Bác đang nhầm lẫn giữa công suất tiêu thụ và công suất phát ra. Ở topic bị log em đã hỏi quan niệm của bác về tải là cái gì bác chưa trả lời nên sẽ rất khó giải thích cho thấu đáo. Bây giờ em lại nhắc lại câu hỏi đó. :wink:
Ai trả biết trong trường hợp này tải là cái loa :wink: . Em cảm thấy bác ko thật sự có nhu cầu tìm hiểu mà hình như có mục tiêu khác. Chào bác em ngược....
Em tham gia một tý cho hiểu vấn đề :lol: Đọc hoài đọc mãi mà e cứ như đứng ở giữa chợ vậy vẫn chưa hiểu . Ở đây e thấy mọi người chủ yếu là tranh luận về thông số của ampli tác động lên loa có trở kháng khác nhau. ( theo như quan sát của e thì chính vì cái trở kháng này mà phát sinh ra cái kiểu ông nói gà bà nói vịt đấy ạ ) - trước hết phải nói đến là dù là loa hay ampli khi sản xuất đều đã được kiểm tra và có thông số kỹ thuật. - Đối với một tiêu chuẩn loa tham chiếu thì mức công suất càng cao thì âm thanh đương nhiên phát ra càng lớn ( điều này chứng tỏ nếu công suất lớn đương nhiên tiếng lớn ). Có một số bác nhầm lẫn giữa cs danh định và cs thực , chưa kể tới một số hãng sản xuất đăng thông tin không minh bạch về cs . - Về việc ampli cho ra công suất ở mỗi trở kháng là khác nhau ( có trường hợp bằng nhau ) là do thiết kế của nhà sản xuất => em nghĩ cái này các bác khỏi phải lăn tăn làm gì :lol: - CS ghi trên loa không phải cứ có giá trị lớn thì kêu to hơn loa có giá trị nhỏ ( mà là khuyến cáo CS sử dụng ampli ). Độ nhạy loa càng lớn thì ăn ít cs hơn - dễ đánh hơn ( chính là tải ) - Ngoài ra có những trường hợp mà em chẳng hiểu mà cứ dựa trên kinh nghiệm nôm na là nó hợp nhau hay có bác ví von như cậu với mợ, như thịt chó chấm mắm tôm .... :lol: Vài dòng theo ý hiểu của em , mời các bác mổ xẻ tiếp ..........
Có một số điều mọi người đều hiểu đúng , nhưng giải thích tường tận nó lại không đơn giản , nó liên quan nhiều đến lý thuyết điện tử nên đòi hỏi có chuyên môn riêng Bác chủ cần lời giải thích tường tận , cặn kẽ nên mọi người phải trả lời thật thấu đáo mới giải quyết được
bác ơi, nếu như amply(power) có mức công suất như nhau ở tất cả các trở kháng (4-16) thì bác có thể giải thích cho e được không ạ? Theo cảm tính (phỏng đoán ) của em nhé bác: Amly thực ra là cung cấp dòng ra loa. Tuy nhiên dòng ra lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào trở kháng của loa. Nếu trở kháng cao thì dòng qua loa sẽ giảm và ngược lại. Em nghĩ cái này đúng với đa số âm ly. Tuy nhiên đối với các âmly cao cấp như bác đưa. Theo phỏng đoán của em là âmply sẽ được tính toán và thiết kế cao cấp hơn có hệ thống cấp dòng ổn định (có mạch ổn dòng) cho dù có gắn loa 4 hay 8 ohm đi nữa.
Sẽ không có chuyện các âmply cao cấp sẽ có mạch ổn dòng cho dù gắn loa 4 Ohm hay loa 8 Ohm, chắc chắn khi dùng loa 4 Ohm dòng từ âmply ra loa sẽ tăng. Nếu không tin bác lấy ampe kế, thử đo trên dây loa trên cùng một hệ thống, cùng một bản nhạc, cùng mức Volume, chỉ thay đổi loa 4 Ohm và 8Ohm mà xem. Cái này em thử rồi.
Cái Spec của âm ly nó cũng không có thông tin gì hơn nữa em cũng không biết là có hay không? Em chỉ phỏng đoán thôi. bác nói thế thì em cũng chịu: em chỉ có cái amly còi thôi làm sao mà đo. Em biết chắc là nó sẽ khác nhau rồi. Nhiều khi có những cái mình nghĩ là không có nhưng thực tế nó lại có. Không có gì là không thể!!! :mrgreen: . Thôi em cũng bó tay cái này , mòi các bác mổ xe tiếp vậy...
Amply này xài biến thế xuất âm có 3 cọc cắm loa cho loa 4, 8, hay 16 ohm. Công suất tối đa cho từng loại loa đều bằng nhau nếu cắm đúng cọc.
Thuật ngữ "tải" của Amp được mọi người quen dùng ám chỉ dòng điện cần thiết mà Amply phải cung cấp cho loa , như vậy loa càng cần dòng điện lớn được coi là loa nặng tải .Từ đó trở kháng của loa càng nhỏ, độ nhạy càng thấp ... amply càng phải cung cấp dòng lớn ---> nặng tải Tải của bác chủ lại hiểu là trở kháng tải , theo đó trở kháng tải càng lớn bác chủ hiểu ra là nặng tải nhưing thực ra lúc đó amply đang rất nhàn hạ vì không phải cố tăng dòng ---> mọi người đều bẩu nhẹ tải hơn Còn còn thuật ngữ khó kéo như tiêu đề sẽ ám chỉ đến dòng điện cần cung cấp , Còn công suất amply lại là thuật ngữ khác > Do đó loa khó kéo và công suất Amply không phải đồng nghĩa với nhau mặc dù có thể tỷ lệ thuận nhau Ở đây xét Amply bán dẫn
Các bác tham khảo cái này xem sao. http://www.hifivietnam.vn/home/kien-thu ... ay-cua-loa. Em thấy có câu kết luận như vậy nè: Như vậy, bạn sẽ nhận ra là cần rất nhiều công suất ampli để đưa loa có độ nhạy thấp lên mức output cao. Đó là lý do tại sao người ta mua ampli công suất thấp đi liền với loa có độ nhạy cao và ampli công suất cao đi với loa có độ nhạy thấp. Em lại có ý này muốn hỏi thêm các bác. Có phải tất cả loa có trở kháng nhỏ thì độ nhạy thấp không ạ? Có nghĩa là 2 đại lượng này có tỉ lệ thuận nhau không ạ?
Câu kết luận kia là của 1 cá nhân, kô phải là chân lí. Thậm chí là là kết luận linh tinh. Những cặp loa đời mới và đẳng cấp khối cặp độ nhạy cao nhưng amply yếu đố kéo nổi. Hỏi bác chủ topic: Bác có nghe nhạc không? Hay bác chỉ nghiên cứu thông số?
Như vậy là thống nhất với nhau là trở kháng loa càng thấp thì càng khó cho Amply rồi nhé Bây giờ liên quan đến độ nhạy của loa ,nôm na là hiệu suất cũng được bới vì khi ta cấp một công suất điện nào đó vào loa ( tính bằng W), nó có khả năng phát ra bao nhiêu công suất âm thanh ( Db) Nếu ở góc độ kêu to thì loa có độ nhạy cao sẽ cần ít công suất điện kích thích hơn hay đòi hỏi một Amply có công suất thấp hơn một loa có độ nhạy thấp Bây chừ lại chuyển sang độ nhạy và trở kháng , hai thông số này không thấy có liên quan gì với nhau có nghĩa là trở kháng thấp không dứt khoát độ nhạy phải thấp hoặc ngược lại . Tuy nhiên loa trở kháng thấp thì yêu cầu Amply lại phải có khả năng cấp dòng lớn như mệnh đề thứ nhất rồi mà amply có khả năng cấp dòng lớn lại hay thấy nó gấu . nên dễ nhầm lẫn .Tại sao phải chú ý phân biệt khái niệm dòng và công suất ngay từ đầu là vì thế
Ở đây bác vui lòng xác định hộ em là trở kháng của 1 củ loa trần hay trở kháng của cả cái loa (tổ hợp 2,3...n củ loa + mạch phân tần bị động) Trở kháng của một củ loa điện từ thông thường dùng voice coil (loa mành hoặc các loại loa phi điện từ khác em không biết) biến thiên theo tần số dòng điện đi qua nó, phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố: điện trở 1 thuần của cuộn voice coil và độ dẫn từ (inductance) của cuộn dây. Trở kháng của một cái loa (tổ hợp n củ loa + phân tần thụ động) phụ thuộc vào tất cả các linh kiện hình thành nên cái loa đó và có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm được theo ý muốn. Độ nhạy của củ loa nói trên phụ thuộc vào trọng lượng nón loa, độ co dãn của màng loa và gân loa, từ lực của nam châm, số lượng đường sức từ đi qua cuộn voice coil, khoảng cách giữa cuộn voice coil và pole piece. (Bác GG để xem sơ đồ cấu trúc 1 củ loa để biết tên gọi từng bộ phận). Độ nhạy của cả thùng loa phụ thuộc vào độ nhạy của từng củ loa, số lượng và chất lượng các linh kiện phân tần. Với những dữ kiện như trên, chắc bác cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi của mình rồi chứ ạ?
Em có search ra 1 thread ngày xưa có thể giải đáp được thắc mắc cho bác chủ. viewtopic.php?f=20&t=50345 @bác tai_trau "Loa đời mới độ nhạy cao" mà bác nói đó được đo độ nhạy ở tần số nào ạ? Nếu đo độ nhạy ở chỉ ở 1 tần số 1000Hz, rồi các bác lại chê là kéo không ra dải trầm thì em thấy nó hơi lệch lạc thế nào ấy ạ. Em thấy hình như thread này chủ yếu bàn về vấn đề kỹ thuật, các vấn đề an toàn của loa và amp, cũng như tiếng loa to hay bé. Chắc không phải thread bàn về thưởng thức âm nhạc hay loa amp hay hay dở bác ạ.
. Em vừa nghe nhạc vừa nghiên cứu bác ạ. . Độ nhạy cao nhưng bác cũng phải xem xét yếu tố loa đời mới và đẳng cấp đó công suất là bao nhiêu chứ bác. Đương nhiên CS loa lớn mà bác dùng Amly CS nhỏ thì không kéo nổi là đúng rồi.
Bác hỏi đo độ nhạy loa ở tần số nào???? :lol: :lol: :lol: Em hiểu nôm na độ nhạy của loa được đo bằng mức nén âm (SPL) của loa ở 1 mét khi được cấp 1 Watt công suất. Về lý thuyết thì loa có độ nhạy càng cao thì ampli càng đỡ nhọc. Nhưng bác ạ, em lấy ví dụ trong thực tế 1 cặp loa kèn nào đó của Avantgarde chẳng hạn, độ nhạy loa là rất cao (thường em thấy là 104db) nhưng amply cõng nó không dễ đâu ạ. Thôi em nhường các bác. P/s: Lúc nào rảnh ở trà đá bác giải thích hộ em quả "đo độ nhạy ở chỉ ở 1 tần số 1000Hz" chút. Còn ở đây thì em chịu các bác rồi. :mrgreen:
[/quote] Bác hỏi đo độ nhạy loa ở tần số nào???? :lol: Em hiểu nôm na độ nhạy của loa được đo bằng mức nén âm (SPL) của loa ở 1 mét khi được cấp 1 Watt công suất. Về lý thuyết thì loa có độ nhạy càng cao thì ampli càng đỡ nhọc. Nhưng bác ạ, em lấy ví dụ trong thực tế 1 cặp loa kèn nào đó của Avantgarde chẳng hạn, độ nhạy loa là rất cao (thường em thấy là 104db) nhưng amply cõng nó không dễ đâu ạ. Thôi em nhường các bác. P/s: Lúc nào rảnh ở trà đá bác giải thích hộ em quả "đo độ nhạy ở chỉ ở 1 tần số 1000Hz" chút. Còn ở đây thì em chịu các bác rồi. :mrgreen:[/quote] Bác nói nhường là khối bác nổi xung lên bây giờ đấy :lol: em thì mong rằng bác đừng có nhường cái cặp loa kèn nào đó mà độ nhạy cao mà bác mói ampli cõng nó không dễ , em thấy audio vẫn là như vậy chứ đâu phải riêng cặp loa nào, chẳng có cái nào dễ cả khi mà ghép nó chưa đúng , như các bác hay bảo là chưa làm cho nó nòi ra được thui ạ :roll: em biến đây.
Bác vác quả định luật ôm mà bác đang dùng để đấu lý với AE từ đầu đến giờ đấy, trả lời được ngay :lol:
ấy, ấy, vụ này thì bác lại bình tĩnh, bình tĩnh. e có cặp loa độ nhạy thấp, công suất y.c lớn (150w). trở kháng nửa chừng xuân (6 ohm), năm s.x cách đây chừng 15-17 năm, ấy thế mà amply nhà e có 50w max mà kéo thoải văn mái, đến nỗi e cứ ngỡ ... :lol: