Em nghĩ là họ có lý do của họ, và nó là chuyện bình thường trong xã hội, Vấn đề là mình lầm gì để tránh nó mới là việc mình nên cân nhắc tùy nhu cầu của mỗi người nói chung Em ví dụ như vầy : Nếu bác khá giả, nếu có tay đánh giầy cho bác đến cửa nhà bác và họ nói với bác họ thèm cốc nước trong trường hợp này bác có mời họ vô phòng khách nhà bác không ? Em nghĩ là hầu như sẽ là không thể xảy ra Nếu đúng với số đông như vậy thì NZ có làm gì đi nữa thì cũng là lẽ thường tình mà thôi và có thể chỉ áp dụng với nhóm đối tượng chứ không hẳn là tất cả link dưới em nghĩ các bác cũng chắc đã đọc http://tuoitre.vn/The-gioi/556220/nhat- ... t-nam.html
Em thì nghĩ theo hướng này: Bác là 1 doanh nhân sang đấy tìm hiểu đầu tư, chính phủ NZ cho tay kia đóng vai 1 người nghênh tiếp, phỏng vấn, thử lửa bác nhưng bác không biết cứ tưởng như hỏi han bình thường nên không làm họ thỏa mãn lại còn nổi nóng nên họ deny luôn. :idea:
@bác NDBD: e còn xa lắm lắm mới đạt đẳng cấp được chính phủ chú ý như thế bác ạ :lol: @bác thinhgia: trước giờ e rất ngưỡng mộ kiến thức và kinh nghiệm của bác qua các bài viết, cả trong lĩnh vực audio lẫn các vấn đề khác. Tuy nhiên lần này e không hiểu cái ví dụ bác đưa ra. Phải chăng mình phải chấp nhận mình chỉ là thằng đánh giày khi gõ cửa một nước phát triển và nhịn nhục chịu đựng mọi chuyện? Phải chăng chỉ có mình là phải tìm hiểu và thông cảm với khác biệt trong tập quán văn hóa của nó mà nó k cần biết đến khác biệt trong văn hóa của mình? Tất nhiên nó có quyền quyết định cho ai vào nhà nó nhưng phản ứng lại cái quyết định, đòi hỏi nó phải tôn trọng mình thì là quyền của mình. E hiểu là bác đã ở nước ngoài lâu ngày, quen với văn hóa, cách tư duy của phương Tây. Tuy nhiên, số lượng người đạt được điều đó không nhiều, phần đông là những người thiếu kinh nghiệm như em nên mới sinh ra chuyện để nói. Điểm nào mình có lỗi thật thì mình phải chấp nhận tìm hiểu thêm để sửa sai, nhưng đâu có nghĩa là mình phải chấp nhận mọi thứ nó quy cho mình. Nếu em mà tìm hiểu về NZ thật kỹ trước khi đi như là e đã làm sau khi về, hic, thì chắc chắn em sẽ k có ý định đi chuyến vừa rồi. Đây là 1 bài viết khá thú vị của một người NZ về việc tại sao những người NZ lại k quay về sinh sống ở NZ: http://hong-kong-kiwi.blogspot.com/2009 ... -home.html và theo thống kê của chính NZ: Discrimination Against Asians Still A Key Issue In New Zealand và nếu ai đó cò bán tín bán nghi, xin đọc bài sau: http://e2nz.org/migrant-stories/chapter ... %E2%80%A6/ có cả 1 trang web lập nên để chia sẻ những câu chuyện bị kỳ thị để giúp những ai đang có ý định di cư đến NZ nhận ra thực trạng của đất nước này: http://e2nz.org/introduction/
Bác CD Quan điểm mỗi người có thể khác nhau, cũng là chuyện bình thường Họ và bác không nhất thiết phải trùng lặp về Quan điểm, nhưng trong cuộc sống việc bình thường nhất trên cả thế giới này dều phải làm giống nhau là : đến 12 giờ trưa thì Tây hay Ta cũng cần phải kiếm cái bỏ vào mồm phát hẵng rồi dù trùng hay trái ngược quan điểm ta hạ hồi phân giải. Việc em nêu chỉ là ví dụ về sự phân biệt giai cấp, tầng lớp trong xã hội mà bất kỳ xã hội nào cũng và đang tồn tại không riêng VN hay Phương Tây Sự phân cấp đó thể hiện trong chính xã hội chúng ta trong một quốc gia, Sự phân cấp đó cũng là hiện trang chung giữa quốc gia này với quốc gia kia và em không nghĩ là bác không thấy điều đó đang và vẫn xảy ra hàng ngày đó thôi? Nếu bác nghĩ là em mang hàm ý xấu gì trong topic của bác em thực lòng xin lỗi nếu có đụng chạm tới bác. tuy nhiên thì về mặt xã hội loài người nói chung những gì em nêu đó là sự thật, vẫn và đang xảy ra, và sẽ tiếp diễn còn đến khi nào nó không còn xảy ra nữa thì em chịu và không đoán được. Truyện của bác nó có hai khía cạnh là rất nhỏ, nhưng lại rất lớn tùy theo mức độ nhận biết, hay hiểu để xử lý vấn đề trong đó cùng hoàn cảnh như bác nhưng mỗi người lại ở một tình huống khác nhau, không tình huống nào giống cái nào. Ngoại trừ khi bác làm giấy tờ, trên căn bản giấy tờ họ muốn bác cung cấp các bằng chứng......... trong đó có thể kể cả các yêu cầu về nghề nghiệp, trình độ, tài sản....vvv Nhưng khi làm thủ tục nhập cảnh lúc này mấy cái kia không phải là thứ bác mang ra trưng cho họ thấy bác là ai ? giàu hay nghèo ? Mà họ quan trọng tính chất trung thực qua khai báo khi nhập cảnh chỉ vậy là đủ, Nếu bác làm đúng thì em tin là không phải nhịn nhục ai sớt , cái trái khoáy là khi bác gặp trở ngại lúc này bức xúc nên bác nghĩ như trên cũng là điều bình thường,
Dạ không ạ, e rất thích đọc các bài viết của bác. Chỉ là cái ví dụ đó e k rõ hàm ý thôi. Vâng, e bức xúc ở chính điểm này: mình đã trung thực mà nó cương quyết k tin. :evil: E cũng hiểu là chuyên phân biệt đối xử hay giai cấp hay chủng tộc... gì gì đó nó xảy ra ở mọi nơi mọi lúc với mọi người. VD như khi ở Paris, e vào 1 nhà hàng nằm trên vỉa hè cái đại lộ gì nổi tiếng nhất của nó ấy, định ngồi ăn tối và ngắm người qua lại. Nhưng khi e hỏi menu bằng tiếng Anh thì tay phục vụ chỉ e sang cái quán ăn nhanh kiểu Mỹ trong tòa nhà cạnh đó. :mrgreen: Có những điều khiến mình bức xúc hơn những điều khác, và mỗi cá nhân có thể bức xúc với những những vấn đề khác nhau. Chuyện của em chấm dứt rồi, chỉ bóng bàn cho vui là chính thôi chứ e cũng chẳng biện luận cho mình làm gì nữa, e gạch bỏ NZ khỏi danh sách có thể cho con du học sau này, thế thôi. Chỉ mong những điều trao đổi trong topic này sẽ hữu ích cho những ai có ý định giống em.
Hay là nó nhìn mặt bác Tuấn thấy ác quá nên ghét không cho zô :lol: :lol: Em spam tí hihi! Thôi quên chuyện đó đi Tuấn ơi,rãnh mà nghe nhạc cho thư giản đầu óc cho rồi.tức rồi có giải quyết được gì đâu!
Sự trung thực khờ khạo cũng không có lợi. Khi bác muốn đi Tây thì nên học nghề chính ở tụi nó dạy mình đó bác (Ngưu tầm Ngưu, Mã tầm Mã ) Cái sự trung thực ở đây là trên sổ sách,có cái không cần trung thực nhưng bắt họ phải tin mình kể cả bác nói xạo...vvv Tại sao em nói vậy ? Khi bác hiểu chút văn hóa Tây phương chút chút bác áp dụng nó rất dễ, cộng chút lanh ý tí thì nó biết mười mươi bác thế nào thì nó cũng chả làm gì nổi bác, nhưng phải đúng môn phái của nó nếu bác lấy Võ Ta uýnh võ Tây thì bác thua là chắc và lúc này kể cả bác làm thật ăn thật cũng dễ hỏng việc như chơi...... Tóm lại bác nên tìm hiểu, văn hóa, sở thích, phong tục, của Tây, cái gì phải nhớ, cái gì bắt buộc, cái gì nói hươu vượn được ? cái gì không? Chịu được các câu hỏi khó chịu, ngây ngô, mơ màng, của người phỏng vấn tại Lãnh sự, hay An ninh cửa khẩu....vvv ( các câu hỏi này thường sẽ rất khó chịu với văn hóa Ta nói chung ) Cố gắng mềm mỏng khi giao tiếp, trên tinh thần hợp tác với họ ( Luật pháp của họ là công dân phải hợp tác với người thi hành công vụ trong bất kể trường hợp nào dính tới luật lệ ) Nắm được các yếu tố trên bác sẽ không còn khó khăn gì,
Tuần sau có khi trường em gặp đoàn khách NZ đến thăm và hợp tác làm ăn, cũng có mấy tay trong đoàn làm bên sứ quán tại VN, để em "hạch" lại xem bọn chúng trả lời ra răng về vụ ông anh của em. [Có khi nó cấm "khẩu" em luôn thì em ở VN chơi với đại ca Tuấn luôn cho chúng nó ...buồn!]
Đọc câu chuyện của bác chủ em thấy buồn quá. Em cũng đã gặp bác Tuấn ở ngoài đời, rất dễ mến. Em cũng đi nhiều nước, mấy nước ANZ này em đã đi sạch thì kinh nghiệm 1 điều là phải hợp tác, thật hợp tác và thật sự hợp tác khi viên chức họ hỏi mình bất cứ điều gì, và phải nên nhớ là trung thực khi trả lời, ít nhất là phải có logic trong mạch chuyện. Các bạn có thể biết rằng các viên chức này họ được đào tạo chuyên nghiệp để khai thác các lỗ hổng trong câu chuyện của mình, khi có nghi ngờ bất cứ vấn đề gì thì họ có toàn quyền quyết định. Trương hợp của bác chủ có điều đáng tiếc là sự vụ này sẽ còn theo bác một thời gian dài khi nhập cảnh, đây thật là điều đáng tiếc.
Thêm vụ này nữa thì em thấy cái đất nước này cũng hơi bệnh hoạn thật... http://dantri.com.vn/chuyen-la/bi-doa-t ... 760268.htm Sau vụ 3 anh chàng đẹp trai ngời ngời bị trục xuất khỏi Ả Rập Saudi, mới đây chính quyền New Zealand từ chối cho một đầu bếp người Nam Phi định cư vì ông này... quá béo! Cơ quan quản lý nhập cư New Zealand nói ông đầu bếp Albert Buitenhuis nặng đến 130 kg và do đó “không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe”. Theo lời họ, ông Buitenhuis dễ bị tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch, từ đó làm gia tăng phí tổn và sức ép lên các cơ quan y tế New Zealand. Ông Buitenhuis đã sinh sống ở thành phố Christchurch của New Zealand được 6 năm cùng vợ mình. Từ 160 kg, ông đã nỗ lực hết mình để “thải” bớt 30 kg trong khoảng thời gian đó. Dù vậy, ông đang có nguy cơ bị trục xuất. “Chúng tôi gia hạn thị thực mỗi năm và chưa bao giờ họ nhắc đến cân nặng của Albert, kể cả khi anh ấy nặng hơn bây giờ nhiều” - bà Marthie, vợ ông Buitenhuis, nói. Hai vợ chồng đã đệ đơn phản đối lên bộ trưởng nhập cư của New Zealand. New Zealand đứng ở vị trí thứ ba trong số các nước phát triển có tỉ lệ béo phì cao nhất thế giới, chỉ sau Mỹ và Mexico, với gần 30% dân số thừa cân.
Nếu việc bác nêu là sự thật thì quả thật cần xem xét lại cách làm việc của cơ quan nhập cảnh NZ, đúng là bệnh hoạn thật! :shock:
Các bác cố gắng giao lưu với ông này để xả bớt bức xúc :? http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/t ... 58471.html
Ông này theo em hiểu chỉ "có tiếng chứ không có miếng" thì phải :mrgreen: Hôm nay em mới biết topic này của bác CDshop. Chia sẻ với bác, bác cứ ở nhà bán đĩa hay cho anh em VNAV cho lành :lol:
Nhân tiện, vì có vài bác đã điện thoại/pm hỏi em số điện thoại liên lạc với bên làm dịch vụ tư vấn định cư NZ (và e đã cung cấp), e xin khuyến cáo những ai có ý định đi NZ: trước khi nộp tiền cho địch vụ hãy dành thời gian đọc kỹ các thông tin / câu chuyện / tranh luận... trên trang blog sau: e2nz.org
Bác ơi. các nước phát triển họ có chế độ y tế tiên tiến lắm bác ạ. Và bảo hiểm y tế của họ lo toàn bộ chi phí. Do đó dĩ nhiên là họ sẽ có bộ phận đánh giá nguy cơ phí tổn y tế của mỗi người muốn trở thành công dân cũa họ. Điều đó cũng giống như việc bác muốn nhận con nuôi, bác muốn nuôi đứa khoẻ mạnh hay ốm đau rề rề? Bác chỉ mới thấy họ từ chối vì ông này béo nhưng bác có biết là nguy cơ TBMN hay nhồi máu co tim trên người béo tuỳ theo chỉ số BMI là bao nhiêu không? và khi đó chi phí chính phủ bỏ ra để nuôi là bao nhiêu không? Tụi Tây nó tính kỹ lắm bác ơi, khó ai mà vào ăn không của nó được đâu. Đừng phán xét về một điều gì khi bác không ở môi trường cũng như văn hoá của họ. Ta thấy ăn thịt người là khủng khiếp nhưng Bộ lạc Nam mỹ sống hàng ngàn năm vì thế thì họ thấy sao?
Bác chưa đọc kỹ bác đã nói rồi. Bác phải hiểu rằng ông béo này đã và đang sống ở New Zealand hằng mấy năm rồi và khi xin gia hạn thị thực thì bị từ chối bác ạ. Cũng như khi thuê 1 người giúp việc, 1 lao động, sau một thời gian dài cống hiến cho mình người ta có bệnh và tay chủ đuổi việc và tống cổ người người ta khỏi nhà hắn, cơ sở làm việc của hắn hay công ty hắn thì người ta sẽ gọi hắn là thất đức đấy ạ!
Vâng nếu là bác thuê người giúp việc có nguy cơ đột tử trong nhà mình bác co đuổi ko? Hãy trung thực với lòng nhé. Lòng tốt luôn có một mức độ hoặc giới hạn tùy mỗi người.
Vậy bác phải hiểu là người ta đang phục vụ bác chưa không phải là đang đến xin việc bác. Ở đây không phải là lòng tốt mà là đạo đức làm người bác ạ. Bác thuê một người làm cho bác vài năm, đến khi người ta chưa ốm, chưa ốm bác nhé mà bác chỉ cảm thấy người ta sắp ốm hoặc có thể người ta chả sắp ốm đâu mà là bác nghi người ta có thể ốm và bác đuổi việc, quẳng người ta ra đường. Ở đây là một quốc gia, vợ con anh ta và anh ta cũng đang ở đó. Bác nên ngẫm nghĩ kỹ trước khi viết thì hay hơn. Và anh béo này cũng không ăn không của ai như bác viết đâu nhá, anh ta có việc làm chứ không chờ nhận trợ cấp thất nghiệp, với lại anh ta chỉ là lao động nước ngoài tại NZ chứ không phải anh ta xin nhập tịch bác nhé. Đọc kỹ đi bác! @ em luôn trung thực với lòng bác ợ! Còn VỚI EM lòng tốt thì nó không có giới hạn, đã có giới hạn thì không hẳn là lòng tốt. Bác đừng nhầm giới hạn của khả năng mỗi người với lòng tốt bác nhá, nó là 2 khái niệm khác xa nhau đấy!