Mạch bảo vệ loa trên board nguồn amply karaoke .....hư loa.

Discussion in 'Bán dẫn' started by mamsua, 26/12/08.

  1. mamsua

    mamsua Advanced Member

    Joined:
    3/4/08
    Messages:
    99
    Likes Received:
    6
    .
     
    Tags:
  2. mamsua

    mamsua Advanced Member

    Joined:
    3/4/08
    Messages:
    99
    Likes Received:
    6
  3. anhdt

    anhdt Advanced Member

    Joined:
    3/3/07
    Messages:
    599
    Likes Received:
    3
    Location:
    Ha Noi
    Mạch delay thì theo em là không khó để thiết kế. Tuy nhiên mạch bảo vệ loa (theo đúng nghĩa) thì không hề dễ. Ví dụ như mạch Delay ở dưới là OK nhưng mạch bảo vệ dò DC ở trên là chưa đảm bảo.
    - T1: thời gian đáp ứng chậm.
    - T2: Nếu Lch=10V, Rch= -10V. Điện áp sau R22k = 0V, relay không nhả và loa thì bốc khói
     
  4. mamsua

    mamsua Advanced Member

    Joined:
    3/4/08
    Messages:
    99
    Likes Received:
    6
  5. anhdt

    anhdt Advanced Member

    Joined:
    3/3/07
    Messages:
    599
    Likes Received:
    3
    Location:
    Ha Noi
    Tụ 47uF bác dùng tụ Non-polar hoặc 2 con tụ 22uF mắc nối tiếp ngược chiều xem sao. Nếu mắc 1 tụ Polar 47uF thì sẽ bị hiện tượng + nhảy mà - thì trơ trơ
     
  6. mamsua

    mamsua Advanced Member

    Joined:
    3/4/08
    Messages:
    99
    Likes Received:
    6
  7. phongvt32

    phongvt32 Advanced Member

    Joined:
    18/3/09
    Messages:
    175
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hà Nội
  8. coi

    coi Advanced Member

    Joined:
    3/4/06
    Messages:
    2.221
    Likes Received:
    7
    bác có thể phân tích trong trường hợp L -10v, R +10v, như bác sieuthiav đưa ra dc ko? nếu trường hợp xấu đó xảy ra mạch có làm việc ko?
     
  9. mamsua

    mamsua Advanced Member

    Joined:
    3/4/08
    Messages:
    99
    Likes Received:
    6
    Re: Mạch bảo vệ loa làm .....hư loa.

    .
     
  10. phongvt32

    phongvt32 Advanced Member

    Joined:
    18/3/09
    Messages:
    175
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hà Nội
    mạch này nó có phần mở rộng, bác nào muốn có bảo vệ quá dòng thì ghép mạch đó vào, cần mạch báo mất nguồn ac cũng ghép thêm được. chỉ cần 1 con diode trỏ vào tín hiệu OFF của nó là xong.

    Linh kiện nhiều thực ra là do trở kháng bạn ah, chứ bọn tây nó tính toán hay lắm.

    Tiếp đó mình khoái mạch này vì ampli bắt đầu méo hay clip gì đó là nó ngắt liền. Hồi đầu tớ mới tập làm ampli, mạch ngắt suốt, giờ ampli ngon, mở thoải mái không có ngắt bao giờ :lol: :lol:
     
  11. mamsua

    mamsua Advanced Member

    Joined:
    3/4/08
    Messages:
    99
    Likes Received:
    6
  12. phongvt32

    phongvt32 Advanced Member

    Joined:
    18/3/09
    Messages:
    175
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hà Nội
    Muốn bớt linh kiện đi cũng được thôi, mach ac loss detector tớ bỏ đi, rồi dùng luôn 2 con diode trỏ từ nguồn ac vào +Ve của mạch điều khiển rơ le, lắp thêm con tụ 22Mf vào nguồn đó nữa. Đảm bảo mất điện cái là rơ le rơi liền. Tớ cũng làm thử cách này rồi.

    [​IMG]
     
  13. coi

    coi Advanced Member

    Joined:
    3/4/06
    Messages:
    2.221
    Likes Received:
    7
    e nghĩ mạch dò ac cũng ko cần lắm, ở việt nam mình, cúp điện một cái thì cả mấy tiếng sau mới có trở lại.
     
  14. phongvt32

    phongvt32 Advanced Member

    Joined:
    18/3/09
    Messages:
    175
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hà Nội
    Mạch dò ac cần chứ bạn nhất là lúc phích cắm điện bj lỏng hoặc bật tắt liên tục nguồn ampli. nếu không có mạch này thì loa nổ như pháo ạn ah.
     
  15. coi

    coi Advanced Member

    Joined:
    3/4/06
    Messages:
    2.221
    Likes Received:
    7
    e hỏi hơi xxx tý, hai con diot dò AC lấy áp từ Ve+ , Ve- phải ko?
     
  16. phongvt32

    phongvt32 Advanced Member

    Joined:
    18/3/09
    Messages:
    175
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hà Nội
    Bạn lấy thằng từ nguồn AC (30V hay 40V)đằng sau biến áp.

    Theo mạch của tây thì cứ mất điện là tín hiệu OFF được kéo lên dương và rơ le ngắt.

    Tôi làm đơn giản hơn là hết điện thì rơ le cũng ngắt, nên dùng luôn nguồn ac nắn và qua cái tụ đủ nhỏ, vậy là khi mất nguồn rơ le cũng ngắt.

    Ông tây làm thế kia thì tốc độ có thể sẽ nhanh hơn, nhưng đâu có cần tới mức cầu kì như vậy
     
  17. coi

    coi Advanced Member

    Joined:
    3/4/06
    Messages:
    2.221
    Likes Received:
    7
    e chưa hiểu dò AC này lắm, vì mạch bảo vệ loa cũng lấy nguồn từ 30V- 40V thứ cấp, thì khi mất điện thì làm gì còn áp thứ cấp nữa, mạch dò lấy gì làm việc?
     
  18. phongvt32

    phongvt32 Advanced Member

    Joined:
    18/3/09
    Messages:
    175
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hà Nội
    Bạn nhìn lại mạch nguyên lý đi, mạch nguyên bản của mấy bác tây được nuôi bằng nguồn DC, có tụ hóa khủng, mất điện phải cả phút sau mới phóng hết nguồn.

    Mạch dò AC cũng được cấp nguồn DC đó, còn điện (AC 30-40v) được dùng để tham chiếu thôi.
     
  19. coi

    coi Advanced Member

    Joined:
    3/4/06
    Messages:
    2.221
    Likes Received:
    7
    bác có thể vẽ lại cái mạch bác làm dc ko? cho e tham khảo tý.
     
  20. mamsua

    mamsua Advanced Member

    Joined:
    3/4/08
    Messages:
    99
    Likes Received:
    6
    .
     
  21. phongvt32

    phongvt32 Advanced Member

    Joined:
    18/3/09
    Messages:
    175
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hà Nội
    Hir hir, có chắc là hơn mạch của chú Tây không.
    MÌnh lắp và đang chạy mạch của chú Tây, thấy nó hay ở chỗ, khi amli mở quá công suất, có hiện tượng clip và tạo ra tín hiệu tần số cỡ 1hz là mạch nó tự ngắt, hay ghê, tớ có thể dùng mạch này để ngắt tín hiệu ra loa khi bj méo, dùng để test ampli tốt lắm.
     
  22. ThanhVu

    ThanhVu Approved Member

    Joined:
    17/4/09
    Messages:
    28
    Likes Received:
    1
    Em chào các bác.
    Theo em 1 mạch bảo vệ ampli-loa tốt(em ghi ampli phía trước vì phải bảo vệ ampli trước) cần có:
    Phần bảo vệ ampli:
    -Có mạch bảo vệ quá dòng qua sò công suất vì công suất chịu đựng của sò được tính bằng dòng Ice x Uce,Uce có thể xem như cố định do nguồn cung cấp cố định thường từ 42->56VDC.Nếu sò có công suất nhiệt là 150W thì dòng Ice chỉ khoảng dưới 3A( do áp Uce từ 42->56V),thông thường các thiết kế có công suất max khoảng 70% công suất chịu đựng nên dòng qua CE sò max là 2A,chỉ cần 1 biến động trên tải như chập tải, cuộn dây loa bị chạm 1 số dòng dây hoặc mắc quá nhiều loa song song nhau thì dòng qua sò có thể thay đổi vượt ngưỡng chịu đựng nên nhất thiết phải có bảo vệ quá dòng,thực chất mạch này có thể thiết kế ngắt relay cấp cho tải hoặc hạn dòng ngay trên mạch công suất hoặc song song cả 2 cách trên.
    -Có mạch bảo vệ quá nhiệt vì khi nhiệt độ quá cao có thể làm hỏng sò công suất,khi nhiệt độ tăng cao thì dòng qua mối CE sò cũng tăng cao hình thành vòng lặp nhiệt độ cao->dẩn mạnh,dẩn mạnh lại sinh nhiệt độ cao hơn... và cuối cùng là vượt ngưỡng chịu đựng,các ampli công suất muốn hoạt động bền bỉ thường phải có chức năng tự điều nhiệt hiệu quả hoặc phải ngắt tải(1 số có thiết kế ngắt nguồn ->ngưng hoạt động toàn máy) khi quá nhiệt.
    - Mạch bảo vệ quá áp cũng cần trong trường hợp dùng sai điện lưới nguồn(đối với các ampli chạy điện 100-110-120VAC) hoặc chỉ cần có cầu chì AC bên ngoài với giá trị hợp lý cũng sẽ bảo vệ được quá áp.
    -Mạch bảo vệ ampli còn phải chú ý trong trường hợp hư hỏng đã xãy ra thì phải có cách để hạn chế cháy nổ trong 1 vùng nhỏ tránh lan ra toàn máy.Thực hiện việc này bằng cách dùng cầu chì cấp nguồn cho các tải, dùng điện trở cách ly giữa các tầng liên lạc thẳng với công suất,cắm các điện trở hạn dòng hoặc có thể cháy khi hỏng ở vị trí cao để tránh làm cháy PCB...
    Phần bảo vệ loa:
    -Bảo vệ loa khi ampli bị hỏng,xuất ra DC có thể lảm hỏng loa.
    -Bảo vệ loa lúc mới bật điện do lúc này các điện áp trong mạch ampli rất hổn độn,cần phải cách ly loa vài giây,sau khi mạch ampli hoàn toàn không có Dc thì mới đóng relay nối loa vào.
    -Bảo vệ loa khi mất điện hoặc tắt máy,do các tụ nguồn trong ampli không xả điện cùng lúc,có thể do dòng tải trên từng nguồn khác nhau hoặc do chất lượng tụ không đồng đều cũng có thể làm xuất hiện DC làm hỏng loa hoặc tạo ra âm thanh nhỏ dần,lí nhí,méo rất khó chịu.khi đó phải ngắt relay nhanh để tránh hiện tượng trên.
    -Còn 1 vấn đề nữa của mạch bảo vệ loa là khả năng định thì trong mọi trường hợp,ngắt thì phải luôn ngắt nhanh < 100ms, còn khi đóng thì phải luôn đóng chậm đúng thời gian yêu cầu.Có thể thử chức năng này bằng cách tắt mở máy nhanh nhiều lần thử xem có phải lần nào cũng ngắt nhanh và sau vài giây mới đóng không vì thường vừa tắt mà mở lại ngay thì tụ định thì chưa xả kịp nên khi bật nhanh lại thì relay cũng đóng liền luôn :(
    Chúc các bác có mạch bảo vệ hoàn hảo và chính xác.
    Thân.
     
  23. phongvt32

    phongvt32 Advanced Member

    Joined:
    18/3/09
    Messages:
    175
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hà Nội
    Cảm ơn vì bài viết của bạn rất đầy đủ. Mình cũng đã làm qua mạch bảo vệ loa, nhưng chưa bao giờ làm hết các tính năng của nó một phần cũng vì ngại, việc cũng nhiều mà dây dợ đi lại loằng ngoằng. HIện mới chỉ dừng ở chỗ bật máy thì 10s sau mới đóng tín hiệu ra loa, tắt điện là ngắt, thao tác bật tắt nguồn không gây tiếng nổ trên loa, mỗi khi tín hiệu có gì bất ổn, mạch ngắt ngay. Mạch tầm tầm bán ngoài chợ trời, 20k tớ dùng cũng thấy ổn, chưa có điều gì đáng phàn nàn cả.
     

Share This Page

Loading...