Cứ hỏng là thay ... hỏng là thay ... Bác chịu khó thay Accu liên tục như vậy, em chắc 30 năm sau Inverter vưỡn còn chạy tốt ... chứ mới 3 năm đã nhằm nhò gì ... :lol: Thân mến !
Bác hiểu sai ý Bác asas muốn nói rồi! :mrgreen: Bác dùng thế này cũng OK, nếu có điều kiện thì có 2 con Accu để dùng đảo nhau! Em thì chưa có điều kiện! Năm ngoái mua em 200Ah (viễn thông) đã 4 củ rồi ạ! :lol: Cộng thêm đọc kỹ HDSD trước khi dùng nhé! Năm nay sài vẫn Good! :lol:
Thực tình thì không phải là em "hiểu sai" đâu ạ, mà là ... cố tình đấy ạ Với 2 cái Accu 200Ah, như các bác bẩu bi giờ là hơn 4 trẹo một cái, vị chi là hơn 8 trẹo cho hai cái Accu (vưỡn phải vùa chạy vừa run), chưa tính tiền điện phải nộp để nạp điện định kỳ thường xuyên cho nó ... Các bác mới dùng có 1 hoặc 2 vụ hè thì đương nhiên là phải good rồi ạ, nhưng sang đến vụ hè năm nay, nếu "miếng da lừa" của các bác không co lại ít nhất còn 1 nửa thì ... các bác cứ đem đầu em đi mà chặt ... ạ :lol: . Như vậy là lại phát sinh vấn đề kiếm đâu ra hơn 8 trẹo nữa để chuẩn bị thay Accu ... (với 8 trẹo là có ngay một máy phát anh Ba công xuất lớn loại tốt, có nút đề hẳn hoi, chạy "bét nhè chè đỗ đen" mãi "không hỏng" rồi ạ - là em cứ nói quá lên một tí cho nó vui ấy mà - chi phí sửa chữa, xăng dầu kiểu gì cũng rẻ hơn tiền điện nạp + tiền thay Accu). Tóm lại Máy phát động cơ vưỡn là số 1 ... ạ. Có bác nào có phương án giảm tiếng ồn triệt để cho Máy phát điện động cơ thì ... xin chỉ giáo cho ạ ! Thân mến !
Bác tuhodogo đã dùng những loại inverter, acquy nào thì có thể kể tên ra để anh em chúng em còn tránh không ạ, em thấy trên thị trường có nhiều loại, quảng cáo rùm beng nhưng thực sự thì mới có trên thị trường một, hai năm, người tiêu dùng chưa kiểm chứng được. Về giải pháp quạt mát dùng acquy, em thấy là rẻ nhất, nhưng cũng có những hạn chế: quạt phải để gần acquy vì để xa thì tổn hao trên đường dây, dùng hết phải xạc acquy (mà nhỡ anh em đi vắng thì chị em gặp khó khăn, chất lượng quạt 12V của anh Ba thì chưa rõ, quạt 12 V Việt Nam loại tốt chắc giá cũng cỡ 400k đến 1000k, xạc tự động 800 - 850k, acquy miễn bảo dưỡng 70ah giá cỡ 1500k (đấy là giá năm ngoái, có khi năm nay còn cao hơn). Túm lại là phải xin chính phủ hỗ trợ giá máy phát điện gia đình, acquy, quạt 12v, kích điện, bóng đèn compact, tiết kiệm điện thôi các bác ạ :?
Bác chưa tính hộ em cái khoản xăng dầu. Máy 2KVA xơi khoảng 1l/h. Giá xăng dầu bi chừ tính 20K cho tròn (tương lai còn lên nữa cho bằng giá khu vực). Mất điện 5h là đi đoong 100K rùi bác ơi. 2, 3 tháng hè tiền xăng dầu cũng xêm xêm 8, 9 trẹo. Chưa kể trong thành phố không phải nhà nào cũng có diện tích, không gian, hàng xóm tốt tính để mà dùng máy phát đâu ạ Túm lại là dùng điện quốc doanh vẫn good nhất :lol:
Các loại Máy phát điện hóa năng công xuất lớn, sử dụng bộ nhiều Accu làm nguồn kích, hay Inverter công xuất nhỏ sử dụng 1 Accu làm nguồn kích, thực sự là một tiến bộ của công nghệ phục vụ dời sống, em không dám có ý kiến gì đâu ạ, & cũng không dám "phán" linh tinh ... (để người ta còn bán hàng nữa chứ ). Nhưng thật tình là phần linh kiện đắt nhất, khó chăm sóc nhất, mà cũng mau hỏng nhất, chính là bình Accu. Thành ra mặc dù rất là văn minh, tiện dụng nhưng lại là đồ xa sỉ, hoàn toàn không kinh tế (với bác nào có điều kiện kinh tế không phải suy nghĩ thì xin mời cứ dùng ạ. Một thời em cũng liều, nhưng nay thì ... chuyển sang máy phát động cơ rồi ạ ). Như em đã nói rõ ở bên trên là các Inverter công xuất nhỏ sử dụng 1 Accu làm nguồn kích thường không có mạch bảo vệ Accu, nó thường làm việc cho đến lúc Accu không còn "xả" điện được nữa mới thôi, chính vì vậy mà Accu phải "xả" điện liên tục trong thời gian dài, với dòng "xả" quá lớn (thường Accu chỉ được phép xả dòng liên tục =1/10 dung lượng của bình thì khả năng bính bị nóng & chai, rụng bản cực sẽ lâu sảy ra hơn - vd: 100Ah thì dòng phóng liên tục = 10A kéo dài cho đến khi điện áp trong bình sụt so với định mức 12v từ 1,5 đến 2,5vôn là phải dừng - cộng thêm dòng nạp bù cũng phải tương tự như vậy thì Accu mới bền được trong khoảng 4-5 năm không cần biết là có dùng nhiều hay ít) nên bình sẽ rất nóng, dễ bong, chai bản cực ... mờ để điều này không sảy ra thì khi đang "sướng" làm sao mà thực hiện được ạ ... hic ... hic ... Với máy phát công xuất lớn thường sử dụng bộ nhiều Accu mắc nói tiếp nhau làm nguồn kích. Máy có bộ bảo vệ Accu, nghĩa là khi điện áp danh định của cả bộ Accu sụt 10% là máy sẽ kêu còi báo động, nếu mình không tắt thì nó sẽ tự tắt khi nó "không thích kêu" nữa ... Mờ cái mạch này tưởng là hay nhưng cũng rất nhiêu khê. Vd: với Inverter nếu Accu đã yếu kém rồi, nó vưỡn chạy, chỉ mỗi tội thời gian chạy cứ rút ngắn dần như "miếng da lừa" của Ban-Zắc, còn mạch bảo vệ này thì chỉ cần 1 bình trong bộ bình bị "yếu kém" (sụt áp so với định mức 12v) là nó tạch luôn, cho dù các bình khác vưỡn còn tốt. Thế là lại phải thay cả bộ bình, vì lám sao biết bình nào "yếu" để thay ... mà thay 1 bình mới vào bộ bình cũ thì ... em chưa thử ạ :lol: Các bác đã thấy "chết" tiền chưa ... he ... he ... Về phần quạt DC 12v, để kinh tế và tiện sử dụng nhất, đầu tiên các bác mua mới một bình Accu kín khí 12v-7Ah, hoặc 9Ah thì càng tốt, loại dùng cho xe máy (hoặc xin bình cũ xe không còn đề được vưỡn chạy tốt). Tiếp theo các bác ra chợ bán đồ điện tử tháo máy (ở HN thì ra chợ trời, ở SG thì tới Nhật Tảo, còn chỗ khác thì ... em không biết ạ) tìm lựa mấy cái mô-tơ to hơn ngón chân cái một chút, không cần biết là nó ở đâu ra, chỉ hỏi người bán là có chạy được 12v hay không, nếu họ bảo được thì xin họ thử điện 12v (thường chỗ bán họ có biến áp điện 12vDC hoặc bình Accu để thử) nếu nó chạy tốt, sau một lúc mà không bốc khói là ổn (nếu nó bốc khói thì ... chả liên can gì tới mình) tiếp nữa các bác dùng Ampe kế (nhớ khi đi phải thủ sẵn trong túi) đo xem nó chạy không tải (không có cánh) ăn dòng trong khoảng 0,7 đến 1A là mua (bé hơn thì yếu quá, mà lớn hơn thì "rét" & mau phá Accu quá), Tiếp theo các bác lựa mua bộ chân quạt (loại chỉ để ngắn quạt chạy Accu) để gắn mô-tơ vào rồi gắn trực tiếp chân quạt vô 1 cực của Accu (hoặc chỗ bán chân họ cũng có gắn sẵn cả mô-tơ & cánh chỉ cần đo dòng, mặc cả mua là xong). Tiếp theo về nhà các bác DIY công tắc, chân quạt trực tiếp vào 1 cực của Accu, cộng thêm tay xách cho chị em dễ mang theo người ... như vậy là các bác đã có 1 cái quạt hễ đi tới đâu là mang theo đặt cạnh chạy vù vù tới đó, chạy liên tục từ 7 đến 10h, nếu nạp bù tốt có tuổi thọ từ 3 đến 5 mùa hè :lol: . Còn nữa các bác chọn mua một cái biến áp mới hoặc cũ còn tốt dùng cho Amply (hoặc tháo biến áp nguồn của Amly ra dùng đỡ qua mùa mất điện cũng được ạ) có nguồn AC 17- 20v là OK kiếm thêm 4 con di-ốt 10A (hoặc lớn hơn càng tốt), 2 cái cặp xạc Accu & ít giây xanh đỏ về hàn xì thành bộ nạp ... (nhớ mua thêm cánh quạt) các bác đừng ngại, tuy mất tí công nhưng mà "sướng" thật sự đấy ạ, ở nhà có bao nhiêu người các bác DIY bấy nhiêu cái quạt, nhớ là đừng ham mua quạt DC anh Ba chế sẵn, mấy món này tuy đẹp nhưng phá bình dữ lắm chớ có chơi. Về kinh phí kiểu gì cũng rẻ hơn quạt sạc anh Ba, lại sài Accu 12v khỏe hơn nên bền hơn (quạt sạc anh Ba chỉ dùng Accu 6v). Còn đèn thì làm vài cái bóng xi-nhan xe máy là cả nhả thấy đường ăn cơm tốt ... rồi ạ Chết cha ... ham "nói' quá làm các bác mất nhiều thì giờ ... em xin lỗi nhá ! Mong các bác đừng chấp ạ ! Thân mến !
Bác tính hay thật đấy ... nhảy . Chả lẽ ngày nào cũng cúp điện 5h liền thì có mà "giết dân" à ! Mới lại bác lại "nhất bên trọng, nhất bên khinh" rồi. Thế bác không tính tiền điện để nạp lại cho bình Accu à ? Chắc nhà đèn không tăng giá điện & sạc bình Free chăng ? Ừ thì cứ cho là mấy tháng hè mất ngần ấy tiền xăng đi, nhưng được cái "sướng" là "sướng" bét nhè, không phải lo nơm nớp hết điện giữa chừng. Dùng Accu thì cũng mất hơn chừng ấy, nhưng phải liên tục kìm hãm cái sự sung sướng vì sợ không biết chừng nào hết điện. Tuy có thiết bị hiện thị dung lượng nhưng là ảo đâu có thật bằng dở nắp thùng nhiên liệu ? Còn tiếng ồn thì em đang kêu gọi các bác nghiên cứu DIY chống ồn mừ ... giúp cho một tay đi bác ! Thân mến !
Bác ôi, đa số chỗ người ta cắt đều như vắt chanh chứ không thi thoảng như mấy quận nội thành thủ đô đâu ạ. Còn tiền điện nạp ắc quy em tính phương phưởng để bác xem nhé : Acquy 200Ah cần dòng nạp 20Ah, điện thế khoảng 12V suy ra công suất nạp là 20 x 12 = 240W, cộng thêm tổn hao do hiệu suất em tính thành 400W cho nó thừa thãi. Em cứ tính thoải con gà mái là nạp 12h/ngày mới đầy (thực tế ít hơn nhiều vì sau khoảng 3h ăn dòng 20A thì ắc quy sẽ vào chế độ nạp bổ xung chỉ khoảng 1 - 3A). Vậy 2h30 bộ nạp mới xơi hết 1 số điện, 12h nó xơi hết 12/2,5 = 4,8 số điện tính thành 5 cho tròn. Em tính luôn giá kinh doanh cho nó hoành tráng là 3k/số thì sau một đêm nạp bác mới hết có 15k. So với 100k chạy xăng vẫn rẻ chán. Dùng ắc quy cứ cho là hay hỏng thì cũng phải 2, 3 năm mới thay hết 4 triệu/2 năm = 2 triệu/năm. Trong khi dùng máy phát mất 7 - 8 triệu/năm
Thì cứ cho là bác tính chuẩn không cần chỉnh đi nhưng cái Accu 200Ah của bác chạy được những thứ gì & liên tục (bác cứ tính thoải con gà mái hộ em) được bi nhiêu giờ ạ ? Bác cứ tính làm sao cho nó chạy đủ 2KVA (như bác đã vd) trong vòng 5h mỗi ngày liên tục cả một vụ hè tương đương với máy phát động cơ thì mới công bình ... bác ạ ! Thân mến !
Đọc bài của Bác em lại nhớ về cái thủa mỗi khi mất điện lại tất tả đi tìm bộ chiếu sáng và bộ quạt! Ngày ấy (những năm 80, nửa đầu 90 thôi nhé) thì đúng là không có phương án nào ngoài ăcquy và đèn, quạt 12V. Năm 2011 rồi Bác ơi, cái quạt DIY như Bác nói lỡ có "rét" cũng chỉ "rét" mỗi một mình Bác thôi, con Bác nằm ngay bên cạnh liệu có được mát không?! 10 cái bóng xinhan xe máy liệu quang năng có bằng 1 cái đèn huỳnh quang 40W?!
Em xin hiến kế cho các bác ghiền audio hạng nặng trong mùa cúp điện : Mua 1 chiếc ampli rời dùng cho xe hơi loại hàng nội địa tháo máy rất ngon mà cũng rẻ. Nguồn âm dùng CD rom cũ, cũng xài 12V, ( có loại phải làm thêm 1 nguồn 5V nữa mới chạy, cái này dễ mà ) Còn 1 giải pháp cho đầu đọc + ampli nữa là tìm mua amply/CDP + Radio tích hợp của Teac ( nội địa ) chú này cho phép cắm cả Iphone nữa rất tiện , giá đâu 2T ngoài Nhật tảo bán đầy . Nếu muốn coi phim thì phải kiếm 1 đầu HD box chạy điện 12V ( như Dopodo chẳng hạn ), màn hình thì kiếm loại 15" của Dell cũ xài adaptor rời 12V luôn . Máy tính thì xài Laptop, quạt gió dùng quạt công nghiệp độ lại chút xíu cũng rất êm . 1 Accu cỡ 40A là thỏa cơn ghiền cả ngày rồi . Nói về Inverter, nếu bác nào lấy máy hiện sóng ra đo sẽ thấy cái hình Sin nó méo mó kinh khủng, thật tội nghiệp cho bộ dàn yêu quí phải xơi cái áp đó lắm các bác ạ, chưa kể hiệu suất thì kém khỏi bàn rồi . Kính
Em tính như trên để bác thấy tính kinh tế của p/a dùng ắc quy hơn hẳn dùng máy phát, nếu không các nhà SX đã không dám đưa SP ra để cạnh tranh với máy phát. Em không ủng hộ hay đả phá p/a dùng loại nào vì thằng nào cũng có ưu/nhược riêng. Thằng máy phát thì chủ động về thời gian, chất lượng nguồn tốt hơn do thuần sine nhưng tốn kém, gây ồn, ô nhiễm môi trường. Thằng inverter thì êm ái, tiện dụng, gọn nhẹ, kinh tế nhẹ nhàng hơn MFD nhưng bị phụ thuộc về mặt thời gian vào dung lượng ắc quy, chất lượng điện không cao. Dùng loại nào là do người mua tự quyết định dựa trên các điều kiện của mình chứ không thể khẳng định dùng loại nào hơn loại nào đâu bác ạ.
Sở dĩ bác thấy "dùng ắc quy hơn hẳn dùng máy phát" là vì bác tính sai nên mới "thấy" như vậy chứ không phải vậy. Em tính lại hầu bác vậy nha. Accu 200Ah điện 12v nếu bỏ qua nội trở, tổng công xuất của nó là 200x12=2.400VA/h. Sử dụng với Inverter hiệu xuất (như các bác nói) 80% thì 2.400x80:100=1.920VA/h cứ cho là 2kVA/h đi. Như vậy phải dùng tới 5 cái Accu 200Ah mới chạy được 5h, có nghĩa là tất cả các phép tính của bác phải ít nhất gấp thêm lên 5 lần nữa thì mới bằng 1 cái máy phát chạy động cơ, đấy là lý luận xuông, chứ thực tế thì cái Inverter công xuất 1.000VA chỉ cho tải tối đa là 1hp (1 ngựa) = 750W nếu chạy tải 2KVA thì "tạch" cả Accu lẫn Inverter luôn ... hic ... hic ... Theo em thì ở đây người ta cạnh tranh là cạnh tranh cái tiện dụng chứ hoàn toàn không phải cạnh tranh có "tính kinh tế" ... bác ạ ! Thì em có dám bảo loại nào hơn loại nào đâu ... bác ơi ! Thân mến !
Hờ hờ, em tìm mãi mà chả thấy tính sai chỗ nào. Chỉ có khác biệt ở chỗ tính công suất tiêu thụ. Thực tế nhà em dùng hè năm ngoái thì thế này : 2 cái quạt treo tường 35W/cái x 2 = 70W ; 2 cái bóng tuýp 1m2 40W/cái x 2 = 80W ; 1 cái tivi LCD 160W ; 1 cái máy bơm nước 120W (ngày bơm 1 lần độ 1h). Chấm hết. Tổng cộng tải của em là 430W, cộng thêm 20% hiệu suất thành khoảng 500W. Một bình 200Ah em kéo 8 tiếng vô tư, vì chỉ có quạt chạy nhiều, tivi chỉ tiêu thụ buổi tối độ 2 tiếng từ 18h đến 20h là có điện lưới. Đèn ban ngày gần như không sử dụng. Hè năm nay em sẽ cho nó kéo thêm cái tủ lạnh 120W nữa cho đỡ chai cực ắc quy vì lúc nào nó cũng no :lol: . Bác dùng MF 2KVA khá là lỡ cỡ. Kéo điều hoà thì không đủ công suất, nuôi mấy thứ đèn quạt tương tự như của em thì quá tốn kém vì có tải hay không tải MF nó vẫn xơi 1l/h :wink: . Rõ là p/a dùng ắc quy + Inverter hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều chứ bác nhỉ ? :lol:
Chào các bác, cho em hóng hớt tí Với PA dùng ắc quy + Charger + kích điện thì chi phí điện năng dùng để sạc bình luôn < 6 lần so với máy phát điện tiêu tốn xăng. Hơn thế ắc quy nhanh hỏng nằm trong vài nguyên nhân sau: 1. Bộ nạp ko đạt tiêu chuẩn ( nạp, phóng, tự nạp bảo dưỡng...), bị lỗi trong quá trình sử dụng. 2. Chưa biết cách vận hành và bảo dưỡng ắc quy. 3. Thiết bị khai thác bị lỗi hoặc chế độ cắt bảo vệ ko chuẩn. Các loại ắc quy Valve Regulated Lead-Acid (VRLA) và Sealed Lead-Acid (SLA) battery nội địa loại tốt có thể khai thác được ít nhất 3 năm, các loại nhập ngoại xuất xứ EU, USA, JAPAN có thể khai thác được ít nhất 5 năm nếu đạt 3 mục trên. Đặc biệt các hãng ắc quy VRLA, SLA hay dùng trong Điện lực và Viễn Thông ở VN như Chloride, Hoppecke, Hawker, Avatec, C&D, BB battery... có loại Long life có tuổi thọ tiêu chuẩn lên đến hơn 10 năm. Ắc quy Nicken (Nid-Cd, mọi người hay gọi là ắc quy kiềm, cũng hay nhầm lẫn với ắc quy khô) là lựa chọn hoàn hảo cho nguồn dự phòng vì nó có tuổi thọ cao hơn hẳn ắc quy acid, dòng phóng ít bị suy giảm ở nhiệt độ cực thấp, có thể nạp nhanh gấp 4 lần ắc quy acid, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ hoạt động, hư hỏng do phóng kiệt hay bị quá nạp như ắc quy acid, các bản cực rất bền... Em chỉ biết vài hãng mà EVN và Telecom hay dùng là: Saft của Thụy Sĩ, Alcad Thụy Điển, Chloride Singapore ( xuất xứ UK), Avatec Singapore. Các hệ thống ắc quy này có loại tuổi thọ lên đến 25 năm tha hồ mà sài nhá :lol: , nhưng mà giá thì... thôi rồi :evil: :mrgreen: Loại ắc quy chì kín khí VRLA mọi người hay gọi là ắc quy khô vì khi mua về dùng luôn, ko cần phải châm nước, nó đã được NSX châm nước và gắn các nút nhựa kín khí, ko sợ thoát hơi axit và độc hại do chì nữa nhé. Nếu mà nói về độc hại thì trên đời có nhiều thứ còn độc hại gấp 10 lần mà các bác nhà ta vẫn cứ khoái đó thôi :mrgreen: , tóm lại độc hay hại là do người dùng, " vui lòng đọc kỹ HDSD trước khi dùng" keke
Theo em tùy nhu cầu công suất và mụch đích sử dụng mà ta chọn máy phát điện hay là bộ kích thôi, sự phù hợp mục đích sử dụng là tối ưu nhất. # Máy phát điện: dùng cho công suất lớn, ở công trường, nhà hát di động, ở văn phòng công ty muốn chạy cả mấy chục cái điều hòa...nhưng thường là ban ngày và thời gian hoạt động ngắn. Với hộ gia đình dùng MPĐ mà ko khai thác hết công suất thì rất lãng phí xăng vì ít nhất máy phải nuôi chạy ko tải, tiếng ồn và khói ảnh hưởng đến người già, em bé...ban đêm mà cả phố chạy máy nổ thì âm thanh phải biết :mrgreen: , hơn thế việc vận hành nó cũng rích rắc, khuân ra khuân vào, đi mua xăng, đổ thêm xăng, lau chùi, khởi động...phụ nữ và cụ già đâu có mấy người thành thạo Chưa nói loại máy lởm chất lượng điện áp cũng ko tốt, có khi cháy cả tivi ko chừng # Ắc quy + bộ nạp + bộ kích: công suất lớn cũng có, nhỏ cũng có tất nhiên là mở rộng hết cỡ thì em nghĩ nó thua máy phát nhưng là Tuabin phát điện của nhà máy điện cơ , chứ các hệ thống lớn nó cũng chạy mấy trăm KVA đấy, ko đơn giản đâu Thời gian á, chạy suốt ngày suốt đêm, chạy đến khi nào còn 15% dung lượng điện thì tự ngắt là chuẩn. Vừa di động vừa cố định, vừa rẻ vừa đắt, vừa bền vừa nhanh hỏng ( nhanh hỏng là do ham rẻ :mrgreen: ). Vừa mạnh vừa yếu, nhu cầu bao nhiêu thì đầu tư thêm 30% công suất là ổn. Vận hành êm ái, ổn định, dễ dàng nếu đầu tư 1 bộ tích hợp và tự động. Đối với ăc quy mà nói về tuổi thọ thì phóng chỉ là chuyện nhỏ, nạp mới là vấn đề lớn bác ạ. Khổ nỗi ở đời người ta ko hiểu biết thì chỉ quen lạm dụng mà ko biết phục hồi, tu bổ thì nó thanh hỏng là đúng rồi. Đa số các thiết bị như UPS và bộ kích điện tiên tiến ngày nay đều có bộ đo đếm để tắt thiết bị tránh ắc quy bị phóng quá sâu. Tuy nhiên vấn đề còn lại sẽ nằm ở mạch sạc, thôi thì cắt giảm chi phí từ ắc quy cho đến bộ nạp nó mới nhanh hỏng mà bán cái mới hjjj. Tùy loại ắc quy và dòng phóng hạn định mà NSX sẽ cài đặt ngưỡng cắt của ắc quy, đa số UPS công suất bé dùng bình 7AH có ngưỡng ngắt 10.5V, các loại công suất lớn hơn dùng bình bé thì sẽ có ngưỡng ngắt thấp hơn 1 chút, cũng tùy loại ắc quy và chế độ hoạt động mà có loại ngưỡng ngắt rất thấp cỡ 1.6V/ Cell. Ắc quy có loại 20 giờ ( General use, low discharge rating ), 10 giờ ( midle discharge rating ) và 5 giờ (high discharge rating, high cycle use), theo đó dòng phóng đáp ứng liên tục đảm bảo tuổi thọ cũng tương tự = Cx (Ah) /x (h). Loại 10 giờ bác có thể phóng liên tục với dòng 5 x 1/10 = 1CAh Amps ( 5 lần ) mà vẫn đảm bảo tuổi thọ, tuy nhiên hiệu suất sẽ giảm hơn ( dung lượng khai thác sẽ tỉ lệ nghịch với dòng phóng, xem data). Muốn giảm dòng phóng của ắc quy thì dễ ẹt, tăng số bình lên thôi, khổ các bác là đa số mạch kích made in VN và TungCủa toàn dùng DC input có... 12V :mrgreen: Nếu là em em sẽ ứ thay cả bộ như bác đâu, phí của rời. Chỉ cần đo điện áp là có thể đánh giá sơ bộ đc bình nào ốm bình nào yếu rồi mà. Tuy nhiên để có thể xác định được chất lượng bình và dung lượng sử dụng thì cần thực hiện 1 số phép đo ( và hoặc dùng máy đo) hơi rắc rối, nếu đo chuẩn thì thay thế mới dùng được lâu đó các bác ợ. Đấy, thế là em biết tại sao ắc quy của bác nhanh hỏng rồi hehe em đành "chích" ra như vậy cho các bác dễ đọc chứ hem phải em ném đá bác Tuhodogo đâu nhé :mrgreen: , em chỉ biết có vậy mong được chia sẻ học hỏi các bác. Mong sao hè năm nay ít bị cắt điện cho a e đỡ tốn tiền đi quán bia, thời buổi tăng giá mà tiêu xài xa xỉ quá các bác ợ
Em thấy có phương án khá chủ động về năng lượng, chỉ có điều đầu tư hơi "mặn", tính tiền nghìn USD :mrgreen: Pin năng lượng mặt trời + Ac quy. Nghe đồn tuổi thọ khai thác pin lên đến 20 năm, cái này phù hợp với các bác miền Trung trở vào phù hợp hơn.
Phải công nhận là bác Cà phê tháng 11 hiểu rất sâu về Accu, em xin bái phục ... bái phục ... cho dù bác có ném đá đi nữa, nhưng bác ném đúng em vẫn bái phục như thường ... he ... he ... Nhưng có lẽ bác quên không nói thêm cho mọi người rõ là các loại Accu có tuổi thọ cao như vậy mới chỉ được dùng trong quốc phòng hay ngành vũ trụ (sử dụng nguồn kinh phí quốc gia), chứ như anh chị em mình đừng có mơ mà dẫu có mơ thấy chắc cũng chỉ dám nhìn chứ đố dám sờ ... ạ. Thực tình "bố bảo" em cũng không dám phủ nhận tính văn minh, tiện dụng của bộ Accu+kích điện. Nhưng vì Accu còn quá đắt, tuổi thọ lại quá ngắn (là em nói các loại accu thông dụng đang bán trên thị trường) nên cho đến giờ nó vẫn chỉ là hàng xa sỉ chứ không phải là rất kinh tế như bác Đồng xanh nghĩ đâu ạ (với công xuất tiêu thụ của bác là 500W mà bác chạy được tới 8h liên tục với Accu 200Ah em thấy thực sự là quá hoang đường ạ). Đúng là tùy mục đích sử dụng mà đầu tư máy, nhưng nếu chỉ cần nghĩ phải chạy (chỉ cần) 1 máy lạnh để giải quyết triệt để cái nóng trong mùa hè mất điện, cộng với một số thiết bị cần thiết khác (trong đó có bộ nghe-nhìn) thì theo em máy phát động cơ vẫn là kinh tế nhất để có thể chạy một thời gian đủ dài. Đến khi loại Accu tuổi đời cao như bác Cà phê tháng 11 nói giá chỉ bằng cái 200Ah bi giờ & được bày bán ê hề thì máy phát động cơ sẽ không còn đất sống nữa ạ. Nếu có phương cách nào đó giải quết được triệt để tiếng ồn cho máy phát động cơ thì với giá cả hiện tại kích điện + accu ế là cái chắc ... :lol: Mà máy phát đời mới vận hành cũng đâu có "rích rắc" gì đâu ạ, chỉ cần đảo cầu dao, rồi bấm nút đề là xong, lâu lâu châm thêm cho nó vài chục lít xăng hoặc dầu (tùy theo máy ăn xăng hay ăn dầu), dù thế nào cũng vẫn kinh tế hơn mua accu. Nếu (lại vẫn phải thêm chữ nếu) máy không còn rung, còn ồn nữa thì khỏe, giả sử như cả phố có chạy máy phát đi nữa thì cũng chỉ đến ngưỡng "kẹt xe" là cùng chứ gì ... :lol: Thân mến !
Mời các bác tham khảo con này : Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kích điện, Nhưng loại Inveter là loại có CN cao hơn cả. Eco-IVT Inveter dùng cho tất cả các dụng cụ, thiết bị điện sinh hoạt trong gia đình: TV, Quat, đèn chiếu sáng, máy bơm, dịch vụ giải trí.....vv Sóng sin chuẩn , khác với máy phát điện Eco-IVT cho dòng điện và điện áp ổn định mà máy phát điện không thể đạt được . Chủ yếu là máy phát điện không ổn đinh được tần số và gây ra hỏng hóc thiết bị.
Các thông số của Eco-IVT-xxxKhởi động mềm cho tải nặng Hiệu suất nạp cao nhất Sóng sin chuẩn 1000-3000W Chịu được môi trường khắc nghiệt với thời gian dài Chế độ nạp ba bước Cân bằng Baterry bằng điều khiển từ xa cho hiệu suất tốt hơn 1W cho chế độ Standby Hiển thị kỹ thuật số khi đang hoạt động Xử lý quá tải thông minh Đơn giản hóa việc điều khiển, bảo vệ cài đặt Biến thế bên trong được chế tạo bởi đồng ( Nguyên Chất ) Lựa chọn công suất và điện áp: 1KW;2KW;3KW;4KW;5KW;6KW Điện áp ra : 220V/230V/240V Selectable Dạng sóng : Sin chuẩn Tần số ra : Auto Select for 50/60Hz,47Hz ~55Hz for 50Hz nominal,56Hz ~ 65Hz for 60Hz nominal Vùng hoạt động : +/_ 20% điện áp định danh 3% điều chỉnh điệp áp đầu ra bằng Điều khiển xa , cài đặt bằng phần mềm . Thời gian chuyển đổi: 1ms – 3ms Bảo vệ quá tải : 110-120 % cảnh báo âm thanh 120-190 % Tắt máy Cài đặt chế độ bằng điều khiển xa, sử dụng phần mềm Điện áp vào : 220V/230V/240V Selectable Tần số : 47Hz ~ 65Hz, 50/60Hz auto-sensing Tự động điều chỉnh Hiệu xuất : Chế độ thông thường 99% Lọc nhiễu : Full time EMI/RFI filtering Bảo vệ quá dòng điện : AC Fuse1000VA/2000VA,Re-settable over current protector:1000W~6KW ( Cài đặt chế độ bảo vệ ) Ổn áp tự động : Lựa chọn các chế độ Enhanced Buck: +28% of selected nominal voltage Buck mode: +10% of selected nominal voltage Boost mode: -10% of selected nominal voltage Enhanced Boost: -25% of selected nominal voltage Chống shock điện ( Sét lan truyền ) 1KW-3KW:430 Joules 4KW-6KW:826 Joules Các thông số về vât lý : Kích thước ( mm ) : 580 X 315 X 300 Trọng lượng : 1000W/18.2kg ;2000W/22kg ;3000W/27kg
Phải công nhận là thông số kỹ thuật của máy là quá tuyệt vời, dẫu có nằm mơ em chắc cũng chỉ đến thế là cùng ... Mờ các máy "hóa năng" nào chẳng quảng cáo vậy ! Nhưng cái thông số em quan tâm nhất là giá tiền là bao nhiêu VNĐ (tiền khác em ứ biết) ?. Thời gian chạy với các loại công xuất là bao nhiêu giờ ? em chả thấy ghi ở dòng nào ? Với 48v = 4 cái Accu đây, không biết dung lượng bao nhiêu Ah, mỗi lần thay 4 cái Accu này chắc chết tiền đây ... :lol: :lol: :lol: Thân mến !
-Các bác mua đồ đổi chác ầm ầm,lãng phí tiền của thì ko thấy kêu ca,đằng này mua phục vụ vợ con thì lại ky cop cái Acc -Em tính nhanh 1 cái 100A dùng 90 ngày,mua hết hẳn 3tr vnđ.Chia ra mỗi ngày các bác dùng hết bao nhiêu ạ,2 năm thì càng rẻ nữa,đúng là ko bằng tiền xăng xe e đổ 1 ngày :lol: :lol:
Không phải là "ky cóp" với vợ con cái Accu ... bác ơi ! Mà là tính xem cái Accu đó có đủ sức phục vụ vợ con được hay không & trong bao lâu ? Thế nếu có người hỏi 1 ngày bác đổ xăng hết 3tr vậy chỉ đổ 100k phục vụ vợ con lại còn phải đắn đo thì bác nghĩ sao ? :lol: Thân mến !
híc...bia còn đổ được nữa là xăng.Nhu cầu cơ bản thôi bác ơi..dùng quạt,bóng đèn 12w mà bác dùng kích + 2 cái acc trong vòng 2 năm k phải nghĩ gì cả,mùa hè có cái dug là tốt roài,ko nên đc voi còn đòi 2 chị e nữa :mrgreen: