Máy ảnh kỹ thuật số 22 MP ! Một chút vương v

Discussion in 'Hỏi đáp, kinh nghiệm' started by Dztronic, 19/4/06.

  1. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    48
    Các bác ơi cách đây 2 tuần em có mượn được 1 cái máy ảnh đúng hơn là cái đuôi máy kỹ thuật sô hay còn gọi là digital back cho 1 số máy chuyên nghiệp ví dụ như Hasselblad, Mamiya, hay là Rollei.... Cái đuôi này của hãng Phase One của Đan Mạch làm với model là P25 với độ nét là 22MP có sensor bắt sáng CCD với kích thước hiệu dụng là 36.7mmx48.9mm (to lắm). Em gắn nó vô cái máy Mamiya AFD thế là nẹt bộ hình đám cưới cho ông anh vợ. Thẻ CF 2GB chỉ chụp được có khoảng 70 tấm là hết. Cái file ra ở dạng RAW còn phải bỏ vô cái computer để xử lý ra dạng TIFF hay JPEG sáu đó nữa. Cái file TIFF bự khoảng 127MB??? Em vẫn đang chụp film với máy khổ film lớn nhân lên máu muốn coi kỹ thuật số nó đến cỡ nào liệu có bằng film hay không nên liều mạng mượn thử chụp...

    Đến khi rọi hình ra bằng giấy ảnh qua máy Noritsu thì mới bật ngửa là nó ăn luôn hình ra từ máy Hasselblad với film 120 ngay từ khổ 8inchx10inch... Em nghĩ nếu phóng ra kích thước bằng cái cửa sổ thì film 120 có thể chi tiết hơn nhưng cũng sẽ có hạt do film gây ra. Hình từ máy Canon 10D hay là Nikon D2X thì nó cho ngưởi khói luôn vì tụi em đi chụp chung mỗi người mang mỗi máy. Hình của 10D và D2X mới thoạt nhìn khổ nhỏ thì thấy nét ghê gớm lắm nhưng đến khi phóng to thì lông mi đã cụt lủn hết trong khi thằng P25 này có thể...đếm được. Còn áo trắng cô dâu khi chụp ngược sáng thì Canon và Nikon hình có khi ra trắng toát hết trong khi thằng P25 vẫn cho ảnh ra đường nét nề nếp hẳn hoi..

    Hmm sau khi trả lại cái máy dạo này em thao thức khó ngủ vì mơ và vương vấn đến nó chẳng qua là nó mắc bằng chiếc...xe hơi (30K USD) nhưng vẫn rẻ hơn ampli Audio Note Ankoru nên có mơ mơí mua được nó hic hic

    Vài cảm xúc mới với kỹ thuật mới xin chia xẻ với các bác
    Thân
    Dzê
     
    Tags:
  2. dung0981

    dung0981 Advanced Member

    Joined:
    25/3/06
    Messages:
    89
    Likes Received:
    0
    Mới đầu Nghe Anh nói thấy đúng là máy ảnh vô định.... Nhưng 30K thì bó tay :roll:
     
  3. garfieldfatcat

    garfieldfatcat Advanced Member

    Joined:
    19/12/05
    Messages:
    921
    Likes Received:
    5
    Location:
    Sài Gòn
    Cái này là đỉnh cao của nhiếp ảnh KTS rồi phải không bác, em cũng có xem trên website trước đây nhưng đẹp hơn phim 120 thì đúng là ấn tượng thật, mấy cái canon hay nikon pro không thể so được, xem trên mấy chương trình về nhiếp ảnh thời trang thấy hay dùng lắm. Em nghĩ một phần đẹp cũng là nhờ dàn lens Hass của bác vì trước đây em có so sánh thử máy phim giữa hass và canon, nikon với đầu kính chuyên nghiệp như L và ED thì cái hass chụp phim 120 hơn xa lắc.
     
  4. Anonymous

    Anonymous Guest

  5. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    48
    Bác phán rất đúng vì lúc em mượn cái P25 thì cái P45 bắt đầu xuất xưởng ra công chúng đương thời chỉ mới có ít cái làm mẫu để chụp quảng cáo dụ dỗ bà con chơi. Em coi 2 tấm hình chụp thử giữa P25 và P45 thì tại ảnh 13inchx19inh thì đã thấy...khác nhau rồi. Sắp tới đây em sẽ thử cái P45 rồi sẽ thông báo cho các bác thêm tin mới. Theo kinh nghiệm của em và 1 số bạn bè thì vấn đề ống kính đang là vấn đề nhức đầu cho các máy ảnh độ nét cao. Cái máy ảnh Canon 1Ds II 16MP rất nhiều ống kính của Canon ngay cả loại L còn không lấy hết nổi độ nét của 16MP nhất là ở vùng xa khỏi trung tâm ảnh. Với phim thì khó thấy chứ với digital thì rất dễ thấy.
    Khà khà cái P45 giá khoảng 40K thôi vẫn rẻ hơn 1 số ampli tube :mrgreen: Chết con mẹ ơi !
    Thân
    Dzê
     
  6. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    48
    Đúng rồi bác ơi. Tuy nhiên Haselblad nó đẹp hơn Canon và Nikon 99% là nhờ khổ phim diện tích nó bự hơn gấp 3 lần(56mmx56mm so với 24mmx36mm) nên tỉ lệ phóng hình ít hơn nên ít bị nổ hạt hơn nên hình đẹp hơn. Chứ ống kính đỉnh của Canon L nhất là 200mm F1.8 đến bây giờ vẫn là ống kính nét nhất thế giới đó bác. Ống kính máy phim nhỏ lúc nào cũng nét hơn ống kính máy phim lớn nhưng do phim lớn do tỉ lệ phóng hình thấp hơn trong khi độ nét của 2 loại phim thì giống nhau nên hình phóng ra phim lớn chiếm phần ưu thế rất nhiều so với khiếm khuyết của ống kính

    Khà khà bây giờ là cơ hội mua máy phim lớn đó bác vì còn rẻ hơn Canon 20D nữa đó vì bà con đào thải máy phim đổ qua máy KTS.

    Thân
    Dzê
     
  7. Macao

    Macao Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.775
    Likes Received:
    8
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Mua máy tốt giá rẻ có ích chi??? vì mua được máy rồi thì đào đâu ra tiền mua lens tốt ???
     
  8. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    48
    Khà khà ống kính cũng xuốn giá theo luôn bác Áo Môn ơi.
    Máy Bronica khổ film 120 bây giờ cả máy với 3 ống kính Wide, Standard, Tele rẻ hơn Canon D20 đó bác. Chỉ ngoài vấn đề tiện nghi và khả năng chỉnh độ nhạy sáng cao lên đến 3200 do KTS chứ chất lượng hình của máy 20D chưa đấu nổi với máy Bronica khổ phim 120 đâu. Ngay cả máy Canon 1Ds II 16MP cũng chỉ ngang ngửa ở khổ ảnh 16in x 20 in chứ lớn hơn thì Bronica vẫn ăn.
    Thân
    Dzê
     
  9. garfieldfatcat

    garfieldfatcat Advanced Member

    Joined:
    19/12/05
    Messages:
    921
    Likes Received:
    5
    Location:
    Sài Gòn
    Dạ đúng rồi, thế mạnh lớn nhất của fim lớn là diện tích tấm fim to nên phóng lớn thì thôi rồi. Về mặt kỹ thuật thì camera KTS hôm nay đã đẹp như máy fim thậm chí có phần rực rỡ và chi tiết hơn nhưng không phải là bảo thủ hay có thành kiến mà em vẫn thấy hình từ fim đẹp hơn, sâu hơn và đặc biệt là có hồn hơn!
     
  10. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    48
    Đã mấy năm nay em cũng suy nghĩ và nhận xét như bác nhưng sau cái kỳ em chụp cái P25 làm suy nghĩ của em bị gần như...đổ vỡ. Không chỉ riêng em mà còn mấy người bạn làm MiniLab rọi hình giùm cho em và tất cả ai cũng đều là WOW. Số là từ xưa đến giờ mình chỉ nhìn ảnh kỹ thuật số không phải đồ khủng đã vậy hầu hết các máy KTS dưới 10KUSD đều chỉ dùng sensor bắt sáng CMOS hay CCD và bộ đổi Analog sang Digital chỉ tối đa 12bit (4096 bước từ tối đến sáng) ngay cả máy Canon 1Ds II. Trong khi đồ khủng như P25 hay loại khác dùng từ 14- 16bit (65536 bước từ tối đến sáng) nên độ tương phản nó rất dịu , rộng và có chiều sâu như film âm bản. Mặc dù máy in hay MINILAB vẫn chỉ dùng có 8 bit (256 bước) nhưng nếu những máy khủng bắt đầu từ 16 bit thì sau khi xử lý xuống còn 8 bit nó vẫn chiếm ưu thế rất nhiều khi bắt đầu từ 12 bit. Đã vậy những chúng ta thường chụp máy KTS chụp kiểu mì ăn liền ra thẳng JPEG nên rất nhiều độ nét lẫn độ tương phản bị cắt xén đi rất nhiều nhất là bộ vi xử lý hình trong máy ảnh không mạnh bằng dùng phần mềm với máy PC để xử lý. Nếu các bác có máy KTS chụp ra được file nguyên thủy dạng RAW thì file này đều trên 8 bit hết rồi sau đó dùng máy PC và phần mềm Professional(Photoshop CS2) xử lý hình ra file dạng TIFF hay ngay cả JPEG thì sẽ thấy hình đẹp và rõ hơn lấy từ file JPEG từ máy ảnh ra.

    Thật ra thì em rất thích chơi hình film và phóng rọi theo phòng tối và đặc biệt là chụp và rọi film dương bản cho ảnh tĩnh vật. Tuy nhiên vào khoảng 2 năm lại đây thì gần như các máy Minilab Fujifilm, Noritsu rọi ảnh kiểu cổ điển(đèn rọi và film) đã được thay thế bằng máy MiniLab digital ví dụ như Frontier hay Noritsu hay Lambda hay LightJet, nên film sẽ được scan trước nên đã qua digital rồi sau đó mới dùng Laser hay CCD rọi lên giấy ảnh. Đến giai đoạn này thì chất lượng ảnh phụ thuộc rất nhiều vào cái scanner của cái máy MiniLab và đã là digital chỉ còn 1 chút hơi hám của màu film mà film âm bản là cả một vấn đề nhức đầu với digital vì nền film nó màu nâu và mỗi hãng có 1 nền film màu nâu khác nhau. Đến lúc này máy ảnh KTS có phần chiếm ưu thế vì nó nguyên thủy đã là digital nên không phải qua nhiều giai đoạn như film âm bản. Mày khủng với giải màu và độ tương phản cao cộng với digital MiniLab làm kỹ thuật sô' chiếm phần ưu thế. Tụi em đã thử dùng film+phòng tối cổ điển so sánh với KTS khủng +máy rọi digital thì với hình kích thước từ 24inchx30inch trở xuống thì KTS có phần nhỉnh hơn về nghề thuật cũng như kỹ thuật chưa kể về độ tiện dụng. Với cái P45 39MP thì em chưa biết KTS sẽ nắm ưu thế đến cỡ này thì cái này mai mốt em mới biết. Buồn nỗi là em rất nhiều máy film từ cỡ film lớn đến bé nên phải tìm cách tận dụng nó trước khi nó giẫy chết hic hic

    Thân
    Dzê
     
  11. Thichduthu

    Thichduthu Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.950
    Likes Received:
    32
    Location:
    nowhere
    Re: Máy ảnh kỹ thuật số 22 MP ! Một chút vươn

    30K + 5K $ = Harley Davidson "Fat Boy"
    Em sẽ chọn "Fat Boy"
    Ý em cho là: đét lém, khó mong
    Giá 1/2 Tỷ VNĐ là cả gia tài đối với em :lol:
     
  12. garfieldfatcat

    garfieldfatcat Advanced Member

    Joined:
    19/12/05
    Messages:
    921
    Likes Received:
    5
    Location:
    Sài Gòn
    Cảm ơn bác Dê, nhờ bác mà e được hiểu biết thêm, em cũng ước gì được trực tiếp nhìn thấy hình của máy kts khủng này, ở đây cơ hội này thật khó. Trước đây khi máy kts mới ra e cũng không mấy quan tâm (fan của fim mà :( ) nhưng sau vài năm nhìn thấy sự phát triển chóng mặt của digital foto e thầm nghĩ 'thôi rồi chắc sẽ có ngày cáo chung của fim", hôm nay qua những thông tin của bác e thấy ngày đó đã thực sự đến rồi.
    Nhưng có lẽ cũng như thú chơi audio, những "the good old days" sẽ sống mãi với một số người yêu mến nó cũng giống như LP và tube amp ngày hôm nay. Chẳng bao giờ em quên được những ngày lọ mọ tự chụp, tráng, rọi fim trắng đem, những lần mua phải thuốc tráng không giống nhau làm fim bị già, non đủ kiểu nên mỗi lần rọi ra là một lần mong chờ hồi hộp, cảm giác ấy thú vị làm sao :wink: :!:
     
  13. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    48
    Cộng luôn gia tài em nữa bác :)
    Em cũng đã và đang suy nghĩ giống bác đây :D

    Em bây giờ vẫn còn cái máy rọi được khổ film to lắm (12.7cmx10cm) đã lâu bị đóng bụi vì thgian không còn cho phép nữa. Em cũng có một máy tráng film tự động (trắng đen lẫn âm dương bản màu) chỉ việc đổ các loại thuốc khác nhau vô từng lọ khác nhau là nó có thể rút lên và tráng film và xấy khô có kích thước khá nhỏ mà bây giờ cũng đóng bụi luôn vì mình chụp ít quá mua thuốc để lâu không được...buồn nhắm các bác ơi !

    Nếu có gì mới Dzê em sẽ chia xẻ với các bác thêm.
    Thân
    Dzê
     
  14. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    55
    Location:
    VNAV
    Có một cao thủ về máy ảnh số cho biết: cách đây hàng chục năm, NASA đã đặt hàng làm được máy ảnh vẻn vẹn có ... 70MP :roll: để gắn lên vệ tinh hay tàu vũ trụ.

    Giá của nó là 1 triệu USD.

    Bác Dzê có thông tin gì về vụ này không ?
     
  15. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    48
    Chính xác là 81 MP (9216x9216)xài CCD sensor của hãng Loral có ký hiệu CCD 595 bây giờ Fairchild Imaging. Tuy nhiên theo em thì hầu hết máy của chụp không ảnh của NASA chi? chụp đen trắng thôi. Hồi năm 97 Dzê em được nhòm tới cái máy kỹ thuật số 16MP màu (kích thước 6cmx6cm) dùng CCD của hãng này mà trước đó...5 năm hãng Lockheed Martin (hãng chế tạo máy bay thám thính U2) đã dùng CCD này thiết kế máy ảnh cũng cho NASA. Một cái CCD 16 MP 6cmx6cm của Loral Dzê em vừa mới hỏi cách đây tuần vừa rồi giá 25K dollars vì Dzê em có nhã ý rình mua cái máy kỹ thuật số năm 97 mà Dzê em từng mơ ước vì thời đó giá chỉ có 54K dollars thôi :mrgreen: thiết kế tương tự như cái của Lockheed cho NASA nhưng được cái là ảnh màu bầy giờ có thể mua được khoảng 3K dollars chỉ hiềm 1 cái là phái gắn vô máy điện toán PowerPC qua 1 cái card SCSI của 1 hãng duy nhất :( còn cái 81 MP thì...không dám hỏi vì sợ nó nghĩ mình...khùng :D
    Hơn 10 năm về trước lúc chưa có cái 81MP thì đã có cái 22MP của hãng Dalsa Philips. Ngoài ra 1 số hãng chụp thiên văn dùng pp ghép 4 cái CCD 16MP lại với nhau để tạo ra 64MP.

    Một chút thông tin chia xẻ với các bác
    Thân
    Dzê
     
  16. hookman

    hookman Advanced Member

    Joined:
    22/5/06
    Messages:
    925
    Likes Received:
    2
    Chào mọi người , mình thấy trên mạng có giới thiệu cái Hass HF2 45M , giá trên 50 000đô, bằng chiếc BMW đời mới , các bạn đọc chưa ( Chỉ body thôi nha ) . Mình cũng chơi máy lớn mà còn muốn xỉu khi thấy nó chứ chứ được cầm thử đâu.
    Nghe nói một đơn vị nào đó mình không nhớ rõ đang thực hiện 1 tấm ảnh phong cảnh 4G nữa đó. Hết biết .
    Chào thân ái
     
  17. DINAHWASHINGTON

    DINAHWASHINGTON Advanced Member

    Joined:
    23/3/06
    Messages:
    166
    Likes Received:
    2
    Location:
    Tp.Hồ Chí Minh
    Tấm ảnh có dung lượng 4GB mà bạn nói là tấm ảnh kỹ thuật số nhưng nó được ghép từ nhiều frame (có dung lượng nhỏ hơn) lại với nhau.
     
  18. DINAHWASHINGTON

    DINAHWASHINGTON Advanced Member

    Joined:
    23/3/06
    Messages:
    166
    Likes Received:
    2
    Location:
    Tp.Hồ Chí Minh
  19. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    21
    Location:
    Sài Gòn
    Re: Máy ảnh kỹ thuật số 22 MP ! Một chút vươn

    Bác Dze ơi, mỗi lần sắm hoặc đổi cái máy ảnh mới là em bèn đi tầm sư học đạo . Trước kia sắm cái Olympus C5050Z là em bèn vô đây http://olympusdigitalschool.com/ . Công nhận nhờ học hành đường hoàn nên các hình em chụp cũng đáng với cái máy em sắm lắm chứ .
    Vừa rồi mới tậu cái DC Cannon PowerShot S70 với 7.1 MP này, CCD 1/1.8 inch này nhưng chụp còn thua xa vời vợi cái Olympus C5050Z . Chắc vì em chưa tìm được trường dạy sài máy hoặc Cannon không có trường có lớp học ?!
    Trên đường đi tìm thầy em gặp một site, nhưng chỉ nói về CCD, ống kính . Đành phải học mót vậy .
    Bài này là của anh Huỳnh Chiếu Đẳng, đăng trên http://www.khoahoc.net/baivo/huynhchieu ... apixel.htm

    Xin pot lại vì có liên quan đến cái Pixel , CCD

    Digital Camera
    HUYỀN THOẠI MEGAPIXEL
    Huỳnh Chiếu Ðẳng
    huy017@juno.com
    -----

    Loạt bài về digital camera được bà con hưởng ứng khá nhiều. Có lẽ vì hiện nay hầu hết mọi gia đình ở đây đều có ít nhất một cái digital camera. Ðể đáp ứng những câu hỏi của quí bằng hữu tôi viết thêm bài nầy nói về huyền thoại megapixel. Cũng như tất cả các bài viết khác, tôi xin được dùng từ ngữ phổ thông không khoa bảng để ai đọc cũng hiểu, cũng như không dịch những từ ngữ chuyên môn ra tiếng Việt, xin quí bạn nhà nghề đừng cười. Bài nầy có hai phần, phần chánh là huyền thoại về megapixel, và phần phụ là huyền thoại về kiểu chụp ảnh manual. Xin bắt đầu từ chi tiết kỹ thuật căn bản.

    1. Pixel
    Pixel (Picture Element) xin hiểu là một điểm chứa data như là màu gì, đậm lợt cở nào… Các pixel nằm sát nhau tạo ra hình ảnh. Ở thí dụ trong hình bên cạnh mỗi đèn LED được coi là một pixel chúng phát sáng theo thứ tự nào đó sẽ tạo ra ảnh hay chữ. Ở đây các LED nằm xa nhau nên quí vị thấy từ chấm một. Nếu như người ta chế tạo những đèn LED thật nhỏ và đặt thật gần nhau thì thì ảnh sẽ sắc nét hơn, sẽ không còn thấy từ chấm khi nhìn từ một khoảng cách đủ xa (quí vị nhìn tấm hình có chữ Open). Hôm nào quí vị lấy cái kính loup đặt sát màn ảnh TV hay monitor xem thử coi, quí vị thấy chữ hay hình đều được tạo ra bằng các pixel (điểm) phát sáng. Nếu không có kính sẳn lúp, quí vị lấy 1 giọt nước rải lên mặt monotor cũng được. Nhớ là 1 giọt thôi nghe, điện và nước không ưa nhau đâu.

    Từ đó chúng ta thấy rằng nếu số lượng pixel trên tấm ảnh càng nhiều thì ảnh càng sắc nét. Do đó các máy digital camera càng về sau nầy càng cho phép chụp những tấm ảnh có số pixel cao. Ngày nay máy digital camera thông thường cho ảnh khoảng 5 megapixel . MP là chữ viết tắt của megapixel, một triệu pixel. Ða số chúng ta cho rằng con số nầy càng lớn thì máy ảnh càng cho ảnh đẹp. Ðiều nầy vừa đúng vừa sai. Trong bài nầy tôi muốn nói với quí vị một vài điều về huyền thoại megapixel.

    Ngày xưa máy hình ghi ảnh vào film âm bản, ánh sáng xuyên qua ống kính focus vào mặt film. Ngày nay digital camera lấy ảnh vào cái chip có tên là CCD (charge-coupled device). Ánh sáng đi xuyên qua ống kính focus vào mặt CCD (hình bên cạnh là cái CCD của hãng Sharp 6MP). Trên mặt CCD là những “điểm” đổi ánh sáng ra tín hiệu điện và từ đó tạo ra ảnh. Chúng ta tạm coi mỗi “điểm nhạy sáng” (Light Sensitive Area) trên mặt CCD tạo ra một pixel trên mặt ảnh. Do vậy cái CCD là bộ phận rất quan trọng trong digital camera mà đa số người mua máy ảnh bỏ qua không để ý tới.

    Trên nguyên tắc cái CCD có diện tích càng lớn càng cho ảnh ít noise và có độ nhạy ISO cao (ISO, film gọi là ASA) . Giải thích thì dài dòng, xin cứ nhìn tấm ảnh bên cạnh đây sẽ thấy noise. Cái áo trong hình chỉ có một màu duy nhất nhưng noise làm cho nó trở thành “rằn ri”. Có điều trái ngược là nếu cái diện tích của CCD sensor lớn thì ống kính máy ảnh phải to, làm cho cái digital camera sẽ to và nặng, trong khi thị hiếu của đa số người tiêu thụ thích máy ảnh gọn và nhẹ. Tới đây quí bạn có thể bỏ qua đoạn ngay bên dưới, mà đọc tiếp ở phần Resolution ở đoạn 2.

    Các vị trong nghề thường lưu ý tới độ lớn của cái CCD sensor, nhưng lại lọt vô từ ngữ “bí hiểm” nên đa số cũng chịu thua, hoặc có biết nhưng vẫn chưa rõ ràng. Không tin hôm nào quí vị hỏi thử một người chụp ảnh nhà nghề hay các amateur rằng trong specification của máy ảnh ghi CCD sensor: 1/1.8” nghĩa là sao. Tôi tin là nhiều vị không trả lời minh bạch được. Sau đây là bản trả lời cho con số vô nghĩa nói trên.

    Compact camera CCD pixel pitch & area compared (bản 1)
    CCD
    Type Pixel count Sensor size
    (mm) Pixel pitch Max. pixel
    diện tích
    1/1.8" 3.3 million 7.2 x 5.3 3.5 µm 12.3 µm²
    1/1.8" 4.1 million 7.2 x 5.3 3.1 µm 9.6 µm²
    1/1.8" 5.2 million 7.2 x 5.3 2.8 µm 7.8 µm²
    1/1.8" 6.3 million 7.2 x 5.3 2.5 µm 6.3 µm²
    2/3" 5.2 million 8.8 x 6.6 3.4 µm 11.6 µm²
    2/3" 8.0 million 8.8 x 6.6 2.7 µm 7.3 µm²

    Quí vị để ý các con số trong cột CCD type trong bản bên trên. Ðó là những con số bí hiểm, nó được đặt tên theo xưa, lúc sensor là bóng đèn chân không. Hình bên cạnh cho thấy vùng lấy ảnh (màu vàng) nằm trên bóng thu hình (vòng tròn). Quí vị chớ tìm hiểu mấy con số kỳ bí nầy làm chi, chỉ cần biết sensor type 1/2.7” có kích thước là 5,27 mm x 3,96 mm . Hoặc là sensor type 4/3” có diện tích là 18 mm x 13,5 mm .
    Ðây là cái CCD sensor rất lớn được dùng trong cái máy Digital SLR - Lumix DMC-L1 (Panasonic) mới ra.
    Sau đây là bản ghi sự liên hệ giữa type và kích thước của cái CCD sensor:

    Sensor
    Type Aspect Ratio Dia. (mm) Diagonal Width Height
    1/3.6" 4:3 7.056 5.000 4.000 3.000
    1/3.2" 4:3 7.938 5.680 4.536 3.416
    1/3" 4:3 8.467 6.000 4.800 3.600
    1/2.7" 4:3 9.407 6.592 5.270 3.960
    1/2" 4:3 12.700 8.000 6.400 4.800
    1/1.8" 4:3 14.111 8.933 7.176 5.319
    2/3" 4:3 16.933 11.000 8.800 6.600
    1" 4:3 25.400 16.000 12.800 9.600
    4/3" 4:3 33.867 22.500 18.000 13.500


    APS-C 3:2 n/a 30.100 25.100 16.700
    35 mm 3:2 n/a 43.300 36.000 24.000
    645 4:3 n/a 69.700 56.000 41.500

    Bây giờ tới chi tiết cần quan tâm. Quí vị thấy ở bản 1 hai cái CCD sensor cùng là 5.2 MP như nhau, nhưng cái type 1/1.8” có khoảng cách giữa hai pixel là 2.8 µm (1 micron= 1 micrometer = 1/1000000 m), còn cái type 2/3” có khoảng cách giửa hai pixel là 3.4 µm. Cái sensor 2/3” nầy cho ảnh ít noise hơn cái sensor 1/1.8”. Cái 2/3” có độ nhạy ISO cao hơn cái 1/1.8”. Dân nhà nghề bao giờ cũng chọn máy ảnh có sensor lớn (diện tích) và điều mong ước của họ là cái sensor có diện tích bằng với film 35mm, nghĩa là có diện tích là 36mm x 24mm, Nói thêm một số máy digital camera SLR (single lens reflex) hiện nay được gắn CCD sensor lớn cở tấm film 35mm, và body của nó có thể gắn ống kính của máy chụp film 35 mm ngày trước. Ðó là điều mấy vị nhà nghề ham thích, vì quí vị đó có thể dùng tới các ống kính sắm từ vài ba chục năm trước. Chắc quí bạn tay ngang đọc đoạn nói về CCD nầy chỉ hiểu lõm bõm thôi, đáng lẽ tôi bỏ nó ra ngoài. Nhưng quí bạn nhà nghề có khi rất quan tâm tới chúng, do vậy tôi viết rõ về con số type vô nghĩa và bí hiểm ra đây luôn.

    2. Resolution. (Linear Resolution) Có ba phần khác nhau:

    a. Image Resolution
    Ðây là con số đo coi trong tấm ảnh digital có được bao nhiêu pixel. Thí dụ digital camera 3,2 megapixelchụp được tấm ảnh ngang 2048 pixel và cao 1536 pixel. Bản bên dưới cho thấy sự liên hệ giữa digital image resolution và megapixel của máy ảnh.

    Máy ảnh: 7 MP: 3072 x 2304 pixels
    5 MP 2592 x 1944 pixels
    3.2 MP 2048 x 1536 pixels
    2 MP 1600 x 1200 pixels
    0.3 MP 640 x 480 pixels


    Chúng ta cứ nghĩ rằng cái máy ảnh 7MP rất tốt so với cái máy 5MP chớ gì. Không phải vậy đâu vì số pixel theo chiều ngang của máy 7MP chỉ hơn số pixel theo chiều ngang của máy 5MP có 480 pixel mà thôi (3072-2592=480). Con số nầy quả thật không đáng kể. Và câu hỏi đặt ra kế tiếp là chúng ta có cần tới máy 7 MP hay 8MP không? Sẽ trả lời quí vị dần dần về sau.

    b. Print Resolution:
    Hầu hết các printer đều in ảnh với resolution là 200-300 pixel/inch, tức là 300 PPI (còn gọi là dpi=dots per inch). Nghĩa là đa số máy in chỉ in được 300 pixel trên 1 inch chiều dài. Qúi vị đọc tới đây phản đối liền là sao các máy printer Epson Stylus Photo R1800 quảng cáo là in được tới 5760 dpi. Ðó là hãng máy in gạt người tiêu thụ. Thật ra thì các nozzle của máy inkjet printer có khả năng đặt 5760 giọt mực tí ti lên chiều dài 1 inch của trang giấy, nhưng trong thực tế các giọt mực tí ti nầy nằm đè lên nhau. Khả năng hiện giờ của các máy printer chỉ cho được 300 pixel trên 1 inch chiều dài mà thôi. Trong thực tế người ta cũng không cần con số lớn hơn 300dpi, vì tấm ảnh in cở nầy sắc sảo rõ nét vô cùng. Chắc quí vị lấy làm lạ lắm, xin thưa cái Canon SELPHY Compact Photo Printer CP510 (nhóm dye diffusion printer, khác kỹ thuật inkjet printer) in được tối đa 300 dpi chớ mấy, vậy mà tấm ảnh in ra đâu chê được chỗ nào.

    Vậy thì máy ảnh 3.2MP có khả năng in được tấm ảnh ra giấy bao lớn. Tính như thế nầy lấy số 2048 chia số 300 được gần bằng 7 inch. Vậy với máy 3.2 MP chúng ta có thể in ra giấy được tấm ảnh photo quality 5”x7”. Tôi hỏi quí vị có khi nào in tất cả ảnh digital ra giấy cở 5”x7” hết không. Câu trả lời là không, đa số chỉ in ra 4”x6” hoặc chỉ coi trên computer hay trên TV thôi. Vậy thì với đa số chúng ta có nên mua máy ảnh lớn hơn 3.2 MP không. Sẽ trả lời bên dưới.

    c. Screen Resolution:
    Hầu hết các computer screens ngày nay đều hiện hình với lineare resolution là 96 dpi. Thông thường cách nay hai năm màn ảnh computer thường được set là 800 x 600 (tức là 0, 48MP). Do đó máy digital camera nào chụp hơn 0,48MP đều trở thành dư thừa đối với hình display trên computer. Ngày nay với màn ảnh LCD có khi quí vị set 1280 x 1024 ( =1,3MP). Vậy thì digital camera 2 MP đã quá dư để cho hình display trên màn ảnh computer. Ngày nay có mấy ai mua hay bán máy hình 2MP đâu, toàn là 5MP, 6MP, 7MP… và tương lai sẽ 100MP (tôi nói đùa thôi).

    3. Kết Luận

    Vậy thì quí bạn hỏi kết luận bài nầy ra sao? Thưa quí bạn là cái gọi là megapixel được người tiêu thụ quan trọng hoá. Các hãng sản xuất digital camera cũng từ đó mà tranh đua nhau tăng số megapixel lên để câu khách. Qúi bạn có thấy hiện giờ thiếu chi máy 5MP và 6MP bán trên dưới $150, trong khi đó cũng có máy 3,2MP bán tới $300 và máy 5MP bán tới $500, có khi nào quí bạn thắc mắc tại sao như vậy không?

    Ở phần trên tôi đã trình bày cùng quí vị về lý thuyết và sau đó là thực tế trên hình in ra giấy, trên hình display trên màn ảnh computer, trên TV (TV và computer screen có resolution tương tợ nhau). Tất cả đều cho thấy chúng ta ít khi cần tới máy ảnh lớn hơn 3,2MP. Nhưng nếu quí bạn hỏi tôi nên mua máy cở nào, xin thưa rằng cở 5 megapixel thì vừa, lý do là có khi quí bạn cần in ra 8”x10” hay có khi crop bớt phần dư thừa trên ảnh. Dĩ nhiên nếu quí bạn dư tiền thì mua máy digital camera có số megapixel cao hơn nhiều cũng chẳng hại chi.

    Xin đừng mặc cảm khi xách cái máy 3,2 MP hoặc 2MP đi vào đám đông, vào lớp nhiếp ảnh. Quí bạn đừng có “tự ái” khi khi thấy đa số bà con chung quanh mang cái máy digital camera “xịn” từ 7MP đổ lên. Máy digital camera còn nhiều đặc tính khác quan trọng hơn là cái gọi là megapixel. Ðúng vậy chụp ảnh có hai phần: thứ nhất là kỹ thuật và thứ hai là mỹ thuật. Máy ảnh “xịn” không hẳn cho ảnh đẹp, cũng như giàn máy hát nhạc “xịn” chưa chắc phát ra âm thanh đáng nghe dưới tay người vặn nút lung tung. Và tấm hình chụp toàn hảo về kỹ thuật chưa chắc là tấm ảnh đẹp.

    Nhân nói về nhạc tôi nhớ tới mấy tay “bảo hoàng hơn vua” chê các amplifier ngày nay (solid-state) phát ra âm thanh thua amplifier chạy bóng điện tử của 50 năm trước, cũng như cho là các CD (digital compact disc) ngày nay phát nhạc thua xa dĩa 33 tours hay 45 tours ngày trước. Trong lãnh vực nhiếp ảnh cũng vậy. Mấy tay bảo thủ quá đáng cũng khăng khăng cho rằng máy digital camera ngày nay chụp ảnh thua xa máy film thời trước. Nếu quí vị hỏi, tôi xin đáp rằng máy digital camera ngày nay cho ảnh ăn đứt các máy chụp film về kỹ thuật như là màu sắc, độ mịn, độ trong của tấm ảnh. Digital camera hiện giờ đã bỏ xa máy film 35mm và có khi đã qua mặt máy chụp loại film lớn như 6x6 hay 6x9 nữa. Ðọc tới đây thiếu chi người chơi ảnh phản đối. Nhưng trong nhu cầu thực tế của xã hội, máy chụp film đã là lịch sử rồi. Lý do là vì máy chụp film thua máy digital camera mọi mặt từ tiện dụng cho tới kỹ thuật. Không tin tôi quí bạn mở các tấm ảnh cũ của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng xưa nay chụp bằng máy ảnh xuất sắc nhất thời trước như Leica, Nikon, Rollei … so với mấy tấm ảnh chụp bằng máy digital camera của một người tay mơ xem thử coi về kỹ thuật ai hơn ai là biết liền. Khoan, quí vị bảo thủ chớ la làng, mở thử các tạp chí về photography ngày nay ra đọc đi, coi thử các chuyên viên thượng thặng nói sao. Hôm nào có hứng tôi sẽ viết về Huyền Thoại Máy Ảnh Chụp Film.

    4. Huyền Thoại “Manual”

    Tôi định viết riêng một bài về “Huyền Thoại Manual”, nhưng như vậy sẽ loãng đi và mất hay, xin được nối tiếp ở đây một phần nhỏ, để chọc các vị nhiếp ảnh gia bảo thủ quá đáng chơi. Nhớ lại ngày xưa máy ảnh hoàn toàn “trơ trụi”, nhiếp ảnh gia phải tự mình lấy khẩu độ (cho ánh sáng vào nhiều hay ít), lấy vận tốc nhảy (cho ăn với khẩu độ, hay ngược lại), xong lấy thước cho ảnh sắc nét hay nhoè đi theo nhu cầu. Ðây là lối chụp hình mà trong nghề ảnh gọi là chụp manual 100%. Thời nầy muốn chụp automatic cũng chẳng được và do đó vị nào chụp tấm ảnh in ra coi được thì tự hào lắm rồi. Ða số tay ngang chụp ra tấm ảnh đen thui hay trắng bạch. Ngày nay trẻ con 4 tuổi cầm cái digital camera bấm đại, ảnh cũng hơn hẳn ảnh manual ngày xưa.

    Sau đó khoa học tiến bộ, máy ảnh được gắn thêm cái quang kế (đồng hồ đo ánh sáng) để giúp người ảnh đở vất vả đoán chừng độ sáng. Cùng lúc máy ảnh trang bị thêm cái telemeter (đo khoảng cách) để giúp người ảnh khỏi đoán chừng khoảng cách từ người mẫu tới mặt film. Lúc đó đồng hồ chỉ cho biết các thông số nầy thôi. Còn “vặn máy” phải do con người làm. Cho tới bây giờ digital camera dựa vào các thông số đo được tự set máy ảnh. Nó đã giải phóng con người khỏi lệ thuộc vào những thứ vô ích. Người ảnh được tự do lấy góc, lấy khung cho đẹp và bấm máy đúng lúc mà thôi. Dễ như vậy mà đa số quí vị tay ngang bấm cũng không đúng luôn: quí vị quên rằng nút bấm của máy ảnh có hai bực, phải bấm xuống nửa chừng giữ đó tí xíu mới bấm tiếp. Ða số “bấm cái cụp”, đến máy cũng chịu thua. Cái nút bấm nhỏ nầy coi vậy mà rắc rối. Xin nhắc lại: bấm xuống nửa chừng để máy ảnh kịp lấy thước, lấy ánh sáng, bấm xuống hết để lấy ảnh, còn như bấm và giữ tay lại thì tuỳ, nó có thể là giữ tấm ảnh vừa chụp trên LCD để quí vị nhìn lại, hoặc nó cũng có thể là lịnh chụp một hơi mươi tấm ảnh liên tục cho tới khi quí vị buông tay ra.

    Xin trở lại, chắc có bạn từng nghe vài vị nhiếp ảnh gia bảo thủ chê máy ảnh automatic ngày nay. Họ cho rằng chỉ có chụp manual hoàn toàn mới lấy được ảnh đẹp. Thấy ai vặn máy lại chữ A (automatic) hay bất cứ chữ gì khác hơn chữ M (manual) là họ cho là tay mơ. Mà cũng đúng đa số độc giả cũng như tôi đều là tay mơ, đâu đoán nổi độ sáng, đâu đoán nổi khoảng cách chính xác bằng mắt trần. Xin hỏi quí độc giả vậy chớ ngày nay quí bạn có thấy siêu thị nào dùng bàn toán Tàu, hay cây viết chấm mực ngòi lá tre để cộng tiền cho khách hàng khi ra cửa không? Chắc là không. Nhưng thưa quí vị ngày nay còn những người bào thủ như vậy trong làng chơi ảnh. Ðó là những người “dị ứng automatic”. Tôi ngạc nhiên khi thấy quí vị bảo thủ chê món automatic hay program mà lại dùng đèn flash thay vì dùng bột magnesium đổ vô tờ giấy rồi châm lửa như một trăm năm trước.

    Những vị nầy cho rằng phải chụp manual 100% mới được ảnh đẹp. cho rằng rằng cặp mắt mình đoán được độ sáng nhạy hơn quang kế hay đoán khoảng cách hay hơn các máy đo laser hoặc siêu âm. Theo ý kiến một người bạn chơi ảnh từ khi 10 tuổi tới bạc đầu thì những vị bảo thủ quá mức nầy muốn tìm con đường khó khăn để đi, rồi tự hào rằng chỉ có họ mới làm được chuyện khó khăn như vậy. Quí vị bảo thủ “dị ứng” đến cái độ tưởng rằng cách chụp theo program (semi-automatic) không thể lấy ảnh một coureur xe đạp sao cho xe và người rõ, còn cảnh vật bên đường nhoè vì vận tốc cao. Quí vị đó tưởng rằng không thể nào dùng program để chụp cho gương mặt người mẫu sắc nét bên cạnh cành hoa mờ nhạt đi, tưởng rằng không thể dùng program để chụp rõ mặt người mẫu đứng trái sáng, mặt trời chiếu sau lưng, tưởng rằng không thể dùng program để chụp đứng được cảnh thủ quân nhào tới chụp banh nhanh như chóp, còn nữa… Thưa các bạn ở tất cả những tình huống nầy, chúng ta đều chụp theo program dễ dàng và nhanh trong nháy mắt. Trong các điều kiện nầy quí vị manual còn rị mọ đoán khoảng cách, đoán độ sáng, tính toán vận tốc, rồi rị mọ vặn hết nút nầy tới nút nọ, đến khi bấm máy ảnh thì nụ cười người mẫu đã hết tươi. Thiếu chi lần quí vị nầy chụp cảnh vật, đoán già đoán non ánh sáng, set máy xong thì môt cụm mây chợt bay qua che khuất ánh mặt trời, thế là rị mọ set lại.

    Tôi tin rằng quí vị “dị ứng automatic” không biết rằng ngày nay một số máy ảnh chụp một lần năm ba tấm ảnh, xong nó tính toán coi tấm nào đúng nhất dựa theo histogram, dựa theo độ sắc nét và dựa theo nhiều thông số khác và chỉ save vào memory tấm ảnh đúng nhất mà thôi. Qúi vị nầy cũng không biết rằng có những máy digital camera ngày nay có trí khôn. Ðưa máy lên trước một cảnh vật, máy ảnh sẽ dựa vào các chi tiết trong cảnh mà biết rằng chúng ta định chụp cái gì (thí dụ như portrait, chụp nhóm người, chụp phong cảnh, chụp một cành hoa, môt cánh bướm. một cảnh đêm trăng...) để rồi nó dựa vào program chứa sẳn trong memory mà set máy tối ưu theo từng hoàn cảnh.

    Xin mở ngoặc nhắc bạn đọc tay ngang là cái máy ảnh bình thường nhất cũng có sẳn năm bảy cái program do nhà chế tạo set trước: thí dụ quí vị vặn nút qua chỗ có hình hòn núi, máy ảnh sẽ set khẩu độ nhỏ tối đa để cho cảnh vật rõ nét từ trước mặt quí bạn cho tới chân trời. Thí dụ quí bạn vặn nút lại hình cái mặt người thì máy ảnh biết quí bạn định chụp portrait, nó set máy cho khẩu độ lớn tối đa để mặt người thì rõ nét và đúng sáng, còn cảnh vật chung quanh thì nhoè đi (mà cũng có thể rõ hết nếu muốn). Thí dụ quí bạn vặn nút lại chỗ hình người đang chạy máy ảnh sẻ tự set sao cho ảnh vận động viên rõ nét dầu đang chạy thật nhanh (hoặc nhoè đi để biểu lộ vận tốc)…Máy nào cũng có năm ba cái program set sẳn với máy mắc tiền có khi lên tới vài chục cái để giúp cho người ảnh khỏi phải lo đến những chi tiết kỹ thuật. Xin quí vị bảo thủ cực kỳ chớ giận, hôm nào quí vị dùng cái máy ảnh “xịn” của quí vị chụp manual 100% cảnh vật dưới ánh trăng rằm rồi so tấm ảnh đó với tấm ảnh của một tay mơ chụp bằng cái digital camera rẻ tiền coi ai hơn ai, ai chụp nhanh hơn ai. Câu trả lời quí vị biết rồi phải không.

    Mà thôi, mục đích của hai kiểu chụp ảnh semi-automatic (program) hoặc manual cũng chỉ để thu được tấm ảnh đẹp mà thôi. Cả hai trường phái đều chụp được ảnh đẹp. Cũng tỷ như mục tiêu của chúng ta là đi về thăm quê hương, nhưng một người thì nhất định đi tàu buồm chớ không ưa ngồi máy bay, còn một người thì thích đi máy bay mà chê tàu buồm. Theo tôi phần khá quan trọng trong nghề chơi ảnh là bấm máy đúng lúc, nếu cứ bận tâm vào việc tính toán để set manual thì phần bố cục bị xao lãng phần nào, mà thời cơ bấm máy cũng có khi qua đi. Sao bằng “bấm cái rột” máy digital camera chụp năm bảy tấm ảnh liên tục, về nhà chọn ra tấm đầu tiên lúc nụ cười người mẫu mới chớm cho tới tấm chót nụ cười vừa tàn, coi tấm nào đẹp nhất thì lấy. Nếu cứ chĩa máy vô mặt người mẫu mà tính tính toán toán, về xem lại hình chụp, thấy mặt người mẫu sượng trân. Lối chụp liên thanh thường được các nhiếp ảnh gia dùng để lấy ảnh cho các hãng quảng cáo. Người mẫu đứng trên bãi biển vừa quay người cho tà áo bay theo gió là người ảnh giữ nút bấm, cái digital camera lấy một hơi mươi tấm ảnh liên tục, đem về lựa tấm nào bay bướm nhất thì chọn. Thì giờ là tiền bạc mà. Ủa, chụp ảnh kiểu nầy thì làm sao gọi là chụp kiểu manual 100% cho được, mà đã không chụp manual 100% thì làm sao có được ảnh đẹp. Ðể quí bạn độc giả trả lời.

    Huỳnh chiếu Ðẳng (26-Feb-2006)
     
  20. TuanHA

    TuanHA Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    125
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hanoi
    Bác Đẳng này hay thật, em cũng thích bác ấy ở chuyện “bảo hoàng hơn vua” :)

    Em cũng chụp ảnh mãi và ngày càng thấy khi chuyển về Tự Động em có nhiều ảnh ĐỜI THƯỜNG đẹp hơn. (Ảnh đời thường thôi, Macro, Phong cảnh... thì không auto được)

    Lý do là khi chụp auto, em có thể bỏ qua các thông số iso, aperture, shutter speed, focus... để tập trung hoàn toàn vào THỜI ĐIỂM nên nắm bắt được những khoảnh khắc đẹp nhất qua ống kính.

    Bac Dztronic là cao thủ thượng thừa, không hiểu giờ chụp Manual hay Auto nhỉ :)
     
  21. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    48
    Vẫn cả 2.
    Khi chụp máy chùm mền khổ phim lớn và chụp studio thì hoàn toàn Manual
    Còn chụp phóng sự thì Auto
    Còn "chụp mấy thứ khác" thì cả Manual lẫn Auto :)
     

Share This Page

Loading...