc độ! Bây giờ hình dung mỗi màng loa là một cú đấm. Để tái tạo cùng một tần số (thấp), nó phải di chuyển vào ra cùng một tốc độ. Khi đó, cú đấm nào sẽ đẩy đi về phía trước một thể tích không khí lớn hơn? Cú đấm có nắm tay to hơn hay nhỏ hơn?

    Theo bác một màng loa đẩy về phía trước nhiều không khí hơn thì sẽ tạo ra cường độ âm lớn hơn hay nhỏ hơn?
     
  2. ngdhieu

    ngdhieu Advanced Member

    Joined:
    7/5/10
    Messages:
    1.807
    Likes Received:
    146
    Các bác tranh luận với 2 hệ quy chiếu và 4,5 cách dùng từ, lý giải về từ ngữ khác nhau nên nó thành "Ông nói gà, bà nói vịt" mất rồi. ....
     
  3. DanielTran

    DanielTran Advanced Member

    Joined:
    26/1/07
    Messages:
    608
    Likes Received:
    147
    Location:
    Saigon
    Hu hu, em phải thừa nhận là bác đã thấy ngay ra tình hình rất tréo ngoe!
     
  4. thetai

    thetai Advanced Member

    Joined:
    6/3/12
    Messages:
    145
    Likes Received:
    74
    Loại bỏ các yếu tố khác, với một năng lượng như nhau thì cả màng loa to và màng loa nhỏ tạo ra được âm lượng như nhau. Trong điều kiện thực tế, màng loa to chịu nhiều lực cản của không khí hơn nên thất thoát năng lượng nhiều hơn.

    Còn cái việc "đẩy về phía trước nhiều không khí hơn" không có ảnh hưởng gì đến cường độ âm cả.
     
  5. ngdhieu

    ngdhieu Advanced Member

    Joined:
    7/5/10
    Messages:
    1.807
    Likes Received:
    146
    Bác thetai vui lòng định nghĩa giúp "một năng lượng như nhau" mà bác nói có nghĩa là gì?
    Xin nêu thử 2 VD cho bác nhé
    1. Cái quạt giấy
    Giả sử có 2 cái quạt giấy, được quạt với cùng một lực như nhau, quãng đường di chuyển như nhau, tốc độ phe phẩy như nhau, nhưng 1 cái quạt to gấp đôi cái còn lại, thì theo bác quạt nào tạo sức gió mạnh hơn? Hay là cả 2 quạt cùng tạo 1 sức gió như nhau?
    (Giả thiết sự chênh lệch về trọng lượng giữa 2 cái quạt là không đáng kể)

    2. Loa
    Giả sử chúng ta có 1 củ loa bass điện động có màng loa đường kính 16cm, đang được tiếp một mức điện áp cố định, tần số dòng điện (âm thanh) không đổi.
    Nay giả sử người thay màng loa hiện có bằng 1 màng loa đường kính 30cm mà không làm thay đổi đáng kể trọng lượng của màng loa. Với các điều kiện khác không đổi, củ loa có đường kính màng loa 30cm kia có tạo ra một cường độ âm thanh lớn hơn được không? hay chỉ vẫn bằng với cái màng loa 16cm?

    Theo những điều em còn nhớ được từ môn Vật lý, thì khi các điều kiện khác giữ nguyên không đổi, màng loa to hơn sẽ giúp cho loa tạo ra cường độ âm thanh lớn hơn. Theo bác thì thế nào?
     
  6. ADN

    ADN Advanced Member

    Joined:
    2/5/10
    Messages:
    6.417
    Likes Received:
    69
    Re: Loa Bass to và Loa Bass nhỏ!

    Loa Bass to nghe thích hơn nhiều so với nghe loa Bass nhỏ. :)
     
  7. ngdhieu

    ngdhieu Advanced Member

    Joined:
    7/5/10
    Messages:
    1.807
    Likes Received:
    146
    Chữ "Bass" mà bác ghi là để chỉ mức âm lượng của âm trầm (tần số thấp) do loa phát ra hay là để chỉ kích thước của màng loa? :lol:
     
  8. ADN

    ADN Advanced Member

    Joined:
    2/5/10
    Messages:
    6.417
    Likes Received:
    69
    Em viết rõ như vậy mà bác vẫn hỏi lại em.................. thật không thể tin nổi. :lol:
     
  9. thetai

    thetai Advanced Member

    Joined:
    6/3/12
    Messages:
    145
    Likes Received:
    74
    Cái năng lượng mà em nói là năng lượng màng loa tạo ra sóng âm. Còn cái năng lượng để "đẩy về phía trước nhiều không khí hơn" không tạo ra sóng âm. Còn 2 ví dụ của bác:
    1. Có 2 cái quạt giấy, được quạt với cùng một lực như nhau, quãng đường di chuyển như nhau, tốc độ phe phẩy như nhau, nhưng 1 cái quạt to gấp đôi cái còn lại -> Năng lượng tiêu hao (để quạt) của cái to sẽ gấp đôi cái còn lại, sức gió lớn hơn

    2. Có 1 củ loa bass điện động có màng loa đường kính 16cm, đang được tiếp một mức điện áp cố định, tần số âm thanh không đổi.
    Giờ thay màng loa hiện có bằng 1 màng loa đường kính 30cm mà không làm thay đổi đáng kể trọng lượng của màng loa. Với các điều kiện khác không đổi -> Âm lượng không thay đổi (Hoặc thay đổi rất nhỏ theo hướng âm lượng nhỏ đi do lực cản không khí của màng loa 30cm lớn hơn)
    Bác cứ làm thử hoặc đi hỏi bác nào đã thay màng loa rồi sẽ thấy (Với điều kiện không thay đổi mức volume của amply trước và sau khi thay màng loa)

    3. "Theo những điều em còn nhớ được từ môn Vật lý, thì khi các điều kiện khác giữ nguyên không đổi, màng loa to hơn sẽ giúp cho loa tạo ra cường độ âm thanh lớn hơn" - không có môn Vật lý nào như vậy, bác nhớ lại thử xem hoặc lục tìm giúp em nguồn của môn Vật lý đó để em tham khảo với ! (Sách nào? Nhà xuất bản nào? Năm nào?)
     
  10. DanielTran

    DanielTran Advanced Member

    Joined:
    26/1/07
    Messages:
    608
    Likes Received:
    147
    Location:
    Saigon
    Cho em hỏi bác 3 câu:

    1. Bác bảo "Loại bỏ các yếu tố khác, với một năng lượng như nhau thì cả màng loa to và màng loa nhỏ tạo ra được âm lượng như nhau". Theo bác năng lượng như nhau này được cấp cho hai màng loa, thì chúng dịch chuyển cũng như nhau ạ?

    2. Bác bảo "Trong điều kiện thực tế, màng loa to chịu nhiều lực cản của không khí hơn nên thất thoát năng lượng nhiều hơn" như vậy theo lý luận trên thì màng loa có kích thước càng nhỏ càng ít thất thoát năng lượng, vậy tại sao loa bass, loa sub không làm nhỏ như loa treble để vừa tiết kiệm, vừa tối ưu hiệu quả âm thanh?

    3. Bác bảo "đẩy về phía trước nhiều không khí hơn không có ảnh hưởng gì đến cường độ âm cả" vậy ý nghĩa của thông số x_max trong các củ loa là gì? Tại sao gân loa sub rất đàn hồi với hành trình màng loa rất dài? Nếu đúng vậy thì tất cả các loa chỉ cần rung nhẹ với hành trình siêu ngắn là đủ, chừng 0,000001 mm là đủ?

    Còn cái này là câu hỏi thêm, ha ha. Tại sao cái loa trong clip dưới này phải rung chi cho nhiều vậy bác? Theo bác nếu giảm volume xuống, tức là giảm năng lượng cấp cho loa, tức là giảm cường độ âm, thì hành trình của màng loa nó rung dài ra hay rung ngắn lại?

     
  11. ngdhieu

    ngdhieu Advanced Member

    Joined:
    7/5/10
    Messages:
    1.807
    Likes Received:
    146
    Cám ơn bác đã trả lời. Em xin phép rút lui khỏi cuộc tranh luận này. :lol:
     
  12. thetai

    thetai Advanced Member

    Joined:
    6/3/12
    Messages:
    145
    Likes Received:
    74
    Bác ngdhieu thấy em có nên rút lui khỏi cuộc tranh luận này không ? :lol:
     
  13. DanielTran

    DanielTran Advanced Member

    Joined:
    26/1/07
    Messages:
    608
    Likes Received:
    147
    Location:
    Saigon
    Bác thetai mà trả lời được 3 câu của em ở trên thì em cũng xin rút lui nốt :)
     
  14. truong_tran_van

    truong_tran_van Advanced Member

    Joined:
    28/7/11
    Messages:
    3.042
    Likes Received:
    106
    Khi nói đến tốc độ là nói đến tần số tốc độ cao là tần số lớn. Vì vậy nếu màng loa dao động ở tần số 50Hz thì quảng đường côn lao cần dịch chuyển bao nhiêu để tạo ra cường độ âm thanh tại một điểm trước mặt loa bằng với dao động của 500Hz có ly độ X=2mm
     
  15. truong_tran_van

    truong_tran_van Advanced Member

    Joined:
    28/7/11
    Messages:
    3.042
    Likes Received:
    106
    Em đến thăm xưởng loa toàn đóng loa âm thanh hội trường, sân khấu thấy loa mid mà dân làm loa gọi là loa lấy lời là loại loa 5 tấc cái này nó phát ra tiếng mid ghê lắm, ấn vào côn loa thấy cứng thường gân dấy xếp, còn loa bass 5 tấc em thấy cấu tạo rất khủng khiếp gân loa mút nam châm khủng quá nặng hàng yến, khung xương cấu tạo hợp kim cực kỳ chắc chắn. Cái này đưa ra sân vận động mới diễn được. Em nghĩ các bác lớn tuổi, huyết áp cao ko nên đứng trước các loa này, khi phát đủ công suất nếu đặt trong phòng 100 m2 thì thế nào nhỉ.
     
  16. Suotngayloavoidai

    Suotngayloavoidai Advanced Member

    Joined:
    31/3/07
    Messages:
    1.335
    Likes Received:
    106
    Location:
    Where the Worst becomes Worse!!!
    các bác tranh luận sôi nổi quá. Theo em bass to hay nhỏ không quan trọng, miễn nghe hay là được! Em nói đúng hay sai không quan trọng miễn nghe lọt tai là đc, phải khg ợ!
     
  17. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.557
    Likes Received:
    2.225
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Em dốt về lý thuyết và kỹ thuật. Em chỉ xin ví dụ là nếu cùng một mức âm lượng vừa phải như nhau thì loa bass to và loa nhỏ em chỉ có cảm nhận giống như như là cùng một tốc độ 60km/h loa bass to vận hành giống như xe 125cc, còn loa bass nhỏ vận hành giống như xe 49cc. Nói thêm là hiện nay những xe 150cc đã có vận tốc và gia tốc không thua thậm chí còn hơn nhiều các loại xe 250cc. Tuy nhiên cảm giác lái rất khác nhau (Xe to nhất em đã từng lái là Honda LA 250cc).

    Do đó loa bass to hay bass nhỏ gì tùy cảm giác nó đem lại cho người nghe, thấy hợp thì chơi. Thế thôi. Nhưng em có cảm giác khi trong người nhiều năng lượng em thích nghe loa bass nhỏ cho sung, còn khi cần thư thái thì em nghe loa bass to cho nhẹ nhàng :D Sắm cả hai cho dzui!
     
  18. thetai

    thetai Advanced Member

    Joined:
    6/3/12
    Messages:
    145
    Likes Received:
    74
    Bác đừng rút lui thì em mới dám bàn tiếp.
    Em đưa ra một hình ảnh để bác cùng phân tích:


    Bác có thể thấy được hãng sản xuất tăng kích thước màng loa để dễ tái tạo âm thanh ở tần số thấp hơn. Vậy có phải càng tăng kích thước màng loa thì càng tạo ra tần số càng thấp ? - không phải. Việc thiết kế ngoài kích thước màng loa còn phải tính toán đến củ loa, thùng loa, vật liệu, phương thức tạo khuyếch đại âm ... thậm chí tính đến cả môi trường hoạt động như đã trình bày ở trước.

    Cũng tương tự như kích thước màng loa, tăng hành trình của màng loa cũng để dễ tái tạo âm thanh ở tần số thấp. Và cũng không phải càng tăng độ dài hành trình thì càng tạo ra tần số càng thấp.

    Một điều nữa bác cũng có nhắc đến các câu hỏi trước đây: Việc màng loa bass đẩy càng nhiều không khí về phía trước thì tạo ra âm lượng bass càng lớn. Nhận định này có thể xuất phát từ việc bác đã từng đứng trước một loa bass mở lớn và thấy như có gió tạt vào mặt. Bác nào đi vào quán Bar mở nhạc bass lớn cũng thấy như vậy, thậm chí cảm tưởng như không khí làm mình ọp cả ngực. Nhà bác nào có loa sub đưa vào phòng nhỏ bật lên, rồi 4 góc phòng đặt các ly thủy tinh cạnh nhau sẽ thấy vui cực. Vậy có phải hành trình của màng loa bass, loa sub đẩy không khí về phía trước tạo ra âm lượng lớn không ? - Xin thưa không phải. Các bác xem hình nhé:


    Chính âm lượng lớn của tiếng bass (Biên độ, cường độ của sóng âm tần số thấp) làm tăng áp suất không khí tại các điểm cách nhau một bước sóng. Khi có sự chênh lệch áp suất tại 2 điểm thì sẽ có hiện tượng không khí từ chỗ áp suất cao sang nơi có áp suất thấp -> tạo ra gió (Hay bác còn gọi đó là đẩy nhiều không khí về phía trước)
    Tại sao tiếng mid và treble âm lượng cũng lớn mà không tạo ra gió? - Xin thưa nó vẫn tạo ra áp suất không khí tại các điểm, nhưng do tần số âm thanh lớn làm cho khoảng cách bước sóng quá nhỏ, ta không cảm nhận được, minh họa:



    Sau khi đọc hết phần trên, quay trở lại trả lời nhanh 3 câu hỏi của bác:
    1. Bác bảo "Loại bỏ các yếu tố khác, với một năng lượng như nhau thì cả màng loa to và màng loa nhỏ tạo ra được âm lượng như nhau". Theo bác năng lượng như nhau này được cấp cho hai màng loa, thì chúng dịch chuyển cũng như nhau ạ? -> Nếu thiết kế để nó tạo ra cùng tần số thì dịch chuyển như nhau, trong thực tế lực cản không khí làm loa to dịch chuyển ít hơn
    2. Bác bảo "Trong điều kiện thực tế, màng loa to chịu nhiều lực cản của không khí hơn nên thất thoát năng lượng nhiều hơn" như vậy theo lý luận trên thì màng loa có kích thước càng nhỏ càng ít thất thoát năng lượng, vậy tại sao loa bass, loa sub không làm nhỏ như loa treble để vừa tiết kiệm, vừa tối ưu hiệu quả âm thanh? -> Đã trả lời ở phần tạo ra âm thanh tần số thấp hơn
    3. Bác bảo "đẩy về phía trước nhiều không khí hơn không có ảnh hưởng gì đến cường độ âm cả" vậy ý nghĩa của thông số x_max trong các củ loa là gì? Tại sao gân loa sub rất đàn hồi với hành trình màng loa rất dài? Nếu đúng vậy thì tất cả các loa chỉ cần rung nhẹ với hành trình siêu ngắn là đủ, chừng 0,000001 mm là đủ? -> Đã trả lời ở phần tạo ra âm thanh tần số thấp
     

    Attached Files:

  19. DanielTran

    DanielTran Advanced Member

    Joined:
    26/1/07
    Messages:
    608
    Likes Received:
    147
    Location:
    Saigon
    Cảm ơn bác đã trả lời. Tuy nhiên như bác ngdhieu đã nhận xét, thì cách tiếp cận vấn đề của bác và của em không trên cùng hệ quy chiếu.

    Do đó để tránh mọi hiểu lầm của em do suy diễn từ lý thuyết của bác, đề nghị bác trả lời trực tiếp vào từng câu hỏi, ngắn gọn thôi, do chính bác áp dụng lý thuyết của bác thì không sai đi đâu được nữa! (và em hỏi bác là hỏi cả 4 câu nhé bác).

     
  20. thetai

    thetai Advanced Member

    Joined:
    6/3/12
    Messages:
    145
    Likes Received:
    74
    Em trả lời 3 câu đầu rồi, có thể bác chưa đọc hết, em trả lời lại ngắn gọn vậy:
    1. Nếu thiết kế để nó tạo ra cùng tần số thì dịch chuyển như nhau, trong thực tế lực cản không khí làm màng loa to dịch chuyển ít hơn
    2. Hãng sản xuất tăng kích thước màng loa để có thể tái tạo âm thanh ở tần số thấp hơn
    3. Cũng tương tự như kích thước màng loa, tăng hành trình của màng loa cũng để có thể tái tạo âm thanh ở tần số thấp
    4. Nếu giảm volume xuống, tức là giảm năng lượng cấp cho loa, tức là giảm cường độ âm -> Năng lượng tạo tần số thấp bị cắt giảm dần đi trước, sau đó rồi đến các tần số cao hơn -> Hành trình của màng loa ngắn lại

    Tuy nhiên lý thuyết khoa học nó khô khan lắm, chẳng bằng thực tế. Loài người trải qua 5 bậc tư duy:
    - Non thinking
    - Tư duy kinh nghiệm
    - Tư duy mô hình khoa học
    - Tư duy sáng tạo
    - Tư duy đột phá
    Vậy tư duy nào tốt nhất? - Chẳng có cái cái nào là tốt chung chung, chỉ có cái tư duy tốt khi phù hợp với hoàn cảnh. Những lúc nghe nhạc thì gạt bỏ hết những gì trong đầu ra, để tâm hồn thư thái mà thưởng thức từng cung nhạc - ấy mới là tốt.
    Thực tế là muôn màu, em đưa ra vài mô hình để bàn luận cho vui thôi - chứ nó cũng không giải quyết cái gì ở đây cả. Các bác cứ trải nghiệm và cứ thích những gì mình thích, tin những gì mình tin, đi con đường mình đi - Như Lỗ Tấn đã nói: "Kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi rồi thành đường đó thôi!"
    Em xin mượn lời của Lỗ Tấn để tạm kết mấy lời dông dài của em trong chủ đề "Loa Bass to và Loa Bass nhỏ!" ở đây nhé!
     
  21. DanielTran

    DanielTran Advanced Member

    Joined:
    26/1/07
    Messages:
    608
    Likes Received:
    147
    Location:
    Saigon
    Cảm ơn bác, đây là lý thuyết của bác, rất mới, em xin tóm tắt lại để mọi người tiện theo dõi ạ.

    Phần phát biểu:

    Ví dụ áp dụng:

    1.

    Daniel hỏi: Bác bảo "Loại bỏ các yếu tố khác, với một năng lượng như nhau thì cả màng loa to và màng loa nhỏ tạo ra được âm lượng như nhau". Theo bác năng lượng như nhau này được cấp cho hai màng loa, thì chúng dịch chuyển cũng như nhau ạ?

    Bác Thetai đáp: Nếu thiết kế để nó tạo ra cùng tần số thì dịch chuyển như nhau, trong thực tế lực cản không khí làm màng loa to dịch chuyển ít hơn

    Daniel ôn bài: như vậy theo bác thì với mọi yếu tố khác là như nhau, cung cấp năng lượng như nhau, tạo ra tần số như nhau, với mức âm lượng như nhau, thì loa to hay loa nhỏ cũng như nhau! Có nghĩa là kích thước của màng loa không có ý nghĩa gì hết! Em thấy ít nhất thì lý thuyết này đúng trong môi trường chân không, khi không có lực cản của không khí, đúng là âm lượng của loa to hay loa nhỏ đều như nhau.

    =======================

    2.

    Daniel hỏi: Bác bảo "Trong điều kiện thực tế, màng loa to chịu nhiều lực cản của không khí hơn nên thất thoát năng lượng nhiều hơn" như vậy theo lý luận trên thì màng loa có kích thước càng nhỏ càng ít thất thoát năng lượng, vậy tại sao loa bass, loa sub không làm nhỏ như loa treble để vừa tiết kiệm, vừa tối ưu hiệu quả âm thanh?

    Bác Thetai đáp: Hãng sản xuất tăng kích thước màng loa để có thể tái tạo âm thanh ở tần số thấp hơn.

    Daniel ôn bài: như vậy khác với kết luận ở câu 1, màng loa to có lợi thế là tái tạo được tần số thấp hơn, chịu thất thoát năng lượng nhiều hơn, nhưng vẫn tạo ra được cùng mức âm lượng như màng loa nhỏ. Kết hợp với câu 1, hai màng loa tạo được âm lượng như nhau dù cái to hơn bị thất thoát năng lượng. Xem ra định luật bảo toàn năng lượng có điểm sai!

    =======================

    3.

    Daniel hỏi: Bác bảo "đẩy về phía trước nhiều không khí hơn không có ảnh hưởng gì đến cường độ âm cả" vậy ý nghĩa của thông số x_max trong các củ loa là gì? Tại sao gân loa sub rất đàn hồi với hành trình màng loa rất dài? Nếu đúng vậy thì tất cả các loa chỉ cần rung nhẹ với hành trình siêu ngắn là đủ, chừng 0,000001 mm là đủ?

    Bác Thetai đáp: Cũng tương tự như kích thước màng loa, tăng hành trình của màng loa cũng để có thể tái tạo âm thanh ở tần số thấp.

    Daniel ôn bài: như vậy có 2 cách để tái tạo tần số thấp, là tăng kích thước màng loa, hoặc tăng chiều dài hành trình di chuyển của màng loa. Hơn nữa, khi một màng loa di chuyển dài hơn, đẩy về phía trước nhiều không khí hơn, tạo ra tần số thấp hơn, thì tần số thấp hơn này không có đóng góp gì vào cường độ âm. Nguyên văn: không có ảnh hưởng gì đến cường độ âm!

    =======================

    4.

    Daniel hỏi: Tại sao cái loa trong clip dưới này phải rung chi cho nhiều vậy bác? Theo bác nếu giảm volume xuống, tức là giảm năng lượng cấp cho loa, tức là giảm cường độ âm, thì hành trình của màng loa nó rung dài ra hay rung ngắn lại?



    Bác Thetai đáp: Nếu giảm volume xuống, tức là giảm năng lượng cấp cho loa, tức là giảm cường độ âm -> Năng lượng tạo tần số thấp bị cắt giảm dần đi trước, sau đó rồi đến các tần số cao hơn -> Hành trình của màng loa ngắn lại.

    Daniel ôn bài: như vậy năng lượng tỷ lệ thuận với cường độ âm, và tỷ lệ thuận với hành trình của màng loa. Mà màng loa di chuyển nhiều thì tức là đẩy về phía trước nhiều không khí hơn. Điều này đúng nhưng nó lại mâu thuẫn với phát biểu "cái việc "đẩy về phía trước nhiều không khí hơn" không có ảnh hưởng gì đến cường độ âm cả" ??!
     
  22. music_lover

    music_lover Advanced Member

    Joined:
    23/3/10
    Messages:
    791
    Likes Received:
    19
    Location:
    Hanoi - Vietnam
    Lâu lắm rồi trên diễn đàn mới có cuộc tranh luận sôi nổi như thế này :lol:. Liên quan đến bát to hay bát nhỏ em xin có chút ý kiến thế này:
    Ngày xưa nghèo đói mỗi bữa em ăn 2 bát tô, ngày nay có nhiều thức ăn nên em chỉ ăn một bát nhỏ để giữ form :mrgreen:. Theo thiển ý của em thì việc kết hợp các loại dinh dưỡng và trình độ chế biến những thứ trong cái bát đó cũng rất quan trọng. Ngồi trong cái nóng 40oC của Hà Nội thì bát nào cũng chán :D .

    Bass 40 mà nam châm bé tí, nhện rão gân vỡ thì nhiều khả năng thua cái loa bass 20 đời mới. Bass nhỏ đưa vào phòng lớn cứ tưởng ca sĩ và ban nhạc đi trốn. Bass to đưa vào phòng ngủ có khả năng bị vợ cho ra ngủ riêng :lol:
     
  23. thetai

    thetai Advanced Member

    Joined:
    6/3/12
    Messages:
    145
    Likes Received:
    74
    Thật không thể tin nổi ... :lol:

    Như em đã viết lời kết - em sẽ không bàn luận thêm gì nữa, vài lời dông dài thưa với các bác chỉ nhằm "mua vui cũng được một vài trống canh", không có ý gì khác. Chúc các bác nghe nhạc vui vẻ! Chào thân ái và quyết thắng!
     
  24. FieldCoil Adventure

    FieldCoil Adventure Advanced Member

    Joined:
    5/10/14
    Messages:
    600
    Likes Received:
    251
    Ô môi trường chân không có truyền được âm thanh để mà nghe được âm lượng phát ra à.!!!
    Xưa em học đâu đó thấy có nói khác
     
  25. BoDoiCuHo

    BoDoiCuHo Advanced Member

    Joined:
    3/3/15
    Messages:
    148
    Likes Received:
    2
    Em rất nể kiến thức của bác thetai, và thích câu dẫn của bác với hàm ý sâu xa...
     

Share This Page

Loading...