@ Có méo mó hơn không...chúc mừng Nguyễn Hồng Châu có xà beng tiếp đất. @@ Cảm nhận về âm thanh của bạn sẽ tốt hơn và tính an toàn về điện sẽ cao hơn nếu bạn có thể làm theo cách sau: - Nếu ở HN bạn có thể ra Đê La Thành mua tối thiểu một cái cọc tiếp đất bằng đồng đỏ, tiêu chuẩn (Ấn Độ) dài 2,4 đến 3m, đường kính 16, 18 hoặc 24mm. Nếu dùng sắt làm cọc tiếp đất thì nên dùng sắt góc: L63x63 dài 2,5m. - Dây tiếp đất nối cọc tiếp đất với điểm tiếp đất chính cho Audio nên dùng dây tiếp đất chuyên dụng : * Dây mầu xanh xọc vàng. * Dây đồng nhiều sợi, có thiết diện 4 đến 6mm2. Mình cũng làm tiếp đất cho Ổn áp Lioa, BACL như trên.
Em cảm ơn Bác đã chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm rất quý ! Em dùng tạm xà beng là vì lúc đầu nghĩ việc tiếp địa cho dàn ko quan trọng lắm ( nghĩ là ko thay đổi chất âm nhiều) Nhưng kết quả làm em bất ngờ quá. Giờ thì em quyết định sẽ làm hệ thống tiếp địa chuyên nghiệp hơn theo hướng dẫn của Bác.
Sơ đồ này là bị vòng lặp tiếp đất. Cách khắc phục là cắt bỏ đường tiếp đất ở ổ cắm vào 1 trong 2 thiết bị C1 hay C2; chọn cắt chân tiếp đất thiết bị nào có công suất tiêu thụ nhỏ (ví dụ trong ht có pre + power thì cắt chân tiếp đất vào pre vì cs tiêu thụ power lớn hơn cs tiêu thụ pre).
Làm tốt việc nối chung 1 điểm đất (3 món đều cắm chung 1 ổ cắm có nối đất. Dây nguồn dài xêm xêm nhau (đừng chơi cái dây ngắn ngủn, cái dây dài thòn) sẽ hiệu quả và an toàn về điện hơn cắt bớt đất của 1 thiết bị. Việc cắt bớt đất của 1 thiết bị có nhược điểm như sau. Một hôm đẹp trời bộ dàn ko kêu, do lỗi nào đó không biết, mà chập dây nóng vào vỏ máy, các bác nghỉ dây tín hiệu không ăn. Bác ra cắm rút dây tín hiệu, lúc rút ra là vỏ máy mất nối đất luôn. Mà bác đang vịn tay vào cái vỏ đó. Thế là giựt điện.
Nếu biết chắc đồ của mình đảm bảo điện trở từ schassi đến điểm o giống nhau thì làm như @Hoang_Anh thì quá tốt. Nhưng với đồ đi dây như links dưới thì phải cẩn thận https://vnav.vn/threads/di-mass-the-nao-la-tot-nhat.5934/page-2
Em đi làm tiếp địa Cọc đồng dài 5m hàn hoá nhiệt với dây đồng 95mm2 dài 27m Khoan giếng sâu 30m rồi đưa cọc đồng đã được hàn vào hố khoan.
Trong cùng một địa tầng Điện trở của tiếp địa phụ thuộc vào diện tích phần kim loại nằm trong đất, không phụ thuộc vào chiều sâu chôn đât. Bạn giải thích giúp lý do chôn cọc sâu mà o chọn địa tầng và tăng số cọc?
E ngưỡng mộ bác quá,e thì đóng cọc đồng dài 1m thấy âm thanh khác hẳn, không có mas ngồi dược 1h,giờ nói mass e nghe cả ngày
Đọc chủ đề này mình biết thêm được nhiều thứ ! Hiện mình đang tìm hiểu việc tiếp mass cho các thiết bị bằng cách sử dụng Hộp tiếp mass – Grounding box, cách đấu nối như hình sau (xem toàn bộ tại https://www.kempelektroniksshop.nl/...udio-design-grounding-noise-reducer-mini.html) Khi đọc vào chi tiết thì có câu thế này: Note: The GNR won't work properly if you have a balanced electricity grid or use a balanced isolation transformer. ( Lưu ý: GNR sẽ không hoạt động đúng nếu bạn có lưới điện cân bằng hoặc sử dụng biến áp cách ly cân bằng - google dịch) Có bạn nào giúp mình hiểu thêm lưới điện cân bằng và biến áp cách ly cân bằng là như thế nào không và điều này có phải là lưu ý chung với tất cả các loại sản phấm Hộp tiếp mass – Grounding box. Cảm ơn rất nhiều.
Bản thân em cũng đóng cọc đồng sâu 7m, cọc đồng đỏ thau, dây tiếp địa là dây 6mm. Cũng có đôi chút kinh nghiệm và quãng thời gian ngâm cứu món tiếp địa này. Em cũng khoan giếng như bác OCTAVE Có 1 vấn đề em thấy trên phương án của bác OCTAVE là bác không bảo vệ phần tiếp điểm giữa dây và cọc Kể cả hàn hóa nhiệt vẫn chưa đảm bảo độ bền, nó chỉ đảm bảo truyền dẫn. Còn trong lòng đất ẩm khó tránh được bào mòn, ô xít hóa sẽ ăn mòn dần , đồng sẽ chuyển thành ô xít đồng và giảm khả năng truyền dẫn Như nhà em phương án đóng cọc , đổ bột electro gain. Sau đó bọc kín băng keo 3M + băng nilon tránh nước ngấm vào phần tiếp xúc giữa cọc đồng & dây đồng. Sau đó phần dây đồng đi trong ống gen vào trong nhà và vào thẳng tủ điện. => tránh tối đa việc tiếp xúc với không khí và ẩm để tránh bào mòn . Bởi lõi dây đồng mảnh độ ăn mòn nhanh hơn nhiều so với bề mặt cọc đồng