hehe Bác giải thích hộ em kéo thoải văn mái là như thế nào? Nếu em lấy một cái âm ly khác có CS 100W chắc lại càng thoải văn mái bác nhỉ chắc bằng ( thoải văn mái ) X 2 bác nhỉ. :wink:
hê hê, e dùng từ có hơi chút đùa cợt, cái đó thì tùy bác hiểu thôi ah. ý e muốn nhấn mạnh công suất của amply không phải là điều tiên quyết để phối ghép. cũng cùng một cặp loa đó, e chơi thử pre/pow mc ~250w/channel mà nghe tiếng như bị thiếu cơm :mrgreen:
Heeeeeeeeeeeeee.Bác nói thế thì em hỏi quan điểm của bác : Em có cặp loa(không phải loa sân khấu) 2000W(6ohm). Giữa 2 âmply CS OUT max :100W/6ohm và 2000W/6ohm. bác chọn âmly nào ra hết chất âm của loa đó hay âm ly nào đánh hay hơn?
hê hê hê hê hê, e chạ chọn amply nào hết đơn giản là vì e chạ biết loa sân khấu nó hót ra seo nữa :mrgreen: thế e hỏi ngược lại bác, có phải ý của bác sau 1 thôi 1 hồi tranh luận, tóm tắt lại là: - Trở kháng càng lớn (thì giả sử với đ.k của bác cùng một mức x decibel) thì công suất (mà e cũng chửa thấy bác khẳng định là công suất tải hay ra loa) đáp ứng càng lớn và ngược lại? - Với 1 cặp loa có c.suất max = Y ohm, thì công suất của amply đáp ứng càng lớn sẽ tốt hơn và ngược lại?
Bác hỏi em mà em cũng chưa hiểu rõ câu hỏi của bác lắm? Bác dùng từ đáp ứng==>em trả lời bậy thì mọi người lại????????????nữa mệt lắm. Em giả sử cặp loa trên không phải là lao sân khấu thì sao hả bác?
e e là bác đang sa vào câu chuyện "ra tiếng" và "hay" đới ạ. với 1 cặp loa công suất của amply không nói lên được việc kéo cặp loa đó có hay hay không (hay ít nhất ra là ra hết chất âm theo bác nói hay không).
Em đồng ý bác khoản này. Lúc đầu em đâu có hỏi là hay đâu. Em hỏi với cùng 1 âm ly Cho CSAT ra max : 160w/6ohm, 130W/8ohm thì loa 8ohm này cần phải có âmly khác có CS ra loa lớn hơn mới cho ra âm thanh được 160W. Các bác cứ lòng vòng nói đến độ nhạy, hiệu suất...nhưng em nghĩ khi nhà sản xuất nói đến mối tương quan giữa 2 đại lượng ( ở đây là P (CS ra loa ) và R ) mà không ghi gì cả thì hiểu là các đại lượng khác phải cố định (độ nhạy, hiệu suất ...giống nhau) thì mới so sánh được chứ. BÁc thấy thế nào? ở đây em không bàn đến CS tiêu thụ của âm ly cũng như âm ly chịu dòng cao==>nóng==>khó kéo(di nhiên là cùng 1 dòng điện vd 10a thì âmly nhỏ (15A) sẽ nóng nhưng âm ly lớn (30A)chưa chắc đã nóng)
he he, thế bác có đồng ý tiếp với e 1 điểm "Nếu như tất cả các yếu tố & đại lượng đó là const bao gồm cả những điều kiện khác tác động tới 1 thực thể hoàn chỉnh (như loa, amply) và không có biến thiên bất kỳ thì mới so sánh được như vậy" không ạ?
Mình cũng bắt đầu thấy bác chủ lập topic ra để cãi lộn thì đúng hơn là học hỏi Tiêu đề bác chủ hỏi Loa nào khó kéo hơn -Loa trở kháng thấp Loa nào cần công suất Amply lớn hơn -Loa có độ nhạy thấp Hỏi đáp rất rõ ràng , còn chuyện 1 âm ly Cho CSAT ra max : 160w/6ohm, 130W/8ohm muốn có 160W/8 ohm thì cần phải có âmly khác có CS ra loa lớn hơn mới cho ra được như ví dụ 160W/8ohm trên là đương nhiên ,không phải là một câu hỏi do đó không ai trả lời . Có hỏi bác phải hỏi vậy nè Tại sao một cái Amply theo ví dụ trên có khả năng cho ra 160W/6 ohm mà lại chỉ cho 130W/8 ohm mặc dù dòng cần cung cấp cho tải 8 ohm thấp hơn nên dễ hơn so với tải 6 ohm :roll: Hết ahj
Đọc thread này của bác em thấy bác chỉ biết đến độ nhạy của loa thông qua 1 dòng thông số duy nhất của nhà SX. Thông số đó là xx dB/1W.m : Độ nhạy của loa (dB) đo tại khoảng cách 1 mét khi công suất qua loa là 1W. Có 1 số điểm em muốn hỏi bác nếu bác thực sự rành, nếu không thì xin bác im lặng cho. 1. đo dB thì rất dễ, chỉ cần 1 cái đồng hồ đo độ ồn để cách loa 1m là xong. 2. Làm thế nào để xác định công suất tiêu thụ điện của loa hiện là 1W? 3. Chúng ta đã biết công thức của định luật Ohm: P = U.I; trong đó I = U/Z (với Z là trở kháng tổng của thùng loa); hay khác đi, P = U^2/Z. (U ở đây là U hiệu dụng, trị số RMS) 4. Chắc bác cũng biết Trở kháng của hầu hết củ loa và thùng loa là đại lượng biến thiên theo tần số chứ ạ? 5. Vậy giả sử chúng ta giữ cho U không đổi (tiện cho việc đo), thì khi thay đổi tần số, P sẽ biến thiên vì Z thay đổi. 6. Vậy giả sử chúng ta sẽ điều chỉnh U tương ứng với Z sao cho P không đổi và = 1W. Bác cho em biết bác sẽ đo bao nhiêu lần độ nhạy trong dải âm tần 20Hz ~ 20kHz? mỗi phép đo giả sử chỉ tốn 30s hay 0.5 phút thì tổng cộng bác sẽ mất bao nhiêu thời gian để đo? 7. Bác có chắc chắn rằng tất cả các phép đo ghi trên của bác chỉ cho ra 1 kết quả duy nhất? (Độ nhạy của loa) 8. Nếu kết quả đo không là duy nhất, cho ra nhiều trị số dB, thì ta phải chọn chỉ số nào để ghi trên bảng thông số kỹ thuật? Đến đây có lẽ bác đã cảm nhận được rằng không nhà SX nào xxx đến mức tốn chừng ấy thời gian cho việc đo kiểm để cho ra 1 dòng thông số. Họ chỉ tiến hành đo theo Quy định về tiêu chuẩn của ngành CN hoặc của quốc gia mà thôi. Con số 1000Hz em nêu ra trong bài của mình là tiêu chuẩn AEIJ của hiệp hội các nhà SX thiết bị âm thanh Nhật bản. Độ nhạy của các dòng loa Nhật đều được hiểu là đo theo tiêu chuẩn này. Trong thread của bác bác có nêu Avantgarde có độ nhạy 104dB. Bác thử tiến hành đo độ nhạy đó tại tần số 50Hz xem? Em chắc 100% rằng bác sẽ không đọc được chỉ số 104dB ở mức 1W tại tần số này. Độ suy giảm của loa càng lớn ở tần số thấp, thì loa càng khó kéo, có vậy thôi bác.
E cũng tham gia tí cho vui theo e hiểu nôm na thì mỗi ampli ở phần ra công suất đều có điện trở tải(điện trở gánh)khi mà ta chưa cắm loa vào thì tín hiệu khuyếch đại sẽ qua R này tiếp mát(-)và khi ta đấu loa vào thì tín hiệu sẽ đi qua R của loa(cái này chắc gọi là phối hợp trở kháng đây)nếu R của loa mà nhỏ hơn R tải thì dòng lớn ampli sẽ nóng hơn(ví dụ loa là một bóng đèn thì đèn nào trở kháng nhỏ thì ánh sáng sẽ sáng hơn và ngược lại). Muốn loa 8 ohm mà ra cs=160w thì tất nhiên phải dùng ampli cs lớn hơn rồi. E nghe mộc nên nghĩ cũng mộc vậy có gì sai các bác cứ ném đá...
Đọc bài của bác dungauto79 lại liên tưởng đến tập truyện tranh "sát thủ đầu mưng mủ" với câu :"...........lại còn tỏ ra nguy hiểm" :wink: Theo bác cứ kêu bé hơn là khó kéo hơn ah ? Khó kéo theo dân KT có nghĩa là cái amply phải làm việc nhọc nhằn hơn, nóng hơn, ngốn nhiều năng lượng hơn...bác hiểu chửa Chán chả buồn chết.... :evil:
Ở post trên em đã xin nhường các bác rồi ạ. Em cũng xin học hỏi bác caithang là xin lỗi các bác cao thủ trên này và nói thật là em quá thán phục về kiến thức của của các bác ạ (nói thật đọc post này của bác xong em ngất 1 lúc mới tỉnh). Em xin hết ạ. Bác cứ chém thoải mái, em quyết không dám chém lại ạ. :wink:
Chào bác, bác nên hỏi các bác trên đây thêm một câu có thể cho dễ bề giải đáp vấn đề của bác : Trở kháng là gi?
Cũng có thể.Nhưng nếu có hai củ loa 16 ohm đấu song song thì sẽ còn 8 ohm và đấu nối tiếp thì sẽ là 32 ohm.Vậy có khác nhau không hả bác?
Em tìm được bài viết này trên trang : http://soundandlightvn.blogspot.com/201 ... -nhau.html Các bác xem thử. Loa có nhiều loại trở kháng khác nhau như 8-6-4 Loa có nhiều loại trở kháng khác nhau như 8-6-4 ... ohm.Trở kháng này do cuộn dây bên trong loa quyết định. Cái ampli có nhiệm vụ cung cấp dòng điện chảy qua cuộn dây loa,cuộn dây loa trở kháng càng nhỏ thì dòng điện cung cấp vào nó phải càng lớn để đạt công suất cần thiết. Công suất này được tính bởi P = R x Ix I trong đó I là dòng điện mà ampli cung cấp,R là trở kháng loa. Nhìn vào biểu thức trên thì thấy rỏ nếu R nhỏ thì I phải lớn,R lớn thì I phải nhỏ,nó quan hệ mật thiết nhau theo hàm I = Sqrt(P/R) với P là công suất mà ampli cung cấp. Về phía ampli thì công suất đầu ra để cung cấp cho loa không phải là vô tận,nó bị giới hạn bởi kết cấu của chính cái ampli đó,công suất này chính là biên độ tín hiệu ra loa nhân với dòng chảy qua loa. P = UxI Trong ampli đèn,dùng biến áp xuất âm,công suất P của ampli là không thay đổi,nếu muốn tăng dòng điện I lên(để lái loa có trở kháng thấp) thì buộc phải giảm U,giảm U bằng cách quấn biến áp xuất âm có ngỏ ra ít volt hơn + cở dây lớn hơn thì sẽ có U giảm mà I tăng. Do đó ngỏ ra ampli đèn có ghi cọc loa 2-4-8 ohm để kết nối loa cho phù hợp,mục đích là để bảo đảm toàn bộ công suất ra của ampli đều đưa đến loa mà không thất thoát cũng như không ảnh hưởng đến ampli... Trong ampli bán dẩn không dùng biến áp xuất âm thì biên độ tín hiệu ra tối đa(U) là không thay đổi (do nguồn cung cấp trong mạch quyết định),nhưng dòng cung cấp ra loa thì có thể thay đổi được(phụ thuộc vào việc dùng sò có dòng lớn hoặc nối song song nhiều sò,biến áp nguồn có thể cung cấp dòng lớn...) vì vậy công suất P của ampli cũng thay đổi được luôn (do P=UxI). Nếu dùng loa 8 ohm thì chỉ cần ampli cung cấp dòng nhỏ,nếu dùng loa trở kháng nhỏ hơn như 2-4 ohm thì ampli cung cấp dòng lớn hơn vì vậy mới có việc cứ giảm trở kháng loa đi gấp đôi thì công suất ampli tăng gấp đôi. Ví dụ như 100W/8 ohm, 200W/4 ohm,400W/2 ohm,800W/1 ohm. Ampli bán dẩn thông thường không ghi cọc loa nào là 8 hay 6 hay 4 ohm cả mà ghi trở kháng min là mấy ohm thôi,ví dụ như ampli ghi min là 4 ohm thì có nghĩa là ampli đó chỉ cung cấp đủ dòng để lái loa 4 ohm,nếu gắn loa 2 ohm vào thì nó sẽ không đủ dòng để cung cấp(không đủ dòng là do bộ nguồn nó đến giới hạn hoặc sò công suất nó đã dẩn dòng đến giới hạn cực đại...) Nếu cố tình gắn loa nhỏ hơn trở kháng nó ghi thì nó sẽ quá dòng trong ampli,quá dòng có thể sẽ làm ampli ngắt relay nếu có mạch bảo vệ,nếu không có thiết kế mạch bảo vệ bên trong ampli thì quá dòng sẽ làm cháy sò công suất... Như vậy: Người ta ghi trở kháng trên thùng loa là để biết loa đó bao nhiêu ohm,người sử dụng căn cứ vào cái này để tìm hoặc kết nối ampli thích hợp mà không làm cháy ampli. Người ta ghi trở kháng loa phía sau ampli đèn là để tìm loa hoặc kết nối khai thác đúng,đủ công suất của ampli đèn đó. Người ta ghi trở kháng min phía sau ampli bán dẩn là để cho biết giới hạn về dòng điện mà ampli có thể cung cấp,nếu làm quá dòng(gắn loa nhỏ hơn giá trị min mà nó ghi) thì nó sẽ không hoạt động hoặc gây hại cho sò công suất của ampli.
Loa nào khó kéo hơn? Loa có trở kháng thấp chưa chắc đã khó kéo hơn loa có trở kháng cao. Ví thử một âm ly có công suất 130W/8ohm, 170W/4ohm nhưng kéo loa có công suất max 200W/8ohm lại khó kéo hơn loa có công suất max 170W/4ohm :idea:
Cả 4 rum có hàng trăm bài viết của các bác am hiểu về vấn đề này đã pót lên , bác chả chịu tìm đọc cứ tranh luận lằng nhằng tốn tài nguyên diễn đàn và làm khó cho những người sau này muốn tìm hiểu kiến thúc thực sự . Vài lời nói thẳng mong bác đừng chấp .
Tôi đã đọc hết các comment của các bác thì thấy bài của bác SNEL là chuẩn nhất. Các bác cứ đọc kỹ thì sẽ thấy vấn đề trở kháng, công suất, dòng v.v....của âmpli và loa mà các bác đang tranh luận được giải quyết triệt để , rõ ràng nhất ạ. Thanks.
Em mới đóng cặp loa có 2 bass của onkyo. mỗi bass 5 ohm. Em đấu nối tiếp 2 loa thì thấy chất âm không hay bằng đấu song song (mặc dù song song cho ra 2,5 ohm, theo một số bác nói là se khó kéo hơn, nguy hiểm cho âmply hơn). Hơn nứa khi đấu song song ở cùng 1 mức âm thanh nghe được ở loa thì thấy âmply không nóng bằng khi đấu nối tiếp để cho ra mức âm thanh bằng đấu nối tiếp?????????Các bác có thể lý giải dùm em tại sao lại như vậy không? khi âm ply mát hơn thì cần dòng lớn hơn???
Các bác ơi cho e hỏi e có đôi loa PolkAudio thông số như thế này thì nên chọn amply thế nào ah? 160 W 8 Ohm 98 dcB 1W/m Xin cảm ơn nhiều ah!