Nhưng người có sự nghiệp solo hoành tráng nhất trong số các cựu binh của Genesis phải kể tới Steve Hackett. Hackett không mấy thành công về mặt thương mại nhưng về mặt nghệ thuật thì rất ổn với những album tuyệt vời trải dài từ Prog Rock, Classical, Blues, Jazz, Folk và Rock. Bộ sưu tập gồm 22 albums Album solo đầu tay của Hackett là Voyage Of The Acolyte là một album kinh điển của Prog Rock và được tung ra từ năm 75, khi ông vẫn còn ở trong nhóm Genesis (và được sự trợ giúp mạnh mẽ của Phil Collins và Mike Rutherford. Sau khi rời Genesis, ông tiếp tục sự nghiệp solo với nhiều phong cách mới hơn, trong đó ông chơi rất nhiều nhạc cụ và cả hát chính (Hackett không bao giờ hát tại Genesis). Các album Please Don't Touch -78, Spectral Mornings -79 và Defector -80 tiếp tục theo đuổi Prog và tích hợp thêm Folk Music. Vào những năm 80s, Hackett bắt đầu thay đổi phong cách theo kiểu Pop Rock dễ nghe hơn để hướng tới đại chúng. Nó khởi đầu bằng album Cured -81, Highly Strung -82, Till We Have Faces -84, Guitar Noir -93. Mặc dù vậy ông không mấy thành công dù nhạc dễ nghe và tích hợp nhiều phong cách guitar khác nhau. Xen giữa các album nhạc có lời, Hackett còn thể hiện khả năng ở những album Classical (hoàn toàn là hòa tấu). Gồm các albums: Bay Of Kings -83, Momentum -88, A Midsummer Night's Dream -97 và Metamorpheus -2005. Tất cả đều có chất lượng rất tốt. Đến khoảng giữa thập kỷ 90s, Hackett quay trở lại với Prog Rock với những albums khá hay như Genesis Revisited -96 (albums chơi lại Genesis với phong cách hiện đại hơn), Darktown - 99 và To Watch The Storms - 2003, album Feedback 86 là albums ghi âm năm 86 nhưng phải tới năm 2000 mới tung ra. Album này không thực sự hay vì theo phong cách Pop Rock Những album gần đây của ông cũng rất hay và theo phong cách Prog Rock: Wild Orchids -2006, Out Of The Tunnel's Mouth -1999 và Wolflight -2015 Ngoài ra em còn sưu tập thêm một số album tuyển chọn và live của Hackett gồm:The Unauthorised Biograthy -92 (compilation). There Are Too Many Sides To The Night -94 (Live) và The Tokyo Tapes (Live) -98 Cuối cùng là album A Life Within a Day -2012 do Hackett kết hợp với Chris Squire của Yes cũng theo phong cách Prog Rock khá hay Tổng cộng khoảng 50 albums của tất cả các thành viên liên quan tới Genesis
Bài này là một trong những bài hay nhất của Genesis ( theo ý kiến riêng). Và mình hơi ngược với bạn lenamvl, chỉ thích band trong giai đoạn đầu.
Thật nể với collection Steve Hackett của bác No1. Genesis với Peter thì nhiều người có nhưng đoạn Steve chắc ít người theo dc. Tay này em thấy chất quá nhưng lại ra quá nhiều đĩa nên loay hoay chả biết nên bắt đầu từ đâu. Thực ra thì với em khó có thể chọn ra dc 1 bài của Genesis. Genesis/ Peter Gabriel là cái gì đó hơn 1 giai điệu, 1 tập hợp âm thanh hay 1 band nhạc. Họ là 1 số ít nghệ sĩ có thể làm ám ảnh người nghe, thậm chí làm thay đổi cuộc sống của họ. Nhưng nếu phải chọn thì với em sẽ là bài “I know what I like (in your wardrobe)”. Đây là một tg số rất ít bài hát mà nghe xong nó cứ ám ảnh em suốt. Có thể về âm nhạc ko phải hay nhất nhưng nó có 1 thứ thông điệp mạnh mẽ của nhạc Rock, ko chỉ hướng đến vẻ đẹp của âm thanh mà nó tóm lấy bạn, thay đổi cách bạn nghĩ và có khi còn … thay đổi thế giới! Em lần đầu đến Anh là vào thập niên 90s. Sau 1 thời gian đầu hứng thú thì mình bắt đầu lờ mờ nhận ra 1 số điều. Ví dụ phần lớn Thủ tướng bên đó đều học Oxford. Bất kể bạn thế nào, chỉ cần mở mồm ra nghe giọng là biết thuộc hạng người gì. Mà ko phải giọng theo vùng miền đâu nhé, bác nào thử nghe David Beckham xem, giọng London đấy, nhưng dân có xuất phát điểm thấp họ nói vậy. Với cái giọng đó thì bạn ko thể làm giáo sư đại học, ko thể xin dc việc tg khu tài chính London (học giỏi quá mà lê lết dc vào đó thì chũng nó cũng sẽ chẳng cho tham gia hội lê la sau giờ làm nên cũng đừng hòng thăng tiến)…. Album Selling England By The Pound ra đời để tấn công cái kiểu Ăng lê giả tạo hào nhoáng bên ngoài nhưng đầy rẫy những nghịch lý bên trong đó. Ở cái thời mà mọi bands nhạc rock Anh đều mơ về thị trường Mĩ và C Âu thì việc Genesis ra đời 1 album thuần Anh cả về chất nhạc lẫn chủ đề như Selling … quả thật là dũng cảm. (Hãy nhớ Beatles sao thành công vậy? Họ đầu tiên vượt biển qua ngả Hamburg C Âu rồi mới quay về Anh, xong thừa thắng xông lên chiếm gọn thị trường US). Nó phần nào cũng giải thích tại sao 1 band với tuyền những tay tài năng vậy mà lại ko mấy thành công về thương mại (sau này các thành viên chỉ cần đổi đi 1 tí, làm thứ nhạc thuận tai người Mĩ và C Âu hơn thì bán đĩa ầm ầm ngay). Quay lại với bài I Know What I Like …, các bác cứ chỉ cần nhìn bìa đĩa là phần nào nhận ra cái bài này: 1 bác cắt cỏ tự biết mình là ai đánh 1 giấc ngon lành sau khi đã hoàn thành công việc của mình, trong khi đó 1 lũ quý tộc đằng sau thì cứ láo nháo đi tìm thứ mà có lẽ bản thân họ cũng chả biết là cái gì. Bác cắt cỏ được giới quý tộc cho là cần được đào tạo thêm từ cách ăn mặc đến giọng nói. Nhưng thực ra bác ý mới là người biết là mình thực sự muốn gì (what I like), tg khi giới quý tộc cứ nghĩ là mình loại có học biết hết nhưng thực ra là đang chạy theo những thứ hào nhoáng vô giá trị (như cái đống quần áo chất đầy trong tủ). Đoạn cuối bài hát này âm thanh nó cứ văng vẳng: “When the sun beats down and I lie on the bench, I can always hear them talk. Me, I'm just a lawnmower - you can tell me by the way I walk. Khi mặt trời lặn, tôi nằm xuống ghế nghỉ, Tôi vẫn nghe thấy tiếng họ nói chuyện, Tôi là ai ư? Chỉ là thằng cắt cỏ thôi – nhìn dáng tôi đi bạn cũng nhận ra rồi.” Giờ thì mỗi nghĩ em nghĩ đến cái gì phù phiếm (như nâng cấp dây loa chẳng hạn) thì tg đầu em câu hát của Genesis lại nổi lên: “I know what I like …. (tôi biết là mình muốn gì!)” Nhạc này nó đóng đinh vào đầu em rồi!
Cá nhân em là một fan của Hackett. Do không nổi tiếng bằng các thành viên khác nên đĩa của ông có vẻ khó kiếm hơn nhưng đa phần đều có chất lượng tốt. Bài phân tích cảm nhận của bác rất hay, ở những nước kiểu tư bản, phân biệt đẳng cấp rất lớn, thế mới thấy cái hay của xã hội chủ nghĩa. Ở các nước XHCN em cũng thấy ít có sự phân biệt giữa người và người hơn. Theo cá nhân em, đó là những điều rất tiến bộ và đáng quý. Về Hackett thì các album có hơi hướng Prog Rock của ông đều rất hay (4 albums đầu và những albums từ 96 trở lại đây). Ngoài ra các bác thích nhạc cổ điển thì nên nghe mấy album theo phong cách Classical của ông. Mấy album gần đây em thấy cũng rất hay, đây là bài hát trong album năm 2009 mà em rất thích
Bài "cửa biển số 5" (Flirth of Fifth) này quả thật nhạc rất hay và hoành tráng. Nếu phải chọn 1 bài đại diện cho nhánh Symphonic Prog thì em cũng thấy bài này xứng đáng vì nó vừa có chất Prog, vừa thẫm đẫm âm nhạc cổ điển. Selling England... là concept album về chủ đề em đã nói ở trên. Với tư cách là 1 bài nhạc nền để tạo nên ko gian nc Anh truyền thống thì bản nhạc này đã làm rất tốt. Nó tái hiện cả 1 nc Anh cổ với những ông vua và khung cảnh núi non hoành tráng như tg 1 tác phẩm của Tolkien! Nhạc mà tạo ra dc khung cảnh không gian và thời gian như vậy là rất khó. (Sau này Peter Gabriel có album Passion: Music for the last temptation of Christ tuy nhạc rất khác nhưng cũng làm dc điều tương tự). Nếu nói về cái bài này thiếu thì có lẽ là thông điệp/chủ đề. Nhạc Rock theo em khác với các thể loại nhạc như jazz hay cổ điển ở điểm này. Nếu là bài hát hay thì cũng chưa cần, nhưng để dc lên đỉnh Olympia với những người vĩ đại nhất thì phải có. Bài này khi soạn thì lấy tên cái cửa biển ở xứ Ái Nhĩ Lan, tức là chỉ hướng đến phong cảnh hoành tráng và lịch sử hào hùng xứ mày mà chả dựa trên 1 cái gì cho nó xứng tầm với tư tưởng lớn của cả album. Sau này thì tác giả mới loanh quanh là đây là trò đùa kiểu Ăng lê (England chắc chắn khác với Scotland rồi)! Theo em là ngụy biện. Giá mà bài này lấy dc chủ đề gì đó dạng như bài Knots của Gentle Giant thì em cho là hoàn hảo. Dù sao thì cũng là 1 bài xuất sắc, với những bác nào ko để ý đến lời thì có thể coi là tuyệt đỉnh của thể loại Symphonic Prog.
Yes Cùng với Genesis, Yes là band nhạc thành công nhất của Symphonic Prog và thậm chí còn có ảnh hưởng rất lớn tới thế giới âm nhạc sau này. Không chỉ quan trọng với Symphonic Prog, Yes còn là một trong 4 band ảnh hưởng lớn nhất trong Prog Rock cùng với Genesis, King Crimson và Pink Floyd tạo thành bộ tứ bất hủ của dòng nhạc này. Tuy cùng theo đuổi Symphonic Prog, âm nhạc và sự tiếp cận của Yes hoàn toàn khác biệt so với Genesis, nếu Genesis dựa trên sự hoành tráng và sang trọng thì Yes dựa trên kỹ năng chơi nhạc và cảm xúc. Xuất phát điểm của Yes cũng rất khác biệt so với Genesis. Nếu các thành viên của Genesis là các cậu ấm con nhà khá giả thì Yes chỉ là thành phần bình dân. Nhóm thành lập năm 68 bởi Chris Squire – bass. Squire xuất thân là con nhà lao động và thậm chí còn bỏ học từ sớm và đi bán các nhạc cụ. Ông thậm chí phải dùng những phiếu giảm giá dành cho nhân viên bán hàng để mua nhạc cụ tốt hơn cho chính bản thân mình. Khi Squire gặp Jon Anderson, lúc này đang là nhân viên một quán bar, có giọng hát rất tốt nên cả hai đã cùng nhau sáng tác bài hát đầu tiên - Sweetness. Sau đó, Yes chính thức được thành lập với Peter Banks (guitars), Tony Kaye (keyboards) và Bill Bruford (drums). Năm 1969, họ tung ra album đầu tay cùng tên là Yes, âm nhạc trong album này hiển nhiên chịu nhiều ảnh hưởng của Psychedelic với những ảnh hưởng của Pop, Jazz và Soul và bắt đầu theo trào lưu Progressive. Album có chất lượng khá tốt nhưng sau một lần đi xem buổi biểu diễn của King Crimson, Squire nhận ra rằng tại London có quá nhiều sự cạnh tranh và Yes cần phải đi theo một con đường khác biệt, đó là nghiêng hẳn về kỹ năng chơi nhạc để có thể nhận được sự chú ý và vượt lên trên. Những manh nha này bắt đầu xuất hiện trong album thứ 2 là Time And A Word vào năm 70 với việc sử dụng cả một dàn giao hưởng nhỏ, tuy nhiên với những con người hiện có nó vẫn chưa phải là những gì tốt nhất mà Squire mong muốn, dù album bắt đầu có những thành công tại Anh (lọt vào top ở vị trí 45). Thấy rằng Banks không đủ năng lực để thực hiện những ý tưởng vĩ đại của nhóm, Squire và Anderson quyết định sa thải ông này và lấy về tay guitar huyền thoại Steve Howe với kỹ thuật điêu luyện hơn rất nhiều. Yes bắt đầu bước vào giai đoạn hoàng kim của nhóm với album thứ 3 là The Yes Album vào năm 1971. Tài năng của Howe được thể hiện rất rõ nét trong bài hát Starship Trooper, một trong những bài hát có solo guitar xuất sắc nhất mọi thời đại. Album này cũng là bước đột phá khi nhận chứng chỉ đĩa bạch kim tại Mỹ và đĩa bạc tại Anh (xếp hạng 40 tại Mỹ và hạng 4 tại Anh). Thành công lớn của The Yes Album vẫn chưa thể làm cho bộ ba Squire, Anderson và lúc này thêm cả Howe nữa hài lòng. Nhận ra tài năng sáng chói của tay keyboards trẻ vô danh Rick Wakeman, bộ 3 này tiếp tục sa thải tay keyboards Kaye để đón Wakerman về. Sau đó, Yes bước lên đỉnh cao trong sự nghiệp của nhóm. Lúc này toàn bộ thành viên của nhóm đều thuộc nhóm sư phụ của kỹ thuật chơi nhạc đỉnh cao. Đội hình này khởi đầu bằng siêu phẩm The Fragile vào năm 71, với bài hát biểu tượng Roundabout. Chất lượng album ở mức siêu cao, và thành công về mặt thương mại cũng rất lớn (bán được hơn 2 triệu bản tại Mỹ và đạt đĩa bạch kim tại Anh), xếp hạng 4 tại Mỹ va 7 tại Anh. Lúc này, năm 1971, Yes đã trở thành những siêu sao thực sự dù âm nhạc không hề đơn giản. Họ thậm chí thành công tại Mỹ hơn là Anh. Nhưng đỉnh cao thực sự trong sự nghiệp của Yes chỉ đến với album siêu kinh điển, Close To The Edge vào năm 72. Cũng không có quá nhiều điều cần nói về album này vì hiện tại nó vẫn được bầu là album hay nhất trong lịch sử của Prog Rock tại những tạp chí có uy tín nhất của dòng nhạc này. Album chỉ gồm 3 bài hát trong đó Close To The Edge là một bản siêu giao hưởng dài tới gần 20 phút với những kỹ năng chơi nhạc khủng khiếp nhất của dòng nhạc này. And You And I là một siêu phẩm phổ biến và được biết tới rộng rãi nhất của nhạc Rock còn Siberian Khatru tuy không nổi tiếng bằng 2 siêu phẩm trên vẫn là một trong những bài hát được yêu thích nhất của nhóm. Có thể nói rằng, trong lịch sử của Symphonic Prog chưa có bất kỳ album nào hoàn hảo hơn album này. Thành công to lớn của Close To The Edge và Fragile đã không đảm bảo cho sự ổn định của Yes, đầu tiên là tay trống Bruford chuyển sang King Crison, tiếp theo đó là album thứ 6 của nhóm là Tales From Topographic Oceans, một album rất dài (2 LPs) với 4 bài hát (mỗi bài dài tới 20 phút) về vấn đề tôn giáo (đạo Hindu) theo một cuốn sách mà Anderson đọc được. Album vì thế rất khó nghe. Album gây chia rẽ không chỉ trong lòng những người hâm mộ mà còn giữa các thành viên band nhạc. Wakeman, một trong những nhạc sĩ quan trọng nhất trong việc sử dụng keyboards trong lịch sử âm nhạc thế giới, đã mâu thuẫn nghiêm trọng với những thành viên khác và rời bỏ nhóm sau album này. Thế nhưng Yes không phải là một band nhạc đơn giản, dù mất đi Wakeman, nhóm vẫn tiếp tục với sự góp mặt của tay keyboards tài năng khác là Patrick Moraz, người mang thêm những ảnh hưởng của Funk và Jazz Fusion vào âm nhạc của Yes. Yes tiếp tục vươn tới đỉnh cao không ngờ với album Relayer vào năm 74, một album hay không kém gì Fragile hay Close To The Edge, với siêu phẩm The Gates Of Delirium dài tới 23 phút dựa trên siêu tác phẩm Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy. Sau album này, Wakeman quay trở lại và nhóm còn cho ra một album rất hay nữa là Going For The One vào năm 77, đây có lẽ cũng là siêu phẩm cuối cùng của Symphonic Prog trong thời kỳ đỉnh cao. Nhưng sự nghiệp của Yes thực sự đi xuống vào năm 78 khi nhóm tung ra album Tomato, lúc này Prog Rock đã thoái trào và Punk Rock bắt đầu lên ngôi. Thế giới âm nhạc thay đổi và Yes cũng đổi thay với những bài hát đơn giản, dễ nghe hơn. Nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng vào thời điểm này, khác với Genesis (chưa mấy thành công về thương mại), Yes là những siêu sao của nhạc Rock trên toàn thế giới với hàng chục triệu bản bán ra. Sự thay đổi trong âm nhạc của họ, dù rất thành công về mặt thương mại (tiếp tục bán ra hàng triệu bản) đã phải gánh chịu những sự chỉ trích rất lớn của cộng đồng người hâm mộ trung thành cũng như những nhà phê bình. Tệ hơn nữa, trong nội bộ band nhạc cũng bị chia rẽ rất lớn với một bên là Anderson và Wakeman một bên là Squire, Howe và tay trống White. Trước đây, Yes cũng có nhiều mâu thuẫn và hay thay đổi thành viên nhưng đó thường là mâu thuẫn giữa Anderson và Squire với các thành viên khác, Nhưng lần này lại là mâu thuẫn giữa Anderson và Squire, hai thế lực mạnh nhất của Yes. Anderson muốn tiếp tục với những bài hát nhẹ nhàng hơn còn Squire muốn chơi nhạc mạnh mẽ hơn nữa. Mâu thuẫn không thể giải quyết và Anderson ở thế yếu (Yes vẫn chơi tốt khi không có Wakeman và ông này mới trở lại nên không có nhiều uy tín trong band). Mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm khi tất cả những bài hát Anderson sáng tác đều bị các thành viên còn lại từ chối đưa vào album và Anderson cùng Wakeman rời nhóm ngay sau đó. Yes tung ra album album Drama vào năm 80 với giọng hát mới Trevor Horn. Album này theo phong cách Hard Rock và có chất lượng không tệ, nếu không muốn nói là khá hay. Nhưng cái bóng của Anderson phủ lên Yes quá lớn, người hâm mộ không thể chấp nhận Horn ngay lập tức. Album cũng không thành công về mặt thương mại (như những albums trước – là album đầu tiên không đạt được chứng chỉ đĩa vàng tại Mỹ). Sau khi Horn ra đi vì chịu sức ép quá lớn, đến lượt Squire và White, Yes tan rã ngay sau thất bại này. Câu chuyện của Yes vẫn chưa dừng lại ở đây mà phát triển theo một chiều hướng không ai có thể tưởng tượng nổi. Nó bắt đầu vào năm 1982 và bởi một người hoàn toàn xa lạ, tay guitar Trevor Rabin. Xuất thân từ Nam Phi, Rabin không có liên quan gì tới Yes, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới âm nhạc của Yes sau này. Rabin lúc này đang chật vật để tìm kiếm hãng đĩa cho album solo thứ 4 của mình, ông đã có một số bài hát dạng demos. Bản demo này tới tay của chủ hãng đĩa Atlantic, hãng đĩa của Yes và ông này đã giới thiệu 2 thành viên của Yes là Squire và White với Rabin. Lúc này, xu hướng của thế giới đã chuyển sang thứ âm nhạc đơn giản hơn rất nhiều, Squire và White quyết định kết hợp với Rabin để thành lập nhóm mới có tên là Cinema. Nhóm bắt tay vào ghi âm album mới với việc hoàn thiện thêm các sáng tác trong album demo solo của Rabin (tức là sáng tác chính của Rabin, các thành viên chỉ đặt thêm lời hoặc sáng tác thêm 1 chút). Trong quá trình sản xuất, Squire mời lại tay keyboards Kaye (cựu thành viên của Yes trong 3 albums đầu tiên) và cả Anderson vào hát chính để giúp Cinema. Tuy nhiên, dưới áp lực của hãng đĩa, Cinema buộc phải đổi tên thành Yes để tung ra album đầu tiên 90125 vào năm 1983 (một cái tên hoàn toàn vô nghĩa vì chỉ là số thứ tự các đĩa nhạc đã phát hành của hãng Atlantic). Âm nhạc thay đổi tới mức không ai nhận ra đấy là Yes (từ những bản nhạc phức tạp dài vài chục phút bây giờ các bài hát chỉ kéo dài 4-5 phút và rất đơn giản, dễ nghe. Nhưng trong xu hướng đơn giản hóa âm nhạc của thị hiếu khán giả năm 80s, album thành công ghê gớm về mặt thương mại với những bản hits đình đám như Owner Of The Lonely Heart, đánh chiếm cả đỉnh bảng xếp hạng top 100 single của Mỹ. Album bán chạy hơn tất cả các album khác trong sự nghiệp của Yes và giúp cho nhóm có được số lượng fan hâm mộ đông đảo mới. Không có gì lạ lùng khi album tiếp theo của Yes là Big Generator-86 tiếp tục gặt hái thành công với phong cách này. Nhóm Yes này bị các fan đặt tên là Yes - West (vì di chuyển sang Mỹ và âm nhạc quá khác) Những năm sau đó, Yes gặp rất nhiều vấn đề, đầu tiên là Anderson dần trở thành một người thừa (các sáng tác chủ yếu của Rabin) nên rời nhóm. Ông mong muốn trở lại âm nhạc Symphonic cũ với việc tái hợp với các thành viên chủ chốt của Yes là Howe, Bruford, Wakeman và nhóm tung ra album mới rồi đi lưu diễn. Album live với tên An Evening With of Yes đã gây ra một cuộc chiến về thương quyền giữa nhóm nhạc của Anderson với hãng đĩa. Album thứ 2 của nhóm do Anderson dẫn dắt lúc này bị các hãng đĩa từ chối vì sợ rằng album không có những bản hits. Trong tầm hiểu biết của Anderson, không ai có thể làm việc này tốt hơn Rabin và ông nhờ tới sự trợ giúp của ông này. Rabin đưa cho Anderson 4 bài hát với yêu cầu chỉ được sử dụng 1 bài, 3 bài trả lại nhưng hãng đĩa mới Arista muốn cả 4. Cùng lúc đó, band nhạc của Squire và Rabin cũng sáng tác được một số bài nhưng không thể tìm được giọng ca chính phù hợp. Giải pháp cho sự hỗn loạn này là một album kết hợp tất cả các bài hát của nhóm Anderson và Squire vào với nhau để tạo ra một album mới là Union vào năm 91. Sự hỗn loạn của Yes còn tiếp tục trong những album rất tệ sau đó là Talk (sự dụng hoàn toàn công nghệ Digital) và Open Your Eyes. Sau này, khi Prog Rock hồi sinh trở lại, Yes mới tiếp tục cho ra những albums theo phong cách Symphonic Prog khá hay (không có Rabin) bắt đầu từ The Ladder -99, Magnification -2001, Fly From Here -2011 và Heaven And Earth vào năm 2014. Tuy nhiên, sau đó nhóm chịu tổn thất nặng nề với cái chết của Squire vào năm 2015. Yes vẫn tiếp tục lưu diễn nhưng chưa có bất kỳ album mới nào cho tới thời điểm hiện tại. Yes là một trong những band nhạc nhiều ảnh hưởng nhất của không chỉ Prog Rock với những bậc thầy về kỹ thuật. Ngoài việc viết nhạc, Yes còn là những nhà tiên phong trong việc phát triển và sử dụng Syntherizers và sound effect trong âm nhạc hiện đại. Nhóm còn là những nhà tiên phong công nghệ khi là nhóm nhạc đầu tiên sử dụng công nghệ ghi âm Digital thay cho Analog. Bộ sưu tập của em gồm 23 albums chính của Yes Những album trong thời kỳ Symphonic Prog từ Yes tới Drama Các album của Yes- West Các albums trở lại với phong cách Prog Rock Ngoài ra còn có các albums live rất hay là Yessongs và House of Yes: Live from House of Blues và Progeny Cuối cùng là những album tuyển chọn Compilation: Classic Yes và Topography
Yes rất hay và mình cũng thích ban này. Tuy nhiên ấn tượng nhất là trình bày bìa .Cực kì đẹp và giàu tính tưởng tượng. Có lẽ những hình ảnh sau này trong phim Avatar được lấy từ trang trí bìa của Yes. Thời kỳ nào cũng có bài hay nhưng mình vẫn thích 90125 nhất.Với dàn máy hiện nay nghe cực kỳ sướng tai
Đĩa CD hay nhưng làm mất đi sự cầu kỳ và vẻ đẹp của bìa đĩa .Có lẽ vì vậy mà đĩa Vinyl dạo này lại lên ngôi?
Thực ra có nhiều nguyên nhân bác ạ. Về mặt art work thì rõ ràng là Vinyl to hơn 12x12 inches, trong một số trường hợp là đẹp hơn về mặt nghệ thuật so với CDs (5x5). Nhưng cái chính là Vinyl là thú chơi gợi nhớ nhiều kỷ niệm đẹp với nhiều người có tuổi và nhiều người vẫn còn tin vào giả thiết siêu thực về việc Vinyls "trung thực", "nhạc tính" hơn CDs. Trên thực tế, Vinyls bao giờ giá cũng cao hơn CDs vì kích cỡ lớn, công nghệ lạc hậu hơn, do đó giá thành sản xuất cao hơn. Nói dông dài một chút nhưng quả thực đĩa của Yes có phần art work rất đẹp và đáng xem.
Em thì chả hiểu sao cố mãi vẫn chưa thưởng dc "Close to the edge", bài hát "Owner of a lonely heart" thì nghe dc
Bạn no 1knows viết bài về Yes thật tuyệt vời, công phu, chi tiết. Mình cũng rất thích band rock nghệ thuật này. Và có mỗi 2 cd, một thuộc loại hay, một thuộc loại "không hay ". Bài And you and I quá là hay (nhưng mình cảm thấy nghe bài này phiên bản LP hay hơn phiên bản CD nhất là tiếng trống)
Tiếp theo sẽ là một số albums nhạc em sưu tập được của các cựu thành viên của Yes Đầu tiên là album Anderson Bruford Wakeman Howe, đây là album khá hay theo phong cách lai giữa Symphonic Prog và Rock mới do Anderson tái lập và tung ra, đối ngược với Yes - West. Em có 2 bản: 1 bản gốc bên phải và bản remastere 2 CDs (bên trái). Khoảng năm 75, Yes có khoảng nghỉ khá dài để các thành viên solo, thời gian này Squire có 1 album rất hay là Fish Out Of Water theo phong cách Symphonic Prog Sự nghiệp solo của Anderson phức tạp hơn. Ông có những album theo phong cách New Ages cực hay là Olias Of Sunhillow năm 76. Những albums sau theo nhiều trường phái, trong đó có World Music trong Deseo -94. Em có 2 albums này và Single rất hay Change We Must Ngoài ra, Anderson còn kết hợp với Roine Stolt (của nhóm The Flower Kings) cho ra album theo phong cách Symphonic Prog khá hay là Invention Of Knowledge vào năm 2016 Tay guitar Steve Howe cũng có sự nghiệp solo đáng kể với rất nhiều album, nhưng không chơi theo một phong cách cố định Symphonic Prog. Em có 2 albums Spectrum -2005 và Homebrew 4 -2009 đều theo phong cách Prog Rock Nhưng sự nghiệp solo vĩ đại nhất thuộc về Rick Wakeman, một trong những tay keyboards vĩ đại nhất trong lịch sử âm nhạc. Ông (cùng với Keith Emerson) là những người đầu tiên sử dụng keyboards điện tử trong nhạc Rock và khiến cho nhạc cụ này trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Bàn về tài năng và kỹ thuật của ông có lẽ hơi thừa. Sự nghiệp solo kéo dài tới 5 thập kỷ với cả trăm albums theo nhiều phong cách khác nhau. Ông còn kết hợp với rất nhiều những nghệ sỹ nổi tiếng như: Strawbs, Black Sabbath, Bowie, T-Rex, Elton John.... Những album nổi tiếng và thành công nhất của ông là trong thời kỳ Symphonic Prog với các albums như: The Six Wives of Henry VIII -73, Journey to the Centre of the Earth -74, The Myths and Legends of King Arthur and the Knights of the Round Table -75 Em có các album The Six Wives of Henry VIII -73, The Myths and Legends of King Arthur-75, No Earthly Connection/Cost Of Living - 76/83. Return to the Centre of the Earth -99, Retro 2 -2007 và Romance of the Victorian Age - 1995 là album kết hợp với con trai Adam của ông.