Chào bác. Em đọc topic này khá nhiều lần và rất hứng thú. Em mởi gửi bác mật thư về mạch Tapehead Preamp. Bác kiểm tra thư dùm nhé. Cám ơn bác.
............... Cái EQ này là áp dụng cho đĩa than thôi... Máy băng (nói chung) cối thì người ta nói về BIAS, dùng 1 dòng điện AC có tần số cao chừng 100Khz, 50-120VAC(được 1 mạch đặc biệt trong máy tạo ra, gọi là BIAS circuitry) chèn vào cùng với tín hiệu âm thanh đưa ra đầu ghi để giải quyết vấn đề tuyến tính của tín hiệu...tức là méo tiếng hay flat frequency respond. Ở các máy băng cassette thì hay có nút chỉnh băng normal, crome hay metal chính là thay đổi điện thế cũng như tần số Bias này cho hợp với từ tính của từng loại băng. Máy cối Akai thì có nút Low noise/Wide band... Chính vì vậy ở máy băng, ngoài bộ sò preamp cho tín hiệu đầu vào (qua rca input) hay đầu ra của đầu đọc (Play head) thì còn 1 mạch Master Preamp (gắn với núm Volume) được thiết kế kèm mạch lọc Bias, để "bẫy" rồi lọc đi các tần số cao của mạch Bias trong khi bạn vừa Recording vừa chuyển qua chuyện lại nút Tape-Source để kiểm tra tín hiệu ghi so với tín hiệu đầu vào. Trong lúc recording, mạch bias làm việc, gửi tín hiệu Bias để xóa cho đầu từ xóa, cũng như hòa 1 phần vào với tín hiệu nhạc để ghi lên băng, khi đó tại đầu đọc cũng sẽ có tín hiệu của mạch Bias, cần được lọc bỏ. Sau khi thành băng rồi, ở chế độ play bình thường thì không cần quan tâm tới lọc tín hiệu Bias vì mạch bias không làm việc.
Bác ấy là người có hiểu biết cơ bản, để bác ấy làm rõ chỗ ta băn khoăn xem bác ấy chưa viết hết ra thì sao.
............... Em viết sơ nên có lẽ ý hơi tối. Thiển ý của em là do đặc tính của 2 phương thức record âm thanh khác nhau, ở đĩa than đó là biên độ của rãnh ghi, còn ở băng từ là từ tính của băng (magnetic flux, coercivity) nên cách người ta "sử lý" vấn đề nó khác nhau. Mục đích cuối cùng là để ghi lại được trung thực nhất giải tần âm thanh (âm nhạc) mà tai người nghe được, trong khoản 16-20khz...trên cái "vật liệu" (hay phương thức) dùng để ghi. Vấn đề là ở chỗ các "vật liệu" này phản ứng không "đồng nhất" (hay tuyến tính) ở những tần số khác nhau nên cần phải có 1 giải pháp nào đó để khắc phục (mà ta quen gọi là EQ) Ở đĩa than, do độ rộng vật lý của rãnh đĩa đã được tiêu chuẩn hóa và không thể thay đổi, nên luôn phải có một mạch EQ nào đó để tăng hay giảm các tần số "bị ảnh hưởng" SAU KHI đọc đĩa ra. EQ ở đây chỉ đơn giản là 1 mạch bù mức tín hiệu đã được ước hẹn từ trước hay standard hóa, nó khác với quá trình EQ của băng từ khi ghi Master record...là những thứ bác giahuy viết ở trên. Còn ở băng từ người ta có hơn 1 lựa chọn để giải quyết vấn đề. Đó là dùng Bias hay EQ. Bias là ghép tín hiệu âm thanh cần ghi với 1 dòng điện AC có tần số cao để nâng toàn bộ tín hiệu lên một mức tần số cao hơn trước khi ghi vào băng, nơi mà băng có giải tần đáp ứng tuyến tính tốt. Nó giống như ta đi hẳn lên cao trên 1 đường cầu vượt, mặc kệ ở dưới là con đường lầy lội ùn tắc vậy. Còn EQ là sử dụng các mạch (filters) để cut hay boost để tăng hay giảm các tần số tại các điểm "nóng" về frequency respond tương ứng sao cho giải tần âm thanh được ghi vào băng không ù, không xì trong khi vẫn đạt giải tần số tai người nghe... dùng phổ biến ở quá trình thu âm vào băng Master Recording của nghành công nghiệp, rất phức tạp chứ không dùng trong dân dụng, tại các đầu phát Reel to Reel gia đình, khi có băng Master Record ngon rồi thì copy nó lên các băng F1, F2 là chuyện đơn giản hơn nhiều... ý em góp với bác giahuy là ở đây...
Chốt chính ở đây bác vẫn chưa làm sáng tỏ lắm cho bài viết số 178, theo cách bác diễn đạt, trg kỹ thuật mạch băng từ, người ta khg cần đến xử lý yếu tố EQ mà chỉ cần xử lý yếu tố này EQ trong Vinyl?
Đoạn này tôi chưa hiểu bác đọc hay tham khảo ở đâu, thông tin rất lạ, nhất là đoạn Highlight. Tôi đã đọc một vài bài về LP của bác, chỉ riêng các bài đó, tôi chia sẻ và vì lẽ đó tôi khg bàn sâu thêm đoạn này cho khg khí vui vẻ. Nhưng hình như bác chưa đầu tư thời gian đủ nhiều cho phần kỹ thuật mạch trg Tape ( Reel2Reel, cassette ... ) nói chung. Nhân thể nói thêm với bác, trc đây thời kỳ R2R thinh hành, các Studio hầu hết dùng các đầu mà bác vẫn có thể thấy trên thị trg ngày nay nhưng tốc độ ghi dành cho băng đc xem là Master hay các chg trình có giá trị nghệ thuật cao nhưng ghi tại tốc độ 39cmps hay 78cmps, 2 tracks hoặc đa track_theo mode này, phức tạp hơn trg việc downmixed về băng stereo.
Bác ấy hiểu vấn đề và người như bác ấy sẽ cập nhật đc thôi, thêm time là ổn. Qua cách hành văn bác ấy có cơ bản, đâu phải người có thành sọ nặng hơn não.
Chào bác GiaHuy! Em cũng thích băng cối[emoji38]! Em vẫn nhìn nó như 1 niềm ao ước. Đọc bài của bác hay quá mặc dù em ko hiểu gì về kỹ thuật. Bác có thể giúp em có 1 cái đầu cối như trong dự án của bác không ạ? Vì em cũng rất thích chất âm của amply đèn[emoji3]nên mặc dù đọc chưa hết em phải vội viết luôn mấy dòng này. Nếu bác ở Hà Nội thì hết đợt giãn cách này bác cho xin ghé thăm hoặc cho em xin đt để tiện liên hệ ạ! Cảm ơn bác rất nhiều
Em ở saigon bác .hiên cối đầy nhà nhưng không có thì giờ để đụng tới bac a. Hẹn bác khi Saigon hết covid vậy
Tôi 2012 cũng đưa đèn vào băng cối, tiếng đúng là hay thật nhưng khg gian khó làm quá. Nay đưa đầu từ đọc cúa máy ra jack RCA, đấu qua mạch dual FET của cassette ( khg có tụ nối từ Head vào mạch ), tính toán lại chế độ mạch qua Switch, phía sau bổ xung tube vào, tiếng cũng đc nâng lên nhiều. Làm thế này tiện hơn, đầu R2R nào cũng trích đc tín hiệu ra. Cái G36 trc tube toàn bộ đó, vặn to lên vẫn è è một chút. Tuy nhiên băng cối xịn là nguồn nay lẫn lộn nên khg có hướng chơi thường trực, chỉ mượn đc cuốn nào chắc chắn nguồn gốc sao qua cassette 9.5cmps, 4.76cmps và đưa luôn sang chuẩn Digital Hires 192Khz, 32bit.
Chào bác, băng cối là thời hoàng kim của nhạc Analog bác ạ, chơi băng cối tốn kém lắm, nhất là chơi băng 2 track. “Băng cối xịn là nguồn nay lẫn lộn..” nhưng vẫn còn đó bác, chỉ chịu khó tìm và chịu đắt đỏ một chút thôi là có nguồn F2 để nghe rồi. Em nói F2 là vì hiện nay các băng nền Tân nhạc (nhạc vàng trước năm 1975) không thể nào có F1 xuất ra thị trường được vì băng gốc đã quá cũ, họ phải bảo quản chặt chẽ; người có băng gốc cũng đã hiếm và họ chỉ sao sang F1 2 track làm băng master và dùng nó để sao lại cho khách hàng 4 track hoặc 2 track tùy theo yêu cầu. Sao từ băng gốc thì may chăng là những băng nhạc “Tây” thôi vì những băng này có thể còn mới, khi chạy, bột từ trên băng chưa rụng mấy. Lâu nay băng cối 2 track là nguồn nhạc chính của em. Còn “đưa đèn vào đầu băng cối…nối trực tiếp vào đầu từ không qua tụ ” là đúng sách rồi, nghe nhạc toàn đèn hay lắm bác ạ.
Tại sao các bác lại muốn mod mạch rề từ bán dẫn thành đèn thế nhỉ? Thêm ù xì tạp nhiễu hay lý do nào khác không ợ?
Osciloscope giá rẻ để mod tần số bias đầu từ ghi băng cối và cassete và căn chỉnh Azimuth đầu từ: Bo mạch Raspberry pico w kết hợp điện thoại hệ điều hành Android cũ sẽ cho ta 1 máy hiên sóng giá rẻ (khoảng 260.000 đ) được kết nối với phần mềm Scoppy qua internet. máy đo được tần số từ 1hz đến 200 khz cho 1 kênh và nếu dùng 2 kênh thì ráp thêm IC. (Xem thêm Diy osciloscope raspberry Pico) Em đá dùng nó để "ngoáy" tẩn số đầu từ ghi của Cassette deck từ 80 khz lên 100 khz để nâng tín hiệu âm thanh cao cho ghi băng. Còn để dùng 2 kênh để chỉnh Azimuth thì em đã có ossciloscope đời cũ rồi, chưa cần thiết nâng cấp cho raspberry pico nữa.