Samurai Thành lập năm 1971 - Giải tán ngay sau khi phát hành album duy nhất vào năm 71. Câu chuyện của band nhạc này thực chất bắt đầu trong từ một band nhạc khác có tên là The Web. Web là một band nhạc theo trường phái Jazz Rock Fusion và thực hiện được 3 album. WEB đã và vẫn là một trong những bí mật sâu kín nhất của prog rock Anh. Và đến tận ngày nay, đây vẫn là một band nhạc quan trọng đối với các nhà sưu tập và nghiên cứu. Band nhạc bắt đầu là một nhóm jazz / blues, với phong cách đồng thời liên quan đến Rock Bờ Tây của Mỹ và proto prog thời kỳ đầu của Vương quốc Anh. Sự hiện diện mạnh mẽ của ca sĩ người Mỹ gốc Phi John L. WATSON và hai nghệ sĩ guitar đã tạo ra một sức mạnh rất chặt chẽ cho âm thanh của band nhạc, thể hiện qua hai nỗ lực phòng thu đầu tiên "Complete Interlocking" (1968) và "Theraposa Blondi" (1970). Tuy nhiên, nỗ lực thứ ba của họ "I Spider", mới được coi là đỉnh cao nghệ thuật của band nhạc. Tại album này, nhóm chuyển mình để phát triển một loại jazz-rock phức tạp kết hợp với nhạc của những band Prog Rock hàng đầu như những gì VdGG, GENTLE GIANT, COLOSSEUM và SOFT MACHINE đang làm vào thời điểm đó. Nói một cách khác, tầm nhìn âm nhạc của Dave LAWSON, sáng tác chính của The Web và Dave GREENSLADE có nhiều sự tương đồng. Album này sử dụng khá nhiều nhạc cụ trong bộ gió wind. Tuy nhiên, sau album này đội hình band nhạc đã bổ sung thêm một người chơi sax và đổi tên thành SAMURAI để thực hiện một album duy nhất. Trong album này, họ giảm bớt những ảnh hưởng của Jazz Fusion để tích hợp thêm nhiều âm hưởng của Prog Rock, cổ điển và cả Pop. Album này cũng rất hay và nhận được nhiều lời khen ngợi. Tuy nhiên, khi kết thúc album, lãnh đạo của nhóm là Dave Lawson đã nhận lời gia nhập "siêu nhóm" GREENSLADE. Và câu chuyện của Samurai chấm dứt với nhiều tiếc nuối. Bộ sưu tập có album Samurai -1971 Darryl Way Darryl Way có tên đầy đủ là Richard Darryl Way - Sinh ngày 17 tháng 12 năm 1948 (tại Taunton, Vương quốc Anh). Ông này được đào tạo âm nhạc rất bài bản tại Đại học Nghệ thuật Dartington, và sau đó học tại Đại học Âm nhạc Hoàng gia. Khi ông này gặp Francis Monkman, cặp đôi thành lập band nhạc Sisyphus, sau này phát triển thành Curved Air. Nhà soạn nhạc, nghệ sĩ vĩ cầm và keyboard Darryl WAY được biết đến nhiều nhất với vai trò là thành viên sáng lập của band nhạc huyền thoại CURVED AIR (chúng ta đã gặp ở phần Eclectic Prog). Ông này là thành viên thường trực của band nhạc này trong một số giai đoạn ngắn - 1969-72, 1974-76, 1990 - và từ năm 1998 trở đi. Giữa thời gian đầu tiên chơi trong Curved Air, ông này đã thành lâp một band nhạc thứ hai là Darryl Way’s WOLF, một band nhạc kiểu Jazz Rock Fusion, đã phát hành ba album trước khi tan rã vào năm 1974. Sau giai đoạn thứ hai với Curved Air, ông theo đuổi sự nghiệp solo và là bước tiếp theo cho Way. Tại đây, Way đã phát hành ba tác phẩm chính thức: Concerto for Electric Violin (1978), The Human Condition (1987) và Under the Soft (1991). Ngoài ra, ông này còn tham gia vào nhiều sản phẩm âm nhạc cổ điển trong nhiều năm, nhiều tác phẩm đã được phát hành hoặc chuyển soạn dưới tên của ông này. Bộ sưu tập có album: Children Of The Cosmos -2014;
Peter Gabriel em nghĩ là người có tài, thích thử nghiệm các thứ khác nhau và có tính chiến đấu cao Em có 3 cái Us, Up và Passion (nhạc phim The Last Temptation of Christ, 1 chương trình khá bất ngờ):
Peter Gabriel thực ra là một người rất có tài, tài năng có thể hơn cả Phil Collins nữa. Ông này có mấy cái rất hay, trong đó hay nhất là cái Peter Gabriel 3 (Melt), sau đó có thể kể đến Passion, 4 (Security), Up và So. Dưới một chút là Us, Ovo, 2, New Blood, còn những cái khác thì kém hơn nữa. Nhưng đa phần các albums của ông này có chất lượng với nhiều ý tưởng hay (mặc dù nghiêng nhiều về Pop).
Peter Gabriel và Phil Collins mặc dù cùng có xuất phát điểm từ Genesis nhưng em nghĩ 2 ông này khó so với nhau vì chất nhạc khi làm solo quá khác nhau. Phil Collins thành công về thương mại hơn thì rõ quá rồi nhưng với em thì tính sáng tạo của Peter Gabriel hơn hẳn. Có thể do em có thiện cảm với những người sáng tác được nhạc phim (cái này khác với nhạc được dùng trong phim kiểu mấy bài nổi trong phim 007) và cũng có thiện cảm với world music. Khi mới nghe nhạc thì em nghe Phil Collins nhiều nhưng giờ hầu như ko nghe. Peter Gabriel thì ngược lại. P Gabriel thì ngoài 3 cái CD trên, em cũng thường nghe và có tg liberary nhạc số mấy cái: 1 (car), 3 (melt) và So. Các cái khác em chưa nghe. Cái em ấn tượng nhất lại là cái nhạc phim (Passion) vì không nhiều nghệ sỹ có đủ dũng cảm, đam mê và sáng tạo làm 1 cái chương trình nhạc phim như thế. Em lấy 1 ví dụ nhỏ nữa để thấy tài năng của Peter Gabriel -- bài Mercy Street trong album So. Mặc dù là bài không quá nổi tiếng, nghe qua thì khá đơn giản nhưng thực ra đằng sau bài hát này có rất nhiều ý tưởng. Về nhịp điệu bài này dùng World Beat (nhạc địa phương của Brazil) từ thời mà World Music còn chưa trở thành trào lưu, ý tưởng và lời lấy cảm hứng từ thơ của Anne Sexton (nhà thơ nổi tiếng vì ra trường phái sáng tác cho riêng mình để giải tỏa chứng trầm cảm thay vì sáng tác cho công chúng như tuyệt đại các nghệ sĩ khác). Không phải tự nhiên mà bài này được Herbie Hancock chọn cover lại trong album New Standard (ý là các sáng tác mới nhưng đã trở thành kinh điển). Được bác Herbie Hancock coi vậy em thấy là giá trị hơn cả Grammy với các giải thưởng này nọ
Nhiều anh em thích Gabriel đặc biệt là tây mắt xanh. Mình cũng thích một vài bài của ông nhưng mình vẫn đánh giá Collins cao hơn. Có thể do nhạc của Collins gần với Pop Rock hơn. Cả hai đều nằm trên bảng 100 nghệ sĩ hay nhất mọi thời đại nhưng ai xếp cao hơn thì mình không biết. Chỉ biết Phil Collins bán được hơn 100 triệu đĩa
Cùng xuất phát từ Genesis và giọng hát khá giống nhau (có lẽ Collins cũng lấy cảm hứng nhiều từ Gabriel). Nhưng không biết có phải xuất thân giàu có không mà hai ông này rất thù nhau. Cùng là Prog và là siêu sao nhưng Yes xuất thân nghèo khó không hề có sự thù hận này. Genesis không bao giờ tái hợp được toàn bộ vì Collins “không cho phép” Gabriel trở lại. Yes các thành viên vẫn tái hợp và kết hợp với nhau thường xuyên dù cũng có mâu thuẫn. Nghèo cũng có cái hay của nó.
Nhiều khi báo chí họ cũng bơm thêm bác ạ chứ cũng không biết thật sự thế nào. Em vẫn thấy Phil Collins chơi trống trong album Peter Gabriel 3 (melt) mà: https://www.discogs.com/release/379028-Peter-Gabriel-Peter-Gabriel
Cái này chắc là thật vì em nhớ có một cuộc phỏng vấn từ lâu rồi là Gabriel muốn trở lại nhưng Collins không cho. Cũng lâu lắm rồi. Trong buổi biểu diễn nơi Genesis được đưa vào Sảnh danh vọng, Gabriel cũng không biểu diễn cùng nhóm. Trong buổi biểu diễn cuối cùng của Genesis, Gabriel có mặt nhưng không lên để trình diễn.
Yêu ghét là chuyện bình thường mà. Đó là hai thái cực của tình cảm con người mà .Nhờ có tài năng sáng chói của hai ông mà ta có nhạc hay để nghe
Kate Bush Kate Bush tên đầy đủ là Catherine Mary "Kate" Bush - Sinh ngày 30 tháng 7 năm 1958 (Bexleyheath, Kent, Anh Quốc) Kate Bush là một tài năng âm nhạc đáng kinh ngạc. Ngay từ những năm 70s, cô đã sáng tác những bài hát của riêng mình và thu âm các bản demo. Một bản demo của Kate Bush đã đến tay David Gilmour vào năm 1975. Bị ấn tượng bởi tài năng thực sự của cô này, tay guitar của PINK FLOYD đã tài trợ một buổi thu âm thích hợp, và còn hơn thế nữa khi giới thiệu kết quả với hãng đĩa khổng lồ EMI. Hãng ký hợp đồng với Bush và tới đây thì sự nghiệp của hoành tráng của cô bắt đầu. Năm 1978, album đầu tay của cô được phát hành nhưng một số bài hát đã được viết trước đó nhiều năm. "The Kick Inside" chắc chắn là một trong những album tâm huyết nhất từng được viết. Tại thời điểm này, tài năng của Bush là một điều đáng kinh ngạc: một tài năng hiếm có về giai điệu và hình ảnh thơ mộng, nhưng đặc biệt là âm thanh giọng hát của cô là điều chưa từng xuất hiện trong thế giới âm nhạc trước đó. Trong album đầu tay, giọng hát ngây thơ trong trẻo của cô này ở một chế độ hoàn mỹ và đạt đến tần số rất cao có thể gây đinh tai nhức óc. Các bài hát được điều khiển bằng piano nhưng sự chuyển soạn đầy màu sắc và không thể nhầm lẫn là những ảnh hưởng của dòng nhạc progressive rock. Có thể tìm thấy những điểm tương đồng trong âm thanh của Gerry Rafferty vào thời điểm này hoặc những album đầu tiên của The ALAN PARSONS PROJECT. Không có gì ngạc nhiên khi toàn bộ đội hình của The Alan Parsons Project đã đóng vai trò là nhóm nhạc hỗ trợ cho album này. Không giống như các band nhạc nói trên, âm nhạc của Bush rất nữ tính và thể hiện những giai điệu pop & rock nhẹ nhàng, vui tươi hơn. Các bản hit "Wuthering heights" và "The man with the child in eyes" đã giới thiệu cô đến với đông đảo khán giả yêu nhạc pop. Trong vòng vài tháng sau khi phát hành album đầu tay, cô đã thu âm một album tiếp theo. Mặc dù "Lionheart" -79 có một đĩa đơn ăn khách khác, nhưng rõ ràng các bản phối kém hào nhoáng hơn. Trong "Never for ever" -80, âm thanh của cô này tiếp tục được làm mới với những ảnh hưởng dân gian truyền thống với nhiều nhạc sĩ thời vụ hơn. Tiến xa hơn so với định dạng nhạc pop tiêu chuẩn, Bush đã thách thức khán giả của mình với nhiều thử nghiệm hơn với kết quả rất đáng khích lệ. Album này đã mang lại cho cô sự tự tin để kiểm soát hoàn toàn âm nhạc của mình. Cô đồng sản xuất album tiếp theo "The Dreaming"-82, trong đó cô khám phá nhiều hơn những điều kỳ lạ trong truyện cổ tích. Với nhịp điệu ám ảnh của nó, album này có thể được mô tả là hưng phấn và đáng sợ, một trong những nỗ lực kỳ lạ nhất của Bush. Về mặt âm nhạc, âm thanh của cô đã được đổi mới nhờ việc sử dụng máy tính và fairlight, ảnh hưởng của các nghệ sĩ như Peter Gabriel cũng rất rõ ràng. Sự nghiệp của Bush sau đó phát triển rất mạnh mẽ. Năm 1985, cô phát hành album đỉnh cao và thành công nhất cho đến nay- "Hounds of love" được chia thành hai mặt: pop và Progressive. Về mặt nhạc pop, có vẻ như những ảnh hưởng gây tranh cãi từ album trước đã được kết hợp với các bài hát nhạc pop dễ tiếp cận. Phần Progresive bao gồm tổ khúc hấp dẫn: "The ninth wave", được chia thành 7 đoạn với nội dung concept kể về nhưng giây phút cuối đời của một người phụ nữ, những suy nghĩ và hồi tưởng, khi trong tình thế mắc kẹt không lối thoát. Hai năm sau, album "The whole story" được phát hành, thực chất là một album tổng hợp những bản hit lớn nhất và có một ca khúc mới: "Experiment IV". Năm 1989, phản ứng của công chúng đối với "The Sensual World" là trái chiều. Mặc dù chất lượng của các bài hát không tệ, nhưng không có mối liên hệ nào giữa các bản nhạc với âm thanh rất khác biệt. 4 năm sau, "The red shoes" thậm chí còn kết hợp nhiều phong cách âm nhạc khác nhau vào một đĩa hát nhưng cũng không mấy thành công. Sau đó, người ta phải đợi hơn một thập kỷ để có thể nhìn thấy một album mới từ hoạt động âm nhạc của Kate Bush. Vào mùa thu năm 2005 "Aerial" được phát hành, một album đôi đầy chất liệu mới. Ngay sau khi phát hành, "King of the Mountain" đã có mặt trong bảng xếp hạng đĩa đơn của Anh Quốc ngay lập tức. Giống như trong "Hounds of love", album được chia thành hai phần. Một đĩa là tập hợp các bài hát khác nhau trong khi đĩa thứ hai, khía cạnh thử nghiệm của cô này tiếp tục được nhấn mạnh bởi một bầu không khí thân mật, mơ mộng như trộn lẫn, hòa tan vào nhau một cách hoàn toàn hữu cơ. Bush sau này còn tung ra một album nữa cũng có chất lượng rất tốt là 50 Words for Snow -2011. Bộ sưu tập có 9 albums định dạng CD: The Kick Inside 1978, Lionheart 1978, Never For Ever 1980; The Dreaming 1982, Hounds Of Love 1985, The Sensual World 1989; The Red Shoes 1993, 50 Words For Snow 2011, Aerial 2015; Và các single, EP 7'' (16): Man With The Child In His Eyes / Moving 1978 Wow / Fullhouse 1978 On Stage 1979 Them Heavy People / Don’t Push Your Foot On The Heartbrake 1979 Army Dreamers / Delius / Passing Through Air 1980 Breathing / The Empty Bullring 1980 Sat In Your Lap / Lord Of The Reedy River 1981 Cloudbusting / Burning Bridge 1985 Running Up That Hill / Under The Ivy 1985
Các single 7'' (tiếp theo): December Will Be Magic Again / Warm And Soothing 1980 Hounds Of Love / The Handsome Cabin Boy 1986 The Big Sky (Single Mix ) / Not The Time 1986 Experiment IV / Wuthering Heights (New Vocal) 1986 The Sensual World / Walk Straight Down The Middle 1989 This Woman’s Work / Be Kind To My Mistakes 1989 Rocket Man / Candle In The Wind 1990 (có poster rất lớn)
Ở đây họ xếp hạng solo albums của các cựu thành viên Genesis, các bác tham khảo cho vui -- tận 50 cái, phần lớn em chưa nghe https://ultimateclassicrock.com/genesis-solo-albums-ranked/
Cái này chắc là tính theo độ phổ biến và nhạc Pop. Chứ nếu về mức độ nghệ thuật thì có lẽ sẽ rất khác. Đĩa của Phil Collins sẽ ở thấp hơn nhiều so với Gabriel, Hackett.
Jeff Wayne Thực ra thì Jeff Wayne là một nghệ sĩ chuyên viết kịch bản phim truyện, phim tài liệu và là đạo diễn âm nhạc cho nhiều nghệ sĩ khác nhau. Wayne đã xuất bản một cuốn sách có tên The Book of Tennis, sau đó sản xuất và ghi hình 8 tập phim, mỗi tập dài 30 phút của The Book of Tennis Chronicles. Tác phẩm này đã được Fox Sports phân phối ở khoảng 20 quốc gia và được phát sóng ở Mỹ trên The Tennis Channel giữa năm 2005 và năm 2008. Wayne đã viết khoảng 3.000 ca dao quảng cáo trong những năm 1970 trên truyền hình ở Vương quốc Anh, bao gồm một quảng cáo rượu Gin của hãng Gordon được The Human League đưa tin. Wayne cũng đã sáng tác nhiều chủ đề truyền hình, bao gồm Good Morning Britain (TV-am), The Big Match và World of Sport của ITV, Sixty Minutes của BBC, và làm việc trong 24 năm cho đài phát thanh tin tức đầu tiên của Vương quốc Anh, LBC. Về mặt âm nhạc, JEFF WAYNE là một nhà soạn nhạc mang hơi hướng của thể loại rock nghệ thuật. Ông này bắt đầu sự nghiệp của mình dưới tư cách là nhà sản xuất album của David Essex. Ông cũng giúp đỡ cha của mình là Jerry Wayne, người đã tham gia vào các chương trình như "Guys and Dolls" và "A Tale of Two Cities". Sau đó, Jeff Wayne cuối cùng đã bắt đầu sáng tác các tác phẩm của riêng mình bằng cách cộng tác với Justin Hayward từ THE MOODY BLUES và David Essex. Sự nghiệp âm nhạc của JEFF WAYNE chủ yếu được biết đến với sáng tác thuộc dạng sử thi (epic) cho tác phẩm văn học "The War of the Worlds" của HG Wells. Đây là tác phẩm vĩ đại nhất trong hai tác phẩm của ông này. Album âm nhạc khác mà ông thực hiện là âm nhạc cho bộ phim "Spartacus". Album này đã không thành công như kiệt tác, "The War of the Worlds". Với phiên bản làm lại của bộ phim "The War of the Worlds" do Tom Cruise thủ vai chính, JEFF WAYNE đã phát hành lại album kinh điển của mình trùng với thời điểm phát hành bộ phim. Âm nhạc của JEFF WAYNE đã trở nên phổ biến với những người hâm mộ nhạc phim, album concept và các band nhạc rock nghệ thuật. Bộ sưu tập có albums The War of the Worlds (2CDs) -1978;
Kate Bush em có mỗi 1 cái đĩa tuyển chọn. Kỳ lạ là hè năm nay nhờ 1 series phim truyền hình mà nhạc cô ấy hot, kể cả với giới trẻ.
Sức sáng tạo là điều mà rất khó để so sánh bác ạ. VD như John Lennon và Paul Mccartney, giới chuyên môn thường đánh giá cao John hơn, anh ấy mạo hiểm hơn, phát hành 3 album avant-garde với Yoko, Paul thì an toàn hơn, sự nghiệp solo gần như k thấy album nào đi xa cả, nhưng những album quan trọng nhất của Beatles (Revolver, Sgt Pepper, White album, Abbey Road) khi đó đều là Paul leading, ngoài ra còn bản ghi âm huyền thoại "Carnival of Light" mà sau này k hề được các thành viên còn lại chấp nhận phát hành. Không phải Paul k sáng tác được như John, mà e thấy Paul muốn bán đĩa hơn, John sau cái Plastic Ono Band quá hardcore, cũng đành trở về với Imagine để khán giả dễ tiếp cận hơn.
BBC tập hợp 1 group toàn siêu sao Fred Frith - Henry Cow, Steve Hillage Pierre Moerlen - Gong, Mike Ratledge Karl Jenkins - Soft Machine, Mick Taylor - Rolling stones và nhiều ngôi sao khác trình diễn Tubular bells, đỉnh kout! Ps: Bác thấy màn trình diễn các ngôi sao như nào, về danh tiếng có lẽ Mick Taylor là khủng nhất ở đây, cơ mà e thấy Steve Hillage và Fred Frith thực sự tỏa sáng, "steal the show"
Mình không biết sáng tác, không là nhà phê bình chuyên nghiệp mà chỉ là người nghe nên một tác phẩm sau 5 năm ,10 năm..., 25 năm ,,50 năm mà mọi người vẫn thích nghe , vẫn thích Cover lại là tuyệt vời. Tính sáng tạo đỉnh cao của tác phẩm là ở chỗ đó
Tất nhiên so sánh đây là chủ quan ý kiến riêng thôi. Nhạc em nghe phần nhiều là để giải trí, nhưng một số trường hợp tự nhiên nhạc nó cứ bắt mình suy nghĩ, tìm hiểu, tức là trên mức giải trí 1 chút. Cái chủ đề tread này em hiểu là đang hướng đến những cái hơn tầm giải trí thông thường 1 chút? Phil Collins em thấy có thể so với Eric Clapton: cùng chơi tốt 1 nhạc cụ, cùng xuất phát từ band nhạc nổi tiếng và ra solo rất thành công về thương mại. Như Clapton là thần tượng của em nhưng 1 số bác bảo ko sáng tạo thì em thấy quá đúng. Nhưng mà em vẫn nghe vì nó gắn với nhiều kỷ niệm và nói chung là có tính giải trí cao. Peter Gabriel có thể không thành công về thương mại bằng mấy ông dạng trên nhưng em coi là sáng tạo hơn nhiều. Em nghe Gabriel vẫn ít hơn nghe Eric Clapton, nhưng cái đó cũng ko liên quan đến việc em coi ai sáng tạo hơn
ồ, ý e là có thể Phil cũng rất sáng tạo, hay Clapton cũng vậy, nhưng chưa chắc người ta thích viết nhạc kiểu kia thôi. Thích thì cứ nghe thôi k cần phải quan tâm mấy ông chuyên gia oánh giá làm gì mờ bác, như King Crimson cái album đầu tiên bị chửi 1 cách kinh khủng quá trời Cá nhân e thì đánh giá rất cao những ca khúc như Mother, God của John Lennon, nhưng rất nhiều ng cũng cho rằng nó đơn giản, giai điệu chẳng có gì, thế nên đã là sở thích cá nhân rồi thì k cần phải lăn tăn chi cho mệt PS: Clapton thì e rất thích bản cover diễn giải lại Little wing của Jimi Hendrix
Có một thời mọi người hay bàn luận Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh . Mình không bàn thêm nhưng khi nghe Hồ Thiên Nga mình thấy giai điệu đẹp như mơ và nghe lâu không chán . Nhạc của Phil Collins cũng như vậy. Có người chê tàm tạm nhưng mình hay lẩm bẩm hát lại và thấy sao nó du dương thế không biết. Bà xã cũng đá thêm là hay thật. Khi nghe nhạc của Gabriel thì bà xã nói nó là lạ ,hơi trúc trắc. Bản thân mình thấy hay nhưng không có hứng thú hát lại. Vì vậy mình đánh giá Collins cao hơn Gabriel còn ai đánh giá ngược lại là quyền của họ. Ta không can thiệp
Nghệ thuật không đồng nghĩa với việc nhiều khán giả. Nhiều khi tính nghệ thuật cao quá còn rất kén khán giả nữa là đằng khác. Tuy nhiên, những người hiểu được những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao thì khả năng cảm nhận của họ phải là cực tốt (mà điều này lại không nhiều người có được). Khi hiểu được thì mới thấy sự sâu sắc của các tác phẩm. Nhiều thứ có thể học nhưng nhiều thứ rất khó để học được (trong đó có cảm nhận nghệ thuật).
Richard Wright Richard Wright có tên đầy đủ là Richard William WRIGHT - sinh ngày 28 tháng 7 năm 1943 (tại Hatch End, Middlesex, Vương quốc Anh) – qua đời ngày 15 tháng 9 năm 2008. Ông này được biết tới nhiều nhất với vai trò là tay keyboard của band nhạc huyền thoại Pink Floyd, và đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thứ âm thanh tuyệt vời của nhóm. Khi còn nhỏ, Rick theo học trường Haberdasher, và khi 17 tuổi, vào trường Regent Street Polytechnic, nơi ông gặp ROGER WATERS và NICK MASON. Họ thành lập một nhóm nhạc và sáu tháng sau đó, tay guitar lead SYD BARRETT tham gia nhóm và band nhạc huyền thoại PINK FLOYD ra đời. Sau khi BARRETT gặp vấn đề về sực khỏe, và được thay thế bởi DAVID GILMOUR, band nhạc huyền thoại này đã dần xác định lại phong cách của mình trong các albums sau đó. Trong "Ummagumma", band nhạc được phép kết hợp một album trực tiếp đơn giản với một đĩa thứ hai, bao gồm bốn phần, mỗi phần được ghi lại bởi một thành viên ban nhạc như một hoạt động solo. Đóng góp của WRIGHT, "Sysyphus" (phần 1-4) được đặt theo tên một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Pink Floyd đã giành được những thành công rất lớn và trở thành một trong những band nhạc lớn nhất của thế giới âm nhạc, và sự đóng góp của Wright dĩ nhiên không hề nhỏ, ông sáng tác một số bài hát kinh điển của nhóm như "The Great Gig in the Sky" ("Dark Side Of The Moon "). Thành công phi thường của band nhạc này với các albums như " Wish You Were Here "và" Animals "cuối cùng đã mang lại vô số căng thẳng và xung đột giữa các thành viên của nhóm. Có phần chán nản với tình cảnh của Pink Floyd, Wright đã nghĩ đến một lối thoát an toàn và sự nghiệp solo là một lựa chọn hợp lý. Ông cho phát hành album solo đầu tiên "Wet Dream" vào năm 1978. Lúc này Wright có sự đồng hành của các nhạc sĩ hàng đầu như Mel Collins (sax), Snowy White (guitar), Larry Steele (bass) và Reg Isadore (trống). Tuy nhiên, sự nghiệp bận rộn với Pink Floyd khiến cho không có đĩa đơn nào được phát hành từ album, và Wright không biểu diễn bất kỳ buổi hòa nhạc nào. Vào thời điểm họ thu âm album lớn cuối cùng "The Wall" vào năm 1979 Roger Waters đang nắm quyền kiểm soát band nhạc. Và Wright là người cảm nhận gánh nặng của điều này một cách rõ nét nhất khi Waters đe dọa sẽ không phát hành "The Wall" trừ khi Wright rời khỏi band nhạc. Wright đã trải qua hai năm tiếp theo với tư cách là một nhân viên được trả lương chứ không phải là một thành viên chính thức của band nhạc để đi lưu diễn cho album " The Wall " ở Mỹ, Anh và Đức. Nhưng trong cái rủi thì cũng có cái may, do Waters phải trả lương cho Wright, ông lại là “thành viên” duy nhất của PINK FLOYD thực sự kiếm tiền từ chuyến lưu diễn đó (vâng, FLOYD đã phải “bán cả nhà đi” để thực hiện chuyến lưu diễn này - nó đắt đến mức phi thường để thực hiện, và có rất ít bằng chứng cho thấy rằng Pink Floyd có thể thu hồi vốn đầu tư cho chuyến lưu diễn này). Cả band nhạc là các "nhà đầu tư" thua lỗ, nhưng vai trò của Wright cũng giống như vai trò của những người hỗ trợ band nhạc vậy – ông nhận số tiền cố định cho mỗi đêm hoặc những điều tương tự như vậy. Vì vậy, ông không bị ảnh hưởng như những thành viên khác). Sau chuyến lưu diễn này ông đã không còn xuất hiện trong album "The Final Cut". Sau khi rời Pink Floyd, Wright tham gia một số band nhạc và hợp tác với một số người khác trong một mối quan hệ ngắn hạn, có tên là ZEE, nhóm đã phát hành album Identity ('84), với Dave Harris, cựu thủ lĩnh của ban nhạc New Romantic FASHION, với Wright sáng tác nhạc, còn lời bài hát của Harris. Một lần nữa không có các chuyến lưu diễn trực tiếp. Đây là album solo duy nhất của các cựu thành viên Floyd mà không bao giờ được phát hành trên CD ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, ông này sau đó đã xuất hiện với tư cách là một nhạc sĩ "thời vụ" trong album tiếp theo của Pink Floyd – lúc này do Gilmour lãnh đạo có tến "A Momentary Lapse of Reason", và cũng tham gia vào chuyến lưu diễn Delicate Sound of Thunder. Chỉ tới album "The Division Bell", ông này cuối cùng đã trở lại hoàn toàn với band nhạc, đồng sáng tác "Wear The Inside Out" với nhà viết lời Anthony Moore và đồng viết nhạc cho "Cluster One", "What Do You Want From Me", "Marooned "và" Keep Talking "với David Gilmour. Hàng triệu người hâm mộ đã cảm thấy âm thanh cũ của Pink Floyd trở lại trong chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới "Division Bell" của PINK FLOYD, diễn ra hơn 100 buổi biểu diễn, đỉnh điểm là 14 đêm tại Earls Court ở London vào mùa thu năm 1994. Album solo thứ hai của WRIGHT, "Broken China", phát hành năm 1996, có sự đóng góp của những người như Manu Katché, Pino Palladino và Sinéad O'Connor. Sau đó, ông này xuất hiện trên sân khấu ở London với phần còn lại của band nhạc PINK FLOYD nhân dịp buổi biểu diễn Live 8 concert, vào ngày 2 tháng 7 năm 2005. Ông này cũng đóng góp phần keyboards cho album solo của GILMOUR "On an Island", và đi lưu diễn cùng với band nhạc của Gilmour vào năm 2006. Thật đáng buồn và bất ngờ, Richard Wright đã qua đời vào ngày 15 tháng 9 năm 2008, sau một thời gian ngắn chiến đấu với căn bệnh ung thư. Vào thời điểm qua đời, ông đang thực hiện một album solo mới. Bộ sưu tập có album Broken China -1996
Roger Waters Ông này có tên đầy đủ là George Roger Waters - Sinh ngày 6 tháng 9 năm 1943 (Great Bookham, Cambridge, Vương quốc Anh) Sự nghiệp âm nhạc của Roger WATERS bắt đầu khi ông gia nhập band nhạc PINK FLOYD vào năm 1965 cùng với người bạn thời trung học Syd BARRETT. Sau khi vấn đề ma túy của BARRETT khiến ông này bị đuổi khỏi banв nhạc, WATERS đã trở thành lực lượng sáng tạo chính, và nhờ những nguồn cảm hứng như quá khứ về người cha đã chết trong Thế chiến 2, trước khi hai cha con có thể gặp nhau, quan điểm chính trị cánh tả mạnh mẽ của ông này và người bạn cũ BARRETT, ông đã tiếp tục sáng tác các album concept tuyệt tác như "Dark Side of the Moon", "Wish You Were Here", "Animals" và "The Wall" trong suốt thời gian hoạt động cùng band nhạc. Tuy nhiên, đến năm 1983 khi band nhạc hoàn thành "The Final Cut", ông đã nắm toàn quyền kiểm soát band nhạc, nhưng tính cách quá khó chịu của Water đã khiến cho tay guitar huyền thoại David GILMOUR không thể chấp nhận nổi. Cả hai bắt đầu chiến đấu kịch liệt, kết thúc cuộc chiến, WATERS rời nhóm vì nghĩ rằng band nhạc sẽ không bao giờ có thể tiếp tục mà không có ông này. Tuy nhiên, Gilmour đã tiếp tục sự nghiệp của Pink Floyd, để Waters theo đuổi sự nghiệp solo của riêng mình. Âm nhạc solo của Roger có nét giống với một vài album cuối cùng mà ông đã thực hiện với PINK FLOYD, ở chỗ nó rất đen tối và được định hướng bởi một concept. Bất kỳ người hâm mộ nào của "The Wall" hoặc "The Final Cut" sẽ rất vui khi nghe tác phẩm solo của ông này. Thế nhưng, sự nghiệp solo thực sự của Roger thực sự bắt đầu từ năm 1970 khi ông hợp tác với nhà soạn nhạc avant-garde Ron Geesin để làm nhạc phim "The Body". Album solo thực sự đầu tiên của ông này xuất hiện vào năm 1985 với " Pros and Cons of Hitch Hiking". Đây là một album nguyên bản dành cho những người hâm mộ tác phẩm sau này của PINK FLOYD, mặc dù một số người có thể thấy nó hơi nhàm chán và quá cá nhân (nó dựa trên một giấc mơ của ông và có hầu hết các chủ đề điển hình trong lời bài hát của ông này). Năm 1987, ông đóng góp âm nhạc cho bộ phim "When the Wind Blows", và cũng tạo ra một concept album khác trong "Radio K.A.O.S.". Đây là album kém chất lượng nhất trong số các album solo của Waters, và thực sự bị cản trở bởi âm thanh khủng khiếp của thập niên 80 đang thống trị âm nhạc vào thời điểm đó. Điều đó không có nghĩa rằng nó không có điểm sáng nào, thực tế đây hoàn toàn không phải là một album yếu kém, nhưng nó còn lâu mới đạt đến đẳng cấp của Pink Floyd. Tác phẩm solo có thể coi là có chất lượng tốt nhất của ông này phải đến năm 1992 mới được tung ra, đó là album "Amused To Death". Nhiều người coi đây là album hay nhất của ông này, và không nghi ngờ gì nữa, đây là album mang tính chính trị nhất của Waters. Đôi khi Waters còn nhảy sang Opera như trong album Ca Ira -2005. Không một albums nào trong số này là dễ nghe và dễ thưởng thức, vì vậy tốt nhất chúng ta nên bắt đầu với " Pros and Cons of Hitch Hiking" nếu thực sự quan tâm tới sự nghiệp solo của ông này, hoặc là album "Amused To Death" (nếu quan điểm chính trị mạnh mẽ của ông này không phải là vấn đề lớn với người nghe). Các tác phẩm solo của Roger có chất lượng khá tốt , nhưng nó không dành cho tất cả mọi người. Những người thích phong cách đen tối, concept giận dữ, phá phách của Waters sẽ thấy thích những albums này. Những người cảm thấy xa lạ với những sáng tác về sau này của PINK FLOYD sẽ không thay đổi suy nghĩ của họ khi nghe nhạc của Waters. Bộ sưu tập sẽ có 3 albums: Radio K.A.O.S 1987, Ca Ira 2005; Amused To Death 1995 Amused To Death 1995 là bản Special Edition với 1 đĩa Bluray Audio 24/196