Chào các bác yêu loa toàn dải. Phần này em định đưa vào trong topic đóng thùng loa, nhưng thấy nó có thể ứng dụng cho nhiều loại, nên em lập topic riêng. Mong các mod xếp loại nó vào group phù hợp giúp em. Em xin cảm ơn! Sent from VNAV Community mobile app
Như các bác chơi toàn dải đã biết, loa toàn dải rất có ưu thế về dải trung, tuy nhiên có lẽ là lợi quá, nên dải trầm và trebl bị đè hết. Muốn cải thiện trầm thì làm thùng to, thùng horn...Nhưng nâng thùng nhiều quá thì trầm lại khó gọn. Phần trebl thì khó chơi, đành chấp nhận có sao dùng thế, hoặc thêm một cái trebl. Để giải quyết vấn đề này em đi theo hướng gạt phẳng bớt giải trung, và do đó dải trầm và trebl lộ rõ hơn, âm thanh gọn gàng hơn. Ưu điểm khi dùng mạch lọc này: Âm thanh gọn hơn rất nhiều, trung âm không còn bị oang oang, chói gắt. Dải trầm và trebl rõ và nét hơn. Khi chơi thùng BLH sẽ giảm thiểu tiếng um um. Nền âm cũng tĩnh hơn. Nhược điểm là độ nhạy bị giảm đi ít nhiều. Tuy nhiên loa toàn dải rất nhậy nên giảm bớt chút vẫn chơi tốt. Sent from VNAV Community mobile app
Đây là mạch đã hoàn thiện, em gắn vào đế cọc loa cho dễ tháo lắp. Sau khi gắn vào loa thì phía sau cọc loa lòi ra vít chỉnh cái Lpad Sent from VNAV Community mobile app
Đây là hiệu quả thực tế khi dùng mạch này cho loa toàn dải. Trường hợp để núm chỉ ở vị trí max (tương đương với đấu trực tiếp không qua bộ lọc) Phần trung âm từ 400h-10khz bị đội lên khá nhiều, nên trung âm như phả vào mặt, đôi khi chói gắt. Trường hợp chỉnh 1/4 vòng Phần tần số từ 400hz- 10khz được hạ xuống Trường hợp chỉnh về min Đoạn 1-3khz bị lõm hẳn xuống Còn đây là tổng hợp Đường trên cùng là direct, dưới cùng là giảm phần trung đi rất nhiều. Sent from VNAV Community mobile app
Các bác có thể tự làm mạch này để trải nghiệm, chỉ với 3 linh kiện cho 1 vế. Cảm 1.8-2mH Tụ 1.5-2.2uf Trở chỉnh công suất lớn 33ohm (trở Nga) 3 linh kiện đấu song song rồi nối tiếp với loa. Các bác có thể làm ngoài rồi nối tiếp với dây loa, ko cần mở thùng. Hãy làm thử để trải nghiệm sự khác biệt. Mạch nối song song cả, quá dễ nên em ngại vẽ mạch. Em sẽ post video sau ah. Sent from VNAV Community mobile app
Hi Bác @vvxuan bác cho em hỏi chút.. tại em thấy mọi người thường nói điểm mạnh của fullrange là giải trung, và nó trung thực vì nó ko cần phân tần.. và có cái hay riêng ( có thể gọi là đặc trưng ).. nếu mình dùng mạch lọc và nắn lại các tần số như vậy thì có phải nó làm giảm hoặc làm mất đi chất ( đặc trưng ) của "fullrange" không ạ? vậy sao mình ko chơi loa nhiều dải?
Kệ người ta, bác cứ làm thử, nghe mà hay hơn là được rồi [emoji16]. Gọi là lợi giải trung thì đúng, còn trung thực vì ko cần phân tần thì có mấy bác buôn loa hay nói vậy thôi ah. Thực ra mạch này cũng không phải phân tần, nó chỉ gạt bớt dải giữa, nên em gọi nó là mạch lọc. Kiểu mạch này nhiều bác Tây đã làm, và viết thành bài rất dài và chi tiết. Ở đây em làm cụ thể hơn, và có điều chỉnh để các bác tự cân chỉnh cho phù hợp với tai mình nghe. Sent from VNAV Community mobile app
Đây là một bài viết tương tự thế, nhưng bác này còn táng thêm 2 cái trebl. http://www.troelsgravesen.dk/philips9710.htm
Bác nào muốn nghe thử sự khác biệt có thế qua em ngay và luôn, chỉnh về direct và qua bộ lọc rất đơn giản.
Có rất rất nhiều cách "nắn" lại dãy tần, ví dụ như tụ lọc nguồn, tụ nối tầng, tụ và trở trong ampli đèn, volume, ổ cắm điện, dây nguồn và jack nguồn, dây tín hiệu, cọc tín hiệu, cọc loa, dây loa, dây đi trong thùng loa, chân chống rung ... Làm thêm mạch lọc như bác chủ theo em biết đó là mạch parallel notch filter, em đã dùng qua, và đang dùng cho cặp củ loa fullrange fieldcoil bèo nhà em. Kết quả tiếng mid không còn khoan vào lỗ tai, dễ nghe hơn rất nhiều vì dãy tần phẳng ra nhiều (em đoán thế vì chưa có điều kiện đo). Đây là cách làm rất kinh tế vì chi phí thấp và hiệu quả cao. Còn nếu không muốn dùng mạch lọc và muốn làm phẳng dãy tần thì bác cần rất nhiều thời gian và rất nhiều linh kiện và phụ kiện tốt tẩm bổ cho bộ dàn. Không cần dùng 3 loại linh kiện tụ, cuộn cảm và trở làm mạch lọc, bác dùng những thứ kia cũng là can thiệp vào dãy tần tự nhiên của loa toàn dãy rồi. Nếu bác chơi loa toàn dãy gấu trong thùng xịn thì dãy tần đã khá đẹp hay rất đẹp rồi, còn mà chơi loa toàn dãy giá rẻ thì dãy tần nó nhô cao hay mấp mô nhiều, cứ để tự nhiên nghe thì đối với những người tai nhạy dãy mid không thể nghe nổi bác ạ. Trước đây em còn dùng mạch này cho củ mid kèn loại thường mới nghe nổi mid kèn, sau này đầu tư khủng cho bộ dàn thì mới gỡ mạch lọc ra mà nghe được đấy bác ơi. Lúc đó tiếng hay hơn lúc có mạch lọc, nhưng phải tốn cả tấn tiền !!! Chơi loa nhiều dãy có cái khó của loa nhiều dãy, vấn đề cắt tần, chỉnh đồng pha, và cân chỉnh độ nhạy cũng điên hết cả người. Em mất hết 2 năm mới làm chủ được cái bộ phân tần 3-way cắt bậc 2, thật kinh dị!
Cảm ơn bác Hoangtrong, nó thật sự rất hiệu quả, lại điều chỉnh được nên muốn nghe nguyên gốc chỉ cần để con trở về 0. còn muốn thay đổi thì tinh chỉnh dần cho vừa tai. Thực ra em có thể làm cho nó gần phẳng, nhưng để mức gần Min hay hơn, còn tại sao hay hơn thì đó là bí quyết
Bác nào không cần đế cọc loa, thì gắn bộ lọc lên miếng phíp. Khoan một lỗ 10mm vào nắp sau loa để vít núm chỉnh ra ngoài. Sent from VNAV Community mobile app
Bộ lọc của em đây ạ, nhìn thế này thôi mà cũng hết 2 triệu. Cuộn cảm dây OFC của bác Việt Hùng, còn lại trở dale, tụ phim SCR, dây bọc teflon, cọc loa đều của bác Dũng Trương Định.
Của bác fix luôn linh kiện, trường hợp với 1 loa cụ thể em mới fix linh kiện, trường hợp chưa biết loại loa nào thì dùng cái biến trở cho linh động ah.
2 trở thay vì 1 là để cho đúng thông số thôi à bác. Còn 4 trở + 2 tụ là vì em kết hợp 2 mạch để nghe thử với 3 phương án: a) Mạch làm phẳng dải tần b) Mạch zobel làm phẳng trở kháng c) kết hợp cả 2.
Dạ, em vọc vạch cho biết thôi à bác chứ giờ em chủ yếu nghe đôi loa cột Canton SC-L. Sắp tới em làm lại phân tần cho đôi super tweeter chắc sẽ dùng Mundorf Evo ạ.
Nếu được, Bác Daniel chia xẻ với mọi người mạch phân tầng cho loa trép với. mình cũng đang tham lam điều chỉnh cái phân tầng của mình.
Em cũng chẳng biết tính đâu bác ơi, bác cứ vào đây rồi nhập thông số vào, thì chương trình người ta vẽ mạch cho bác luôn. https://www.diyaudioandvideo.com/Calculator/SpeakerCrossover/ Ví dụ bác nhập như sau: Tweeter Impedance: 8 Ohms Woofer Impedance: 8 Ohms Frequency: 9000 Hz Crossover Type: 2nd order Linkwitz Riley rồi bấm Calculate là sẽ có mạch đem đi lắp thôi. Cái cần chọn là bác sẽ muốn cắt tần ở tần số bao nhiêu, và cắt với độ dốc nhiều hay ít, cắt ở bậc càng cao thì càng tốn nhiều tụ và cuộn cảm, đoạn tần số bị chồng lấn sẽ ít. Ngoài ra còn vấn đề lệch pha đồng pha nữa.