Nghề chơi cũng lắm công phu - những bộ sưu tập hay (Phần 2)

Discussion in 'Âm nhạc' started by no1knows, 22/1/21.

  1. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Nếu bác chơi LP thì vào trang web này rất ổn vì chất lượng và giá tốt. Nếu bác chơi CDs thì chỉ nên mua những cái nào quý hiếm (trước khi mua ở trang khác tốt nhất nên vào diskunion để check lại , giá ở đây luôn ổn so với chất lượng). Còn đĩa thông thường thì nếu bác nào không cầu kỳ đĩa Nhật xịn thì nên mua ở châu Âu hoặc Mỹ. Hiện tại ở mấy nước này đang có hiện tượng bán tháo CDs, đôi khi giá cực rẻ (so với Nhật). Nhưng cái này nhiều khi may rủi, nếu gặp ông nào giữ gìn thì rất ổn, nhưng gặp ông phá thì đĩa rất xấu. Ở Nhật đa phần mua đĩa cũ nhưng chất lượng không khác đĩa mới.
    Dân Nhật hình như không thích chơi LP lắm nên giá rẻ hơn. Nhưng CDs lại có xu hướng đắt hơn (nếu là CDs cũ hàng châu Âu hoặc Mỹ vì bị thuế và phí ship). Nhưng dân Nhật thường chơi rất ghê nên nhiều cái rất hiếm họ cũng có, trang web này giá rất ổn.
     
    666 likes this.
  2. 666

    666 Advanced Member

    Joined:
    13/11/17
    Messages:
    325
    Likes Received:
    206
    Cảm ơn bác đã giới thiệu trang web chất lượng :D. Từ hồi đó giờ rất thường xuyên ghé chỗ này, với những album bán chạy, thứ hạng cao các bxh thì giá same same chứ những album quý giá, được săn lùng thì em thấy giá ở đây rất tốt. Ngoài chỗ này còn bên hmv.co.jp cũng là 1 đối trọng thậm chí quy mô có lẽ còn hơn cả diskunion, nhưng e thích bên diskunion hơn vì trình bày rất khoa học, tìm kiếm thông tin dễ dàng.
    Còn về họ thích chơi LP hay CD thì em thấy trang đấu giá hàng đầu, auctions.yahoo.co.jp, check giá lịch sử bao giờ giá cũng bị đẩy cao hơn bất cứ chỗ nào kha khá luôn, hơn nữa chất lượng LP của nhật là cực cao, luôn bị săn lùng. Khoảng thời gian 1970s, chiến tranh lạnh, giá dầu tăng cao, đến EMI họ còn chơi cái trò thu âm xong rồi lại xóa luôn thu album khác vào băng từ là đủ hiểu họ tiết kiệm như nào. RCA còn ra cái loại vinyl dynaflex, đĩa 1970s đã xuống cấp về chất lượng rất nhiều, đến 1980s thì khỏi nói, riêng LP của nhật giai đoạn đó thì chất lượng cực cao và luôn đc overhype. Em ví dụ như July - tiền thân Jade warrior bản UK có tầm 1000$, bản JP thì 5500$ :v. Em mới check bên auctions CD(1,342,171) LP(844,421), k rõ thời điểm là từ khi nào nhưng cùng thời gian thì CD và LP đã bán đc như trên, rõ ràng là sân chơi bên LP sôi động hơn rất nhiều.
    Với những thông tin e tìm hiểu được thì e lại nghĩ ngược lại, dân nhật cực kỳ mê LP.
     
    Last edited: 25/6/21
  3. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Em từng có dịp sang các stores của Diskunion tại Tokyo, Các stores này khá gần nhau và ở khu trung tâm và trong các căn nhà nhỏ như Việt Nam. Cá nhân em thấy thì CDs nhiều hơn và đông người mua hơn so với LP rất nhiều. Bên Nhật cũng nghĩ ra rất lắm loại CDs chất lượng cực tốt như SHM, Bluspec... giá cũng thuộc hàng siêu cao.
    Store Progressive Rock của họ nằm dưới tầng hầm và em rất ấn tượng với cô bán hàng trẻ trông rất ngầu mà nói tiếng Anh cực tốt.
    Còn nữa, em thấy dân Nhật rất thích mua đĩa CDs cũ của Nhật, mà giá của nó cũng không rẻ hơn CDs mới là bao nhiêu (đầy đủ OBI). CDs Metal thì giá rất cao, CDs Progressive hình như rẻ hơn (hàng Nhật chất lượng cao rất đắt).
    Bên ấy LPs cũ nhiều khi giá còn rẻ hơn CDs cũ nữa, không hiểu lý do tại sao. Em đoán chắc do ít người mua hơn.
     
    Last edited: 26/6/21
  4. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    501
    Likes Received:
    408
    Diskunion ở Tokyo em đã đến Shinjuku và Shibuya (ở mỗi nơi thì họ có nhiều cửa hàng nhỏ gần nhau chia theo thể loại nhạc nên bác nào nghe nhiều thể loại đi tìm sẽ rất mệt). Ngoài ra, em đến Diskunion ở 2 thành phố khác nó tập trung 1 chỗ nhưng ít đĩa hơn nhiều.

    Cảm nhận của em giống bác NO1 là dân Nhật chơi CDs nhiều, cầu kỳ và giữ gìn hơn nhiều nhiều lần so với các nơi khác như Paris, London, New York, Berlin, Roma hay Taipei và Seoul (riêng Hong Kong em chưa bao giờ đến mua đĩa nên ko biết). Nếu tìm CD nhạc Prog Rock hay World Music thì cửa hàng to nhất ở London là HMV chắc bằng đc khoảng 1/10 cái bên Shinjuku, còn các cửa hàng bán đĩa cũ thì chắc dc 1/100. Em nghĩ dân Nhật cũng vẫn chơi LP vì bên đấy cái gì họ chả chơi :) Nhưng xu hướng chung thì CDs bên Nhật vẫn là áp đảo, thế nên nó vẫn khá đắt.

    Cái bác 666 nói là thị trường ngách cho dân sưu tầm có thể bỏ vài trăm hay vài ngàn cho 1 cái đĩa thì em đoán LP sẽ áp đảo. Dân sưu tầm thì hướng đến đồ hiếm và cổ (và đôi khi là bền nữa) nên LP áp đảo cũng là dễ hiểu. Nhưng thị trường này em chém đại thôi chứ chưa bao giờ dám bỏ ra vài trăm mua 1 cái đĩa cả :)
     
    666 and no1knows like this.
  5. 666

    666 Advanced Member

    Joined:
    13/11/17
    Messages:
    325
    Likes Received:
    206
    Chuẩn luôn đó bác, ý e kiểu kiểu vậy mà diễn đạt nó cứ làm sao :D. Em cũng từng mua đc 1 lô full discography của ELP, tình trạng còn rất tốt mà chỉ có 10$. Chứ còn những album quý hiếm thì e cũng phải chạy, theo dõi các cuộc bid trên aucstion chóng hết cả mặt. Điều thú vị k giống bọn tây, tây thì sẽ kiểu tao đảm bảo với mày tình trạng nó thế này thế nọ, k đúng back tiền nha. Còn nhật thì toàn kiểu “vì đây là hàng cũ, đã 50-60 năm tuổi, vì thế k chấp nhận trả lại, đọc cho kỹ, coi cho kỹ ảnh vô”, nhưng đa số mua ở bên nhật thì sẽ rất yên tâm về chất lượng.
    Ps: mấy cái đĩa vài trăm đúng là nghĩa sưu tầm bác ạ. Dân chơi luôn đồn thổi đĩa càng dập sớm càng hay, e cũng đú 1 cái ori debut của Pink Floyd, cảm nhận đúng là hay hơn bản JP 1 chút, cỡ 3-5%. Cơ mà chất lượng dập của Jp là toẹt đỉnh, giá có 1/10 mà hay 9/10 luôn :D
     
  6. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ điểm qua những band nhạc Symphonic Prog tại Anh Quốc, quê hương của dòng nhạc rất đáng nghe này. Do là quê hương của Symphonic Prog nói riêng và Prog Rock nói chung, có rất nhiều những band nhạc hay nhưng phần đông trong số họ rất ít người biết tới. Rất nhiều band trong số này, chỉ được khán giả yêu nhạc thế giới trong những năm gần đây khi xuất hiện Internet và có sự hồi sinh của Prog Rock. Đặc biệt là những năm đầu thập niên 2000s khi nhiều trang web rất có uy tín về Prog xuất hiện. Trong những thời điểm này, rất nhiều hãng đĩa đã quan tâm và cho ra lại những albums Symphonic tưởng như đã thất truyền. Những động lực lớn lao này khiến rất nhiều band hào hứng và tái hợp để cho ra tiếp những tác phẩm mới. Rất nhiều những albums không thể tìm được hãng đĩa nào xuất bản trước đây cũng được tung ra lại trong giai đoạn này.

    Renaissance

    Renaissance là một trong những band nhạc rất được yêu thích của Symphonic, band có những thành công trung bình tại cả Anh và Mỹ (ở Mỹ thành công hơn so với Anh). Âm nhạc của Renaissance khá đặc biệt khi dựa phần lớn vào giao hưởng và piano với một giọng ca nữ có âm vực rất rộng. Rất nhiều bài hát, thậm chí cả albums của họ chơi theo phong cách Unplugged, tức là chỉ dùng các thiết bị cơ không dây. Hầu hết các album của nhóm đều chơi với nhạc cụ chủ đạo là Piano với một dàn giao hưởng thực sự chơi cùng. Với những đặc tính như trên, âm nhạc của Renaissance gần như khác hẳn với những band nhạc Symphonic Prog khác.

    Trong lịch sử của nhóm, Renaissance gần như là 2 nhóm nhạc hoàn toàn khác biệt. Version đầu tiên của nhóm được thành lập vào năm 69 với 2 cựu thành viên của nhóm nhạc huyền thoại The Yardbirds là Keith Relf(vocal) và Jim McCarthy (drums). The Yardbirds là nhóm nhạc của 3 tay guitars huyền thoại là Eric Clapton, Jeff Beck và Jimmi Page. Sau khi nhóm nhạc này tan rã, Page thành lập Led Zeppelin còn Relf và McCarthy muốn chơi một thứ âm nhạc nhẹ nhàng, chịu nhiều ảnh hưởng của cổ điển hơn. Hai ông kết hợp với tay bass Louis Cennamo, tay piano John Hawken và em gái Jane của Relf để thành lập ra nhóm Renaissance. Năm 69 nhóm tung ra album cùng tên đầu tay. Album chứng kiến sự thay đổi rất lớn trong âm nhạc của các cựu thành viên Yardbirds khi chuyển hẳn sang một thứ âm nhạc Progressive lai cổ điển và Folk với tiếng piano là chủ đạo. Đây cũng là một trong những album Symphonic sớm nhất trong lịch sử. Thế nhưng nhóm nhạc này ngay lập tức rơi vào trạng thái hỗn loạn khi đi lưu diễn nhưng lại bị khán giả la ó (mọi người vẫn tưởng nhóm này phải chơi nhạc giống Yardbirds). Thất vọng, cả Relf và McCarthy rời nhóm, sau đó tới luotj tay bass Cennamo. Lúc này chỉ còn Hawken phải xoay xở. Do vẫn còn hợp đồng với hãng, Hawken phải mời các thành viên band nhạc cũ của mình(band The Nashville Teens) để ghi âm album thứ 2 là Illusions -71, album khá hay nhưng sau đó Hawken rời khỏi nhóm và nhóm gần như tan rã.

    Đến năm 71, người quản lý mới của nhóm quyết định tái cơ cấu band nhạc dựa trên những thành viên đang có – chính là những thành viên của Nashville Teens - (không còn bất kỳ người nào là thành viên gốc) với giọng ca nữ mới Annie Haslam và tay piano John Tout. Đây trở thành version 2 của Renaissance. Đội hình mới này tung ra album bản lề Prologue vào năm 72. Chất lượng albums rất tốt, cộng với sự ưu đãi của các kênh radio (cho giọng hát nữ mới mẻ của Rock) đã khiến cho những người hâm mộ của Symphonic Prog bắt đầu chú ý tới nhóm. Nó là tiền đề rất quan trọng để Renaissance tung ra những albums rất hay sau này.

    Renaissance bước vào thời kỳ vàng của band nhạc từ album thứ 4 của nhóm là Ashes Are Burning vào năm 1973. Trong album này, nhóm bắt đầu phong cách chơi acoustic guitar thay cho guitar điện, một dàn giao hưởng thực sự cũng được mời vào để làm nền cho các bài hát. Với giọng hát tuyệt vời âm vực cực rộng của Haslam, tiếng piano đầy mạnh mẽ và lối chơi đầy kỹ thuật của tay guitar bass, album trở thành một trong những siêu phẩm của Symphonic Prog. Album này cũng giúp cho nhóm bắt đầu xuất hiện trên bảng xếp hạng của Mỹ (ở vị trí khiêm tốn 171).

    Band nhạc tiếp tục đà thành công với Turn The Cards -74 với bài hát rất nổi tiếng Mother Russia và vươn tới đỉnh cao trong sự nghiệp với album Scheherazade and Other Stories -75 với một bản giao hưởng thực sự Songs Of Scheherazade kéo dài hơn 24 phút. Sau những album này, Renaissance đã có tên tuổi khá lớn tại Mỹ nhưng vẫn chưa thành công tại Anh.

    Năm 77, nhóm tung ra album Novella tiếp tục theo phong cách Acoustic, giao hưởng nhưng lúc này âm nhạc đã xuống hơn so với albums trước đó. Nhóm còn tung ra được tiếp một album khá hay là A Song For All Seasons vào năm 78, tới album này thì nhóm mới bắt đầu có những thành công đầu tiên tại Anh với bản hit Northen Lights. (album đạt hạng 35 và nhận chứng chỉ đĩa bạc tại đây).

    Đó cũng là tất cả những gì Renaissance làm được với Symphonic Prog. Sau những albums kinh điển, nhóm chuyển dần sang Pop/Rock rất dễ nghe khởi đầu là Azur D’or vào năm 79. Tuy nhiên nhóm cũng vẫn không thành công về mặt thương mại, thậm chí còn thất bại thảm hại hơn khi không vào Top cả Anh và Mỹ.

    Renaissance thực chất là một band nhạc với phong cách riêng biệt và có khá nhiều album hay. Một band nhạc rất quan trọng của Symphonic Prog.

    Bộ sưu tập của em gồm 5 albums trong thời kỳ vàng của nhóm: Ashes Are Burning, Turn The Cards, Scheherazade and Other Stories, Novella và A Song For All Seasons.

    Renaissance.jpg
     
  7. lenamvl

    lenamvl Advanced Member

    Joined:
    5/3/14
    Messages:
    4.975
    Likes Received:
    1.898
    Bài viết công phu ,nhiều thông tin bổ ích
     
  8. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Một số tác phẩm tiêu biểu của Renaissance

    Carpet Of The Sun - trong album Ashes Are Burning

    Mother Russia trong Turn The Cards

    Bản giao hưởng Song For Scheherazade -trong album kinh điển năm 75

    Bài hát thành công nhất tại Anh, Northern Lights -78
     
    killitmore likes this.
  9. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Beggar’s Opera

    Beggar’s Opera là một trong những ví dụ tiêu biểu của các band nhạc Symphonic Prog nhỏ trong thập kỷ 90s, dù có khá nhiều albums, trong đó có những albums chất lượng khá tốt, nhóm luôn bị phủ bóng bởi những band nhạc lớn khác và có rất nhiều người biết tới. Nhóm nhạc này thành lập từ năm 69 và theo đuổi phong cách Symphonic Prog với organ làm chủ đạo. Nhóm cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ nhạc cổ điển từ Mozart tới Bach và Grieg.

    Trong những năm tháng tươi đẹp nhất trong sự nghiệp, nhóm tung ra được 3 albums khá hay là Act I -70, Waters Of Change -71 và Pathfinder-72. Nếu như Act I là một album kiểu tiền Prog Rock khá hay với nhiều đoạn phối hợp giữa solo organ và guitars thì Waters Of Changes lại là một album mà phong cách Organs dẫn dắt là chủ đạo (nhóm có lúc này có 2 tay organs). Còn album thứ ba Pathfinder lại chơi nhạc theo phong cách mạnh mẽ kiểu Hard Rock với những ảnh hưởng của Prog Rock.

    Sau những albums kể trên thì nhóm chuyển dần sang phong cách Pop Rock nhưng cũng không thành công nên tan rã vào năm 75. Đến năm 80, nhóm tái hợp rồi lại tan rã ngay sau đó. Phải tới những năm 2007 nhóm mới tái hợp tiếp và tung ra các album có chất lượng khá tốt theo phong cách Symphonic Prog.

    Bộ sưu tập của em có 3 albums đầu tay của nhóm
    Beggars Opera.jpg
    The Nice

    Ở phần về ELP chúng ta đã biết rằng Keith Emerson có xuất thân từ band nhạc The Nice. Đây có lẽ là một trong những band nhạc Symphonic Prog đầu tiên trong lịch sử, họ thành lập từ năm 67. Album đầu tiên của họ The Thoughts of Emerlist Davjack -68 là một trong những album Prog Rock sớm nhất bên cạnh những album như Days Of The Future Passed của The Moody Blues hay album đầu tay cùng tên của Procol Harum.

    Cũng giống như đa phần các band tiền Prog Rock khác, âm nhạc của The Nice khởi đầu theo phong cách Psychedelic Rock nhưng có pha trộn thêm những ảnh hưởng rất mạnh mẽ của Classical, Jazz và Rock với keyboard làm chủ đạo. Âm nhạc của nhóm có nhiều nét tương đồng với Deep Purple giai đoạn đầu tiên. Dĩ nhiên, với những người như Emerson trong đội hình, lối chơi của nhóm phụ thuộc nhiều vào kỹ năng chơi nhạc. Tuy nhiên, đây là lúc khởi đầu cho Prog Rock nên những album của nhóm chỉ có chất lượng ở mức tốt, chưa thể đạt tới hàng siêu phẩm. Phong cách chơi nhạc của Emerson tại The Nice cũng khác rất nhiều so với tại ELP, tại đây ông chủ yếu sử dụng organ cơ, trong khi tại ELP lại là điện tử. Với rất nhiều người yêu thích giai đoạn đầu của Emerson, đây chỉ là sự lãng phí tài năng và tốn điện.

    The Nice rất thành công về mặt thương mại, và chủ yếu là một band diễn live (các album của nhóm đa phần là album live hoặc có những bài chơi live). Nhiều albums của nhóm nằm trong Top 5 của UK. Thành công của nhóm đã giúp cho hãng đĩa non trẻ Charisma phát triển ổn định và trở thành một hãng lớn, nâng đỡ cho nhiều tài năng của Prog Rock sau này như Genesis, Van Der Graaf Generator. Bản thân nhóm Genesis cũng là fan trung thành của The Nice. Đây là nhóm nhạc rất nhiều ảnh hưởng trong Prog Rock.

    Em có 4 albums của nhóm gồm:
    The Thoughts Of Emerlist Davjack, Ars Longa Vita Brevils, Five Bridges, Elegy. Hiện tại album đầu tiên đang lẫn ở đâu đấy chưa tìm được.
    Nice, the.jpg
     
  10. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Cressida

    Cressida là một band nhạc không may mắn của Symphonic Prog, nhóm có sự nghiệp rất ngắn ngủi trong vòng 2 năm từ 68 tới 70. Đó là thời điểm mà những band trụ cột của Symphonic Prog thậm chí còn chưa gặt hái được những thành công. Do đó, dù ký được hợp đồng với một hãng đĩa khá lớn, âm nhạc rất thú vị với phong cách Symphonic Prog – keyboards và piano chủ đạo kết hợp với acoustic guitar, nhóm gần như không được ai biết tới. Chỉ có 2 albums trong toàn bộ sự nghiệp gồm: Cressida -70 và Asylum, trong đó album thứ hai của nhóm tung ra sau khi nhóm đã thực sự tan rã, nhóm vẫn nhận được sự tôn trọng của rất nhiều fan hâm mộ Prog Rock.

    Cả 2 albums đều có chất lượng rất tốt tuy có nhiều sự khác biệt. Nếu album đầu tay chỉ gồm những bài hát khá ngắn (khoảng 4 phút) nhưng phong cách Symphonic đã hiện hữu rất rõ nét với việc sử dụng nhiều đoạn chuyển soạn kiểu cổ điển. Âm nhạc của nhóm, dù mới chỉ là dạng Symphonic Prog rất thô sơ, mang rất nhiều âm hưởng của Prog Rock (nhiều ảnh hưởng của The Moody Blues và The Nice).

    Album thứ 2 mang nhiều âm hưởng của Symphonic với những bài hát dài hơn nhưng cũng rất khác biệt so với những band Symphonic tiêu biểu. Âm nhạc của họ gần với những band tiền Prog như The Moody Blues hay Procol Harum hơn là những band Symphonic kiểu Yes hay Genesis. Trước đây, những albums của Cressida rất khó kiếm. Tuy nhiên, gần đây một số hãng đĩa của châu Âu đã mua lại bản quyền và ra lại đĩa dưới dạng Cds. Âm nhạc của nhóm vì thế đã có thể tới gần hơn với nhiều khán giả.

    Bộ sưu tập của em gồm 2 CDs của nhóm.
    Cressida.jpg
    Druid

    Ngay trong thập kỷ 70s, Yes trở thành một trong những biểu tượng bất hủ của Symphonic Prog và có rất nhiều band nhạc đã đi theo con đường của nhóm này. Và Fluid là một trong những nhóm có âm nhạc gần gũi nhất với Yes. Nhóm được thành lập từ rất sớm khi những thành viên của nhóm còn ở độ tuổi teens, phong cách và lối chơi kỹ thuật của Yes đã lôi cuốn những chàng trai trẻ tuổi này và họ kiếm được hợp đồng với hãng đĩa rất lớn là EMI.

    Vào năm 75, khi mà Yes đã tạm nghỉ để các thành viên trong nhóm theo đuổi những sự nghiệp solo, Druid tung ra album đầu tay là Toward The Sun. Nhưng việc bị ảnh hưởng quá lớn bởi Yes (phong cách chơi bass của Squire, mellotron của Wakeman và đặc biệt là giọng hát kiểu Jon Anderson) đã thực sự làm hại họ. Dù album có chất lượng tốt, nhóm vẫn bị coi là bản sao clone của Yes. Và khi album thứ 2 là Fluid Druid không thành công, band nhạc không thể gượng dậy nổi và tan rã ngay sau đó.

    Tuy nhiên, cùng với thời gian, âm nhạc của Druid ngày càng được đánh giá một cách công bằng hơn. Quả thật họ chịu ảnh hưởng của Yes nhưng âm nhạc thì cũng có nhiều khác biệt, đặc biệt là những bài hát của nhóm thường có giai điệu tốt, dễ nghe và hướng nhiều tới đại chúng hơn. Đây là điều chính những band nhạc như Yes và Genesis đã học theo band nhạc bị cho là clone của họ trong những albums cuối thập kỷ 70s và đầu 80s. Đó cũng là những điều an ủi phần nào cho band nhạc gồm nhiều người tài năng này.

    Druid.jpg
     
    Wildbird likes this.
  11. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    501
    Likes Received:
    408
    Nghe thử mấy bài của Renaissance bác đưa lên nhạc rất "đẹp", đặc biệt là bài Song of Scheherazade. Mấy bands bác mới giới thiệu hiểm quá, chưa dc nghe bao giờ :)
     
  12. pachinko

    pachinko Advanced Member

    Joined:
    27/9/12
    Messages:
    756
    Likes Received:
    445
    Location:
    Cầu Giấy - Hà Nội
    e mới múc đc mấy cái này :D , đầu tuần khoe luôn.
    upload_2021-6-28_11-40-16.png
    upload_2021-6-28_11-40-53.png
    upload_2021-6-28_11-40-33.png
    upload_2021-6-28_11-41-57.png
     
    no1knows and lenamvl like this.
  13. lenamvl

    lenamvl Advanced Member

    Joined:
    5/3/14
    Messages:
    4.975
    Likes Received:
    1.898
    Tặng bạn 3 nút like .Toàn albums hay
     
    pachinko likes this.
  14. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    pachinko likes this.
  15. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Những band này ít người biết mà bác. Nhưng toàn là những band rất chất lượng, nhưng nghe Symphonic thì cần phải có thời gian nghiền ngẫm một chút. Renaissance là một band cá nhân em đánh giá rất hay, không nghe cũng hơi phí.
     
    pachinko likes this.
  16. pachinko

    pachinko Advanced Member

    Joined:
    27/9/12
    Messages:
    756
    Likes Received:
    445
    Location:
    Cầu Giấy - Hà Nội
    vâng, mấy cái mới cho vui tai bác ạ kkk
     
  17. pachinko

    pachinko Advanced Member

    Joined:
    27/9/12
    Messages:
    756
    Likes Received:
    445
    Location:
    Cầu Giấy - Hà Nội
    vâng tks bác, rảnh tiền là e múc luôn. :D
     
    no1knows likes this.
  18. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Bác chơi rất có phong cách đấy: có tiền và thích là mua luôn. Chơi thế mới gọi là chơi.
     
    pachinko likes this.
  19. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    England

    Trong những ngày buồn của cuối thập niên 70s, khi mà Symphonic Prog đang trên đà xuống dốc, vẫn có những điểm sáng, cho dù họ không gặt hái được những thành công nhiều về mặt thương mại. Một trong số này có thể kể tới nhóm nhạc England. Nhóm nhạc thành lập năm 75 này chỉ có một album duy nhất là Garden Shed vào năm 77. Âm nhạc trong album này hoàn toàn là Symphonic Prog với rất nhiều ảnh hưởng của cả Yes và Genesis với một chút tiếp cận kiểu melodic của Supertramp và đặc biệt, với sự phá cách của Gentle Giant.

    Một album tuyệt hay, nhưng tiếc rằng band nhạc không sinh ra đúng thời, lúc này Punk Rock đã dần chiếm vị trí của những dòng nhạc khác, không còn nhiều người quan tâm tới Prog Rock nên album gần như không được quảng bá và cũng không được khán giả quan tâm. Điều đó đồng nghĩa với việc album thất bại thảm hại về mặt thương mại và khiến nhóm nhạc tài năng này tan rã.

    Phải tới những năm 90s, khi Prog bắt đầu hồi sinh, England mới có cơ hội cho ra album thứ hai. Đây thực chất là những sáng tác của band trước khi bị tan rã là album The Last of the Jubblies – 1997. Sau này nhóm còn tái hợp và cho ra album mới là Box of Circles vào năm 2017.
    Em có album The Last of the Jubblies của nhóm

    England.jpg
    Fantasy

    Nhóm nhạc ít được biết tới của Anh Quốc này thành lập từ năm 70 nhưng sau khi trải qua một bi kịch lớn (thành viên bị tai nạn giao thông qua đời) thì nhóm mới có thể ổn định thành viên và có hợp đồng với hãng đĩa Polydor. Năm 73 Pain A Picture có chất lượng khá tốt. Tuy nhiên, album lại không thực sự thành công về mặt thương mại, khiến cho những ý tưởng tiếp theo của nhóm không còn được sự quan tâm của hãng đĩa này nữa. Sau đó không lâu nhóm tan rã, rất may là những bài hát đã được thu âm cho album thứ hai vẫn được giữ lại. Tới tận năm 92, album này mới tung ra được dưới dạng CD – đó chính là album Beyond The Beyond, một album rất hay nữa của nhóm.

    Trong thập kỷ 70s nếu đa phần các band Symphonic Prog đều phát triển chủ yếu theo hai hướng: các bài hát dài, cấu trúc phức tạp hoặc kỹ năng chơi nhạc tuyệt hảo thì Fantasy lại tiếp cận theo phong cách Symphonic hoàn toàn khác. Các bài hát của họ không quá phức tạp, kỹ năng chơi nhạc cụ không quá cao siêu mà nghiêng về các bài hát có giai điệu đẹp, ấm áp, vui vẻ và có phần đơn giản hơn. Âm nhạc của họ chủ yếu dựa trên giao hưởng, keyboard kết hợp với acoustic guitar. Phần nào đó có phần giống với cách tiếp cận của David Bowie.

    Em có album Pain A Picture của nhóm.

    Fantasy.jpg
     
    Wildbird likes this.
  20. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Fruupp

    Band nhạc có nguồn gốc Ireland này được thành lập từ năm 71 bởi các nghệ sĩ theo học cổ điển. Âm nhạc của họ vì thế chịu nhiều ảnh hưởng của nhạc cổ điển với việc sử dụng rất nhiều nhạc cụ trong dàn giao hưởng. Năm 73, nhóm tung ra album đầu tay là Future Legends với phong cách Symphonic Prog lai với nhạc Folk của Ireland, pha thêm một chút Blues. Về mặt âm nhạc, nó pha nhiều tính làng quê (Pastoral) và khá giống với album Trepass của nhóm Genesis. Album khá hay.

    Thế nhưng, thành công của album này không khiến con đường tương lai của Fruupp tiến bộ hơn, những album sau đó của nhóm: Seven Secrets -74, The Prince of Heaven's Eyes -74 và Modern Masquerades – 75 càng ngày càng biến họ trở thành một bản sao của Genesis thời kỳ Gabriel. Nhưng với giọng hát tệ hơn, nhóm trở thành một trong những bản sao lỗi của Genesis. Dù về mặt âm nhạc, các album này không đến nỗi quá tệ với những bài hát có giai điệu rất hay, nhưng nó thiếu đi tính sáng tạo và đột phá. Và những tiếng xấu này cũng khiến cho band nhạc phải trả giá rất đắt, album thứ 5 của nhóm đã không thể hoàn thành sau những thất bại về mặt thương mại của các album trước do thiếu sự hậu thuẫn của hãng đĩa và sự trỗi dậy của Punk/New Waves. Nhóm tan rã vào năm 76.

    Em có đủ 4 albums của nhóm này.
    Fruupp.jpg
    Gracious

    Gracious, cũng giống như những band cùng thời như Cressida hay Beggar’s Opera là một trong những band nhạc gạo cội có sự nghiệp rất ngắn ngủi của Symphonic. Nhóm chỉ có 2 albums là Gracious -70 và This Is Gracious! -71. Lúc này thì Symphonic Prog mới ra đời nhưng các albums của Gracious có chất lượng rất tốt, có thể coi là kinh điển của dòng nhạc này.

    Về mặt âm nhạc, nhóm chịu ảnh hưởng rất nhiều của hai cây đại thụ là King Crimson và The Beatles (nhất là về giọng hát). Ngay trong album đầu tay năm 70, nhóm đã mang những ảnh hưởng của cả King Crimson và Beatles lên một tầm cao mới với việc kết hợp thêm cả Hard Rock, Jazz, Cổ điển và cả Frank Zappa vào âm nhạc của họ. Abum vì thế, không hề dễ nghe nhưng có chất lượng rất tốt. Điểm yếu duy nhất của album này chính là việc có quá nhiều những ảnh hưởng đã khiến album hơi loãng, các bài hát nhiều khi không thực sự ăn nhập và hòa quyện lẫn nhau.

    Vấn đề của album đầu tiên được giải quyết khá tốt trong album sau đó, với việc nghiêng nhiều về các bài hát với giai điệu dễ nghe hơn. Tuy nhiên, với những bài hát kéo dài tới 24 phút, việc bán đĩa là không đơn giản. Lúc này thì cũng Symphonic chỉ mới bắt đầu gây sự chú ý tới công chúng mà thôi. Hậu quả là Gracious không thể có các chuyến lưu diễn cũng như tìm được hãng đĩa tài trợ.

    Do thành công quá khiêm tốn, Gracious! Gần như không được biết tới rộng rãi mà chỉ thông qua truyền miệng, những album của họ trở nên rất khó tìm trong những năm sau đó. Mãi tới những năm 95, nhóm mới có thể ra lại những album dưới định dạng CD khá tốt. Lúc này thì âm nhạc của nhóm mới trở nên phổ biến hơn. Dù sao đây cũng là một trong những nhóm tiền Symphonic Prog có những album hay nhất trong lịch sử dòng nhạc này.
    Em cũng có đủ 2 albums của band này
    Gracious.jpg
     
    Wildbird and pachinko like this.
  21. pachinko

    pachinko Advanced Member

    Joined:
    27/9/12
    Messages:
    756
    Likes Received:
    445
    Location:
    Cầu Giấy - Hà Nội
    Trước giờ bóng lăn Anh - Đức, nghe cd này, rất hay các bác ạ. Sẽ phấn đấu đủ bộ :D
    upload_2021-6-30_9-16-51.png
     
    shrekfiona likes this.
  22. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Greenslade

    Đối với nhiều người hâm mộ Jazz Rock Fusion, Colosseum là cái tên không quá xa lạ. Đây là một trong những band nhạc sáng tạo và chất lượng nhất của nước Anh trong những năm cuối thập kỷ 60s và cũng là một trong những nhóm tiên phong của Prog Rock. Tuy nhiên, lịch sử đã chọn Genesis, Yes, Pink Floyd và King Crimson chứ không phải Colosseum dù họ cũng có rất nhiều albums xứng đáng là tuyệt tác của cả Jazz và Rock như Valentyne Suite.

    Sau khi Colosseum tan rã, tay keyboards Greenslade và tay bass Tony Reeves kết nạp thêm một tay keyboards nữa là Dave Lawson và thành lập ra nhóm Greenslade. Nghe miêu tả thì ta cũng thấy rõ ràng band nhạc này chơi chủ yếu dựa vào keyboards với lối chơi hết sức kỹ thuật của cả Greenslade và Lawson. Tại nhóm nhạc này, Greenslade và các đồng đội chơi dựa nhiều trên phong cách Symphonic với rất nhiều ảnh hưởng của nhạc cổ điển, Jazz và Blues.

    Tuy cùng là Symphonic Prog nhưng âm nhạc của nhóm hoàn toàn khác biệt so với ELP, Genesis hay Yes. Nhóm tung ra được 4 albums gồm: Greenslade -73, Bedside Manners Are Extra -73, Spyglass Guest -74 và Time and Tide -75. Mặc dù chất lượng ghi âm rất tệ so với các albums Symphonic Prog cùng thời, chất lượng các bài hát rất ổn. 3 albums đầu tay là những album rất được yêu thích và biến nhóm nhạc thành những anh hùng thầm lặng của Symphonic Prog. Sau năm 75, Greenslade quyết định theo đuổi sự nghiệp solo nên nhóm chấm dứt hoạt động. Để lại nhiều sự nuối tiếc cho người hâm mộ.
    Em có album đầu tay cùng tên và Spyglass Guest là album thứ ba của nhóm.
    Greenslade.jpg Greenslade2.jpg
    Morgan

    Morgan là một trong những biểu tượng quan trọng nhất cho tầm ảnh hưởng rộng lớn của Symphonic Prog nói riêng và Prog Rock nói chung tới âm nhạc đại chúng của nước Anh trong thập kỷ 70s. Tiền thân của nhóm là một nhóm nhạc Pop vô cùng nổi tiếng tại Anh Quốc thời điểm bấy giờ - nhóm The Love Affaire – từng có bài hát đứng đầu bảng xếp hạng của UK và rất nhiều nước tại châu Âu. Điều đó có nghĩa là nhóm này không thiếu tiền và sự thành công. Thế nhưng, do quá yêu thích Prog Rock- là fan của các band như Yes, Pink Floyd, The Nice, King Crimson – nhóm tự đổi tên thành L.A và chuyển sang chơi Symphonic Prog với một chút tinh thần của Pop. Khỏi phải diễn tả cảm xúc choáng váng như thế nào của những fan hâm mộ của nhóm nhạc này. Khán giả phản đối quá mạnh nhưng L.A không thỏa hiệp. Việc bị khán giả hâm mộ quay lưng khiến L.A tan rã nhưng hai thế lực chính của nhóm là tay keyboards – Morgan và tay trống Maurice quyết định thành lập nhóm nhạc Morgan để tiếp tục theo đuổi Symphonic Prog. Họ kết nạp thêm Staffell, giọng ca chính của nhóm Smile, nhóm tiền thân của Queen vào nhóm. Do rất có uy tín, nhóm có hợp đồng 2 albums với hãng đĩa lớn RCA. Năm 1972 nhóm tung ra album đầu tay Nova Solis với bài hát chủ đề kéo dài tới hơn 20 phút. Đây là một album rất hay, có nhiều điểm tương đồng với âm nhạc của ELP và rất kỹ thuật. Nhưng nó lại không mấy thành công về mặt thương mại nếu không muốn nói là thất bại thảm hại. Album thứ hai của nhóm, ngoài phong cách Symphonic Prog còn kết hợp với phong cách Experimental kiểu Gentle Giant.

    Tuy nhiên, do thấy album quá phức tạp, hãng đĩa thậm chí không muốn tung ra album này. Morgan tan rã sau đó không lâu nhưng cuối cùng thì album thứ hai của họ cũng được tung ra dưới cái tên The Sleeper Wakes (vào năm 79), một album rất hay khác của nhóm.

    Dù không mấy thành công, Morgan là biểu tượng sinh động cho tầm ảnh hưởng rộng lớn của Symphonic Prog tới cuộc sống âm nhạc của Anh. 2 albums của nhóm đều là những siêu phẩm bị lãng quên của dòng nhạc này.

    Em có album Nova Solis của nhóm.

    Morgan.jpg
     
    Wildbird likes this.
  23. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Phần viết về Morgan cũng sẽ đóng lại bộ sưu tập của em về Symphonic Prog của UK trong thập niên 70s. Em sẽ quay lại nước Anh trong phần sau khi Symphonic Prog hồi sinh. Tiếp theo sẽ là các band nhạc của một số nước khác. Đầu tiên sẽ là những band của nước láng giềng Pháp.
     
  24. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Sau khi nở rộ khá mạnh tại Anh Quốc, Symphonic Prog bắt đầu phát triển rộng rãi ra toàn châu Âu, trong đó nước Pháp có lẽ là nước có nhiều band nhạc hay nhất (ngoài Anh). Về mặt địa lý, Pháp có lẽ là nước gần với Anh nhất và vì thế hai nước cũng trao đổi rất nhiều về mặt âm nhạc. Có rất nhiều band nhạc gạo cội của Prog Rock Pháp đã trở nên nổi tiếng tại nước Anh trong đó có thể kể đến Magma và Gong. Đây là 2 bands nổi tiếng nhất của Progressive Rock Pháp, nhưng đất nước này còn rất nhiều những bands nhạc nhỏ khác (với chất lượng rất tốt) mà có lẽ gần như không ai biết tới. Trong Symphonic Prog, ngay từ đầu thập kỷ 70s, nước Pháp đã có những band như Ange, Atoll, Tai Phong hay Clearlight. Các band nhạc này đều rất hay và chịu nhiều ảnh hưởng của phong cách Symphonic kiểu Genesis, Yes nhưng còn chịu nhiều ảnh hưởng của phong cách sân khấu tự nhiên nữa. Dưới đây sẽ là một số band nhạc Symphonic Prog của Pháp và em sưu tầm được.


    Tai Phong

    Tai Phong thực chất là một band nhạc VIệt Nam vì hai thành viên chính của band là tay guitar, vocal Khánh Mai (sinh năm 46) và tay bass Tài Sinh (sinh năm 48) đều sinh ra tại Việt Nam. Do là con của một gia đình có thế lực (bố là bộ trưởng bộ nội vụ) nên hai anh em từ nhỏ đã sang Pháp du học. Tuy nhiên, trái với mong muốn của gia đình, cặp đôi này lại thích theo sự nghiệp âm nhạc và đã thành lập ra một nhóm nhạc tên là Mousson và đã đạt được nhiều giải thưởng âm nhạc tại Pháp.

    Tuy nhiên, dưới áp lực của gia đình, hai anh em phải từ bỏ sự nghiệp để tiếp tục sang Anh học đại học. Để từ bỏ sự nghiệp âm nhạc mà lại sang Anh du học ở những năm đầu thập niên 70s thì quả là giao trứng cho ác và kết quả là cặp đôi này càng ngày càng lún sâu vào âm nhạc hơn. Vào khoảng năm 72, cặp anh em này thành lập nhóm Tai Phong với các nghệ sỹ người Anh và Mỹ. Tuy nhiên, quá trình thương thảo hợp đồng với hãng đĩa không thành công. Sau đó nhóm trở về Pháp và tìm được các thành viên thay thế là tay keyboard Alan Gardet và tay guitar kiêm vocal Jean Jaques Goldman (Goldman sau này là một trong những nhạc sỹ nổi tiếng nhất của Pháp trên thế giới. Ông sáng tác rất nhiều bản hit cho Celine Dion, Mariah Carey và nhiều nghệ sỹ khác). Sau đó khoảng 2 năm, nhóm mới ổn định được đội hình sau khi tìm thêm tay trống và có được hợp đồng với hãng đĩa. Năm 1975, nhóm tung ra album đầu tay cùng tên và gặt hái được rất nhiều thành công. Âm nhạc trong album này là sự kết hợp giữa phong cách Symphonic Prog kiểu Yes (tức là chơi đầy kỹ thuật và cảm xúc) với Space Rock (kiểu Pink Floyd) với một giọng hát rất cao và khỏe của Golman (giọng của Goldman còn cao và khỏe hơn giọng của Anderson, có nhiều nét giống với Geddy Lee của Rush). Album có rất nhiều bài hát có giai điệu hay, lối chơi kỹ thuật nên dù cho hát toàn bằng tiếng Anh thì album vẫn rất thành công tại Pháp, nhanh chóng bán được trên 50 nghìn bản và đĩa đơn Sister Jane bán được tới 200 nghìn bản. Nên nhớ rằng lúc này Tai Phong vẫn chỉ là một band nhạc amateur, tức là các thành viên vẫn có nghề chính khác, Khánh Mai là kỹ sư âm thanh tại studio tại Paris, Tài Sinh là chỉ đạo nghệ thuật tại BNP, Goldman bán đồ thể thao…

    Nhưng dù sao, Progressive vẫn là một thể loại kén khán giả, các thành viên band như Goldman có tham vọng cực lớn và chính vì thế ông này dần coi Tai Phong chỉ như một nghề tay trái. Tai Phong gần như không lưu diễn (vì Goldman bận), cộng với sự thiếu quan tâm của hãng đĩa khiến album thứ hai của họ là Windows, dù có chất lượng rất tốt, vẫn không mấy thành công về mặt thương mại so với album đầu tay. Sau thất bại này, nhóm bắt đầu chia rẽ và Goldman cũng như Gardet rời nhóm. Sau đó, nhóm ổn định lại với album năm 79 là Last Flight nhưng thất bại thảm hại cả về nghệ thuật cũng như thương mại. Vào năm 80s, nhóm tan rã.

    Tưởng như sự nghiệp của Tai Phong sẽ bị đi vào quên lãng nhưng không. Công lao hồi sinh band nhạc này thuộc về một quốc gia châu Á khác là Nhật Bản. Vào năm 1993, Nhật Bản mua lại bản quyền các albums của Tai Phong và remastered lại và khá thành công. Điều này là động lực lớn khiến Tai Phong tái lập trở lại (lúc này chỉ còn Khánh Mai) và tiếp tục cho ra những album gồm Sun -2000 và Return Of The Samurai -2013.

    Nếu coi Tai Phong là band nhạc Việt Nam thì họ có lẽ là band nhạc tài năng nhất mà Việt Nam từng có. Điều đáng buồn là gần như không có người Việt Nam nào thực sự biết tới band nhạc này.

    Em có 3 albums đầu tay của nhóm.

    Tai Phong.jpg
     
    Last edited: 2/7/21
    killitmore, lodz1, trungavr and 2 others like this.
  25. pachinko

    pachinko Advanced Member

    Joined:
    27/9/12
    Messages:
    756
    Likes Received:
    445
    Location:
    Cầu Giấy - Hà Nội

Share This Page

Loading...