Kính các bác, thử đoán xem đây là tiếng của vùng nào qua câu này nhé: - Âm nghe dân địa phương nói thế này : "Ngựa xxx quạ" (nói theo tiếng HN "ngứa đít quá") - Âm nghe dân địa phương nói thế này : " Khỉ tựa gối, khỉ ôm đầu Khỉ vò chín khúc, khỉ đau trong lòng" nghe dân địa phương nói e cứ tưởng con khỉ nhà họ nuôi bị ốm các bác ợ Đúng ra thì đây là câu thơ trong truyện Kiều " Khi tựa gối, khi ôm đầu Khi vò chín khúc, khi đau trong lòng"
Em thấy trong Nam gọi chữ E là Ơ, vậy chữ Ơ thì gọi là gì ạ? Nữa, nói không bị nhưng viết thì thường bị nhầm từ hỏi sang ngã Thanh Hóa quê iem thì khi nói bị lẫn lộn giữa hỏi và ngã, kiểu như "cái đỉa bay" Rồi MÔ, TÊ, RĂNG, RỨA (đâu, kia, sao, đấy) Ra HN được dặn là đừng nói các từ địa phương nên Em vấp phải cái ĐÂU đất KIA hết cả chân Chúng nó nhìn thấy, cười nhe SAO Các bác tự thay từ theo công thức ở trên
Nếu để ý và phân tích cả chất giọng thì còn nhiều chuyện vui nữa bác ợ !mà em không tiện viết ra đây được sợ các bác mắng
Ở miền Trung quê em từ địa phương hơi bị nhiều đó các bác ạ, "bây đau răng rứa" thành ra chúng nó bị bệnh như thế nào, thế mới có 64 dân tộc anh em, và nền văn hóa rất khác nhau và cũng là nét đặc trưng.
Bà chủ dặn người giúp việc ở quê mới vào làm trong nam : "Con ra đầu chợ mua nửa cân đậu phộng về đây cho dì nha . Nhớ là đừng nói là lạc , người trong đây không dùng từ đó đâu . " Cô bé ra mua xong nhưng mãi lo nhìn phố xá nên quên mất lối về . Đang ngơ ngáo tìm đường , có người hỏi "cháu đang tìm gì ?" . Nhớ lời bà chủ dặn dò , cô bé trả lời : " Dạ cháu đang bị đậu phộng đường ạ !" :mrgreen:
có 2 bác xế lô ở đất Sài thành xẩm tối đang ngồi quán nước, thấy 1 thằng bé chạy qua 1 bác gọi: - Ê nhỏ cho tau tờ giấy dò..... Theo các bác thì bác xế lô bảo thằng bé đưa cái giề...???
Em thấy tiếng vùng Quảng bình, Quảng trị là khó nghe nhất, nhì là Quảng ngãi, Quảng nam. Nếu ngồi nghe 2 người địa phương nói chuyện thì chịu chả hiểu gì. Nói xin lỗi họ có chửi mình cũng chả biết, có khi còn nhe răng cười xã giao... :mrgreen: