Re: độ nhạy củ loa và ý nghĩa của nó? Em đồng quan điểm với bác này cả về cách tính công suất amp và cường độ âm thanh mà loa tạo ra, ai cũng biết loa có độ nhạy càng cao thì càng dễ bị can nhiễu tuy nhiên sẽ có lợi về công suất cho amp, đặc biệt là đối với amp có công suất chỉ vài w như đồ đèn. Để hài hòa giữa việc dễ đánh và độ hay ( nhạc tính) thì cần phải phối ghép phù hợp. Mà theo em thì cặp loa có độ nhạy cao để đánh hay thì đồ oánh em nó cũng phải chất lượng, do đó loa có độ nhạy cao sẽ dễ đánh khi ta có nhiều ngân lượng để đầu tư cho thiết bị ở đằng trước ý!!! Vài lời cùng chia sẻ với các bác cho vui.
Re: Hì, Nhà bác mà có trẻ con thì loa 100dB dễ ... thay hơn loa 94dB. :mrgreen: Em nghĩ loa độ nhạy cao là loa có hiệu suất tốt hơn loa độ nhạy thấp. Mỗi loại sẽ có những mặt mạnh yếu riêng mà em nghe các bác bàn nhiều cũng được mở mang. Em nghĩ là sx loa độ nhạy cao phục vụ cho các amply công suất nhỏ, loa độ nhạy thấp thì phục vụ yếu tố nào đó, ví dụ để hạn chế độ giảm rung của âm tràmhay để đỡ bị ảnh hưởng của nhiễu bên ngoài,... Em thích độ nhạy cao vì nó yêu cầu những phần còn lại tốt( amp, CDp, dây, thùng loa,..) => sẽ nâng cao việc DIY
Loa độ nhạy cao thì mới thể hiện hết được cái hay của am và cdp ,nhưng nếu đồ đánh phía trước mà kém đánh vào loa độ nhạy cao thì thôi rồi -ồn -vỡ tiếng nói chung là nghe còn kém cả loa cỏ tự đóng .
Em thì cứ suy ra từ vật lý, độ nhạy cao thì nam châm phải khỏe. Cuộn dây côn có nhiều vòng để tạo từ trường mạnh, nhện và nhún có lực đàn hồi thấp. Từ đó chỉ cần cung cấp dòng điện nhỏ màng loa đã thụt mạnh. Nhưng do không thể giảm khối lượng màng loa, côn, nhún, nhện vì thế khối lượng mấy cái này gây ra quán tính quá lớn lại ảnh hưởng đến độ chính xác âm thanh phát ra. Khi tìm cách tăng độ nhạy cũng phải hy sinh một vài yếu tố khác... Sai thì các bác bỏ qua cho :lol:
bác tham khảo post này tại website của Romy The Cat tóm tắt những điểm chính trong thiết kế loa: high efficiency vs low distortion. http://goodsoundclub.com/Forums/ShowPos ... =9340#9340 Tất cả design đều phải hy sinh cái gì đấy (compromise) để đạt cái gì khác. Tuy nhiên phần lớn loa độ nhạy thấp không phải do mục tiêu đạt distortion ít nhất, mà hoàn toàn do lý do kinh tế và nhu cầu của thị trường. Nên cứ nói chung chung là loa độ nhạy thấp ít méo hơn loa độ nhạy cao là sai.
Em đã dám nói thế này đâu "Nên cứ nói chung chung là loa độ nhạy thấp ít méo hơn loa độ nhạy cao là sai
Các bác cho em hỏi độ nhậy bao nhiêu là cao, bao nhiêu là thấp và trung bình là bao nhiêu ạ, em đoc mãi mà không biết.
Em đọc một số nơi thấy nói là: Để có được độ nhạy cao thì khi chế tạo loa cần phải thoả mãn mấy yêu cầu: - Mô tơ của củ loa phải mạnh => Nam châm phải có lực từ rất mạnh => tạo nên khe từ mạnh với cuộn dây loa - Màng loa phải rất nhẹ => có khối lượng rất thấp Do vậy chỉ cần dòng điện nhỏ đã tạo ra dao động đáng kể của cuộn dây và màng loa => độ nhạy cao Để chế tạo được loa vừa có độ nhạy cao lại vừa hay không phải dễ vì thông thường màng loa cần phải cứng để khó bị biến dạng => ít méo và vừa rất nhẹ lại vừa cứng thì khó đáp ứng đươc. Ngoài ra khi tăng độ nhạy của củ loa thì đi kèm là băng thông sẽ bị giảm, do vậy để chế tạo được loa vừa có độ nhạy cao vừa băng thông rộng lại chất lượng tốt đòi hỏi kinh nghiệm và bí quyết và kèm theo là giá thành cũng rất cao, ví dụ như loa toàn dải độ nhạy cao của Lowther, Feastrex. http://www.lotusgroupusa.com/Feastrex1.htm Nếu để đánh với ampli đèn công suất thấp 4-8w thì đòi hỏi loa có độ nhạy từ 94-95db trở lên.
hì cái này e cũng như bác, chưa rõ lắm. Mong được các bác làm sáng tỏ. Em thường thấy loa có độ nhạy khoảng 94dB trở lên, có lẽ là cao chăng? 91dB vẫn là bt mà. ( 8Ohm, 2.84/v,1Watt/met)
Cái này bác đọc ở đâu vậy ! Nghe phảng phất mùi...quảng cáo của hãng nào đó quá bác ạ ! - Thứ nhất, màng loa thế nào là rất nhẹ ? Phải có một giá trị chuẩn nào đó được đưa ra chứ ? - Nam châm phải rất khỏe => em thấy đưa ra chung chung thì mọi người cũng dễ hiểu rồi ! Và từ yếu tố nam châm rất khỏe được sử dụng thì tự nó đã làm cho màng loa "nhẹ" hơn... tính tương đối!
Bác ơi, tất cả các hãng làm loại loa loại này họ đều mong màng loa của mình nhẹ nhất có thể, không có chuẩn đâu. Từ lực tại khe từ cũng vậy, lớn hay bé là theo nhiều tiêu chí khác nhau. không có tiêu chuẩn đâu ạ
Túm lại :độ nhạy càng cao càng khó làm,độ nhạy thấp ai làm cũng được(kể cả em)"Ra Nhật tảo mua sườn,lỏi thép non,nón,nhện,col....của anh ba về dán dán ráp ráp lại là xong ,đi nạp từ,cắm vào ampli là nghe ò í e ngay :lol: có khi hên đo nó lên tận 99db kg chừng" :mrgreen: Còn để làm ra căp loa hay là một chuyện khác hoàn toàn...nó kết hơp rất nhiều thứ kể cả thùng loa (Các bác đã từng nghe gold monitor tannoy chỉ có thùng original thì mới tuyệt hay". Em xin có vài lời cùng các Bác....
He he, như em đã nói là em không đủ trình độ để tự nghiên cứu nên em chỉ có đọc của người khác thôi, mấy yếu tố trên em đọc từ nhiều trang web khác nhau và đều là những trang web có uy tín (không phải là trang quảng cáo sản phẩm của hãng nào, trừ hình ảnh minh hoạ em lấy từ trang của feastrex có kèm theo link bên dưới ảnh để các bác biết) và họ cũng chỉ đưa chung chung thôi chứ cũng không có tiêu chuẩn cụ thể, em đưa lên để anh em biết thêm thông tin thôi Còn để làm được củ loa tốt (bất kể độ nhạy cao hay thấp) thì có lẽ còn nhiều vấn đề về kỹ thuật lắm, em không rành nên không dám bàn thêm. Cá nhân em, nếu để DIY loa, em thích củ loa của hãng Scanspeak
Các bác cho em tham khảo là độ nhậy của một đôi loa thì làm sao để biết ạ? (em nói là loại secondhand ạ )và nếu như ở trên google mà hổng có thì biết tìm ở đâu ạ ?
Re: Em không đồng ý với bác. Theo em nó còn tùy vào cả công suất của loa nữa chứ bác. Em lấy ví dụ nhà em: NS 670 (CS 50W) độ nhạy thấp chỉ có 89db và NS 690 (CS 60w) độ nhạy cao hơn 1 chút 90db. Em đấu cùng amp Onkyo 722mkii/150 nhưng cùng mức volume rõ ràng NS 690 ăn công suất của amp hơn. Vậy công thức tính công suất của loa/amp thực chất là thế nào nhỉ? Vì thông thường các amp bán dẫn đều ghi rất rõ (ví dụ 50w/1 kênh 8om hay 4 om... thì khi ghép loa lên chọn < hoặc =) là ổn. Tại sao với amp đèn SE CS chỉ có 10w mà chơi được cả loa 80W có độ nhạy 96db. Thật là biển cả không biết thế nào cho hết.
Re: Re: Vấn đề này khó nói lắm bác vì một số lý do sau: + Độ nhạy công bố của loa các hãng là do các hãng tự đo đạc, công bố, thông thường các hãng hay công bố độ nhạy cao hơn thực tế để gây ấn tượng => độ nhạy thực tế chưa chắc đã như công bố + Em e rằng không có công thức cụ thể để tính công thức loa/amp, mỗi người có một sở thích về mức độ âm lượng khi nghe nhạc, ngoài ra còn phụ thuộc loại nhạc nào, độ nhạy thực tế của loa đến đâu, phòng nghe rộng hay hẹp...vv Dưới đây là trích dẫn từ trang: http://www.crownaudio.com/amp_htm/amp_i ... _power.htm The list below recommends the total amplifier power needed for several applications. Each application has a range of power based on the desired loudness and the typical loudspeaker sensitivity. In compiling this list, we made the following assumptions: Typical loudspeaker sensitivity is 85 dB SPL/W/m for home stereos, 95 dB SPL/W/m for small PA speakers, 100-105 dB for medium PA speakers, and 110 dB for large PA speakers. The recommended power allows for signal peaks of 10 dB for folk, jazz and pop music. Actually the peaks might be as high as 25 dB, but we're allowing for some inaudible short-term clipping. The recommended power allows for signal peaks of 6 dB for rock music that is highly limited or compressed. According to Crown's chief amplifier engineer, Gerald Stanley, amplifier continuous power and amplifier peak power are nearly the same. Typically, peak power is only 1 dB higher than continuous power, and depends on peak duration. Total amplifier power required in various applications Nearfield monitoring: 25 W for 85 dB SPL average (with 15 dB peaks), 250 W for 95 dB SPL average (with 15 dB peaks) Home stereo: 150 W for 85 dB SPL average (with 15 dB peaks), 1,500 W for 95 dB SPL average (with 15 dB peaks) Folk music in a coffee shop with 50 seats: 25 to 250 W Folk music in a medium-size auditorium, club or house of worship with 150 to 250 seats: 95 to 250 W Folk music at a small outdoor festival (50 feet from speaker to audience): 250 W Pop or jazz music in a medium-size auditorium. club or house of worship with 150 to 250 seats: 250 to 750 W Pop or jazz music in a 2000-seat concert hall: 400 to 1,200 W Rock music in a medium-size auditorium, club or house of worship with 150 to 250 seats: At least 1,500 W Rock music at a small outdoor festival (50 feet from speaker to audience): At least 1,000 to 3,000 W Rock or heavy metal music in a stadium, arena or ampitheater (100 to 300 feet from speaker to audience): At least 4,000 to 15,000 W
Re: Re: Hi các ace. Mình thấy ace bàn nhiều về độ Nhạy của loa, mình có tí quan điểm cá nhân mong mọi người đóng góp: 1. Loa có độ nhạy cao (khoảng 90-92Db trở lên) thường là loa cổ, loa thùng... hay ghép cho Amp đèn (Vì thống kê amp đèn thường có công suất nhỏ (5w-30w). Mặt khác amp đèn tuy công suất nhỏ nhưng chất lượng âm thanh trung thực, chi tiết và ít tạp âm (Xét trong điều kiện CDP, dây dợ, CD chuẩn...), giá cả DIY cũng vừa phải nên nhiều ace sử dụng phương án này. Nghe hay - Trong tầm vừa tiền. 2. Loa Bookshelf thường có độ nhạy thấp hơn (khoảng 80-88db) thường ghép với amp bán dẫn. Đặc biệt, có những dòng loa đòi hỏi phải có amp bán dẫn công suất lớn mới thể hiện hết hiệu quả như Usher BE 718 chẳng hạn - Hơi tốn tiền. 3. Quan trọng nhất - Phải nghe bằng Tai mình. Nên khi Setup một bộ Audio mình thường chọn phương án: 1. Nơi mình nghe nên sử dụng Loa thùng hay Bookshelf. Ví dụ: Phòng nhỏ lại thích loa độ nhạy cao như Altec lansing M19 (độ nhạy 101Db), nhưng như cái tủ lạnh thì không phù hợp và ngược lại.. 2. Chọn Amp phù hợp với Loa. 3. CDP và chọn cuối cùng (Khoảng 10-15% tổng giá thành hệ thống). Note: tất nhiên phải có dây dợ và chân loa chứ Thống kê: 85% ace nghe âm thanh đều phải hài hòa Hình, Tiếng và Tiền 15% còn lại Lập dị. Góp ý cho rôm rả.... Bye ace.
Độ nhậy cao đồng nghĩa với việc âm chất lượng âm thanh hay hơn, những loa hi end người ta cuốn coi loa ko phải là dây đồng nữa mà là dây bạc để coi loa nhẹ hơn, dẫn đến độ nhậy của loa cao hơn, vì sao mà loa toàn dải trung âm của nó rất dầy, nghe rất ấm áp, là vì độ nhậy của là rất lớn, cái nhìn rõ là loa toàn dải coi loa rất nhẹ, và công suất loa rất thấp, Ông nào bảo loa độ nhậy cao ko hay thì nên đọc thêm nhiều tài liệu chứ đừng nghe nói, ( cái này so sánh trên cùng loa cùng thương hiệu), cùng củ loa như nhau nhưng loa có độ nhậy cao hơn chắc chắn sẽ hay hơn, tuy nhiên cái gì cũng có ưu điểm nhược điểm của nó,
Hãng loa hi-end nào mà quấn voice coil bằng dây bạc để cho nhẹ vậy bác? Khối lượng riêng của Bạc lớn hơn khối lượng riêng của Đồng gần 20%, nên nếu cùng tiết diện dây và số vòng quấn thì dây bằng Bạc sẽ nặng hơn dây bằng Đồng gần 20%, đó là chưa kể vì điện trở suất của Bạc thấp hơn của Đồng, nên để trở kháng loa như của quấn dây Đồng thì buộc số vòng dây của dây Bạc phải tăng lên, nếu không muốn giảm tiết diện dây đi, đồng nghĩa với trọng lượng voice coil càng tăng lên thêm nữa. Cho nên nói dùng dây Bạc để cho voice coil nhẹ đi là không hợp lý đâu ạh. Chất lượng âm thanh của loa phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố độ nhạy; và trọng lượng voice coil cũng chỉ là 1 yếu tố tạo nên độ nhạy, nên không thể khẳng định voice coil nhẹ cho độ nhạy loa cao đồng nghĩa với loa có chất lượng âm thanh tốt bác ạh.