Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên quan

Discussion in 'Nguồn phát từ máy tính' started by Jacky5555, 24/6/11.

  1. trantantrieu

    trantantrieu Approved Member

    Joined:
    22/12/11
    Messages:
    24
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hà nội
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    đã có bác nào dùng micro setup cho amarra symphony chưa ???
    http://www.youtube.com/watch?v=mcZTPEofxfI
    mình có micro nhưng chân xlr mới đau chứ
     
  2. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Hình như em vẫn down được bài của "ngày hôm qua" bác Jack ơi :) :mrgreen:
     
  3. Jacky5555

    Jacky5555 Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    2.120
    Likes Received:
    718
    Location:
    Hanoi
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Hôm nay mới day 1 mà bác, bài nào là "ngày hôm qua" (không tính bài preview) ? :D
    Mọi năm đều thế đấy, năm nay chắc vẫn thế, ngày nào chỉ down đc ngày đó và không down đc (các) ngày cũ.
     
  4. Jacky5555

    Jacky5555 Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    2.120
    Likes Received:
    718
    Location:
    Hanoi
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    vụ này hay đó bác, bác đi đầu đi.
    Bản amarra symphony mà không dùng mic để tạo lập các filter thì không khác gì bản thường.
     
  5. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Có lẽ là có mỗi bài Preview là được rồi, năm nay em mới down ạ :D !
     
  6. hpham

    hpham Advanced Member

    Joined:
    16/3/09
    Messages:
    739
    Likes Received:
    23
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Em chưa đọc bài này của bác giờ mới thấy. Em đang cắm ch3-4 :lol: em sẽ thử ch1-2 hy vọng là bác gãi trúng chỗ ngứa của em. Cảm ơn bác nhiều lắm
     
  7. BDF

    BDF Advanced Member

    Joined:
    20/3/07
    Messages:
    75
    Likes Received:
    33
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Đã có bạn nào dùng NUC intel làm transport chưa ?
    ai đã nghe rồi xin chia sẻ ý kiến đánh giá với nhé
    so sánh với Mac mini và laptop ????
     
  8. Pointed

    Pointed Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    2.557
    Likes Received:
    66
    Location:
    ...Sáng áo bông ...Tối áo phông
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Mời bác đọc hướng dẫn sử dung thuốc, trang 60, con live của em cũng tương tự như thế nên em ngoại suy sang con 24D của bác thôi chứ 24D em chưa có :mrgreen:
    http://cdn-downloads.tcelectronic.com/media/668070/tcelectronic-konnect8-manual-english.pdf
     
  9. hpham

    hpham Advanced Member

    Joined:
    16/3/09
    Messages:
    739
    Likes Received:
    23
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Em cắm sang ch1-2 hát được rồi bác Point ơi cảm ơn bác 1 lần nữa. Mấy ai nhiệt tình được như bác. Em mò mấy tháng trời khổ thật nhưng mà càng dùng thấy càng thích cái TC này. Còn chức năng thu âm em chưa động tới nữa.... Vui quá chừng.....

    vậy ch3-4 dùng làm gì bác nhỉ?
     
  10. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Báo cáo lại: Sáng nay em có thể down được bài của ngày hôm nay và down được cả bài của ngày hôm qua ạ (hôm qua em down định dạng Alac, nay down định dạng Flac) :)
    => Theo em là hoàn toàn có thể Down được các bài của Nhày hôm trước trong cả đợt free này ạ :mrgreen:
     
  11. Jacky5555

    Jacky5555 Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    2.120
    Likes Received:
    718
    Location:
    Hanoi
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Em confirm là bác đúng.
    Nó để giao diện các ngày cũ mờ đi nên em tưởng là nó không active nữa. Di chuột vào thì link lại sáng lên. :)
     
  12. Jacky5555

    Jacky5555 Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    2.120
    Likes Received:
    718
    Location:
    Hanoi
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Chủ quan hôm nay em vào định down 1 thể mấy ngày luôn.
    Nhưng từ day 4 trở về trước là Linn bắt trả tiền rồi các bác nhé, vậy nhắc lại các bác là nên ngày nào down ngày nấy cho chắc. :D
     
  13. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    :D, may quá em mới chỉ để trôi có 1 ngày nên chưa bị tính phí !
     
  14. Jacky5555

    Jacky5555 Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    2.120
    Likes Received:
    718
    Location:
    Hanoi
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Rảnh em thô dịch một bài phỏng vấn Andreas Koch trên Audiostream. Bài này em thấy khá tâm đắc vì nó đáp ứng mấy thông tin:
    - bản chất dsd gần với analog hơn và dsd đã đc sử dụng trong lưu trữ audio của các studio từ rất lâu
    - dsd có nhiều ưu thế kỹ thuật và một số hạn chế
    - mặc dù ưu thế nhưng việc dsd đc xử lý thế nào bên trong dac là vấn đề quyết định, việc dùng lọc lowpass quá mạnh mẽ khiến cho phần lớn dsd đuợc coi là chuyển sang pcm trước khi sang analog.
    Nó đánh đúng cảm nhận của em khi nghe dsd gần đây: mượt mà, thư thái nhưng lại thiếu đi độ gai góc hay sự chân thật tuyệt đối của âm sắc, có thể do filter của dac.
    Bản dịch còn thô và nếu có gì còn thiêud sót các bác bỏ quá nhé.
    Link gốc:
    http://www.audiostream.com/content/qa-andreas-koch

    Với sự quan tâm về DSD gần đây, dường như giờ là thời điểm thích hợp để hỏi một trong những người sáng tạo ra SACD về những thắc mắc phổ biến về nó. Andreas Koch đã tham gia vào việc phát triển các tiêu chuẩn và thiết bị cho sản xuất SACD, ghi âm, và trình diễn, công ty Playback DEsign của ông là một trong những nhà tiên phong đưa DSD tới các thiết bị đại chúng, và ông cũng là một người quan trọng trong việc phát triển DoP (DSD over PCM). Andreas đã trả lời một số câu hỏi liên quan đến DSD và hy vọng sẽ làm rõ một số khía cạnh về DSD tới các bạn.

    Ông có thể cho chúng tôi một cái nhìn tổng quan về DSD là gì và làm thế nào nó khác với PCM ?
    Thuật ngữ Direct Stream Digital ( DSD ) được đặt ra bởi Sony và Philips khi họ cùng nhau đưa ra các định dạng SACD . Nó không có gì khác so với Bộ điều chế Delta- Sigma đầu tiên được phát triển bởi Philips trong năm 1970 . Mãi đến sau này trong những năm 1980 thì nó mới được phổ cập hơn, sử dụng như là một định dạng trung gian bên trong chip chuyển đổi A / D và D / A.
    HÌnh 1 cho thấy làm cách nào 1 nguồn analog chuyển đổi sang PCM thông qua AD converter và sau đó quay trở lại analog qua DA converter. Quá trình bên trong AD converter gồm 2 bước riêng biệt sau:
    - Bộ điều chế Delta- Sigma: analog được convert sang thẳng DSD với tần số lấy mẫu (sample rate) rất cao. Nhiều thuật toán khác nhau được thực hiện tùy thuộc vào ứng dụng và độ trung thực cần thiết. Chúng có thể tạo ra 1 -bit hoặc multibit DSD với tần số lấy mẫu lên gấp 64x hay 128x so với CD thông thường.
    - BỘ lọc Decimation: tín hiệu DSD từ bước trước được hạ thấp tần số lấy mẫu và chuyển sang PCM . Độ lớn mẫu được tăng lên (ví dụ như 16 hoặc 24 bit) và tần số lấy mẫu để giảm đi về CD hoặc PCM phân giải cao (hires PCM).
    Ở khâu DA thì cũng tương tự nhưng ngược lại:
    - PCM được nâng tần số lấy mẫu lên rất cao
    - rồi qua Bộ điều chế Delta- Sigma chuyển đổi sang dSD
    - chuyển đổi sang analog
    [​IMG]


    Công nghệ này được lựa chọn vì sự cải thiện độ tuyến tính và chất lượng duy trì qua các thiết bị vật lý, nó nhanh chóng được ứng dụng trong phần lớn bộ chuyển đổi và có thể nói rằng ngay từ cuối thập niên 1980 chúng ta đã được nghe một số hình thái của DSD mà không biết.

    Trong khi DSD được sử dụng ở một tần số mẫu 2.8224MHz (64 x 44.1kHz) với 1 bit cho việc sản xuất SACD, thiết bị ghi âm cũng đã được sử dụng ở tần số gấp đôi, đó là 5.6448MHz (128 x 44.1kHz). Thường thì các studio sử dụng định dạng 2x này để lưu trữ thư viện Analog của họ. Thiết bị thu âm này tăng gấp đôi tần số của DSD có giá tương đối rẻ, với chất lượng tuyệt vời để người tiêu dùng có thể sử dụng nó để lưu trữ các bản vinyl và băng từ (tape) yêu quý của mình vào một định dạng kỹ thuật số và sau đó chơi mà lại trực tiếp thông qua DAC với chất lượng cao.
    Tuy nhiên, băng thông rộng của DSD lại có một mặt trái: tín hiệu tinh khiết Delta-Sigma được lượng hóa chỉ là 1 bit và do đó bản thân nó không có dải độ động (dynamic range) thực sự tốt. Đó là lý do tại sao bộ chuyển đổi Delta-Sigma cần phải kết hợp một quá trình được gọi là "noise shaping" để làm tăng dải động trong miền tần số phổ biến mà tai người có thể nghe được (0-20kHz) và sau đó giảm nó từ từ ở tần số cao hơn nữa. TÍn hiệu đầu ra sau khâu này chính là DSD. Hình 2 dưới đây cho thấy dải độ động điển hình của một tín hiệu DSD lấy mẫu tại 2.8224MHz và 5.6448MHz. Độ nhiễu nền (noise floor) từ từ tăng lên khi tần số tăng lên tới một ngưỡng nghe cao nhất của chúng ta -mà đã chứng mình có thể lên đến 100kHz.
    Tất nhiên DSD ở tần số gấp đôi là 5.6448MHz sẽ có dải tần an toàn ở mức 0-40khz, trên tần số đó thì nhiễu nền mới bắt đầu tăng. HÌnh 2 cũng cho thấy độ động của hires PCM ở các tần số lấy mẫu khác nhau. Hãy nhìn đường đồ thị “dựng đứng” mà tín hiệu PCM thường có. Những đường “dựng đứng” đó có thể là những tác nhân xấu tới âm thanh nếu không được xử lý bằng các thuật toán đặc biệt như thiết bị của Playback Designs. Còn đối với DSD thì không gặp vấn đề này.

    [​IMG]

    Như vậy DSD có các đặc điểm sau:
    - Dải động tuyệt vời ở dải tần số nghe 0-20khz
    - ở trên tần số 20khz thì nó tăng nhiễu nền một cách từ từ (không “dựng đứng” như PCM)
    - Tần số cao có thể mở rộng lên tới đơn vị Mhz
    Các ưu điểm này tạo nên ưu thế cho DSD khi lựa chọn định dạng audio phân giải cao. Đôi khi nó bị chỉ trích vì có thể tạo ra tần số quá cao. Tuy nhiên tất cả các DAC sẽ làm công việc giới hạn lại mức nhiễu nền trước khi đưa sang analog. Tiếng ồn này nhìn chung dễ dàng được lọc ra mà người nghe không phát hiện ra. Nhân đôi tỉ lệ mẫu của DSD còn giảm đáng kể nhiễu nền ở tần số cao.

    Ông đã tham gia vào phát triển SACD từ đầu, ông có thể cung cấp cho chúng tôi một cái nhìn tổng quan về lịch sử hoạt động của ông với SACD / DSD?
    Tôi đã được tham gia vào việc tạo ra các SACD từ đầu khi làm việc tại Sony và đã dẫn đầu một nhóm các kỹ sư thiết kế ghi DSD đa kênh đầu tiên của thế giới và biên tập cho việc ghi âm chuyên nghiệp (workstation Sonoma), chuyển đổi đa kênh DSD đầu tiên của thế giới (ADC và DAC), cũng như tham gia vào các ủy ban về tiêu chuẩn hóa khác nhau trên toàn thế giới cho SACD. Sau đó tôi thành lập AKDesign nơi đã thiết kế và tiếp thị sản phẩm OEM mà có kết hợp một số thuật toán xử lý độc quyền DSD để chuyển đổi PCM sang DSD hay DSD sang PCM, và các công nghệ khác cho DAC cũng như kiểm soát jitter trong DAC. Trong năm 2008, tôi đồng sáng lập Playback Designs để đưa ra thị trường những kinh nghiệm đặc biệt của tôi và bí quyết về DSD với các sản phẩm dạng DAC hay đầu đĩa CD / SACD.

    Một số nhà sản xuất, bao gồm Gordon Rankin của Wavelength Audio, đã chỉ ra rằng không có chip DAC nào sản xuất hiện nay có thể xử lý native DSD. Nếu vậy, không lẽ tất cả DSD DAC hiện nay chuyển đổi DSD sang PCM bên trong nó?
    Hầu hết các chip DSD DAC, nếu không muốn nói là tất cả, thực hiện lọc lowpass các tín hiệu DSD để giảm nhiễu ồn tần số cao (xem Hình 2) trước khi tín hiệu được chuyển đổi sang analog. Các tín hiệu ra đằng sau bộ lọc lowpass này (và trước khi chuyển đổi sang analog) vẫn có thể có tần số lấy mẫu giống như các tín hiệu DSD ban đầu, nhưng nó không còn là 1 bit. Vậy tín hiệu này có thể còn được coi là DSD nữa hay không?
    Trả lời câu hỏi trên tùy thuộc chúng ta định nghĩa thế nào:
    DSD, hoặc Delta-Sigma Modulation, có thể được mã hóa với hơn 1 bit, còn PCM có thể mã hóa với một tần số mẫu rất cao. Khi chỉ nhìn vào các tiêu chí độ lớn mẫu và tần số lấy mẫu, ranh giới giữa DSD và PCM là không rõ ràng. Đôi khi sẽ hữu ích hơn nếu phân biệt DSD và PCM trong miền tần số và tìm kiếm sự bộc lộ khác nhau giữa chúng ở dải tín hiệu tần số cao, như hình 2 ở trên.
    Vì tôi tin rằng: lý do của việc khác nhau về chất âm giữa PCM và DSD nằm ở chỗ chúng bộc lộ thế nào ở tần số cao, tôi tin rằng việc lọc một cách tích cực tín hiệu DSD để làm phẳng tần số cao sẽ làm nó nghe gần như PCM.
    " Lý do tại sao nhà sản xuất chip thích bổ sung một bộ lọc lowpass tại đầu vào DAC của họ rất đơn giản: đầu ra analog sẽ cho kết quả đo đạc tốt hơn, dù việc đo đạc tốt hơn đó chưa chắc đồng nghĩa với việc âm thanh là tốt hơn". Phần lớn các nhà sản xuất audio và người tiêu dùng – những người không hiểu gì về DSD cũng lo ngại về chỉ số Signal-to-Noise ở tần số cao và có xu hướng lựa chọn chip cho ra đáp tuyến tần số (frequency response) phẳng và tối ưu theo định lý Nyquist.
    VỚi suy nghĩ theo hướng đó, thì câu trả lời cho câu hỏi trên là có. Phần lớn nếu không muốn nói tất cả DAC chuyển đổi DSD sang PCM trước khi chuyển đổi sang analog.
    Điều đó lại mở ra một cánh cửa khác cho những nhà thiết kế: làm ra những DAC được xây dựng độc lập, không cần lo lắng tới việc tiêu chí đo đạc ra tín hiệu hình sin chuẩn, mà chỉ cần sao cho ra tín hiệu tái tạo âm nhạc thực sự.


    Làm thế nào để một người có thể biết liệu dac có khả năng chơi DSD của anh ta có xử lý tín hiệu DSD một cách nguyên bản không (native DSD)?
    Rất nhiều nhà sản xuất định nghĩa dac có thể chơi DSD là dac có thể nhận được tín hiệu DSD nguyên bản qua đầu vào tín hiệu số của thiết bị. điều gì xảy ra sau đó với tín hiệu DSD này lại là câu chuyện khác. Nếu bạn muốn trả lời câu hỏi này bạn phải tìm hiểu thực sự chi tiết về Dac đó như chip nào được sử dụng, những thuật toán nào được áp dụng khi chip không phải loại sẵn có trên thị trường (off-the-self chip). Phần lớn dac được công bố các thông số kỹ thuật nhưng đôi khi nó không dễ để tìm hiểu. Nên rất tiếc đây là câu hỏi khó trả lời với nhiều người. Tuy nhiên thật may là chúng ta vẫn có đôi tai để thẩm định đâu là âm thanh tốt hay không, phải không?


    Gordon Rankin chỉ ra rằng giao thức DoP (DSD over PCM) có những bất cập về ngốn một phần băng thông trong việc mã hóa/giải mã tín hiệu số. Vậy DOP có cải thiện nhanh trong thời gian tới để thúc đẩy việc tái tạo âm thanh tốt hơn không?
    Việc sử dụng băng thông của Dop liên quan đến việc nhận diện tín hiệu truyền dẫn là DSD trong khi nó được truyền đi trong gói dữ liệu được đóng gói như PCM. Nó không tác động gì tới bit dữ liệu thực tế của tín hiệu gốc. Những lập luận rằng điều này tác động xấu tới âm thanh là không rõ ràng, nếu không thì tôi đã không thấy tín hiệu qua USB nhìn chung nghe tốt như vậy. Băng thông của USB là lớn hơn nhiều so với các truyền dẫn khác để có thể bị ảnh hưởng.
    DoP là một giải pháp thỏa hiệp cho những thiết bị không thể truyền nhận trực tiếp tín hiệu DSD (VD giữa máy Mac và DAC). Nó được tạo ra bởi một số nhà sản xuất. Tất nhiên, giải pháp này không bao giờ là hoàn toàn lý tưởng và ở mức độ nào đó nó đã gây khó chịu cho một số nhà sản xuât khác do cấu trúc kỹ thuật hiện có của họ.
    Tất nhiên DoP vẫn còn đang được cải thiện. Nhưng cải thiện đó có song hành với cải thiện về chất lượng âm thanh không thì vẫn còn là câu hỏi.

    Một nhược điểm song hành của DSD là nhiễu siêu âm (ultrasonic noise). Chúng ta có phải lo lắng vấn đề này không?
    Câu hỏi thực sự ở đây là liệu nhiễu siêu âm này có mong muốn hay không? Thính lực của con người là rất phức tạp. Chúng ta thường mắc sai lầm khi cố gắng mô tả nó bằng việc dùng đáp tuyền tần số thu được từ việc đo đạc các sóng sin. Chúng ta phải hiểu đây là chỉ là cách lấy xấp xỉ rất thô sơ và không thể giải thích quá trình thực hiện thế nào với một tín hiệu có độ động như âm nhạc. để hiểu kỹ vấn đề này phải tìm hiểu sâu hơn. Quá trình tác động vật lý của sóng âm tới các tín hiệu thần kinh, được thực hiện qua ốc tai là phần dễ dàng. Cái xảy ra tiếp theo bên trong bộ não chúng ta mới thực sự khó hiểu.
    Để không phải đào sâu vào vấn đề này tôi muốn chỉ ra rằng ngưỡng nghe của chúng ta không chỉ dừng lại ở 20khz mà có thể cao hơn rất nhiều. Dải động trên 20khz sẽ giảm dần nhưng không bao giờ dừng đột ngột. Nó giống như một âm thanh trong tự nhiên khi tắt không bao giờ tắt tức thì. Hãy nhìn vào HÌnh 2 và nói lại cho tôi đường cong nào gần tương tự với ngưỡng nghe của tai người nhất. Tôi tin các bạn sẽ chọn DSD.
    Nhiễu siêu thanh của DSD là một trong những yếu tố không tương quan tới tín hiệu âm nhạc. Việc xử lý âm thanh của tai chúng ta rất tốt trong việc lọc các yếu tố không tương quan này, giống như chúng ta vẫn có thể hội thoại trong một môi trường tiếng ồn vậy. Ngoài ra phần lớn nhiễu này ở mức thấp, thậm chí dưới ngưỡng nghe của tai người.
    Bằng cách đánh giá đúng khả năng lọc nhiễu của tai người, chúng tôi sẽ có hướng đi đúng trong thiết kế công nghệ và do đó tránh bớt một số cạm bẫy liên quan đến thuật toán mà không cần thiết . Đáp tuyến phẳng của PCM ở tần số cao (kèm theo những mặt trái tiềm năng) có thể là quá mức cần thiết bởi tai người và những yếu tố tâm lý có liên quan vốn dĩ đã thực hiện việc lọc nhiễu rồi.


    Tại triển lãm RMAF 2013 gần đây, tôi nghe một số người tham dự hỏi vể việc nhân đôi tần số mẫu của DSD, lợi ích của việc này là gì?
    Nhân đôi tần số mẫu DSD giúp cho việc hạn chế tạo nhiễu trong dải tần số như trong HÌnh 2. Nó là điều tuyệt với cho khâu ghi âm và hậu kỳ trong sản xuất DSD vì 2xDSD tạo thêm không gian cho các kỹ sư có thể ghi âm và chỉnh sửa mà ít bị suy hao, sau đó họ mới hạ về tần số DSD thông thường.
    NÓ cũng thú vị cho những người dùng có thể nén kho nhạc analog của mình về định dạng số. Những đối tượng này có thể không phải quan tâm tới dung lượng lưu trữ hay băng thông chia sẻ qua internet.
    Tuy nhiên để thuận tiện phân phối định dạng audio từ studio tới người sử dụng thì DSD tần số thông thường vẫn là giải pháp tối ưu xét theo khía cạnh chất lượng âm thanh, băng thông và lưu trữ.


    Một số người, bao gồm cả bản thân tôi, và Stephen Mejias của Stereophile đã bình luận về chất âm của DSD. Stephen nói rất rõ trong báo cáo của ông ấy về triển lãm RMAF: “tổng thể mượt mà, thong thả, kết hợp với độ động vừa tự nhiên vừa mạnh mẽ”. Vậy theo ông có khía cạnh kỹ thuật nào của DSD phải đánh đổi để đạt tới độ động tuyệt vời như vậy không?
    Chúng tôi đã nói chuyện một chút về việc này. Tôi nghĩ đó là do trong đặc tính của DSD đã bớt đi những yếu tố “sắc cạnh” (sharp edges) của âm thanh và do đó tạo ra sự vượt trội.
    Một số người có vẻ chưa sẵn để chơi DSD vì kinh nghiệm xương máu của họ với SACD , đặc biệt là sử dụng một công nghệ đã ít nhiều bị bỏ rơi bởi Sony. Nếu DSD khác thì khác thế nào? Định dạng mã hóa thường không biến mất , chỉ có các dạng vật lý của chúng dùng để phân phối mới lạc hậu hoặc biến mất. DSD là một định dạng mã hóa và và nay không cần phải gắn trong một dạng vật lý nữa.


    Playback Designs MPD - 5 DAC có thể xử lý lên đến 6.1MHz DSD qua USB . Tại sao phải cần đến 6.1Mhz DSD ?
    6.1MHz hoặc 128 x 48kHz là giới hạn lý thuyết mà tất cả DACs PBD có thể chấp nhận đầu vào . Quá trình DA thực tế có thể còn chạy ở một tần số cao hơn (được xây dựng trong tương lai)

    Hết :)
     
  15. Excel Man

    Excel Man Advanced Member

    Joined:
    9/10/14
    Messages:
    337
    Likes Received:
    56
    Location:
    Bắc Ninh
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Bái phục sự tìm tòi của bác và chia sẻ của bác cho anh em audio. Thế này gọi là tinh dịch rồi bác ạ. Có lẽ em cũng sẽ mượn cái DAC process theo chuẩn này nghe ra răng.
    Thank bác

     
    noway likes this.
  16. MasterBody

    MasterBody Advanced Member

    Joined:
    4/5/10
    Messages:
    529
    Likes Received:
    18
    Location:
    Hoàng Mai, Hà Nội
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Các bác chia sẻ cho e biết là chuyển CD sang file lossless trên cái MacMini thì nên dùng cái tính năng có sẵn trên iTunes hay phầm mềm của bên thứ ba thì tốt hơn?
    Cám ơn nhiều
     
  17. giaolong289

    giaolong289 Advanced Member

    Joined:
    12/10/13
    Messages:
    54
    Likes Received:
    1
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Em vẫn đang dùng 2 cách giống bác đó là itunes và dbpoweramp. Khi down được cd dạng file image (NRG) em mở itunes và dbpoweramp lên đồng thời. Tùy theo album phần mềm nào hiển thị được thông tin (tên album, ca sĩ, bài hát) thì dùng cái đó, nếu cả 2 cùng hiển thị thì ưu tiên dbpoweramp hơn. Em chưa so sánh chất lượng rip của phần mềm nào tốt hơn.
     
  18. MasterBody

    MasterBody Advanced Member

    Joined:
    4/5/10
    Messages:
    529
    Likes Received:
    18
    Location:
    Hoàng Mai, Hà Nội
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Cám ơn bác và cho e hỏi thêm là cái dbpoweramp có chạy trên hệ điều hàng MAC không?..e tìm mãi chỉ thấy chạy trên WINDOWS thì phải?

     
  19. Jacky5555

    Jacky5555 Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    2.120
    Likes Received:
    718
    Location:
    Hanoi
  20. MasterBody

    MasterBody Advanced Member

    Joined:
    4/5/10
    Messages:
    529
    Likes Received:
    18
    Location:
    Hoàng Mai, Hà Nội
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Cám ơn bác, và cho em hỏi thêm là cách nào để quả lý thư viện nhạc số tốt nhất không?, e có copy lossless ngoài mấy của hàng bán phim HD về rồi import vào MacMini..tuy nhiên sau khi nhìn cái thử viện trên Itunes thì muốn ốm quá.

    Có một số đĩa thì ví dụ như đĩa có 12 bài thì nó import thành 12 đĩa nhưng mỗi đĩa chỉ có 1 bài... :( :( :( e sửa cả tuần nay vẫn chưa xong ...

     
  21. Jacky5555

    Jacky5555 Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    2.120
    Likes Received:
    718
    Location:
    Hanoi
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Có 1 topic riêng về itunes của cụ syen, bác tham khảo nhé.
     
  22. khanh999

    khanh999 Advanced Member

    Joined:
    6/5/11
    Messages:
    108
    Likes Received:
    3
    Location:
    BRVT
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Chào các bác Nhờ các bác giúp vụ này:
    Trước giờ toàn dùng Win làm nguồn phát mọi thứ điều đơn giản: Em đang dùng Jriver trên Win (lý do là nó quản lý nhạc tốt và điều khiển nó được bằng Blackberry rất tiện âm thanh thì chấp nhận được) chứ e thích nhất là HQplayer. Hôm nay mới mua con Mac mini về tập làm quen cài amarra Jriver 19 để làm nguồn phát. Amarra thì đọc hết các toppic này e cũng mò mẫm tàm tạm và ổn, nhưng điện thoại ko hổ trợ làm remote hay remote desktop, và e cũng ko có màng hình riêng cho MAC. Jriver thì em ko thể nào add playlist cho nó được vì vậy bác nào đã thực hiện được thì hướng dẫn dùm em với. trước dùng win thì kéo thả như Itune nên cũng dễ dàng, cám ơn các bác
     
  23. Jacky5555

    Jacky5555 Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    2.120
    Likes Received:
    718
    Location:
    Hanoi
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Em chưa hiểu ý bác lắm, ý bác là muốn dùng blackberry phone để khiển Jriver trên mac?
     
  24. khanh999

    khanh999 Advanced Member

    Joined:
    6/5/11
    Messages:
    108
    Likes Received:
    3
    Location:
    BRVT
    Re: Mac mini làm transport/music server và các vấn đề liên q

    Chào bác jacky5555 em muốn add music vào library jriver Nhưng ko thực hiện được, thấy bác đã từng test JRIVER 18 bác hướng dẩn e với
     
  25. duylinhdesign

    duylinhdesign Approved Member

    Joined:
    4/2/10
    Messages:
    10
    Likes Received:
    0

Share This Page

Loading...