Kinh chào các Kụ, Em thấy trong các lần VNAV CONTEST những Amplifier đoạt giải cao đều là Amplifiers Push-Pull. Trong Ampli PP thì không thể thiếu mạch đảo pha, nên em đưa đề tài này lên mong các Kụ từ cao đến thấp thủ bàn luận ưu khuyết của từng loại mạch. Cá nhân em rất thích mạch đảo pha phân áp có cân bằng tự động. (dạng như của QUAD II) Lý do là mạch này là mạch đảo pha cân bằng tự động nên vì lý do nào đó hai đèn có khuyếch đại không bằng nhau thì vẫn tự động điều chỉnh điện áp ra cân nhau. Mong các Kụ đi ngang qua ném đá thật mạnh cho "Vỡ Ra" ạh. => Mời các Kụ
mạch đó hình như là bí quyết riêng của bản hãng nên em không tìm thấy tài liệu ở đâu cả trước đây có bác nào nổ như ĐLT về vụ làm mạch này và khi đó tất cả bóng đều trở nên tuyệt đỉnh cả, tất nhiên sau đó thì chìm xuồng như SP của member Amber
Bạn không tìm thấy tài liệu ở đâu cả là đúng rồi, ngay cả thời kỳ cực thịnh của đèn điện tử tôi cũng không thấy tài liệu nói về vấn đề này, chúng ta chỉ có thể tự phân tích, đúng hay sai sẽ dần dần hiểu được gì đó còn hơn là không làm gì. Thực ra mạch đảo pha như trích dẫn. Người ta thường gọi là mạch đảo pha cân bằng,nhưng theo tôi nó không hoàn toàn cân bằng(Giống như trường hợp loa Full Range,nhưng trên thực tế nó không hoàn toàn là loa toàn dải tần,mà nó chỉ có thể gọi là loa dải tần rộng).Có thể các hãng người ta cũng nhận ra sự thiếu cân bằng đó,bằng chứng là rất nhiều hãng lắp 2 con điện trở Anod của 2 đèn đảo pha có giá trị khác nhau để lấy lại sự cân bằng.Trong sơ đồ trích dẫn người ta không dùng 2 con điện trở ở 2 anod khác nhau,mà người ta xử lý bằng 1 mạch hồi tiếp âm để giải quyết vấn đề thiếu cân bằng đó.Vậy vì sao không có sách nào nói về vấn đề này. Theo ý của riêng tôi,để phân tích kỹ về vấn đề này,sẽ đụng chạm tới rất nhiều các lý thuyết cũ như: méo, hồi tiếp... Tôi cho rằng đây là một vấn đề mấu chốt có thể quyết định cho mạch SE hay mạch PP chất lượng cao hơn.Thông thường, những amply mạch SE là cho chất lượng cao hơn mạch PP,nhưng nếu giải quyết được mạch đảo pha tuyệt đối cân bằng thì có thể kết quả sẽ ngược lại.
Em thấy mạch Drived DYNACO ST70 có mạch đảo pha tương đối cân bằng, hai điện trở Ra và Rk bằng nhau đảm bảo sự cân bằng đó, Ra=Rk và IA xấp xỉ Ik
Mạch đảo pha của DYNACO ST70 nguyên thủy người ta thường gọi là mạch đảo pha phân phụ tải hoặc mạch đảo pha chia gánh( có 2 điện trở tải ở anod và katot có cùng giá trị), là mạch đảo pha mà có pha chính được khuyếch đại điện áp 2 lần, còn pha đảo khuyếch đại điện áp 1 lần cho nên biên độ điện áp tín hiệu xoay chiều ghép sang đèn công xuất có sự chênh lệch điện áp xoay chiều rất lớn, nên không thể gọi là đảo pha cân bằng được.
Bác hungbo chưa đọc rõ ý em rồi em chỉ nói là tương đối cân bằng thôi mà. UkAC=IkAC*Rk và UaAC=Ia*Ra, Ra không thể tuyệt đôi= Rk được, và Ia xấp xỉ Ik nên chỉ là tương đôi thôi còn kiểu vi sai cho dù có chỉnh cho hai điện trở anot hai đèn để cho giá trị biên độ điện áp của điện áp hai anot bằng nhau đi chăng nửa thì chỉnh hợp với đèn này thì đèn khác đâu có hợp với đèn khác vì hỗ dẫn của các đèn đều có sai số. Với quan điểm cắm rút thì thật khó. Nếu có OSILO soi dạng sóng (có máy phát sóng chuẩn) chỉnh biến trở ở anot may ra tìm được điểm tương đối tương đối cân bằng ạ Kính các bác
Em đọc ở một cuốn sách người ta có nói thế này: Đèn V1 làm nhiệm vụ khuyếch đại, đèn V2 làm nhiệm vụ đảo pha. Điện áp ra ở anốt đèn V1 được đưa sang lưới đèn V3 ở tầng công suất. (Gọi là Ug1) Một phần nhỏ điện ra của V1 (điện áp hạ trên R8 , 2k7) được đưa về lười đèn V2 và được khuyếch đại lên thành điện áp Ug2 đưa sang lưới đèn V4 tầng công suất. => Ug1 và Ug2 ngược pha nhau. Nếu ta gọi R10 là điện trở cân bằng (Rc) Gọi điện áp ra của V1 hạ trên Rc là U1 và điện áp ra của đèn đảo pha V2 hạ trên Rc là U2. Hai điện áp này ngược pha nhau, nếu U1 lớn hơn U2 thì điện áp tín hiệu đưa vào lưới đèn đảo pha chính là Uc. Với Uc = U1 – U2. Nếu vì lý do nào đó mà hệ số khuyếch đậi đèn V2 tăng lên thì đáng lẽ điện áp lưới tầng công suất cũng tăng lên. Nhưng vì U2 tăng lên, nên Uc = U1-U2 giảm (U1 không thay đổi) => Uc đưa vào lươid đèn V2 giảm => điện áp do V2 khuyếch đại giảm, làm cho điện áp đưa vào tầng công suất cũng không tăng lên được. Nếu hệ số khuyếch đại V2 giảm thì thì điện áp nó đưa về lưới tầng công suất cũng không giảm => được ổn định. Kính mời các Kụ tiếp :arrow:
Chào các bác ! Mình cũng rất thích mạch đảo pha cân bằng tự động.Mình rất quan tâm đến vấn đề này nhưng đến hôm nay mới kiếm được máy scan .Xin chia sẻ vài hình ảnh tài liệu để chúng ta tiếp tục thảo luận !
Các bác tiếp tục bàn luận về vấn đề này và cho em hỏi là cụ thể có bao nhiêu kiểu đảo pha cho mạch PP .Với một bóng đơn thì dùng đảo pha có ok không hay vẫn phải kép hoặc dùng hai đèn .Trước giờ em lắp PP toàn đảo pha kiểu long tail giờ muốn mở rộng thêm kiến thức .
Em gửi bác cái link này, có mô tả một vài loại đảo pha thông dụng, cùng một số ưu, nhược của từng mạch http://www.bonavolta.ch/hobby/en/audio/split.htm
Em mới tìm được trang web có công thức tính giá trị các linh kiện phục vụ cho tính toán đảo pha theo kiểu "long tailed pair". Link web đây: http://www.ampbooks.com/home/amplifier- ... iled-pair/ Với web này thì nhập giá trị linh kiện đúng sẽ tính toán sơ bộ được hệ số khuếch đại của 2 pha. Thay đổi hợp lý giá trị trở anot 2 đèn và trở đuôi ( tail resistor) thì 2 pha tín hiệu ra sẽ tương đối cân nhau. Còn phần tính toán theo mạch paraphase ở đây: http://www.ampbooks.com/home/amplifier- ... paraphase/ Trong trang web còn có rất nhiều mục khác như tính toán giá trị tụ thoát cathode (cathode bypass capacitor), tụ nối tầng ( coupling capacitor), trở lưới ( grid resistor), tổng trở đầu ra ( output imperdance), ... Nhưng hình như trong trang này chỉ có vài loại bóng điển hình (12AX7,12AU7,12AT7, 12AY7, 6SN7, 6922,5751, 6386) Hi vọng nó giúp ích được phần nào cho các dự ớn Push Pull.
Mạch đảo pha gọi là cân bằng ngoài yếu tố cân bằng pha, biên độ, còn có xuyên giải tần số mà nó hoạt động... Tuy nhiên rất nhiều OPT không quấn 2 nửa sơ cấp tuyệt đối cân bằng vì 1 nửa quấn trước và 1 nửa quấn chồng lên sau nên nửa sau dây quấn sẽ dài hơn nên điện trở thuần cũng cao hơn nên dễ gây không cân về biên độ...Đây là chưa kể cảm kháng và dung kháng cũng không cân bằng và ngay cả cái bóng công suất kéo và đẩu cũng không cân bằng.... ---> Đi tìm 1 mạch đảo pha tuyệt đối cũng vô ích do đó chỉ cần sự tương đối. Tuy nhiên có nhiều ampli đèn nhất là ampli đèn cho guitar điện lợi dụng sự méo của mạch đảo pha để tạo ra âm thanh đặc trưng và làm nên tên tuổi của dòng ampli guitar của hãng đó ví dụ như Fender chẳng hạn thì ở đây không bàn tới vì chúng ta làm ampli nghe nhạc...Đương nhiên cũng có thể ứng dụng cách này tạo âm thanh đặc trưng mà mình thích cũng không phải là không hợp lý...
Cái này mình đang nháp thử thấy ổn .Độ động rất tốt lại gần với SE . Ngài andrea cuiffoli là tác giả .mình sài el 34 . It 1:1 quấn 2 quận đảm bảo trở thuần cân nhau .opt cũng vậy cân nhau tuyệt đối . B+ P=67R . 5842 it el 34 pp .