Một vài băn khoăn khi chơi Loa kèn với active cross

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by Tyro, 11/3/06.

  1. Tyro

    Tyro Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Location:
    Thành Công bang
    Với ý định chơi 1 bộ kèn và lắp lấy active crossover đèn, em có vài thắc mắc nhỏ như sau :
    1. Với 1 bộ củ và kèn trung chơi ở dải tần 500Hz - 5000Hz. Giả sử ta chỉ cho củ kêu thôi ( tháo kèn ra ) thì sẽ mất rất nhiều âm thanh ở tần số 1000Hz trở xuống. Tức là kèn có 1 chức năng quan trọng là cộng hưởng cho vùng tần số thấp ( phụ thuộc vào kích thước kèn ) trong dải tần làm việc của bộ củ và kèn trung đó. Vậy phase gốc của phần âm thấp ( cỡ 500Hz ) và phần âm cao ( cỡ 5000Hz ) có lẽ sẽ khác nhau chăng ? Theo em hiểu thì với tần số cao sẽ là tại chính cuộn dây ( coil ) của củ kèn còn âm thấp sẽ là ở ngay miệng kèn ?
    Vậy việc xử lý sai phase sẽ phải làm ra sao ???
    2. Với các loa màng giấy thông thường thì để tránh sai phase người ta thường thiết kế sao cho các cuộn dây của các loa trong hệ thống thẳng hàng theo chiều thẳng đứng. Riêng với hệ thống kèn thì việc này khó khả thi hơn vì vẫn đề mỹ quan cũng như việc lựa chọn phase gốc của phần kèn sẽ là cuộn dây hay miệng kèn ???
    3. Việc lắp active crossover đèn cũng sẽ gây lệch phase do mây nguyên nhân sau :
    - Tín hiệu qua tụ liên lạc sẽ nhanh hơn phase gốc là 90độ ( hay là chậm em cũng không nhớ lắm ) => số tụ liên lạc khác nhau giữa các dải sẽ gây lệch phase.
    - Tín hiệu qua đèn cũng có thể gây lệch phase bởi lưới và catốt cùng phase nhưng lại ngược phase 180 độ so với anốt...
    ......
    Túm lại là còn nhiều băn khoăn lắm.
    Rất mong các bác có kinh nghiệm giải đáp giúp cho.
     
    Tags:
  2. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    259
    Re: Một vài băn khoăn khi chơi Loa kèn với active c

    Chà chà đây cũng chính là niềm băn khoăn bấy lâu của em, trong đó em đã tạm giải quyết được 2 điểm 2 và 3 bác tý đề cập:

    2- Dịch chuyển các loa theo phương ngang để tìm điểm đồng pha, bác có thể thấy các hãng loa lớn rất hay làm điều này nên mới có loa hình tháp ( VD JBL Ti6K, Wilson Puppy ... )nhằm cho loa treble và mid nằm sau loa bass 1 chút theo phương thẳng đứng , sao cho âm thanh đến tai cùng lúc -> đồng pha.

    3- Do các ampli cấu tạo khác nhau nên phase tín hiệu ra loa chắc chắn khác nhau, em lấy 1 ampli làm chuẩn( VD ampli mid, ) kéo tạm 1 loa mid bass, sau đó cho tiếp 1 ampli khác kéo chiếc loa bên kia, em sẽ đổi chiều dây loa của ampli này sao cho tiếng bass ra trùng pha với loa làm chuẩn ( nghe tiếng bass nặng và gom nhất ), làm tương tự với cầu trên.

    Tuy mất khá nhiều thời giờ, nhưng kết quả là xứng đáng, chỉ tội gần đây em chẳng còn muốn đi nghe nhạc ở bên ngoài nữa.
     
  3. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Nhìn chung rất khó đạt được đồng pha hoàn toàn giữa các củ loa. Chỉ là tương đối nghe thế nào lọt tai là OK rồi.

    Vấn chủ yếu là hòa hợp pha ở trong giải tần bị chồng chéo giữa các củ. Trong vùng này nếu âm thanh ra bị đối pha thì sẽ tạo ra những lỗ hổng trong đáp tần. Lệch 90 độ thực cũng không đến nỗi tệ như 180 độ.

    Vị trí của củ loa thực ra ảnh hưởng đến độ trễ thời gian hơn là pha. Lệch pha và độ trễ thời gian là hơi khác nhau đó ạ.

    Nếu dùng simulator software thì có thể tính tóan chính xác hơn về pha nếu không thì cứ chỉnh tương đối thôi sao cho vừa tai là OK các bác ạ. Mà em cũng chả thấy có cái simulator nào dùng cho cả hệ thống được nếu simulator riêng lẻ từng thành phần thì cũng không có hiệu quả cao mấy.

    Planets

    PS có quan điểm cho rằng tai người không phân biệt được lệch pha giữa các giải tần đâu.
     
  4. Tubes

    Tubes Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    242
    Likes Received:
    7
    Location:
    Hà Nội
    Tế bào thính giác hình như chỉ cảm nhận được biên độ thôi thì phải. Không cảm nhận được pha.
    Tuy nhiên theo em, pha của các thành phần sóng rất quan trọng vì một tín hiệu trầm sẽ xuất hiện ở loa trầm, nhưng các thành phần bậc cao của nó cũng có thể xuất hiện ở loa trung hoặc thậm trí loa tép. Đến tai sẽ là âm thanh của cả 3 loa tổng hợp lại. Trong trường hợp đó rõ dàng méo về pha sẽ ảnh hưởng đến méo tín hiệu.
    Trong trường hợp tín hiệu stereo, một âm thanh xuất hiện cả hai loa khi đó nếu tín hiệu ngược pha sẽ suy giảm lẫn nhau tại trục trung tâm giữa hai loa, tại vị trí khác sẽ không bị ngược pha. Do vậy chỉnh vị trí cũng có thể hiệu chỉnh được pha, tuy nhiên có thể gây trễ.

    Câu hỏi là tại sao chỉ có tín hiệu giả surround mới cần có mạch trế, còn các hệ thống khác hoặc stereo hifi lại không cần hoặc không áp dụng?
     

Share This Page

Loading...