Như hôm trước khoe với bác, em còn cặp loa trung GDS20-1-8 của S-70. Màng, nhện, dây còn rất đẹp, chỉ có viền cao su thấy hơi rạn. Có nên thay viền không bác nhỉ?
Mid của S70 cũng như bass và treble đều cùng loại với S90, còn của S30 tuy hình dáng như nhau nhưng khác loại bác ạ, 1 loại là GDN- nhiznui tần số thấp, 1 loại là GDS - sretni - tần số trung
Có 2 nguồn bác ạ. 1 là gân mới do các bác thợ chế, 2 là gân cũ gỡ từ các loa cũ, hỏng các bác thợ phục chế lại. Em đánh giá loại 2 tốt hơn. Thực tế sử dụng em thấy cũng rất bền, có đôi loa em vác ra thợ thay gân từ những năm 9x bây giờ gân vẫn mềm mại. Chỉ có điều có khi thợ ko có sẵn cỡ gân phù hợp với loa thì bác phải đặt hàng để các bác thợ đi săn lùng, thời gian có thể vài ngày cho đến vài............tháng :lol:
Mình vừa lắp lại nghe thử đôi loa S30B ,phải công nhận tiếng khá hay ,mình đặc biệt thích tiếng bass của nó: nghe chắc sâu thật uy lực,mạnh mẽ mặc dù CS chỉ 30W.
E thấy hầu hết các thiết bị âm thanh của Liễn xô tiếng bas rất hay kể cả băng cối và LP...Do độ ẩm ở trong nam thấp hơn ở ngoài bắc nên các thiết bị này còn rất nhiều và mới.
Em nhớ thời cuối những năm 8x đầu 9x dân lái trong nam ra lùng mua đài VEF 206 của LX rất nhiều. Hỏi sao nó hay hỏng mà các vị mua làm gì. Họ bảo có thấy hỏng đâu mà bắt đài ngoại (đài BBC, Hoa kỳ....) tốt lắm nên dân họ mua nhiều...
Chào các bác! Từ hôm sắm đôi loa Liên Xô đến giờ, thỉnh thoảng em vẫn vào đây mong tìm kiếm thêm thông tin hữu ích cũng như mong muốn có nhiều "Tavaris". Nhưng rồi cứ vào lại ra, cảm nhận topic này như những "buổi chiều Matskva" lặng lẽ (như bác nào đó đã ví), nhưng hình ảnh những buổi chiều êm đềm của Liên xô những năm 70-80 không còn nữa mà thay vào đó là những buổi tan tầm mùa đông thời Liên xô tan rã, hàng bóng cây trơ trọi, đen xì, khô khốc trang điểm bởi vài chú quạ xơ xác cùng những bóng đen lầm lũi in mình trên nền tuyết trắng lạnh lẽo mùa đông. Cảnh vật thời điểm này đối lập hoàn toàn với những gì trước đây, mỗi người như chìm đắm vào suy tư, toan tính của riêng mình chứ không còn những khuôn mặt rạng ngời đầy niềm tin vào tương lai dẫu một ngày công chỉ vài trăm gram bánh mì những năm thế chiến. Mỗi thời kỳ, mỗi khu vực địa lý đền có nền văn hóa xã hội riêng và âm nhạc là một nét đặc trưng của văn hóa đó. Loa cũng chỉ là một công cụ được tạo để thể hiện những nét đặc trưng của xã hội mà loa Liên xô không thể nằm ngoài quy luật này. Xã hội chủ nghĩa là một mô hình xã hội tôn vinh công lợi nên mọi hoạt động đều định hướng về tổng lực (kể cả nhu cầu con người) nên những cái riêng của nhu cầu con người được bỏ qua để làm đẹp kết quả bài toán quy hoạch tuyến tính. Các dòng loa phổ biến ở Việt nam như S90 (B,D,E,F) vốn không phải là loa dành cho gia đình (căn hộ) mà dành cho không gian lớn (ví dụ cung thể thao ĐH BK Kharkov năm 2000 vẫn dùng cỡ 20 cặp loa S90D cho sân tập trong nhà cỡ 3000 m2). Bởi vậy loa này không thiên về phục vụ cá nhân và đó chính là yếu điểm của các cặp loa này ở Việt nam. Đọc quanh Vnav đã thấy các nhận xét về yếu điểm của nó như Bass quá nặng, giải cao chói, giải trung khô ... giả thuyết đưa ra ở đây, có phải vì nó dành cho không gian rộng nên cần bass thật nặng để tạo vùng chấn động lớn, treble phải thật căng để xuyên thật xa và dải trung phải khô thì mới thể hiện được ý chí tập thể qua tiếng hoan hô hay đả đảo ...! Thực tế loa S90 mở trong nhà thì ra vườn cuốc đất thì nghe có vẻ hay hơn. Các bác cứ càng đứng gần loa càng thấy tiếng nó nhỏ, chói, khô, xì ... còn nếu mở trong phòng khách mà vào phòng khác đóng cửa lại thì sẽ nghe thấy chấn động như bom. Việt nam bây giờ đất chật người đông nên ở các thành phố lớn, bác nào mở loa S90 thì hàng xóm nghe to hơn thì phải. Sợ ngại hàng xóm các bác đóng cửa thì mở to sợ rung nhà, mở nhỏ (dưới 20W) thì âm thanh mất cân đối. Việt nam cũng đã chuyển từ thời bao cấp sang kinh tế thị trường, tức là từ " ăn chắc mặc bền" sang "ăn ngon mặc đẹp" hay từ " mình vì mọi người" sang " mọi người vì mình" ... và nói đến cái ngon, cái đẹp, cái hay thì là vấn đề của tâm lý hay còn gọi là giá trị cảm nhận. Giá trị cảm nhận của cá nhân luôn mang tính tương đối và hay bị chi phối bởi nhiều yếu tố như môi trường, thông tin ... và xu hướng sính Mỹ bài Nga hiện tại (ví dụ trong khoa học kinh tế Việt nam hay trong văn hóa tiêu dùng) cũng làm thay đổi giá trị cảm nhận. Chính vì vậy thiết bị âm thanh ưa chuộng bây giờ ở VN là sản phẩm của các hãng Anh, Mỹ, Nhật ... bởi nó sinh ra để phục vụ từng cá nhân trong những phòng nhỏ, mắt lim dim hưởng thụ âm nhạc trong không gian sở hữu của mình. Độ chi tiết, tách bạch của âm thanh càng cao thì giá của nó trên thị trường càng cao, các bác Vnav khen loại nào thì Nhật tảo cũng tăng giá múa phụ họa theo. Cái thời " Đồng hồ liên xô tốt hơn đồng hồ Thụy sĩ" đã qua từ lâu nên ngoài chợ người ta hay để loa S90 dưới cùng khi bày hàng. Nền kinh tế thị trường cũng tôn vinh sự sáng tạo, mỗi cao thủ có thể sáng tạo cho mình những âm thanh hay hơn cả những chuyên gia âm nhạc nổi tiếng thế giới bằng cách tạo méo chủ động so với âm thanh gốc. Cái này thì chắc loa S90 chịu chết bởi cái loa dành cho tập thể chẳng thể nào đáp ứng được nhu cầu đa dạng của cá nhân. Cặp S90 của em vẫn đang cố gắng mô tả tiếng mưa rơi trên dương cầm nhưng ... thôi, chúc các bác ngủ ngon! Vài dòng lung tung cho topic có người vào chém gió, các bác cũng nên chê loa Liên xô nhiều vào cho Nhật tảo xuống giá tý Mỗi lần đi ăn cưới em sợ nhất là bị ngồi gần mấy cái loa JBL trong phòng kín, không biết có bác nào sợ giống em ko???
Bác này là nhà văn hay sao ấy nhỉ, đọc bài của bác xong thì lại thấy xót xa cho đôi loa của mình một thời, nhưng bây giờ em đã tìm được cách phối ghép để khắc phục các nhược điểm của S90 như bác đã nêu trên. Các bác cứ thử ghép giống em rồi cho ý kiến nhé.
Chào các bác! Tối qua có thấy bóng bác khivang mà sáng ra đã biến đâu mất, nay có thêm bác hoangngan nữa cũng đỡ vắng Phần trên em viết theo quan điểm chủ quan cá nhân thôi mà, em cũng hay AQ là mình đang sở hữu một cặp loa cổ và như dân chơi đồ cổ, muốn biết giá trị cổ vật phải nắm chút nguồn gốc của nó. Ngoài ra biết nhiều về nó sẽ tìm ra cách chơi hợp lý hơn ! Như em đã trình bày thì dòng S90 không dành cho cá nhân và cần không gian rộng, càng mở càng tốt nhưng chúng ta đâu thể kiếm ra không gian rộng nơi đất chật người đông. Muốn kiếm được giải pháp chắc cần chút kiến thức kỹ thuật mà để hiểu được hết không đơn giản chút nào. Để hiểu sâu kỹ thuật phải bắt đầu từ mô hình quản lý tập trung của CCCP dẫn đến trình độ lý thuyết về tối ưu hóa tuyệt vời của họ nhưng khổ cái đi kèm với ưu điểm này là yếu điểm về công nghệ bán dẫn từ những năm 70. Độ phức tạp của các bài toán tối ưu càng cao thì lượng tin càng lớn trong khi công nghệ bán dẫn kém cỏi (bằng chứng là các máy tính của Liên xô yếu xìu nhưng to bằng chục cái tủ lạnh). Thực tế do số vết nối quá nhiều làm mất kiểm soát sai số cũng như suy yếu sự ổn định hệ thống nên họ toàn phải dùng kim loại quý để hàn, nối (Au.Pt,Pd,Ag ...) nên trong pasport luôn ghi kèm hàm lượng kim loại quý. Nhiều bác trong đây cũng cố kiếm dây bạc quân sự để DIY bộ giàn của mình đấy. Mâu thuẫn giữa mức độ chi tiết (sai số nhỏ) và công nghệ rất có thể là điểm yếu kỹ thuật của các dòng loa CCCP. Dải âm cho người nghe thường từ 20-20kz, để copy toàn bộ âm thanh nguồn 100% thì e rằng vượt quá công nghệ âm thanh dân dụng CCCP, nếu cố làm thì giá thành quá đắt không thể phổ biến đại trà như loa S90. Xét theo lịch sử thì các sản phẩm đại trà, có tên tuổi như T34, AK47 luôn thiên hướng về sự đơn giản, thô thiển nhưng dễ chế tạo, giá thành thấp, vật liệu dễ kiếm thì S90 chắc cũng mang những đặc trưng này. Về sản lượng, có lẽ S90 là một trong những dòng loa có số lượng được sản xuất lớn nhất thế giới và công nghệ "trình độ quốc gia mạnh" chứ không phải một cty nên chắc chắn phải có phương pháp giải tối ưu cao siêu trong đó. Như vậy dựa trên lý thuyết tự mò (hay tập mờ) có thể suy đoán công nghệ xử lý âm thanh của CCCP đã hy sinh độ chi tiết để đơn giản hóa công nghệ. Nếu mục tiêu của những đôi loa S90 là để phục vụ tập thể, cụ thể là thể hiện ý chí con người qua tiếng vỗ tay, tiếng hô sẵn sàng hay các bài hùng ca thì độ chi tiết, tính ngọt mềm của âm thanh đâu cần thiết. Giả thuyết này có vẻ phù hợp với thời điểm sinh ra dòng S90 ! Như vậy em và các bác đang sở hữu một dòng loa danh giá cỡ T34 hay AK47 đấy chứ, tiếc rằng chúng ta ít nghe nhạc Liên Xô (CCCP chứ không phải nhạc Nga bây giờ), lại không nghe bằng amply CCCP. Nguồn phát toàn từ đĩa CD (số hóa) với giải mã của Nhật thì sự khó khăn là phải rồi. Súng AK bỏ dưới nước ba ngày đem lên bắn nhau tốt (M16 phải bịt nòng khi hành quân, nguồn http://www.quansu.vn), Tăng T34 sửa chữa đơn giản, sản xuất nhanh, oánh nhau kiểu ruồi bu (Tiger chi phí cao, sản xuất chậm)... vậy chơi S90 đâu cần cầu kỳ quá? Theo em cứ S90, amply Karaoke (có EQ ba dải) bảo đảm tiếng ra còn hơn Pi 7800II, âm thanh thì cứ nhạc đỏ, có tý tư bản thì BeeGees, ABBA, Boney ..., đứt treble đã có bác Việt Hùng Loa dành cho tập thể tức là khi nghe phải đông người, mà đông người thì làm sao bắt cả làng ngồi im để nghe ??? :lol: S90 dành cho cả nhà hát Karaoke hay vừa nhậu vừa nhảy, lỡ mệt vừa nghe nhạc vừa tán dóc, nhậu nhẹt cũng chẳng sao. Chơi kiểu này chắc chắn sẽ thấy hết cái hay của S90 ... Sao chẳng bác nào lập hội offline nhỉ?
Haaaaaaaaaa... hôm nay em lại phát hiện ra bác lại có biệt tài về quân sự nữa, như vậy bác phải là nhà báo quân đội nhân dân. Theo thiển ý của en thì bài viết của bác rất chính xác. Nếu theo tiêu chí "đa ri năng" thì em s90 hội đủ các tính năng cần thiết em bổ xung thêm nữa là em này xem phim cũng rất phê ...
Bác bổ sung quá chuẩn, em cũng vừa lắp HTVCHD để kéo tiếng ra loa, tiếng đạn bom, kim loại, động cơ ... đảm bảo phê như con tê tê mà xem phim thì những âm thanh đó nghe mới khoái. Hôm trước em vừa mua thêm cục mixer Guiness F-330 nối vào đầu Ariang 3600s, thợ xuống lắp cứ hết ngó cặp loa lại chui xuống xem amply vì tiếng nhạc hay quá
Chào bác metnghi. Đêm hôm qua sau khi post bài em đọc lại thấy chưa nói hết ý mình muốn diễn đạt nên xóa đi để viết lại. Nhưng sau khi viết một bài dài gần bằng của bác lúc ấn submit thì mạng bị sao đó nên mất tuốt, chán quá tắt máy đi ngủ Em xin bổ xung vài nét về loa Nga xuất phát từ góc nhìn của dân làm điện tử. Đầu tiên là về thiết kế, mạch phân tần của loa LX rất phức tạp, nhiều tụ, trở, cuộn cảm...điều này chứng tỏ những kỹ sư thiết kế rất cẩn thận. Các củ loa thường có nam châm to, khung loa bằng nhôm đúc rất chắc chắn, màng loa rất cứng, nhẹ, thùng loa đóng khá kỹ, chắc khỏe....Tất cả những điều đó nói lên công nghệ làm loa của họ không hề thua kém TG, ít nhất là so với loa Mẽo cùng thời, cùng giá. Chỉ có điều chất âm của loa LX ko đc đánh giá cao ở VN, tại sao vậy ? Theo em có mấy lý do : - Chất lượng linh kiện như tụ, trở của họ đều nằm ở mức thường thường bậc trung - Gu nghe của họ - Hợp với đồ đánh và thể loại nhạc thời kỳ đó Em có anh bạn đã mod lại phân tần của loa S90D, vẫn giữ nguyên củ và thùng thì phải nói là nghe hay và cá tính hơn loa Nhật cùng tầm vóc và giá khá nhiều. Điều đó minh chứng cho chuyện chất lượng của củ loa và thùng loa LX ko hề tệ như mình nghĩ, nếu có đam mê, hiểu biết đôi chút về mạch em nghĩ ta hoàn toàn có thể làm loa LX hợp với gu nghe của dân VN mình
Chào bác Khivang (chắc bác sinh năm 68 ) Hôm qua em có đọc được bài của bác rồi , thanks bác đã chia sẻ! Bác là dân điện tử nên góc nhìn rất chuẩn, em cũng đang lưỡng lự, vừa muốn mod lại loa, vừa sợ lỡ hư thì khó kiếm cặp nào ngon giống cặp S90B này ở SG. Ước gì được nghe thử đôi loa S90D đã mod lại nhỉ. Em đọc trong các diễn đàn Nga thì phân tần chỉ thay dây tín hiệu loại lớn (4mm), tụ thì chúng nó cãi nhau, cắt bỏ regulator, hàn thẳng phân tần với củ loa,vách lót bông 1 cm, gia cố vỏ, thay cái phần nối với dây loa ... Có bài mod phức tạp hơn nhưng toàn từ chuyên môn đọc mệt quá ! Bác cho em hỏi cái là trị số dumping factor của amply ảnh hưởng đến chất âm của loa Nga như thế nào? Mấy amply cỏ hay dùng cho S90 theo truyền thống như Technics Su V7, Pioneer 7800 thì cỡ vài chục, Sansui cỡ 100, cá biệt chỉ có Onkyo 917F là 150, phải chăng mua amply có DF càng lớn thì càng tốt cho S90 không?
Chào bác metnghi. Theo em bước đầu tiên bác nên mod đơn giản với động tác thay tụ, trở ngon ngon cùng trị số của tư bổn vào cũng cải thiện đáng kể đấy ạ. Dây chạy trong loa LX ko đc tốt lắm, nhiều dây khi gọt ra em thấy lõi đồng bị đen, cũng nên thay..... Loa LX theo em biết thường có độ nhạy thấp, trở kháng động thay đổi khá lớn khi làm việc nên việc tìm amply có hệ số DF cao để loa làm việc ổn định hơn là điều rất nên làm, nhưng cũng ko cần thiết lớn quá vì sẽ ảnh hưởng đến sắc thái âm thanh. Theo em lựa chọn trong khoảng trên dưới 100 là vừa.
Loa Liên Xô củ em có dùng qua S30B, S50B. Các loa dòng này vừa dễ nghe trong phòng, và nghe ở lề đường Huỳnh Thúc Kháng thì các dòng này là vô địch rồi huống hồ chi là S90 D-E-F. Ampli vừa hạp thì Pioneer A2030 (hơi chói vì class B) dùng A2050 thì vừa nhưng chưa chắc hay tùy gu. Em dùng Sansui 207 II (CS 4 sò sắt) nghe khá phê Nói về công nghệ vật liệu thì Nga là đĩnh. loa treble cùa dòng này màng loa làm bằng vật liệu kết từ sợi gì đó siêu mỏng, bền, nhẹ mà sau cả thập kỷ loa Nhật như Sony mới làm theo tuy nhiên loa treble này hay bị cháy, mà lúc chưa cháy nghe cũng chói, quấn lại nghe càng chói. Để tránh cháy và chói ta nên nối tiếp loa với trở 3.3 ohms, và trở phân áp song song loa là 8.2 ohms tất cả 5W, hoặc dùng L-pan chỉnh nghe sao thấy phê là duyệt
Tiếng treble của loa LX cũng nhiều chuyện để bàn ra phết đấy ạ Có nhiều người thích nghe tiếng treble rõ ràng, khô, nặng... (họ thường dùng từ nghe tiếng treble nổ) của loa LX. Cúng nhiều người chê tiếng treble loa LX chói gắt. Theo em có mấy vấn đề : - Thường loa treble của loa LX có điểm cắt tần cao khá thấp (cỡ 2,5 - 3,5 KHz) nên lẫn nhiều tiếng trung cao khi phối ghép ko hợp dễ gây cảm giác chói gắt. Em hay đấu // với loa treble một cuộn cảm để cắt bớt giải trung cao, thay tụ loa treble bằng tụ tư bổn loại voltage cao, kích thước lớn, sửa lại 1 chút dải trung là nghe đã khá ổn - Đồ đánh : rất quan trọng. Khi ghép thử loa LX với amp Marantz thì dải cao rất đẹp, mộc, khô và thật tiếng nhưng dải trầm lại hơi bị í ẹ. Những amply đã thành danh khi ghép với loa LX như Pioneer, Sansui, Technics thập kỷ 7x, 8x đa số đều hơi gắt tiếng (kể cả khi ghép với loa Nhật). Bây giờ có nhiều lựa chọn hơn, các bác có thể tìm nhiều loại amply khác đánh với loa LX hợp và đẹp tiếng hơn mấy cái amp kia.
Bác cắt như thế thì loss dữ giống như nén từ WAV ra MP3, theo em là phải lại tiếp tục dời cái loa mid lên cho các thành viên trong thùng nó khỏi tị nạnh nhau. Dùng L-pan thì chúng nó hòa đồng hơn, dễ làm hơn, ít can thiệp vào chuyện nội bộ của x-over hơn
Chào các bác! Em có một khúc mắc nữa, chẳng biết sao tại trang Web của VEF Radiotehnika (http://vef-rrr.ucoz.ru/index/akustika_80_ykh_vm/0-9) ghi các thông số kỹ thuật của S90B: Radiotehnika S-90B Уровень характеристической чувствительности (Па/V Вт), не менее - 89 Дб (Độ nhạy không nhỏ hơn 89 Db) Nhưng ở cuối lại ghi chú: Дополнительные сведения: отличительной особенностью этой модели является высокий уровень характеристической чувствительности - 100 дб (Ghi chú thêm: đặc trưng của model này là độ nhạy 100 Db) Cái hình trên loa cũng vẽ biểu đồ cũng cỡ 100Db. Không biết sao hai dòng đá nhau mà CCCP thì chắc không quen công bố sai thông số kỹ thuật rồi? Cái Amply Yamaha của em có DF =100, tạm thời tai trâu của em chưa đủ trình phân biệt các yếu điểm, chắc hôm nào mời các bác qua xem giúp thì hay quá. Loa S90B của em sinh năm 91 thì phải, người bán nói là của ông già nào đấy và ổng giữ kỹ lắm. Em có mở ra hút bụi 1 chiếc (toàn mạt gỗ) nhưng không đủ trình để biết treble bị quấn lại hay chưa, nhìn ngoài thì còn rất đẹp.
Bác nói đúng, vì thế em phải sửa dải trung như đã nói ở trên thì nghe mới ổn, nhưng xử lý dải trung này còn mệt hơn treble nhiều @bác metnghi : Em ko nghĩ họ công bố sai nhưng có thể cách đo, máy móc có khác biệt đôi chút so với TG còn lại. Vì em đã dùng những đôi loa độ nhạy tầm 98db - hơn 100 db của tư bổn rồi, cùng một mức volum thì nó kêu to phải gấp 3, 4 lần loa LX. So ngay với loa AR2ax của Mẽo độ nhạy 86db cũng thấy loa LX kêu bé hơn nếu cùng mức volume