Mê bóng cổ

Discussion in 'VNAV's Fan Club' started by hoangtrong, 7/10/15.

  1. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.554
    Likes Received:
    2.219
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Bác chơi CS600 với bóng 6L6 thì EL5/EL6/4699 là OK, nhưng socket adapter làm bóng bị đội lên cao, không đóng nắp amp được, lúc đó bác phải tìm cách kê nắp lên.
     
  2. Loctroc888

    Loctroc888 Approved Member

    Joined:
    26/9/13
    Messages:
    18
    Likes Received:
    3
    Location:
    Xích Lô - Xe Ôm tại Bắc Giang
    :D Ông em lại thích bóng cổ rồi đấy
     
  3. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.554
    Likes Received:
    2.219
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Lý thuyết là vậy nhưng thực tế có mấy ai có đầy đủ phương tiện để wake up bóng cổ đầy đủ các bước đâu! Chỉ có các shop chuyên nghiệp mới có đầy đủ các phương tiện để thực hiện. Vả lại khi có bóng cổ ngon thì các bác lại khó hoãn lại sự sung sướng, cắm vào chơi luôn. Điều này khá nguy hiểm, và có nhiều bác kiếm được lô bóng cổ, cắm vào thì hư hết vài chục phần trăm bóng!!!

    Cách đơn giản nhất là chúng ta nên đốt tim bóng từ 1 giờ đến 3 giờ sau đó mới cho vận hành bình thường. Trong vài giờ đầu tiên hay vài ngày đầu tiên, bóng vẫn phát ra những tiếng lụp bụp hay xì xoẹt, việc này là bình thường, đừng nên hoảng hốt. Có bóng lụp bụp đến tận cả tháng sau khi sử dụng lần đầu tiên.
     
  4. VintageAudioStore

    VintageAudioStore Advanced Members

    Joined:
    23/8/11
    Messages:
    313
    Likes Received:
    54
    Cách đơn giản nhất là chúng ta nên đốt tim bóng từ 1 giờ đến 3 giờ sau đó mới cho vận hành bình thường "
    em hỏi xxx tí : nghĩ là bác kết nối Ampli với loa, cắm điện, bật công tắc Ampli và cứ như thế không bật Cd, không kết nối với các thiết bị đầu phát khác, không vặn volume ...ngồi ngó đèn sáng... Không làm gì hết, phải không ạ ?
     
  5. caoan

    caoan Advanced Member

    Joined:
    21/12/10
    Messages:
    2.781
    Likes Received:
    21
    Em trả lời xxx 1 tý, em cắp đèn vào đế đèn, đế đèn nối với biến áp có điện áp tương đương hiệu điện thế đốt tim, rồi em cắm biến thế vào nguồn điện ạ.... :mrgreen:
     
  6. VintageAudioStore

    VintageAudioStore Advanced Members

    Joined:
    23/8/11
    Messages:
    313
    Likes Received:
    54
    :roll:
    Em hỏi thiệt mừ, bác cứ trêu Em. :p
    Thế có nghĩa là cắm tất cả bóng vào, trừ bóng nắn nguồn. Bật máy ..... :roll: ??
    Em hỏi thiệt, không phải như cái kiểu " tại Sao các loại hải sản tôm, cua màu nâu, xanh ... Khi hấp bia lên thì có màu đỏ " đâu ạ :lol:
     
  7. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.554
    Likes Received:
    2.219
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Bác caoan nói đúng đấy ạ. Nếu có nguồn đốt tim đèn đúng điện áp 2.5, 4, 5, 6.3 V... thì cắm đèn vào đế đèn và điện áp nối vào chân đốt tim đèn, mở điện lên (thường là đốt AC, qua biến áp hạ áp xuống thôi). Thường thì người chơi không có bộ đốt tim đèn như DIYer mà bác caoan mô tả, cách làm đơn giản nhất như bác bossduc đã nói là tháo bóng nắn nguồn ra và mở công tắc điện vào, nếu xót các bóng quý khác thì tháo hết bóng chỉ cắm bóng mới vào và mở công tắc, chỉ có đốt tim đèn, không cấp cao áp qua đèn. Nhưng một số amp thì không nằn điện bằng bóng nguồn, mà bằng diod nên khi gắn bóng vào amp thì có cao áp luôn, không tốt cho bóng NOS hay bóng dùng rồi nhưng đã để ngủ quá lâu. Trong trường hợp này phải tìm amp khác có nắn nguồn bằng đèn hay bộ đốt tim rời ở ngoài, chỉ cho điện qua tim đèn, không cấp cao áp cho đèn thì việc đánh thức bóng dậy mới an toàn.
     
  8. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.554
    Likes Received:
    2.219
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Trong quá trình đánh thức bóng NOS gần 50 năm chưa đốt tim cũng hồi hộp lắm các bác ạ.

    Em thửa được cặp bóng Tesla cổ sản xuất khoảng 1960s, đem về đốt tim thì thấy tim đèn sáng. Đốt tim khoảng 2 tiếng, bắt đầu cắm vào amp và cấp cao áp cho đèn làm việc. May quá cả hai cụ đều hát được. Sau đó đánh thức 1 cặp đèn khác tương tự, cũng hát được. Ngay hôm sau em dùng lại cặp đầu tiên để gắn amp thì hát vẫn bình thường, sau đó đem qua amp khác để lái cho 845, bóng cổ này là loại chịu cao áp đến 1200 V nên rất vô tư. Nó hát được 1 lúc thì em tắt máy đi làm việc. Trở lại thì hát 1 kênh, 1 kênh không hát mà có tiếng xì nhẹ, bóng bên kênh không hát có 1 nốt sáng bất thường nhỏ như đầu kim nằm trên sợi đốt. Hoảng quá em tắt amp, đem ra đốt tim lại chừng 2 tiếng nữa,cắm vào lại amp 845 làm bóng lái (áp cao, dòng thấp) thì vẫn còn nốt sáng rực và không hát. Ngồi bần thần coi như xong 1 cụ !!!

    Chán, đem cắm trở lại amp ban đầu, thử hú họa xem sao, nó vẫn sáng bất thường ở 1 nốt, có tiếng xì xoạt nhẹ ở kênh này. Cắm được 1 lúc, nó kêu cái bụp ra loa ở kênh không hát, rồi hát lại bình thường, lúc này không còn nốt sáng bất thường nữa. Có vẻ như nó đã tiêu rồi. Em đọc đâu đó nói rằng các phiến và sợi đốt được phủ 1 lớp oxid gì gì đó, có vẻ có 1 điểm oxid bị đọng lại bây giờ cháy xong trở lại bình thường. Bây giờ cụ này hót ngon lành.

    Kinh nghiệm ít ỏi của em là bóng NOS thực sự chưa đốt tim sau khi kiểm tra tại xưởng, đóng gói và xuất xưởng, sau nhiều năm tồn kho, nếu cắm vào đốt tim xong và làm việc thì hầu hết các bóng đều có tiếng xì xoẹt, không lớn thì nhỏ, thậm chí lụp bụp nhỏ hay lớn. Có seller có cắm điện đốt tim thử bóng trước khi bán, tất cả bóng đó hay bóng chưa từng đốt tim sau khi xuất xưởng ra (mà seller bán as is, còn tem niêm phong chưa cắt để lấy bóng ra) đều xì xoẹt lụp bụp như nhau, đó là bóng mới. Bóng đã dùng rồi khi đánh thức lại hầu như không bị hiện tượng xì xoẹt lụp bụp này. Do đó nếu bóng mới mua cắm vào lúc đầu mà xì xoẹt lụp bụp từ 2-5 phút thì chúc mừng chúng ta đã có bóng NOS thật sự.

    Vậy là nếu bóng nếu lụp bụp hay bất thường như em mô tả các bác đừng vội nản chí nhé. Bây giờ em cắm bóng mới mua mà nghe lụp bụp lại cảm thấy mừng và bắt đầu ghiền cái cảm giác hồi hộp này rồi đó vì đó là dấu hiệu bóng thực sự NOS gỉn gìn gin :D
     

    Attached Files:

  9. Fxvie

    Fxvie Advanced Member

    Joined:
    23/7/13
    Messages:
    240
    Likes Received:
    18
    Năng đi đêm có ngày gặp ma :lol:
     
  10. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.554
    Likes Received:
    2.219
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Bác đừng làm em sợ. Em còn một số bóng quý chưa mở ra đốt tim thử bao giờ, chắc phải nhanh chóng đốt tim xem thế nào, đốt tim mà lên thì xác suất 95% sẽ hoạt động bình thường.
     
  11. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.554
    Likes Received:
    2.219
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Tối nay lấy 2 bóng EL3N cất kho dự trữ chiến lược ra đốt tim thử, vì bóng tồn kho lầu quá không wake up thì cũng không hoàn toàn tốt, 10 năm nên wake up 1 lần. Bóng này là đời ông của bóng EL84. Ráp single ended class A thì ra loa được 4W/kênh, phù hợp cho các loa độ nhạy từ 95dB trở lên. Em đem ra đốt tim thì sáng đều, coi như bước 1 thành công, còn amp để thử thì chắc vài tuần nữa mới có lúc đó mới chắc ăn 100% là có hoạt động hay không, em vẫn hy vọng vẫn tốt vì bóng này được bảo quản trong điều kiện rất tốt, cái hộp và giấy gói đã cho biết chúng được bảo quản như thế nào. Một số bóng thì hộp mục thậm chí nát ra vì nhiệt độ và độ ẩm. Nhưng hộp này chưa phải là tốt nhất, vì có nhiều bóng hộp còn mới cứng chỉ có giấy carton nhuốm màu thời gian và giấy giòn hơn. Căng nhât là chữ phấn, đụng nhẹ là bay, một số bóng NOS NIB chữ không hoàn toàn đầy đủ nét do công nhân đóng gói đụng vào hay gói mạnh tay cũng bay bớt chữ !!!
     

    Attached Files:

  12. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.554
    Likes Received:
    2.219
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    CON ĐƯỜNG CHƠI BÓNG CỔ - HỒI 1

    Những lúc có chút thời gian em kể lại từ từ quá trình lạc bước vào thế giới bóng cổ của em, em cũng mới tập tễnh bước vào thế giới bao la rộng lớn này mà thôi. Hy vọng có bác cây đa cây đề nào ghé qua topic thì vui lòng chia sẻ kinh nghiệm cùng với em nhé.

    Trước hết nói về mục tiêu chơi bóng cổ của em đầu tiên là tìm về chất âm xưa. Chơi loa cũ và cổ thấy hay nên cũng tò mò muốn biết bóng cổ nghe thế nào. Cũng giống như nhiều bác quay về đĩa than và băng cối để tìm đến sự mộc mạc, tính chân thật, "chất analog". Em có linh cảm bóng cổ cũng có thể cho mình chất âm mộc mạc, chân thật và analog như nhiều người vẫn đang tìm kiếm trong đó có em. Có người cho rằng âm nhạc đẹp kiểu cổ là thứ âm nhạc sâu lắng đi vào lòng người nghe theo kiểu nhắm mắt, đẹp một cách tự nhiên, hoang sơ, nội tâm, đẹp từ bên trong, chứ không phải là một thứ âm nhạc có vẻ đẹp son phấn, hời hợt, đẹp bên ngoài, nghe kiểu mở to mắt, căng tai. Kiểu như nghe Khánh Ly so với xem Hồ Ngọc Hà. Vấn đề này rất dài, em xin phép vắn tắt như vậy, còn bàn sâu hơn chắc cần 1 topic khác. Tuy nhiên đó chỉ là về điều kiện bóng bánh, ampli, nguồn phát và loa. Nếu đã có những yếu tố này mà không có các "phần mềm" như đĩa nhựa, băng cassette, băng cối, đĩa CD được thu âm với kiểu hòa âm phối khí "cổ" thì cũng sẽ không ra được chất âm cổ. Hòa âm phối khí và cách nghe chắc cũng cần topic như trên để bàn luận.

    Đến với bóng cổ có thể chia thành 2 hướng. Một là tìm đến những bóng cổ hơn tương thích với bóng đang chơi. Ví dụ đang chơi KT66, 6L6, EL34 muốn tìm bóng cổ của chúng để thay thế vào amp đang chơi. Cách chơi này có hạn chế là giới hạn sự lựa chọn, và nhất là khi đang chơi amp hãng nổi tiếng không muốn mod nó sợ sau này khó mua bán đổi chác khi nâng cấp. Chơi kiểu này nếu amp DIY hay đặt cao thủ/trung bình thủ ráp thì thoải mái rồi. Hai là tìm bóng cổ và ráp riêng cho nó 1 cái amp phù hợp với bóng đó. Cách này là chơi tới nơi luôn (còn chơi tới bến thì tốn kém lắm).

    Đầu tiên em cũng chơi theo cách thứ nhất, tức là tìm bóng tương thích với bóng đang chơi. Em có một amp nhờ 1 "trung bình thủ" ráp với bóng KT66 tương đối cổ của Anh, bóng này nghe khá tốt. Được một thời gian em lại lọ mọ đi kiếm bóng cổ hơn thay thế cho nó.
     
  13. ngockcntb

    ngockcntb Advanced Member

    Joined:
    18/8/10
    Messages:
    192
    Likes Received:
    35
    Location:
    Ho Chi Minh City
     
  14. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.554
    Likes Received:
    2.219
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    CON ĐƯỜNG CHƠI BÓNG CỔ - HỒI 2

    Tìm thông tin về bóng tương thích bây giờ thì tương đối dễ vì có mạng internet và google. Vào google chữ “tube KT66” thì ra một rừng trang. Đơn giản nhất là đọc trang https://en.wikipedia.org/wiki/KT66 thì thấy KT66 và 6L6 có liên quan tới nhau và một số bóng khác với data sheet cơ bản. Nhưng trang cho biết về sự liên quan và quá trình phát triển của bóng, bóng nào tương đương bóng nào, bóng nào tương tự bóng nào, bóng nào ra đời trước, bóng nào ra đời sau, bóng là tiền thân của bóng nào, bóng nào là hậu duệ của bóng nào thì trang web này nhiều thông tin hơn http://www.radiomuseum.org/tubes/tube_kt66.html. Do ampli của em có thể chạy bóng EL34 nên em chuyển qua tra cứu về EL34 và cũng ở trang radiomuseum này: http://www.radiomuseum.org/tubes/tube_el34.html. Em tra cứu EL34 vì nghe giang hồ đồn đại EL34 metal base là đỉnh rồi, nhưng khi tìm mua thì nhìn giá đã phát hoảng. Trang này cho biết một trong những bóng tiền thân của EL34 là 4699 hoặc EL6. Click chuột vào chữ 4699 hay EL6 để vào các trang http://www.radiomuseum.org/tubes/tube_4699.html hay http://www.radiomuseum.org/tubes/tube_el6.html. Cái hay là trong trang này có link đến bóng tiền thân hay bóng hậu duệ của một bóng đang xem xét. Tìm được bóng 4699 và EL6 tương thích với EL34, nhưng cần để ý xem datasheet của chúng, nếu chưa quen thì nhờ các đại ca đèn hỗ trợ cách đọc hiểu các thông số. Hiểu được các thông số trong datasheet thì sẽ biết hướng điều chỉnh hay tinh chỉnh amp để phù hợp với bóng cổ. Trường hợp nhẹ nhất là thay các trở catod, trở lưới cho phù hợp, nhiều hơn thì thay thêm tụ, nặng nữa thì thay luôn biến áp nguồn! Do đó nên tìm bóng cổ hơn có datasheet tương tự để khỏi điều chỉnh hay điều chỉnh nhẹ là có thể dùng được. Xem giá bóng 4699 và EL6 trong nước và trên ebay thì thấy giá này chơi được, nên em chốt lại là sẽ tìm bóng 4699 hay EL6. Tuy nhiên vấn đề khó khăn là bóng cổ thì chân cẳng không giống bóng phổ biến, nếu tìm mua được bóng thì vấn đề khó khăn là phải tìm tube socket (chân đèn) hay socket adapter (đồ chuyển chân đèn) để gắn bóng cổ này vào ampli với socket hiện hữu. Trước đây tube socket hay socket adapter hiếm nên việc chơi bóng cổ khá khó khăn, còn bây giờ ông China hàng xóm đã đưa ra nhiều loại tube socket và/hoặc socket adapter rất đa dạng nên việc mua socket hay socket adapter tương đối dễ, nhưng giá còn cao.
     

    Attached Files:

  15. caoan

    caoan Advanced Member

    Joined:
    21/12/10
    Messages:
    2.781
    Likes Received:
    21
    Em thấy giá bóng cổ tiền thân và độc giá cũng không rẻ tý nào..hihi
     
  16. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.554
    Likes Received:
    2.219
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Hình minh họa bên dưới cho thấy EL34 đế sắt giống hệt 4699 đế sắt (lắp lẫn được, nhưng chú ý cân chỉnh chế độ chạy cho đúng, không rành như em thì nhờ các sư phụ đèn thực hiện), còn EL6 này là dạng quả lê xông khói, không phải là dạng đế sắt, mặc dù thực tế vẫn có dạng đế sắt. Chất âm dạng đế sắt và quả lê xông khói có khác biệt nhau sẽ bàn sau.
     

    Attached Files:

  17. AuDuongKhoiHung

    AuDuongKhoiHung Advanced Member

    Joined:
    26/9/11
    Messages:
    666
    Likes Received:
    0
    Location:
    Tây Sài Gòn.
    Em nghe một vị tiền bối uy tín chê mấy cái bóng cổ đại méo tè le. Không biết có đúng vậy không các bác?
     
  18. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.554
    Likes Received:
    2.219
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Không chỉ có bóng cổ, đầu băng cối cổ cũng méo nhiều, nhưng vẫn có người chơi săn lùng. Méo thì sao? Em đọc ở đâu đó thì người ta cho rằng nhạc phương Tây được gọi là nhạc cứng vì các nốt quy định cứng, lên hay xuống đúng 1/2 nốt, đó là nốt thăng hay nốt giáng. Nhạc phương Đông và nhạc Việt gọi là nhạc mềm, các nốt tấu lên có thể rất linh hoạt. Cứ nghe đàn bầu sẽ rõ, việc căng cần cho ra những nốt lên hay xuống ở rất rất nhiều tỷ lệ chứ không cứng nhắc là 1/2 như nhạc Tây, đó là chưa kể đến độ ngân và chuyển nốt. Theo Tây cái này gọi là méo. Nhưng dân Việt chúng ta nghe nó thì rưng rưng. Đờn ca tài tử với guitar phím lõm đặc trưng cũng là một tuyệt tác đối với rất rất nhiều người phương Tây tiếp xúc với âm nhạc của chúng ta. Rất nhiều người trên thế giới đã phân tích đèn hay ở chỗ méo, em xin không nhắc lại ở đây. Có cái méo hay mà cũng có cái méo dở, vấn đề là ở chỗ đấy. Méo mà vẫn hay, đừng có méo tới mức hết tự nhiên, hết hay. Giống như 1 cô gái đi đứng cứng ngắc với 1 cô gái đi đứng uyển chuyển thướt tha. Tuy nhiên uyển chuyển tới một mức độ nào đó thì là hay là nữ tính, vượt ngưỡng thành ra kịch, nhão, đồng bóng!
     
  19. caoan

    caoan Advanced Member

    Joined:
    21/12/10
    Messages:
    2.781
    Likes Received:
    21
    Méo hay không méo cứ chơi theo sở thích mới gọi là chơi..hihi.. em ko có điều kiện chơi bóng như bác.... em cũng rất khoái bóng cổ.... :)
     
  20. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.554
    Likes Received:
    2.219
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Cái sự chơi audio kỳ thú ở chỗ méo thế nào mà hợp tai mình là được bác à, nghe cho mình mà. Bóng cổ cũng là niềm ao ước bấy lâu nay, bây giờ có điều kiện tí xíu em mới dám lao vào. Em có thú vui là muốn quay ngược lại thời gian và không gian, do đó thích tới Hội An, những tỉnh lỵ, thị trấn nhỏ để nhớ về khung cảnh saigon xưa những năm cuối 1960 hay đầu 1970, muốn nghe những chất âm mà cha chú mình thường nghe và bản thân đã nghe khi còn mặc quần thủng đáy hay khi đi mẫu giáo và cấp 1. Nhưng chất âm cổ bây giờ còn hay hơn "chất âm cổ thật" vì ngoài bóng đèn thì các phương tiện khác như tụ, trở, dây điện cũng tốt hơn xưa, nguồn phát cũng tốt, các phụ kiện audio cũng nhiều hơn, nhưng chỉ có nguồn âm là căng, nên đành phải nghe nhạc không cổ lắm với chất âm cổ.

    Với bóng cổ em còn tham vọng nghe những chất âm thời hồng hoang của audio, nhưng bóng đèn ra đời từ những năm 1930s, vốn chủ yếu dùng cho cinema ở Phương Tây, cũng là cách du lịch kỳ thú vào quá khứ qua lỗ tai :D
     
  21. guile

    guile Advanced Member

    Joined:
    28/1/11
    Messages:
    804
    Likes Received:
    330
    ...bữa quên nghe cải lương trên dàn của bác...hôm nào xong cái amp mới em qua nghe đờn ca tài tử nha. Ở nhà e hay cho u già nhà em nghe chầu văn, cải lương và quan họ...^^
    Tuy nhiên, tụ,trở và dây bây giờ nó tốt hơn hồi xưa độ chính xác cao mà em thấy bác dùng toàn của audionote có khi nào nó chi tiết quá làm mất chất âm "méo vốn có" của đèn cổ ko ạ? :mrgreen:
     
  22. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.554
    Likes Received:
    2.219
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Hôm trước phích cắm dây lên củ mid bên trái bị lỏng nên nghe không cân, bây giờ nghe tốt hơn rồi. Tụ cổ cũng đã nghe thử rồi, nhưng cũ quá nên tiếng bị tối/bí, đành phải dùng tụ mới, chất âm xưa nhưng trong không gian thoáng rộng hơn, kim cổ kết hợp :mrgreen: Cái méo đặc trưng vẫn có vì đó là méo về cung bậc, luyến láy, chứ không phải méo không gian, ừ mà méo không gian là gì nhỉ :roll: Nhưng cũng có người thích cái kiểu không gian nhỏ hẹp kiểu gác trọ khi nghe nhạc để nhớ về thời xa vắng!
     
  23. Truong Luu

    Truong Luu Advanced Member

    Joined:
    29/7/15
    Messages:
    56
    Likes Received:
    1
    Các bác ơi. E đang cần cặp bóng Siemens ECC 83, phiến ngắn, mica 3 tầng. Bác nào có mà ko dùng thì hú e nhé. Cảm ơn các bác!
     
  24. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.554
    Likes Received:
    2.219
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    CON ĐƯỜNG CHƠI BÓNG CỔ - HỒI 3

    Sau khi tìm được bóng tương thích tiếp theo là tìm datasheet và mua socket hay socket adapter. Datasheet thì có một số trang tha hồ mà down về. Em thường vào trang này http://tubedata.milbert.com/sheetsA.html có gần như đầy đủ những bóng mà em cần.

    Down datasheet xuống cố gắng đọc để hiểu, chưa hiểu lắm thì đi hỏi các sư phụ đèn, hay vào các topic về đèn của vnav đọc thêm, còn nếu lười thì nhờ các sư phụ đèn chỉ cho những điểm cần lưu ý khi dùng những bóng cổ tiền thân hay bóng tương thích thay vào các ampli hiện tại, và những gì nên điều chỉnh hay tinh chỉnh. Việc đọc hiểu và cảm nhận datasheet của từng loại bóng lúc ban đầu có nhiều khó khăn, nhưng đọc từ từ rồi cũng sẽ hiểu ra phần nào.

    Còn nói tới việc tìm socket hay socket adapter thì thường mới chơi bóng cổ ai cũng thích tìm socket adapter cho tiện cắm rút, nhất là những amp hãng, không ai đang chơi amp hãng chấp nhận việc thay đổi socket mà chỉ có thể dùng socket adapter. May mắn là ông hàng xóm China cái gì cũng làm tất nên hiện nay có thể mua được hầu hết các loại socket adapter (hay còn gọi là socket converter) trên mạng. Cứ vào google search từ khóa tube socket adapter thì ra, ví dụ như http://www.ebay.com/sch/Tube-Socket-Vintage-Tubes-Tubes-Sockets/64627/bn_348401/i.html. Trong trang này tiếp tục search từ khóa “4699 to EL34” thì sẽ ra ngay, ví dụ như: http://www.ebay.com/itm/1pc-4699-EL...663001?hash=item2c96267219:g:IbQAAOSwLVZV7CFI Socket adapter khá mắc, có loại bằng 1/3 giá cái bóng đèn, nên muốn tiết kiệm thì chỉ xài socket rẻ hơn socket adapter nhiều.

    Sau khi tập kết được 2 bóng EL6 spez/4699 và socket converter thì em cắm vào amp KT66 SE. Do đây là bóng NOS nên phải tháo bóng nắn nguồn ra, ngắt cao áp, chỉ cho đốt tim đèn khoảng 1 -2 giờ. Sau đó cắm bóng nắn nguồn vào để cấp cao áp. Do bóng 4699 và KT66 rất gần nhau nên mới cắm liền, chứ nếu chúng khá khác nhau thì không nên cắm ngay, mà phải xem kỹ datasheet để điều chỉnh mạch trước khi cắm. Trước khi cắm điện phải lật ngửa ampli lên để khi cắm điện vào cho amp làm việc thì phải có đồng hồ đo điện áp kiểm tra xem áp và tính ra dòng có vượt quá ngưỡng của đèn hay không. Cho dù chưa vượt ngưỡng của đèn, cũng phải điều chỉnh chế độ làm việc của đèn để có được chất âm mong muốn phù hợp với bộ dàn hiện tại. Nếu chưa có kinh nghiệm thì hãy nhờ các sư phụ đèn thì bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và đỡ nguy hiểm cho bóng quý của bạn.
     

    Attached Files:

  25. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.554
    Likes Received:
    2.219
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Hình cái amp KT66/EL34 cũ ở bên tay phải của tấm thứ nhất, và hình ampli sau khi thay bóng EL5 với socket adapter màu trắng vào ở tấm thứ nhì.
     

    Attached Files:

Share This Page

Loading...