Ngẫm nghĩ về từ Lãng mạn.

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by muoimeo-2005, 16/4/12.

  1. phonoaudio

    phonoaudio Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    542
    Likes Received:
    7
    Nếu lãng mạn bây giờ như một thứ nhu cầu thì sao mà
    ..."Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
    Bất tri hà xứ lại hề, hà sở chung"...

    Tình mà sớm no xôi chán chè thì....chẹp...chẹp... :D
     
  2. tank abrams

    tank abrams Approved Member

    Joined:
    5/4/12
    Messages:
    22
    Likes Received:
    0
    Cháu chào bác, bác Sanhtrang cho cháu hỏi, tại sao lại phải tới năm 1789 mới có phong trào này, sao không phải là năm nào sớm hơn.
     
  3. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Gà với lá chanh, trứng vịt lộn với rau răm thì còn đâu lãng mạn. Cách mạng phải bắt đầu từ " xực phàn" để tìm lại lãng mạn.
     
  4. muoimeo-2005

    muoimeo-2005 Advanced Member

    Joined:
    10/10/11
    Messages:
    1.153
    Likes Received:
    2
    Thịt gà là phải có hay không có lá chanh,cũng là tùy ở cái khẩu vị của mỗi người. Cứ ăn sao cho nó đúng với cái khẩu vị đang nằm trong mồm mình chứ k phải vì tỏ ra sành điệu mà phải ăn theo khẩu vị nằm trên trang giấy của mấy ông như ông N.Tuân,thế là ổn.
     
  5. Sanh Trang

    Sanh Trang Advanced Member

    Joined:
    4/9/07
    Messages:
    1.649
    Likes Received:
    25
    Location:
    Saigon
    Cái đó gọi là chủ nghĩa thực dụng nằm trong tiểu mục hưởng thụ.Bác TuanCD thân mến.
     
  6. Sanh Trang

    Sanh Trang Advanced Member

    Joined:
    4/9/07
    Messages:
    1.649
    Likes Received:
    25
    Location:
    Saigon
    Lãng mạn như đã nói :Nó là một từ để chỉ tính chất của tình cãm,ngôn ngữ,cử chỉ,hành động của con người.Cuộc cách mạng 1789 giải thoát cho con người trước đó bị khống chế bởi vương quyền và giáo quyền nên mọi người đều có thể bộc lộ sự suy nghĩ ,tình cảm,hành động của chính mình.Do đó tạo ra phong trào.Bản thân từ lãng mạn hàm chứa những nét thơ mộng,những tình cãm cao đẹp có khi đượm chút bi hài.Nhưng vẫn là nét đẹp mà mọi người yêu thích.
    Lịch sử nhân loại nói chung hay của một dân tộc nói riêng luôn có nhiếu dấu mốc bằng những sự kiện lớn làm thay đổi xã hội và cuộc sống.Khi học bậc phổ thông(kể từ cấp 2) bác cũng được học rồi.
     
  7. antonop

    antonop Advanced Member

    Joined:
    4/11/08
    Messages:
    509
    Likes Received:
    7
    Người ta bảo nhà văn,nhà báo...hay bay bổng,lãng mạn...Thế mà khi họ viết bài về các chuyên mục chơi nhạc,âm thanh...có lãng mạn một chút,liền bị các thành viên VNAV của ta lao vào chém tới tấp,chém từ nhà báo cho tới người được viết trong bài,những người này phải thanh minh đỉ,thanh minh lại trên diễn đàn rõ khổ :D Vỉ vậy giữa lãng mạn vả nổ rất rễ bị hiểu lầm.
     
  8. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    À, em hiểu rồi. Vậy là "lãng mãn" nghich nghĩa với " thực dụng".
    Chúng có thể song hành hay bắt buộc phải đấu tranh thủ tiêu nhau?
    Trước đây em cứ tưởng tự do, không gò bó, khuôn khổ là chất xúc tác cho lãng mạn, ví dụ: Thời bao cấp, cô vợ ở quê có đàn vịt đẻ trứng đem bán vẫn phải dành chục quả đem ấp thành trứng vịt lộn để dành bồi dưỡng cho chồng đi công tác xa về. Trong đầu cô ấy có những ý tưởng rất lãng mạn và thơ mộng bọc dưới vỏ quả trứng vịt hơi dân dã. ( Ai dám bảo cái đó là xấu xa)
    Bà mẹ chồng cứ theo công thức bắt con trai phải ăn với rau răm và gừng để loại trừ cái tác dụng " xấu" của trứng vịt lộn. Kết quả là vợ chông nọ hết cả lãng mạn và bà mẹ chồng mong mãi chả có cháu bế. :mrgreen:
    Tại sao 2 cái khác nhau nhưngầm chẳng cái nào xấu lại cứ phải cay nghiệt loại trừ nhau như cụ Sóng Hồng tiêu diệt bằng được tư tưởng lãng mạn trong thơ cụ Xuân Diệu. Cụ Xuân Diệu chỉ treo ngược tâm hồn chứ có phải thể xác trên cành cây đâu? Chẳng nhẽ lãng mãn cũng phải phục vụ cho mục đích nào đó.
    Giá như cụ Xuân Diệu sống thời nay ở Băc Âu cởi mở thì biết đâu, cụ đã không đơn chiếc nhưng chắc gì cụ đã có được những vần thơ tình làm say đắm bao người.
    Biết đâu, sự thiếu thốn và khát khao cũng là chất xúc tác chắp cánh cho những ước mơ lãng mạn.
    Người vợ trẻ xa chồng có những tình cảm lãng mạn mà những phụ nữ khác ở gần chồng không có được. Ước mơ đó là bình thường nhưng nó tầm thường hay không còn ở tính nhân văn trong con mắt người đánh giá.
    Chúng ta cứ đi tìm cái hay cái đẹp ở những chân Trời xa tắp hư vô trong khi cái hay, caí đẹp, cái lãng mạn có khi lại hiện diện mọi lúc, mọi nơi rất dung dị quanh ta. Nó luôn chờ đôi mắt và tâm hồn "lãng mạn" để nhìn ra nó. :mrgreen:
     
  9. tank abrams

    tank abrams Approved Member

    Joined:
    5/4/12
    Messages:
    22
    Likes Received:
    0
    Như bác nói, cuộc cách mạng này gián tiếp đem đến phong trào lãng mạn.
    Vậy phong trào lãng mạn được đánh dấu bởi cuộc cách mạng này và tỉnh cảm lãng mạn của con người có trước 1789 có gì khác nhau không ạ??? Hay là hai loại lãng mạn khác nhau???
    Bác làm ơn giải thích giúp cháu với. Cháu thấy tình yêu trong các sử thi, trường ca cổ cũng rất lãng mạn đấy chứ ạ, phải không bác.
    Cháu cảm ơn bác đã mở mang thêm kiến thức cho cháu.
     
  10. habas

    habas Advanced Member

    Joined:
    2/12/09
    Messages:
    941
    Likes Received:
    12
    Sáng nay thằng em vợ ngồi ôm bàn cầu, rên hư hử tuổi 13 của bác Ngô t Miên suốt nửa giờ. Như thế có lãng mạn không mấy bác ? :)
     
  11. muoimeo-2005

    muoimeo-2005 Advanced Member

    Joined:
    10/10/11
    Messages:
    1.153
    Likes Received:
    2
    Bàn cầu hay bồn cầu hở bác ? :D
     
  12. muoimeo-2005

    muoimeo-2005 Advanced Member

    Joined:
    10/10/11
    Messages:
    1.153
    Likes Received:
    2
    Không cần ngoặc kép cụ ơi,"cho" thẳng ra "ánh sáng" luôn ! :lol: :D
     
  13. phonoaudio

    phonoaudio Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    542
    Likes Received:
    7
    ...cháu ngây thơ quá, đáng yêu quá, lãng mạn quá... :)
     
  14. phonoaudio

    phonoaudio Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    542
    Likes Received:
    7
    Cái này là phi thực tế bác ơi...hí hí
     
  15. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Hế , kụ TuanCD lại cay nghiệt vs thi sĩ Sóng Hồng roài - văn cảnh , xuất thân , thời điểm , mục tiêu khác nhau thì kô thể nói tiêu diệt hay nâng đỡ nhau đc :wink: tìm đc ngọn nguồn , khơi dòng đục trong để bớt đi cái vị kỷ thì ý nghĩa của từ lãng mạn nó trở nên bình dị , vị nhân sinh hơn kụ ạ :mrgreen: nhân ngày nghỉ lễ rảnh rỗi - em mượn kụ Gúc bài viết về cái án văn chương lâu nay người ta vẫn gắn cho các thi sĩ tiền bối SH - XD

    “Là thi sĩ” của Sóng Hồng phê phán “Cảm xúc” của Xuân Diệu?

    Mấy chục năm nay, nhiều người cho rằng, nhà thơ Sóng Hồng viết bài Là thi sĩ với mục đích phê phán bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu. Thực tế, bài thơ của nhà thơ Sóng Hồng được viết để làm binh vận và đối tượng trước hết của bài thơ là một anh thư ký nhà binh Pháp "hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa".

    Cảm xúc - với lời đề tặng Thế Lữ - là bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu (1917 - 1985) in trong tập thơ thứ nhất của anh: Tập Thơ thơ (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội - 1938). Cuối bài Cảm xúc, không thấy tác giả ghi thời gian sáng tác bài thơ này, nhưng vì đó là bài đầu tiên của tập thơ gồm những bài Xuân Diệu viết từ năm 1933 đến năm 1938, nên có thể đoán Cảm xúc được sáng tác vào năm 1933.

    Đoạn đầu bài thơ có những câu:

    Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió,
    Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây,
    Để linh hồn ràng buộc bởi muôn giây
    Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.


    Năm 1942, tức là khá lâu sau khi bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu ra đời, nhà thơ Sóng Hồng (Trường Chinh) trong bài Là thi sĩ có nhắc lại những ý thơ Xuân Diệu và "nhại" theo cách viết của Xuân Diệu ở đoạn đầu bài Cảm xúc (và ở những bài thơ khác nữa của Xuân Diệu), cũng trong đoạn đầu bài thơ:

    Nếu "thi sĩ nghĩa là ru với gió
    Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây",
    Để tâm hồn treo ngược ở cành cây
    Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu…


    Mấy chục năm nay, nhiều người đọc và cả các nhà nghiên cứu thường cho rằng, nhà thơ Sóng Hồng viết bài này với mục đích phê phán bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu, tuyên chiến với các nhà thơ lãng mạn.

    Gần đây nhất, trên Báo Sài Gòn giải phóng số 10.628 ra ngày 21/1/2007, trong bài Bút chiến thơ của Nhất Sinh, tác giả còn lấy hai bài thơ trên của Xuân Diệu và Sóng Hồng làm dẫn chứng tiêu biểu cho cuộc bút chiến của những nhà thơ theo khuynh hướng "Nghệ thuật vị nghệ thuật" và "Nghệ thuật vị nhân sinh".

    Tác giả viết: "… Ở cuộc họa thơ giữa nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa Xuân Diệu (Là thi sĩ) và nhà thơ Sóng Hồng, bút danh của đồng chí Trường Chinh khi làm thơ (Nếu thi sĩ)… ý thơ của Sóng Hồng là lời phân tích sâu sắc, động viên ân tình và kêu gọi thiết tha… Xin lưu ý: Là thi sĩ Nếu thi sĩ mà tác giả dẫn ra chỉ là những chữ đầu ở những câu thơ đầu của hai bài thơ mang tên Cảm xúc (Xuân Diệu) và Là thi sĩ (Sóng Hồng).

    Có điều, mục đích của tác giả bài thơ Là thi sĩ có phải là để bút chiến và đây có phải là việc họa thơ hay không?

    Ta hãy nghe chính nhà thơ Sóng Hồng kể lại trong một bức thư gửi một bạn đọc:

    "Năm 1942, tôi hoạt động bí mật ở ngoại thành Hà Nội. Các anh chị em vận động binh lính đang tìm cách tuyên truyền một anh thư ký của nhà binh Pháp. Anh này hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa. Một hôm, đồng chí Hoàng Văn Thụ và tôi đến cơ quan binh vận Trung ương ở quận 6 ngoại thành.

    Một chị binh vận đưa cho chúng tôi xem một bài thơ lãng mạn của anh thư ký nhà binh kia. Tôi bảo chị: "Anh này thích thơ, để tôi làm một bài thơ nói về nhiệm vụ của nhà thơ, rồi chị đưa cho anh ta xem, họa chăng có giúp các chị một phần nào để cảm hóa anh ta chăng".

    Dĩ nhiên là chị binh vận kia hoan nghênh ý kiến của tôi và giục tôi làm mau bài thơ đó.

    Vài hôm sau, tôi đưa cho chị bài Là thi sĩ. Chị nhảy lên vì sung sướng. Sau tôi được biết bài thơ đó đã có tác dụng nhất định trong công tác binh vận của Đảng và trước hết là trong việc giác ngộ anh thư ký nhà binh nói trên.

    Bài thơ Là thi sĩ đã được đăng trên báo bí mật, ký là Sóng Hồng… sau Cách mạng Tháng Tám lại được đăng trên báo công khai ở Hà Nội". (Xem Trường Chinh - Tuyển tập văn học - tập II - Trang 295, 296, NXB Văn học - Hà Nội 1997).

    Như vậy, đoạn văn này của đồng chí Trường Chinh cho ta thấy: Mục đích trước hết của tác giả khi viết bài thơ này là… làm binh vận và đối tượng trước hết của bài thơ là anh thư ký nhà binh Pháp "hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa".

    Nếu tác giả có nhắc lại những ý thơ và "nhại" cách viết của bài Cảm xúc của Xuân Diệu (sau đó có đề dưới tên bài thơ là Tặng các nhà thơ Việt Nam) thì đó chỉ là cái cớ để tác giả thực hiện mục đích ấy, chứ không phải tác giả viết Là thi sĩ để bút chiến với Xuân Diệu, hay để họa thơ của Xuân Diệu - dù họa thơ với mục đích gì.

    Thế là, từ một trường hợp rất cụ thể, rất riêng, vì nói được ý tưởng lớn của thời đại, nhiệm vụ lớn của mỗi người làm thơ cũng như mỗi người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, bài thơ Là thi sĩ của Sóng Hồng trở nên có một ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều, có thể vượt ra ngoài ý định ban đầu của người viết (ST)
     
  16. hvthu

    hvthu Advanced Member

    Joined:
    26/3/06
    Messages:
    588
    Likes Received:
    17
    Em nghĩ muốn lãng mạn thì chắc phải đủ ăn đủ mặc (không no quá không ấm quá) chứ đói meo, rét nằm còng queo thì khó mà lãng mạn lắm!
     
  17. phidiep

    phidiep Advanced Member

    Joined:
    6/12/08
    Messages:
    4.678
    Likes Received:
    72
    Location:
    Bang chém zó
    Gấu mẹ nhà em nó khoái ăn thịt gà nhưng hổng biết ăn lá chanh, ốc luộc nó chén tỳ tỳ nhưng lá chanh nó cũng chê luôn. Mới đầu thấy lạ sau thấy cũng thường. Nó vẫn khen gà và ốc ngon lắm :roll: :lol:
     
  18. Cai thang

    Cai thang Advanced Member

    Joined:
    22/3/12
    Messages:
    1.067
    Likes Received:
    6
    cách các bác bàn về lãng mạn càng ngày càng ................ lãng mạn

    :D :D :D :D
     
  19. phonoaudio

    phonoaudio Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    542
    Likes Received:
    7
    Ngược lại o dễ nha.. :)
     
  20. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Có ai hứa hẹn thăng chức hay tăng lương cho kụ ah ? :mrgreen:

    Nói thật đọc cái đoạn kụ tương vào em thấy hỏng hết cả cái tu pic đang hay thế này :evil:
     
  21. phonoaudio

    phonoaudio Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    542
    Likes Received:
    7
  22. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Tranh luận hay phản biện cần phải có căn cứ kụ ạ - đành rằng cái đầu là để đội mũ nhưng nếu chỉ có thế thì cuộc sống chắc buồn tẻ lắm :mrgreen:
     
  23. muoimeo-2005

    muoimeo-2005 Advanced Member

    Joined:
    10/10/11
    Messages:
    1.153
    Likes Received:
    2
    Trước hết phải xem xét xem căn cứ ấy có những gì làm căn cứ không đã chứ cụ VQ ? :D
     
  24. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    [quote="VQ_audio"]Hế , kụ TuanCD lại cay nghiệt vs thi sĩ Sóng Hồng roài - văn cảnh , xuất thân , thời điểm , mục tiêu khác nhau thì kô thể nói tiêu diệt hay nâng đỡ nhau đc tìm đc ngọn nguồn , khơi dòng đục trong để bớt đi cái vị kỷ thì ý nghĩa của từ lãng mạn nó trở nên bình dị , vị nhân sinh hơn kụ ạ :mrgreen: nhân ngày nghỉ lễ rảnh rỗi - em mượn kụ Gúc bài viết về cái án văn chương lâu nay người ta vẫn gắn cho các thi sĩ tiền bối SH - XD

    “Là thi sĩ” của Sóng Hồng phê phán “Cảm xúc” của Xuân Diệu?

    Mấy chục năm nay, nhiều người cho rằng, nhà thơ Sóng Hồng viết bài Là thi sĩ với mục đích phê phán bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu. Thực tế, bài thơ của nhà thơ Sóng Hồng được viết để làm binh vận và đối tượng trước hết của bài thơ là một anh thư ký nhà binh Pháp "hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa".

    Cảm xúc - với lời đề tặng Thế Lữ - là bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu (1917 - 1985) in trong tập thơ thứ nhất của anh: Tập Thơ thơ (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội - 1938). Cuối bài Cảm xúc, không thấy tác giả ghi thời gian sáng tác bài thơ này, nhưng vì đó là bài đầu tiên của tập thơ gồm những bài Xuân Diệu viết từ năm 1933 đến năm 1938, nên có thể đoán Cảm xúc được sáng tác vào năm 1933.

    Đoạn đầu bài thơ có những câu:

    Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió,
    Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây,
    Để linh hồn ràng buộc bởi muôn giây
    Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.


    Năm 1942, tức là khá lâu sau khi bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu ra đời, nhà thơ Sóng Hồng (Trường Chinh) trong bài Là thi sĩ có nhắc lại những ý thơ Xuân Diệu và "nhại" theo cách viết của Xuân Diệu ở đoạn đầu bài Cảm xúc (và ở những bài thơ khác nữa của Xuân Diệu), cũng trong đoạn đầu bài thơ:

    Nếu "thi sĩ nghĩa là ru với gió
    Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây",
    Để tâm hồn treo ngược ở cành cây
    Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu…


    Mấy chục năm nay, nhiều người đọc và cả các nhà nghiên cứu thường cho rằng, nhà thơ Sóng Hồng viết bài này với mục đích phê phán bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu, tuyên chiến với các nhà thơ lãng mạn.

    Gần đây nhất, trên Báo Sài Gòn giải phóng số 10.628 ra ngày 21/1/2007, trong bài Bút chiến thơ của Nhất Sinh, tác giả còn lấy hai bài thơ trên của Xuân Diệu và Sóng Hồng làm dẫn chứng tiêu biểu cho cuộc bút chiến của những nhà thơ theo khuynh hướng "Nghệ thuật vị nghệ thuật" và "Nghệ thuật vị nhân sinh".

    Tác giả viết: "… Ở cuộc họa thơ giữa nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa Xuân Diệu (Là thi sĩ) và nhà thơ Sóng Hồng, bút danh của đồng chí Trường Chinh khi làm thơ (Nếu thi sĩ)… ý thơ của Sóng Hồng là lời phân tích sâu sắc, động viên ân tình và kêu gọi thiết tha… Xin lưu ý: Là thi sĩ Nếu thi sĩ mà tác giả dẫn ra chỉ là những chữ đầu ở những câu thơ đầu của hai bài thơ mang tên Cảm xúc (Xuân Diệu) và Là thi sĩ (Sóng Hồng).

    Có điều, mục đích của tác giả bài thơ Là thi sĩ có phải là để bút chiến và đây có phải là việc họa thơ hay không?

    Ta hãy nghe chính nhà thơ Sóng Hồng kể lại trong một bức thư gửi một bạn đọc:

    "Năm 1942, tôi hoạt động bí mật ở ngoại thành Hà Nội. Các anh chị em vận động binh lính đang tìm cách tuyên truyền một anh thư ký của nhà binh Pháp. Anh này hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa. Một hôm, đồng chí Hoàng Văn Thụ và tôi đến cơ quan binh vận Trung ương ở quận 6 ngoại thành.

    Một chị binh vận đưa cho chúng tôi xem một bài thơ lãng mạn của anh thư ký nhà binh kia. Tôi bảo chị: "Anh này thích thơ, để tôi làm một bài thơ nói về nhiệm vụ của nhà thơ, rồi chị đưa cho anh ta xem, họa chăng có giúp các chị một phần nào để cảm hóa anh ta chăng".

    Dĩ nhiên là chị binh vận kia hoan nghênh ý kiến của tôi và giục tôi làm mau bài thơ đó.

    Vài hôm sau, tôi đưa cho chị bài Là thi sĩ. Chị nhảy lên vì sung sướng. Sau tôi được biết bài thơ đó đã có tác dụng nhất định trong công tác binh vận của Đảng và trước hết là trong việc giác ngộ anh thư ký nhà binh nói trên.

    Bài thơ Là thi sĩ đã được đăng trên báo bí mật, ký là Sóng Hồng… sau Cách mạng Tháng Tám lại được đăng trên báo công khai ở Hà Nội". (Xem Trường Chinh - Tuyển tập văn học - tập II - Trang 295, 296, NXB Văn học - Hà Nội 1997).

    Như vậy, đoạn văn này của đồng chí Trường Chinh cho ta thấy: Mục đích trước hết của tác giả khi viết bài thơ này là… làm binh vận và đối tượng trước hết của bài thơ là anh thư ký nhà binh Pháp "hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa".

    Nếu tác giả có nhắc lại những ý thơ và "nhại" cách viết của bài Cảm xúc của Xuân Diệu (sau đó có đề dưới tên bài thơ là Tặng các nhà thơ Việt Nam) thì đó chỉ là cái cớ để tác giả thực hiện mục đích ấy, chứ không phải tác giả viết Là thi sĩ để bút chiến với Xuân Diệu, hay để họa thơ của Xuân Diệu - dù họa thơ với mục đích gì.

    Thế là, từ một trường hợp rất cụ thể, rất riêng, vì nói được ý tưởng lớn của thời đại, nhiệm vụ lớn của mỗi người làm thơ cũng như mỗi người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, bài thơ Là thi sĩ của Sóng Hồng trở nên có một ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều, có thể vượt ra ngoài ý định ban đầu của người viết (ST)[/quote

    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


    Chán nhất là phải nói chuỵện với cái bồ sách vô cảm. :mrgreen: . Đọc bài của thí chủ xong cảm thấy đã phí thời gian để nếm món ăn thiu mốc meo, đã định thôi nhưng thí chủ vẫn cố tình. :wink:
    Kiến thức chúng ta có được đều do tích luỹ trong quá trình học hỏi. Gúc không phải là thày mà chỉ là cái sọt đựng tài liệu. Trước khi lục lọi nó cũng phải có kiến thức nhất định. Nó như cái chạn đựng đủ các loại thức ăn, bổ dưỡng là chính nhưng cũng không thiếu những món mà chất lượng phải xem xét.
    Thức ăn phải được bộ máy tiêu hoá sàng lọc lấy chất bổ thẩm thấu vào mạch máu đi nuôi dưỡng cơ thể, trong đó có cái đầu. Phần cặn bã phải đào thải ra ngoài. Món ăn trí tuệ cũng vậy, không biết lựa chọn sàng lọc, chưa kịp tiêu hoá mà đã vội đem ra trình làng thì chỉ là nôn ra kiến thức mà thôi. :mrgreen:
    Lão nạp chưa có may mắn gặp Cụ Sóng vì Hà Nội chỉ có cháu ngoan Bác Hồ, không có danh hiệu cháu ngoan bác khác. Hơn chục năm trước, lão nạp đi đám tang ở làng ngay cạnh Hành Thiện, thấy nghi thức vẫn trang nghiêm và hét sức cầu kỳ. Được biết, đó là nét văn hoá chung của vùng quê này nên nấn ná ở thêm 1 ngày tìm hiểu. Nhưng thôi, 4rum này không phải chỗ thích hợp để luạn bàn chuỵen đó. Có hiểu biết chút ít về quê cụ mới thấy tầm vĩ đại của Cụ khi Cụ ủng hộ đổi mới. Trước khi mất, được hỏi về vụ Kim Ngọc, Cụ thừa nhận thời đó nhận thức còn phiến diện do không đủ thông tin. Vì thế, Cụ rất có công trong đổi mới mà thành quả chúng ta đang hưởng. Tiếc thay, Cụ lại chưa được nhìn thấy lúc sinh thời. Đièu đó làm lão nạp càng kính trọng pha lẫn chút xót xa cho Cụ.
    Ai dám đoan chắc, những năm tháng cuối đời, Cụ có quan điểm thế nào về nghẹ thuật vị dân sinh hay vị nghẹ thuật, hay vị cả hai?

    Xuân Diệu thì lão nạp có may mắn được nghe cụ bình thơ 2 lần hồi còn đi sơ tán. Tuổi thiếu niên, lão cũng hăng hái như thí chủ bây giờ và lấy làm hãnh diện thì thầm vào tai đám bạn học nhà quê rằng: XD không có bu-gi. Chúng trợn mắt hoỉ cụ tè thế nào, lão chịu. Vậy là mấy thằng rủ nhau rình.
    Hoá ra không những cụ có mà còn rất hoành tráng, báo hại bọn bạn tẩy chanh lão vì chúng bảo:"bọn sơ tán Hà Nội hay nói phét". Sau này, đọc hồi ức của Tô Hoài mới hiểu nguồn cơn.
    Nói đến thơ XD là phải trước năm 1945. Sau này, những bài thơ của XD mà người yêu thơ nhớ được ít lắm. Cách mà XD đối xử với bạn thơ hồi NVGP cũng làm nảy sinh trong lão tình cảm khác. Thú thực là hồi nghe cụ bình thơ, mấy thày cô bảo:" những bài làm nên tên tuổi XD rất ít mà chủ yéu là thơ mang hơi thở thời đại". Chỉ còn nhớ đó là một người có giọng đẹp, và hoạt ngôn, cao hứng lên thì hơi thừa trép, đặc biệt xuất sắc ở từ ngữ, có thể coi XD là ảo thuật gia trong lĩnh vực này. Sự lãng mạn chỉ còn thấy ở mái tóc xoăn mềm mại, tự nhiên bồng bềnh.
    Dạo này đãng trí, chả nhớ thơ thẩn gì, nhưng có 1 câu kết của bài " Lệ Cần khoai" của XD mà lão khó quên vì cụ viết trong lúc xã hội đang đói kém ( cụ thực rất khoẻ và sành ăn). Bài thơ đọc lên có tính nhạc và mang âm hưởng của cái dạ dày:
    .....Cảm ơn vợ chồng anh giáo Huế.
    Đãi tôi một bữa Lệ Cần khoai.
    Cụ bí vần đến nối đặt tính từ trước danh từ, cái đó có thể bỏ qua được như trường hợp " Hà Nội phố" nhưng " Em ơi, Hà Nội Phố" thì thơ hay bài hát đều rất lãng mạn, rất tình, còn bài khoai Lệ Cần thì cái dịch vị trong dạ dày nó giết chết hẳn chất lãng mạn trong thơ XD rồi.

    Lãng mạn trong khuôn khổ thì còn gì là lãng mạn. Lãng mạn là lãng mạn, nó chẳng phục vụ ai, chẳng phục vụ mục đích gì mà chỉ phục vụ tình cảm cao đẹp của con người . Nho gia cũng nói: "Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí". Văn chương mới có trách nhiệm chuyên chở ( tải) đạo, thơ lấy ngôn ngữ để diễn đạt cái chí. Chí ở đây có thể là chí hướng, chí khí và cũng có thể là chí tình. Cho dù là chí gì thì cũng phải là của riêng người thi sĩ do cảm mà tác ra chứ không thể theo một khuôn mẫu tư tưởng nào áp đặt, xui khiến. Khắt khe, gò bó như thơ Đường Luật cũng chỉ quy định ngặt nghèo về số lượng từ trong 1 câu, số lượng câu trong 1 bài... chứ không có chỉ dẫn định hướng. Thơ mà lồng chính trị vào có khi rơi đầu.
    Thơ là tiếng nói của tâm hồn. Tâm hồn nghèo nàn, xơ cứng thì thơ khó mà lãng mạn.
    Thơ mà thiếu đi lãng mạn, mà gò ép thì chỉ còn là văn vần. Văn vần thì cố rặn ra được chứ thơ thì không thể.
    Chân đất mắt toét, tâm hồn mờ đục như lão cũng có thể nhại cụ XD bằng văn vần như vầy:

    Nếu thi sĩ không được ru với gió.
    Quên trăng đi để phiêu lưu cùng mây.
    Sẽ có ngày tâm hồn treo cành cây.
    Hay lả lướt cùng cùng tiền tài danh vọng. :mrgreen:
     
  25. thanhchi

    thanhchi Advanced Member

    Joined:
    25/8/06
    Messages:
    6.471
    Likes Received:
    73
    Location:
    HCM
    Lãng mạn hả. Giờ đây món này mắc tiền lắm. :lol:

    @ Nhưng mai em dậy sớm chở bố đi uống cafe bên sông cho nó lãng mạn. Đố bác nào làm được như em. :mrgreen:
     

Share This Page

Loading...