Nghề chơi cũng lắm công phu - những bộ sưu tập hay (Phần 2)

Discussion in 'Âm nhạc' started by no1knows, 22/1/21.

  1. 666

    666 Advanced Member

    Joined:
    13/11/17
    Messages:
    325
    Likes Received:
    206
    Soft machine kiếm đủ 1-7 bundles với softs luôn đi bác, sau này chuyển hẳn qua Jazz, mấy tay siêu sao jazz bên anh hầu như đều qua Soft machine hết, cụ Elton Dean cũng có mấy album free jazz theo phong cách Coltrane rất đỉnh. Wyatt sau khi bị kick và còn lập Matching Mole chơi với vài siêu sao nữa cũng rất tuyệt.
     
  2. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Thank You Scientist

    Nhóm nhạc này được thành lập vào năm 2009 tại Montclair, New Jersey, Hoa Kỳ. Nhóm gồm 7 thành viên và theo đuổi một thứ âm nhạc rất đặc biệt. Đĩa hát đầu tay của họ, The Perils of Time Travel, được phát hành vào tháng 1 năm 2011. Âm nhạc có thể được mô tả một cách dễ hiểu nhất là progressive rock pha trộn với jazz và fusion. Sau đó họ liên tục đi biểu diễn và đã gặt hái được khá nhiều thành công và có một lượng fan hâm mộ lớn. Bản phát hành EP nói trên (bao gồm năm bản nhạc) đã được đón nhận nồng nhiệt.

    Thank You Scientist là một band nhạc tựa như là món quà trời cho dành cho những ai thích thưởng thức âm nhạc với tinh thần và cách tiếp cận đổi mới và sáng tạo. Các sáng tác của họ rất mạo hiểm dẫn người nghe đi vào các lãnh thổ hiếm khi được các band nhạc khác ghé thăm, nhiều người sẽ cho rằng âm nhạc của họ không thực sự là một phần của vũ trụ progressive rock. Nhưng một điều không thể phủ nhận là những vật liệu và tính chất của Prog Rock nằm sâu thẳm trong âm nhạc của nhóm. Với những người yêu âm nhạc có tính chất sáng tạo, đây là một band nhạc tuyệt vời và những album của họ rất đáng để săn lùng. Với những người yêu thích phong cách nhạc hơi lai một chút jazz rock hoặc những thứ như The Mars Volta thì chắc chắn các albums của Thank You Scientist sẽ là một sự bổ sung quý giá cho bộ sưu tập âm nhạc của họ.

    Nhóm mới tung ra được 3 albums gồm: Maps of Non-Existent Places -2012, Stranger Heads Prevail -2016 và Terraformer -2019, cả 3 albums đều có chất lượng cực tốt và Stranger Heads Prevail có thể coi là một trong những album kinh điển mới của Prog Rock trong thập kỷ 2010s.

    Bộ sưu tập có album:
    Stranger Heads Prevail -2016

    Thank you.jpg
     
    Wildbird likes this.
  3. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Times Up

    Times Up đến từ South Wales và được thành lập vào năm 2006 bởi bốn cựu binh nhạc rock, đó là Geoff Smith hát chính, Andy Gibbon chơi bass, Mike Hagland chơi guitar và Steve LeMan chơi trống. Các nhạc sĩ này này đều có thâm niên hàng chục năm chơi nhạc. Do đó, tuy đây là một nhóm nhạc mới nhưng các nghệ sĩ đều đã có tuổi.

    Album đầu tay Storm Coming in được phát hành vào năm 2008 và theo band nhạc, đó là một album Classic Rock với một số ảnh hưởng của Prog. Đối với tác phẩm thứ hai Snow Queen, nhóm đã tuyển dụng ba nghệ sĩ keyboard, Ron Rogers, Richard Lawton và chơi một thứ âm nhạc nghiêng nhiều hơn về Prog Rock. Album này được phát hành vào năm 2012. Mặc dù album đã hoàn toàn mang tính Prog nhưng nó vẫn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Classic Rock. Hãy tưởng tượng những rung cảm hào hoa của YES trộn lẫn với một số cây guitar Hard Rock và hàng loạt keyboards hào nhoáng được thể hiện thì ta sẽ hiểu được âm nhạc của nhóm lúc này.

    Âm nhạc nói chung có nhịp độ nhanh và dày đặc với nhiều quãng nghỉ rất hay, giọng hát trong trẻo, đáng nhớ nhưng cũng có một số phần hòa tấu nhạc cụ phức tạp. Mục đích rõ ràng của nhóm là tạo ra âm nhạc không đòi hỏi quá khắt khe về mức độ sâu, mà là thứ âm nhạc nổi bật và dễ tiếp cận. Những cây đàn guitar mạnh mẽ và giọng hát đầy đam mê kết hợp với những tiếng keyboards kiểu psychedelic, đôi khi âm thanh cũng bị tiếng sáo mỏng manh ngắt nhịp (cũng như một số đoạn ngắt bằng âm thanh acoustic). Ngoài ra còn có các dụng cụ cổ điển của Prog Rock (không thể thiếu) như các đoạn organ nhẹ nhàng và thậm chí một số đoạn sample Mellotron thỉnh thoảng xuất hiện để mang đến tâm trạng hoài cổ. Chuyển soạn phong phú, lời hát ý nghĩa và năng động khiến âm nhạc có phần tươi mới và vui vẻ - với keyboards là nhạc cụ chủ đạo.

    Đây là một band nhạc đáng để theo dõi. Với kinh nghiệm lâu năm của các thành viên đã được biến thành một band nhạc dễ nghe, mặc dù vẫn tôn vinh các nguyên tắc của Prog Cổ điển.

    Bộ sưu tập có album
    Snow Queen -2012
    Time Up.jpg
     
    Wildbird and tienhoangmanh like this.
  4. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Tin Spirits

    Band nhạc tới từ Vương quốc Anh TIN SPIRITS được thành lập vào năm 2008 khi nghệ sĩ guitar Daniel Steinhardt mời cựu nghệ sĩ guitar của nhóm XTC là Dave Gregory tham gia một sự kiện đấu amply tại một phòng thu địa phương, với tay bass Mark Kilminster và tay trống Doug Mussard từ band nhạc The Hi-Fidels của chính Daniel, để phục vụ cho việc bổ sung thiết bị đo đạc kiểm tra âm thanh. Bộ tứ thích trải nghiệm này đến nỗi họ quyết định tiếp tục làm việc cùng nhau, kết quả là band nhạc Tin Spirits ra đời.

    Kể từ đó, họ đã trở thành một band nhạc rất tích cực. Ban đầu nhóm chơi các bài hát cover nhưng sau đó nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động với các bản nhạc gốc tự sáng tác. Hai album dài đầy đủ sau đó đã được band nhạc tung ra lần lượt là Wired to Earth vào năm 2011 và Scorch vào năm 2014 - cả hai album đều được phát hành thông qua hãng Esoteric Records danh tiếng của Vương quốc Anh. Tin Spirits đã nhanh chóng khẳng định mình là một thực thể nổi tiếng cả với tư cách là band nhạc thu âm và biểu diễn trực tiếp live, năm 2014 trở thành một năm đột phá đối với họ với nhiều đề cử cho giải thưởng Album của năm trên khắp thế giới.

    Bộ sưu tập có album
    Scorch -2014 (digipack);
    Tin Spirit.jpg
     
    Wildbird likes this.
  5. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    501
    Likes Received:
    408
    Em thử đến cái Lord of The Rings của Bo Hanson. Khá ngạc nhiên vì giờ em mới biết có 1 album nhạc có kiểu như Tubular Bells của Mike Oldfield mà lại còn ra tc khá lâu.

    16695662964926537222511225008174.jpg
     
    no1knows and Wildbird like this.
  6. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Về mặt cơ bản chúng ta đã kết thúc phần viết về Crossover Prog. Chúng ta sẽ chuyển sang phần về Buckethead theo yêu cầu của một số bác.

    Buckethead

    Buckethead là một trong những nghệ sĩ guitar hiếm có trong lịch sử âm nhạc của thế giới. Một người có lẽ hiến dâng cả sự nghiệp cho âm nhạc mà không màng tới sự nổi tiếng hoặc những điều gì đó tương tự. Có rất ít người biết được gương mặt thực sự của anh này vì Buckethead luôn đeo một chiếc mặt nạ trắng vô hồn cùng với một chiếc xô của KFC trên đầu từ năm 1988 và từ đó biệt danh Buckethead luôn gắn chặt với anh này đến mức danh tính thật của Buckethead cũng không ai biết tới. Tất cả mọi người đều gọi anh là Buckethead ngoại trừ mẹ của anh này.

    Do rất ít tương tác với thế giới ngoài âm nhạc, chân tướng của Buckethead cũng ít được biết tới. Mãi sau này sau khi xâu chuỗi rất nhiều sự việc thì tiểu sử của Buckethead dần thành hình. Buckethead có tên là Brian Caroll – điều này đã được khẳng định bởi bố già của Heavy Metal – Ozzy Osbourne. Trong cuộc phỏng vấn về ý định làm việc chung với Buckethead với điều kiện là anh này phải bỏ mặt nạ và lấy tên Brian trở lại, nhưng Buckethead đã từ chối. Trong thời gian làm việc với Guns N Roses (album Chinese Democracy) trong phần Credit những bài hát của nhóm, Buckethead cũng lấy tên là Caroll – họ của anh này. Từ đây thì nhiều fan hâm mộ cũng lần tìm ra một bài báo từ khi vẫn còn là một tay guitar trẻ (vào năm 1989 – lúc này Buckethead mới 20 tuổi và chưa nổi tiếng) có chụp ảnh không đeo mặt nạ của anh này. Tấm ảnh này trong nhiều năm, là ảnh chụp duy nhất của Buckethead, bản thân tấm ảnh này cũng đã được khẳng định là thật vì khung cảnh đằng sau của ảnh trùng khớp với ngôi nhà của Buckethead trong DVD tung ra vào năm 2004 có tên là Secret Receipe.
    bucket-unmasked.jpg
    Từ bài viết này cùng một số dữ liệu bị tiết lộ khác trong các videos của Buckethead, chúng ta cũng có một loạt thông tin về Buckethead như anh sinh ngày 13 tháng 5 năm 1969 và chỉ theo học guitar năm 12 tuổi thông qua một nghệ sĩ đường phố vô danh. Sau này Buckethead theo học một số tay guitar như Max McGuire, Johnny Fortune, Mark Hammond, Pebber Brown, Joey Tafolla và Paul Gilbert. Paul Gilbert có lẽ là người ảnh hưởng nhiều nhất tới âm nhạc của Buckethead sau này. Từ bài báo, nhiều người hâm mộ cũng tìm hiểu về thân nhân của Buckethead và họ tìm ra anh là con trai thứ 5 của Tom và Nancy Carroll – cả 2 người hiện tại đều đã qua đời và Buckethead đều có những album tưởng niệm họ với Nancy là album Pike 65 –Hold Me Forever (In memory of my mom Nancy York Carroll) và với Tom là album Pike – 150 Heaven is your Home (For my Father, Thomas Manley Carroll). Ngoài bức ảnh từ khi còn rất trẻ này. Chỉ còn một bức ảnh nữa do chính Buckethead tung ra vào album Pike 13, với số lượng rất hạn chế, hiện không còn bán, bức ảnh chụp Buckethead với cha của anh này khi ông lâm bệnh nặng.
    pike 13.jpg
    Với rất nhiều ảnh hưởng từ Michael Jackson tới Funkadelic, Shawn Lane, Michael Schenker, Uli Jon Roth, Paul Gilbert, Yngwie Malmsteen, Joe Satriani, Eddie Hazel, Randy Rhoads, Larry LaLonde, Mike Patton, James Cutri, Louis Johnson, Jimi Hendrix, Jennifer Batten, The Residents, Eddie Van Halen và Angus Young, cùng với rất nhiều nghệ sĩ mà sau này anh chơi cùng, Buckethead đã phát triển một thứ âm nhạc của riêng mình cực kỳ phức tạp, trải dài từ: progressive metal, funk, blues, jazz, bluegrass, ambient, and avant-garde music… Với số lượng đĩa nhạc cực lớn (khoảng 500) Buckethead không chỉ là một trong những nghệ sĩ sáng tạo nhất trong lịch sử âm nhạc mà các albums của anh còn rất khó để theo dõi. Với những người mới nghe nhạc của Buckethead hình ảnh sau đây sẽ giúp cho họ có một cái nhìn dễ dàng tiếp cận hơn

    Buckethead guide.jpg
    Em cũng có một bộ sưu tập khá lớn gồm khoảng trên 100 albums lớn nhỏ của Buckethead ở tất cả các định dạng vật lý (có nhiều đĩa trong số này hiện đã rất hiếm và có thể có một cái giá trên trời).

    viber_image_2022-09-15_15-28-37-368.jpg
    Bài viết sẽ lần lượt đi theo từng phần: gồm sự nghiệp solo của Buckethead, sự nghiệp song song Death Cube K, những band nhạc do anh này làm thành viên, các album kết hợp với các nghệ sĩ khác, các album có xuất hiện trong nhiều bài hát, các album khách mời - 1 bài hát, nhạc phim....

    Trước tiên ta sẽ tới với sự nghiệp solo chính của Buckethead.

    Band nhạc đầu tiên mà Buckethead tham gia có tên là Class-X và đa phần là chơi cover các bài hát của các band nhạc khác. Vào năm 88, anh rời nhóm này và gửi bài hát do mình sáng tác tới dự một kỳ thi của tạp chí Guitar Player – bài này đã về nhì trong cuộc thi. Rất ấn tượng với tài năng của Buckethead, nhà biên tập của tạp chí này là Jas Obrecht đã gặp gỡ và làm quen với anh, mở ra một chương hoành tráng trong sự nghiệp của Buckethead. Trong những năm sau đó, Buckethead đã tới làm việc trong studio và lập ra band nhạc có tên Dali Creeps chuyên ghi âm những bài hát cover của những thần tượng của anh này.

    Vào năm 1991, dưới sự giới thiệu của Obrecht, Buckethead tham gia dự án chuyên nghiệp đầu tiên, dự án Company của Derek Bailey, một dự án nhạc Jazz với sự có mặt của John Zorn và nhiều người khác. Anh chơi trong dự án này trong 3 albums Company 91 Vol 1, 2 và 3.

    Dự án Company 91 rất thành công tại Nhật Bản và khiến cho người hâm mộ tại đất nước này trở nên rất yêu thích Buckethead. John Zorn là một người rất nhạy bén và chớp thời cơ để kí hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với Buckethead cho hãng đĩa Avant của ông này tại Nhật Bản. Buckethead tung ra album đầu tay Bucketheadland vào năm 1992, đây là một album dài và chủ yếu là những ý tưởng ban đầu cho sự nghiệp của anh sau này. Album có chất lượng không được tốt lắm, với những bài hát khá ngắn, tổng hợp rất nhiều các phong cách âm nhạc khác nhau như funk, metal, samples và DJ electronica. Do chất lượng album không quá tốt, Buckethead quyết định không tái bản lại album này tại bất kỳ nước nào khác. Do vậy album chỉ được phát hành duy nhất tại Nhật Bản mà thôi. Tuy chỉ là những ý tưởng ban đầu về một thế giới riêng, trong tưởng tượng của Buckethead, rất nhiều bài hát trong album này chính là niềm cảm hứng để anh tiếp tục phát triển những bài hát đơn lẻ thành cả album dài tiếp theo trong sự nghiệp. Bộ sưu tập có album này- bản Nhật- gồm 2 đĩa trong 1 hộp.

    z3917533530626_67e463ea35eae2bb8a08631307a4efc7.jpg
    Mặc dù chưa hoàn chỉnh nhưng album đầu tay lại được rất nhiều người Nhật yêu quí và có thành công khá lớn tại Nhật Bản. Nó gây ra sự tò mò và khiến cho Buckethead gặp được một loạt những nghệ sĩ như: Bill Laswell, Bernie Worrell, Bootsy Collins, và Bryan "Brain" Mantia và tạo ra siêu nhóm Praxis đẩy sự nghiệp của anh này lên một tầm cao mới (chúng ta sẽ nói về các band nhạc này trong những phần riêng, tại đây chỉ điểm qua). Đây là một dự án kiểu Experimental Rock được đánh giá rất cao và Buckethead tham gia vào tất cả các albums của nhóm (ngoại trừ 2 albums: 1984 và Mold). Thành công của Praxis khiến Buckethead tiếp tục gặp gỡ và làm quen với Serj Tankian của nhóm System of A Down và sau này tiếp tục có album để đời với anh này. Sau đó, Buckethead làm việc với Jonas Hellborg & Michael Shrieve để tung ra một album khá hay nữa là Octave Of The Holy Innocents vào năm 1993.

    Lúc này tại Nhật Bản, Buckethead đã trở thành một tên tuổi lớn và anh có hợp đồng với hãng đĩa khổng lồ Sony để tung ra album thứ hai là Giant Robot vào năm 94. Album có chất lượng rất tốt và chuyên nghiệp hơn nhiều so với albums đầu tay với một số bài hát làm lại của Dali Creeps và bản demo Bucketheadland Blueprints. Không giống như album đầu tay mang nhiều tính thử nghiệm và ít lời, album này có mời thêm rất nhiều giọng hát như: Iggy Pop, Bill Moseley, Throatrake. Đầu tiên album này chỉ phát hành tại Nhật Bản – giống như album đầu tay – nhưng do yêu cầu quá lớn từ người hâm mộ, album này sau đó được hãng Cyber Octave phát hành lại tại Mỹ, do đó nó dễ kiếm hơn so với album đầu tay. Bộ sưu tập có album này bản Mỹ.
    z3917533525658_ae3f016e20038f34f8f837656e44158a.jpg
    Lúc này, dù rất thành công, Buckethead đã cảm thấy gánh nặng của sự nổi tiếng. Một album theo phong cách Dark Ambient kể về những nỗi ám ảnh trong cuộc đời của anh, điều Buckethead rất tâm đắc, đã rất khó khăn mới có thể tung ra do những vướng mắc bản quyền với Sony. Cuối cùng anh phải lấy tên là Death Cube K để tung ra album Dreamatorium (Death Cube K chính là các chữ cái trong Buckethead đảo vị trí). Death Cube K sau này cũng là một dự án khác biệt và rất được yêu thích của Buckethead.

    Trong năm tiếp theo 1995, Buckethead tập trung tham gia vào một số nhạc phim sountrack như Johnny Mnemonic và Mortal Kombat. Các album này đều khá thành công. Tới năm 1996, Buckethead tìm thấy hãng mới là Subharmonic – hãng đĩa do Bill Laswell thành lập và tung ra album thứ 3 là The Day of the Robot một album tổng hợp nhiều phong cách từ Drum and bass, dark ambient, heavy metal, avant-garde và Industrial, electronic. Ngoài ra anh còn kết hợp với Brain và keyboardist Pete Scaturro để thành lập band nhạc Giant Robot và tung ra album cùng tên qua hãng NTT. Album này có số lượng rất hạn chế nhưng có chất lượng cực tốt nên hiện tại rất khó kiếm. Bộ sưu tập có The Day Of The Robot.
    z3917533515794_976dbd75c7c00f85c2c8f15e41bdd52b.jpg
    Sau khi làm nhạc phim cho những bộ phim như: Beverly Hills Ninja và Mortal Kombat: Annihilation, Buckethead tiếp tục kết hợp với nhiều nhạc sĩ như dự án Arcana và tung ra album kinh điển Arc of the Testimony -1997 và dự án Pieces (kết hợp với Brain) tung ra album: I Need 5 Minutes Alone, Buckethead trở lại với Praxis và Death Cube K và tung ra các albums mới. Phải tới năm 98, anh mới trở lại dự án chính để tung ra album kinh điển Colma qua hãng đĩa High Octave, một chi nhánh của Universal records. Đây là album có lẽ nổi tiếng nhất của Buckethead. Tại thời điểm này, mẹ của Buckethead đang bị ung thư trực tràng và anh muốn sáng tác một album để mẹ mình có thể nghe để phục hồi sức khỏe. Chính vì vậy album này trở thành một biểu tượng mới của Buckethead khi rất nhẹ nhàng và chỉ sử dụng acoustic guitar. Album đầy cảm xúc và rất dễ nghe sau này trở thành một trong những album phổ biến nhất của Buckethead. Em có 2 albums Colma (vì nhiều khi mua theo lot, trong một số trường hợp vì thích album khó kiếm mà phải mua trùng).

    z3917533517405_7bb5da1ad6644e3458ce5c811eb1e1ce.jpg
    Vào năm 1999, sự nghiệp của Buckethead tiếp tục có những bước thăng tiến vượt bậc khi tung ra album Monsters and Robots với sự kết hợp với Les Claypool của Primus. Album này, với rất nhiều sự pha trộn từ funk, metal, jazz, DJ turntables, alternative và electronica, trở thành album bán chạy nhất của Buckethead và khiến cho anh này trở nên nổi tiếng và biết tới rộng rãi. Sự có mặt của tay bass huyền thoại Claypool khiến âm nhạc mang nhiều tính Avant Garde được làm mềm đi và trở nên dễ nghe hơn rất nhiều nhưng không hề làm mất đi tính Avant Garde. Cùng với sự góp mặt của Bootsy Collins (Parliament, George Clinton, James Brown, Praxis, v.v.) trong vai trò hát trên bốn bài hát, Bryan Kei Mantia (Godflesh, Praxis, Primus, v.v.) trên trống, DJ Disk trên turntable cũng như giọng rap của Ovi-Wey, Max Robertson và giàn hợp xuongs The Chicken Scratch . Kết quả của các tài năng này là khiến cho album này trở thành một trong những thứ quý giá nhất được tìm thấy trong sự nghiệp của Buckethead.
    z3917533510661_0b57a1bec620836148d376d165ab6854.jpg
    Lúc này, Buckethead tiếp tục phát triển sự nghiệp với 3 dự án: dự án đầu tiên là ban nhạc Cornbugs (hợp tác với nam diễn viên Bill Moseley, tay trống Pinchface, và sau này là nghệ sĩ keyboard Travis Dickerson). Một dự án khác, Cobra Strike với một album có tên The 13 Scroll, có sự góp mặt của Pinchface, Bryan "Brain" Mantia, DJ Disk và Bill Laswell. Buckethead cũng bắt đầu hợp tác với nam diễn viên Viggo Mortensen, người mà anh gặp lần đầu qua một dự án thu âm có tên Myth: Dreams of the World vào năm 1996. Cùng với Mortensen, Buckethead tung ra 3 albums: One Man's Meat, One Less Thing to Worry About, và The Other Parade.
    (còn tiếp)
     
    shrekfiona, pachinko and Wildbird like this.
  7. pachinko

    pachinko Advanced Member

    Joined:
    27/9/12
    Messages:
    756
    Likes Received:
    445
    Location:
    Cầu Giấy - Hà Nội
    đã đến Buckethead , tuyệt vời, cảm ơn bác @no1knows
    Một người có lẽ hiến dâng cả sự nghiệp cho âm nhạc mà không màng tới sự nổi tiếng... và đeo thêm mặt nạ phong thủy, nên thọ lâu
     
    Last edited: 29/11/22
  8. pachinko

    pachinko Advanced Member

    Joined:
    27/9/12
    Messages:
    756
    Likes Received:
    445
    Location:
    Cầu Giấy - Hà Nội
    Về Buckethead e đã có ưu tiên, mua trước các albums nổi và hiếm trước kkk.
    Chờ bác đưa a Shawn Lane đây lên nhé. E đã có gần đủ albums chơi riêng, và vài album chơi cùng nhóm của Jonas Hellborg. Tiếc là a này quy tiên sớm quá.
    upload_2022-11-29_10-42-31.png
     
    Wildbird and no1knows like this.
  9. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Buckethead còn dài mà bác. Cứ bình tĩnh.
     
  10. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Buckethead
    (tiếp theo)

    Vào năm 2000, tên tuổi của Buckethead đã nổi như cồn và anh được mời vào thay thế cho Slash trong nhóm Guns N Roses mới và ở lại nhóm này trong vòng 4 năm. Buckethead ghi âm cùng với Guns N Roses album Chinese Democracy và đi lưu diễn cũng nhóm liên tục nhưng vẫn có thời gian để tung ra album tiếp theo trong sự nghiệp là Somewhere Over the Slaughterhouse vào năm 2001. Đây là một album mang nhiều tính Avant Garde khi sử dụng sự lặp lại kiểu Groove Metal với DJ electronica beats, loops và sound samples. Một album rất lạ và không hề giống những album trước đó. Hãng đĩa Stray Records ngay sau đó gặp vấn đề khiến bản quyền của album này gặp tranh cãi và khiến nó khá hiếm.
    Bộ sưu tập có album này dưới dạng digipack
    z3917533506441_4c872967feb6350fc4588c490e2e0cee.jpg
    Buckethead tiếp tục sự nghiệp với những dự án khác như: Thanatopsis với Travis Dickerson (tung ra 4 albums) và Shin Terai – một dự án với nhà sản xuất Hip Hop của Nhật Bản là Shin Terai và Bill Laswell. (Những bands này chúng ta sẽ gặp kỹ ở những phần sau).

    Bước vào năm 2002, Buckethead tiếp tục phát triển rất mạnh với một loạt albums. Đầu tiên là Funnel Weaver, một album kiểu điện tử DJ kết hợp với những tiếng riff guitar Heavy Metal. Đây là một album rất lạ với 49 bài hát ngắn. Bài dài nhất chỉ vỏn vẹn 2 phút 54 giây. Chủ đạo là những đoạn riff và licks của Metal kết hợp với electronic samples và những tiếng trống điện lặp lại. Đôi khi có những đoạn solo guitar. Buckethead chơi tất cả các nhạc cụ tại album này và nó rất khác so với các albums trước đó của anh này.

    Bộ sưu tập cũng có album này
    z3917533492479_c489d9ab5b64ba15c162e6b4e53b3688.jpg
    Album thứ 2 trong năm 2002 là Bermuda Triangle gần như là sự phát triển tiếp theo của Funnel Weaver. Trên album này, Buckethead lấy những ý tưởng của album trước Funnel Weaver và phát triển thêm để album này trở thành một thứ gì đó vĩ đại hơn. Thêm vào turntable và những phụ kiện hip hop của Extrakd vào hỗn hợp Metal và Electronica, Sample và bạn sẽ có một công thức cho một trong những album Metal, Rock và Folk nhuốm màu avant-electronica thú vị nhất trong lịch sử của âm nhạc. Đây tiếp tục là một trong những album kinh điển của Buckethead.

    z3917533506131_fdf3b2f173f195b6e2cd53fcbeeb752d.jpg
    Album cuối cùng trong năm 2002 là Electric Tears. Là album thứ 9 trong sự nghiệp solo của Buckethead, Electric Tears được coi là một trong những album giàu cảm xúc và nội tâm nhất của anh này. Một album acoustic mang nhiều nét tương đồng với Colma đã phát hành trước đó. Toàn bộ album chỉ được chơi trên guitar acoustic và guitar điện mà không có nhạc cụ gì khác (ngoại trừ một bài có bass, một bài có trống và turntable). Hầu hết các bản nhạc đều là những sáng tác khá trực diện có phần phát triển giai điệu dễ đoán và phần đệm hòa âm với những giai điệu tuyệt hay. Đây tiếp tục là một nhánh trong số các album kiểu acoustic rất được yêu mến của Buckethead. Ngoài ra, Buckethead còn tham gia siêu nhóm Colonel Claypool's Bucket of Bernie Brains của Les Claypool.
    Bộ sưu tập có album này định dạng CD digipack.

    z3917533495761_ac6bb866447bc6a2f30dd697e6aeaf9e.jpg
    Năm 2003, Buckethead tung ra album Bucketheadland 2. Đây tiếp tục là một album concept, kể tiếp câu chuyện về vũ trụ thay thế của BUCKETHEAD trong một công viên riêng của anh này. Tại đây, chỉ có những câu chuyện nghiệt ngã về máu me, giết chóc và sự khốn khổ ẩn nấp khắp mọi ngóc ngách. Với những tiếng mài dao và những bản nhạc nhỏ kiểu acoustic được hát bởi một nhân viên lò mổ bất mãn (do Albert thủ vai). Người luôn than thở về những ngày không thể cắt tiết trong sự nghiệp rùng rợn của mình nên anh ta quyết định từ bỏ việc giết bò và thay vào đó là giết người!

    Trong khi album BUCKETHEADLAND đầu tiên chỉ như phần giới thiệu về vũ trụ thay thế, trong đó BUCKETHEAD mang đến những nét chấm phá về âm nhạc khá hoành tráng, thì BUCKETHEADLAND 2 được thiết kế để đưa người nghe tham quan công viên sau khi nó đi vào hoạt động hoàn chỉnh. Mặc dù người nghe phải ghi nhớ rằng đây hoàn toàn là thử nghiệm điên rồ được đưa vào âm nhạc, nhưng đối với những người nghe thích phiêu lưu có đầu óc cởi mở, đây thực sự là một chuyến tàu lượn siêu tốc thú vị xuyên qua thế giới giả tưởng của một anh chàng điên rồ yêu gà và đội một cái xô trên đầu. Hãy tưởng tượng tới những câu chuyện vô nghĩa và bạn sẽ thích album này! Album khá hay này có sự hỗ trợ của các “đối tác tội phạm” lừng danh như Dan Monti, Brain, Dead cũng như giọng hát của Bootsy Collins, Keystone Brewer, P-Sticks và Albert.

    Em có 2 bản CD của album này. Một bản mua đấu giá bên Anh, bản còn lại mua theo CD lot bên Mỹ - đợt có người bán cả 8 đĩa Buckethead và 10 đĩa khác giá có 20 $ nên em cũng đành phải mua.
    z3917533489203_8df835703aa01faba3ef9c04bca8f0fe.jpg

    Tại thời điểm này, mối quan hệ của Buckethead với Guns N' Roses có phần thất thường, bất chấp các nghĩa vụ hợp đồng. Buckethead dường như đã 'rời khỏi' band nhạc vào tháng 1 năm 2004 mà không nói với bất kỳ ai, và 'tái gia nhập' theo cách tương tự vào tháng Hai. "Lối sống quá phóng khoáng của anh này đã khiến ngay cả những người bạn thân nhất cũng không thể liên lạc với anh." Và điều gì phải đến cũng đến, tháng 3 năm 2004, Buckethead rời Guns N' Roses viện lý do Guns N Roses không có khả năng hoàn thành một album hoặc chuyến lưu diễn.

    Kể từ thời điểm này, Buckethead rời xa khỏi mainstream, nhưng sự tôn thờ anh này trong cộng đồng âm nhạc underground đã tăng lên một cách chóng mặt và đều đặn. Buckethead thường xuyên biểu diễn tại các lễ hội và câu lạc bộ lớn nhỏ trên toàn nước Mỹ và thường đi lưu diễn với tư cách nghệ sĩ biểu diễn solo nổi bật.

    Đây là thời điểm Buckethead chỉ còn tập trung vào âm nhạc và bắt đầu xa lánh ngành công nghiệp âm nhạc. Năm 2004 anh tung ra 3 albums. Đầu tiên là Island of Lost Minds, album này do anh tự sản xuất và không bán mà chỉ tặng cho khán giả đến xem anh biểu diễn trực tiếp. Trước khi co mình trở thành một nghệ sĩ solo tự mình chơi tất cả các nhạc cụ, Buckethead vẫn cần sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, Trong album này, Del Rey Brewer xử lý trống và Dan Monti sản xuất, mixed và thu âm. Mặc dù BUCKETHEAD luôn sẵn sàng thử nghiệm trong một số album, nhưng tác phẩm này đã đưa sự thử nghiệm lên một tầm cao mới Khi lao vào thử nghiệm Avant Garde, anh đã không sợ hãi khi tạo ra một số âm thanh kỳ lạ nhất mà bản thân từng nghĩ ra trong sự nghiệp rất dài của mình. Dưới sự đòi hỏi rất lớn từ người hâm mộ album này sau đó được ra lại thông qua hãng đĩa của Travis Dickerson là TDRS với số lượng hạn chế và artwork mới.
    Bộ sưu tập có album ra lại của hãng TDRS.
    z3917533485236_b4ba0aafd1d8f8297043e8ecedd8aac7.jpg
    Album thứ 2 trong năm 2004 là Population Override thực chất là một album hợp tác với tay keyboard Travis Dickerson và tay trống Pinchface. Album gần như là một tập hợp các đoạn riff tự phát xuất hiện khi cả 3 đang thu âm album của Cornbugs “Brain Circus” và gần như mang tính Bluesy của thập kỷ 60-70s, nhưng kéo dài hơn với sự hỗ trợ của tiếng bass vui nhộn. Album concept này có chủ đề về dân số quá đông chỉ qua tiêu đề bài hát và tất cả đều là nhạc hòa tấu không lời. Phong cách Blues của Population Override này rất mới và trở thành một trong những chuỗi album nổi tiếng và được yêu thích nhất của Buckethead, đến nỗi sau này Buckethead phải ra lại dưới định dạng LP vào năm 2014.

    Album này em cũng có 2 bản khác nhau. Album này khá nổi tiếng và dễ kiếm.
    z3917533490758_41cfa5f75a1fa73dbdfbcc615b574c68.jpg

    Album cuối cùng trong năm 2004 là The Cuckoo Clocks of Hell, thực chất là album mang nhiều tính Metal nhất của Buckethead cho tới thời điểm hiện tại. Album này được coi là một trong những bản phát hành theo phong cách Extreme metal nhất của BUCKETHEAD. Với một loạt tiếng riff Heavy Metal điên cuồng với tốc độ nhanh như ánh sáng hoàn toàn không liên quan đến bất kỳ loại sáng tác truyền thống hoặc chính thống nào. Nhiều bản nhạc mang tính Progressive với độ tinh xảo và chuyển tempo điên cuồng, những đoạn nhạc mạnh mẽ và tàn bạo có thể phù hợp với tech death metal và Avant Garde Metal như thể ngày tận thế đang đến gần. Giống như hầu hết các album BUCKETHEAD, album này hoàn toàn là hòa tấu với việc Buckethead chơi tất cả các nhạc cụ có dây và Brain hỗ trợ chơi trống.

    Bộ sưu tập cũng có album này.
    z3917533475252_9e306671e3fbdb4028fd91be2a9b888b.jpg


    (còn tiếp)
     
    Last edited: 29/11/22
    pachinko, Wildbird and shrekfiona like this.
  11. shrekfiona

    shrekfiona Advanced Member

    Joined:
    28/9/16
    Messages:
    501
    Likes Received:
    408
    Ông này ra đến 500 đĩa tức là tối thiểu 1 tháng phải ra 1 chương trình, sức sáng tạo của ông này quả là khiếp đảm!
     
  12. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Các bác cứ theo dõi những phần tiếp theo sẽ thấy con số nó khủng khiếp hơn thế rất nhiều.
     
  13. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Buckethead

    (tiếp theo)

    Năm 2005, sau khi không tham gia với Ozzy, Buckethead kết hợp với Serj Tankian và nhiều người khác để tung ra album Enter the Chicken một trong những album nổi tiếng nhất của nhóm với bản hit Nottingham Lace - thuộc top solo guitar. Với sự giúp đỡ của rất nhiều nhạc sĩ và vocalist, album này nghiêng về cấu trúc bài hát truyền thống hơn trong khi vẫn có các kỹ năng guitar điển hình của Buckethead. Các bài hát đa phần khá dễ nghe và có lời. Đây cũng là một trong những album nổi tiếng và phổ biến nhất của Buckethead. Em cũng có album này.
    z3917533469860_ec3d329cd0186830bb8f8bf30c8b21b7.jpg

    Album thứ hai trong năm 2005 là Kaleidoscalp, một album theo trường phái Metal thử nghiệm và Avant Garde được phát hành thông qua hãng đĩa Tzadik của John Zorn. Tại thời điểm này, Dimmebag Darrell vừa mới bị giết nên album này chịu rất nhiều ảnh hưởng của Groove Metal đặc biệt là phong cách của Darrell. Mặc dù các bản nhạc tương tự như các album khác về phong cách sáng tác (trong phần lớn thời gian), nhưng đây là một trong những album mở ra kỷ nguyên mới cho Buckethead với việc tự do chuyển đổi phong cách và thậm chí cả thể loại cùng nhau ở giữa từng bản nhạc (tức là tại bất kỳ khoảnh khắc nào). Album mang tới rất nhiều yếu tố bất ngờ xung quanh mọi góc cạnh của âm nhạc.
    z3917533468448_c70f72b18d810864d81f4cd2ddfa071a.jpg

    Album cuối cùng trong năm 2005 là Inbred Mountain, đây là album đánh dấu sự hợp tác khá dài của Buckethead với hãng đĩa mới thành lập TDRS của Travis Dickerson. (đây là album đầu tiên của hãng đĩa non trẻ này). Trong album này, Buckethead tiếp tục khai thác tính Progressive Metal một cách hết sức mạnh mẽ với những ý tưởng thử nghiệm của album trước là Kaleidoscalp. Thử nghiệm này rất thành công tới mức cả 2 albums này gần như bán hết và phải ra lại sau đó. Sau này, Buckethead còn ra lại album Inbred Mountain dưới định dạng LP vào năm 2017. Bộ sưu tập có bản CD của album này

    z3917533471226_19bd5b4a9773681f5ff38c32b16756a5.jpg
    Bước vào năm 2006, Buckethead tiếp tục hoạt động mạnh mẽ với những band nhạc trước đó như Cornbugs hay Thanatopsis đồng thời thành lâp một nhóm mới là Chicken Noodles, một động thái đánh dấu sự khởi đầu của sự hợp tác kéo dài 4 năm với nghệ sĩ keyboard Travis Dickerson. Ngoài ra, Buckethead còn tung ra 2 albums kinh điển, đầu tiên là The Elephant Man's Alarm Clock, đã trở thành một trong những album rất phổ biến trong những ngày đầu sự nghiệp solo của Buckethead. Album khá mạnh và nó phù hợp với phổ âm nhạc rất rộng, ở đâu đó ở giữa giai điệu dễ tiếp cận và sự kỳ lạ Avant Garde. Hiệu ứng kết hợp giữa funk và Avant Garde metal luôn được chứng minh là phù hợp với phong cách của Buckethead. Album mang tràn đầy năng lượng này mang đến nhiều âm thanh dữ dội cùng với những đoạn solo guitar Avant Garde với tiếng bass kiểu funk chiếm ưu thế đáng kể trong phần lớn thời gian với sự trợ giúp của Bootsy Collins trong tư cách khách mời. Sau này do yêu cầu quá lớn, album này cũng được cho ra lại ở định dạng LP. Bộ sưu tập của em cũng có album CD này, mua trong lố hơn 20 chục Cds với giá gần như cho không. Cd này hiện rất hiếm và giá có lẽ cũng trên trời.
    z3917533458962_1895d09d64e5586496f3707f553365f7.jpg

    Album còn lại chính là Crime Slunk Scene - có bài "Soothsayer (Dedicated to Aunt Suzie)" là bài hát phổ biến và được biết tới nhiều nhất của Buckethead; bài hát này (cùng với "Jordan" và "Nottingham Lace" là những bài hát nổi tiếng nhất của anh này và thường xuyên được biểu diễn trực tiếp). Cả 2 album này đều chỉ được bán thông qua những buổi trình diễn trực tiếp dưới dạng cd. Sau đó có phát hành lại qua hãng TDRS nhưng đều sớm hết hàng. Sau này Buckethead tung ra dưới dạng LP, trong đó bản Crime Slunk Scene có chữ ký của Buckethead luôn được săn lùng với giá trên trời. Em có bản LP với chữ ký của Buckethead số 44

    z3917531728757_42e0bd7997ad08ac1d8e0120fc678da6.jpg

    Năm 2007, Buckethead đã phát hành một lượng tài liệu mới chưa từng có. Vào tháng 2, một bộ boxset có tiêu đề In Search of The, chứa 13 album gốc, đã được phát hành. "In Search Of The" được tạo ra dưới dạng bộ hộp 13 đĩa CD, mỗi bìa được vẽ bằng tay và mỗi đĩa được Buckethead tự đánh dấu một cách thủ công.

    Đây chỉ là một phần trong dự án thậm chí còn tham vọng hơn, một loạt các bộ hộp đĩa CD mà khi hoàn thành và xếp chồng lên nhau sẽ thành vần "In Search Of The Disembodies Sounds." Tuy nhiên, do thời gian hạn chế, bộ đầu tiên đã hoàn thành trước và nổi tiếng đến mức nó trở thành biểu mẫu cho những hoạt động sản xuất sau này của Buckethead. Ban đầu, Buckethead định sản xuất 1000 bộ (tức là 13 000 CD). Các album đều burn ra CDR. Mỗi album anh tự đánh dấu và vẽ bìa bằng tay, không album nào giống album nào. Tuy nhiên cho đến ngày nay không ai biết chính xác có bao nhiêu bộ đã được sản xuất bởi vì do phải làm việc quá nhiều (tổng cộng 13 nghìn bản vẽ cover và đánh dấu trên đĩa là Vol mấy, và thứ tự bộ đĩa, ngoài ra ở gáy của đĩa còn đánh chữ cái, 13 đĩa hợp lại sẽ thành chữ In Search Of The) đã dẫn tới sai lầm trong việc đánh số và toàn bộ những chiếc bị đánh nhầm đã bỏ đi. Nên trên thực tế có thể chỉ có 800 bộ đã được sản xuất, nhưng lại kết thúc ở con số 1000.

    Sau này, do số lượng quá hạn chế, Buckethead quyết định tái bản lại, nhưng cũng không nhiều. Lúc này, anh không đánh dấu số thứ tự trên đĩa nữa mà chỉ đánh dấu Vol mấy. Anh cũng chỉ vẽ cover cho 1 một bộ đĩa duy nhất. Sau đó bìa đĩa này được in ra và dán lên bìa đĩa digipack màu trắng. Các đĩa, thực tế là CD-R, được sản xuất giống hệt như bộ gốc, ngoại trừ việc chúng không được Buckethead vẽ bìa hoặc đánh số. Nhưng vẫn giữ lại việc đánh dấu trên gáy đĩa. Cả 2 bộ này thực chất bây giờ đều rất hiếm. Thành công của phong cách ghi âm và phát hành này sẽ khiến cuộc đời của Buckethead thay đổi rất nhiều trong những năm tiếp theo. Đây là hình mẫu để Buckethead phát hành toàn bộ serie Pike với hàng trăm đĩa sau này (cùng kiểu DIY). Em có bộ tái bản của Buckethead. Các bìa đĩa giống nhau, được in ra và dán lên bìa đĩa.

    Buckethead - in search of.jpg

    Gáy của các album sẽ tạo thành chứ In Search Of The. Những chứ này do Buckethead viết tay.
    z3917531747555_fcc9ff6bbdd49ccaeba933de47ab7a33.jpg
    Phong cách này có điểm dở là đĩa không có tên các bài hát. Với con số lên tới cả trăm bài thì rất khó theo dõi. Chính vì vậy, các fan hâm mộ của Buckethead đã tự đặt tên cho các bài hát trong các đĩa nhạc. Để tiện theo dõi em cũng DIY thêm danh sách list này và dán lên mặt sau của đĩa. (Tên các bài hát không phải tên chính thức).

    z3917531762787_5918795d78cd923f2a27eaac63b37051.jpg
    (còn tiếp)
     
    pachinko, shrekfiona and Wildbird like this.
  14. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Buckethead
    (tiếp theo)

    Album tiếp theo trong năm 2007 là Pepper Ghost. Đây là một album khá dễ tiếp cận vì các bản nhạc theo hướng riff làm chủ đạo khiến nó dễ nghe và không có những nhịp điệu hỗn loạn kiểu Avant Garde. Nói cách khác, về cơ bản, đây là một Album heavy rock với tốc độ cao, thuộc lãnh thổ metal kết hợp sử dụng những đoạn guitar chậm hơn với hiệu ứng echoes và hợp âm rải khá thú vị. Tất cả các bản nhạc đều ngắn với bản dài nhất chỉ chạm mốc năm phút. Mặc dù bị coi là sản xuất một album mang nhiều tính thương mại, đây vẫn là một album khá tốt. (Bộ sưu tập có album này).

    z3917533464296_6c9e8438274c9a9dace8e23ee57c4b78.jpg

    Trong năm 2007, Buckethead còn tung ra một album nữa là Acoustic Shards. Đây không phải là một album mới mà thực chất là album ra lại những bài hát đã được ghi âm tại studio của Obrecht vào năm 91, được thông qua hãng đĩa Avabella của chính ông này. Năm 91 tức là Buckethead mới chỉ 22 tuổi và nghe cái tên chúng ta cũng có thể đoán được đây là một album dạng acoustic guitar (kiểu Colma). Lúc này Buckethead còn trẻ và các bài hát khá đơn giản, một số bài hát trong album này đã được làm lại để tung ra trong các album khác như "For Mom" trong album Colma (1998) và "Who Me?" trong Monsters and Robots (1999). Đây cũng là album khởi đầu trong một số album dạng Special – ra lại của Buckethead. Album dù sao cũng có chất lượng khá ổn nhưng so với album dạng này là From The Coop thì có vẻ thiếu tham vọng hơn. Album khá dễ kiếm.

    z3917533449461_7ceb63ef2b2c3b5f7a626041d388a857.jpg
    Album tiếp theo là Decoding the Tomb of Bansheebot – đây cũng là một album rất hay theo xu hướng Avant Garde Metal nhưng dễ nghe hơn so với các album kiểu Avant Garde trước đó. Album này thực chất là phát triển tiếp theo của một bài hát trong album đầu tay Bucketheadland với rất nhiều cú riff và solo guitar hay nhưng không quá khó nghe. Album này giờ cũng bắt đầu khó tìm.
    z3917533451301_98b64e1037ec0cecae0a6efb79e2b80c.jpg

    Năm 2007 là một năm bận rộn với Buckethead, anh tiếp tục ra album với các dự án Death Cube K (2 albums), Praxis, Chicken Noodles (dự án với Dickerson), Shin Terai và cả Brain. Album cuối cùng của năm là Cyborg Slunk được tung ra vào tháng 10 cùng năm. Đây là một album khá lạ, kể cả về mặt âm nhạc lẫn phát hành. Đầu tiên album này tung ra giống kiểu In The Search Of The, tức là dưới dạng CDR do Buckethead tự vẽ bìa và trang trí. Sau này do đòi hỏi của người hâm mộ thì album mới ra dạng CD thông thường. Về mặt âm nhạc album này cực lạ mang nhiều tính thử nghiệm. Sau một vài album dễ tiếp cận hơn, phần nào dựa trên thế giới alternative metal, Buckethead đột nhiên chuyển hướng thành một người hoàn toàn khác với sự kỳ quái kiểu nhạc điện tử do Kody Haggerty biểu diễn dưới cái tên là Cyborg Slunk Percussion Ensemble . Bản phát hành này thể hiện sự kết hợp của các loại nhạc điện tử không chính thống kỳ lạ, quay cuồng xung quanh các phần guitar độc ác kỳ lạ thể hiện kỹ năng điêu luyện của Buckethead.
    Bộ sưu tập có album định dạng CD thông thường
    cyborg slunks.jpg
    Cùng năm đó, có thông tin tiết lộ rằng Buckethead đã tham gia một dự án có tên Science Faxtion, một band nhạc có tay bass Bootsy Collins và tay trống Bryan "Brain" Mantia, với Greg Hampton đảm nhận giọng hát chính. Album đầu tiên của họ, Living on Another Frequency, bị trì hoãn nhiều lần và cuối cùng được phát hành vào tháng 11 năm 2008.

    Năm 2008 khởi đầu bằng việc Praxis tung ra album cuối cùng Frofanation (tại Nhật) rồi tiếp tục là From The Coop – là album thứ hai được ra lại kiểu Special Archival. Thực chất đây là 3 bản demo được sản xuất vào năm 1988 dưới dạng cassette nhưng được ra lại dưới hãng Anabella. Chất lượng ghi âm rất tệ nhưng chất lượng bài hát thì ngược lại. Dù còn rất trẻ, Buckethead đã thể hiện mình là một nhạc sĩ tài ba, bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn funk với rock, điện tử với jazz, cổ điển với flamenco và Avant Garde. Album quả thực rất đáng nghe. Buckethead xử lý tất cả các nhiệm vụ của guitar, bass và trống. Nhiều ý tưởng được trình diễn trong album này sẽ thành cơ sở để Buckethead phát triển sau này. Dù lúc này chưa thực sự trưởng thành, Buckethead đã chứng tỏ tài năng của mình giỏi như thế nào khi còn rất trẻ. Album này cũng như Acoustic Shards và DVD Young Buckethead khá dễ kiếm.

    z3917533445638_7eac8d8f696323eb3a4f36d4eecd7f12.jpg
    Gần cuối năm, Buckethead tiếp tục tham gia một số nhóm như: Frankenstein Brothers và kết hợp với Dickerson, Brain tung ra album The Dragons of Eden và cuối cùng là tung ra album solo Albino Slug. Đây là một trong những album thuộc thể loại alternative metal trực diện của BUCKETHEAD, chỉ có một chút ít nào đó ảnh hưởng của Prog Metal, Experimental và sự điên rồ kiểu Avant Garde. Phần lớn, album này chơi trên 3 nhạc cụ là guitar, bass, trống theo kiểu grunge với những đoạn solo guitar kiểu Blues. Rất tiếc là em chưa mua được album này.

    Trong năm 2008, Buckethead tiếp tục kết hợp với Mortensen và Alix Lambert để tung ra các albums. Phải đến lúc này, thì album Chinese Democracy của Guns N Roses (do Buckethead chơi guitar) mới được tung ra. Album cũng khá thành công và được biết tới rộng rãi.

    Sang năm 2009, Buckethead tiếp tục tung ra 4 albums solo và album đầu tiên là Slaughterhouse on the Prairie - lò mổ trên thảo nguyên. Nghe cái tên chúng ta cũng thấy rằng có lẽ album lấy cảm hứng từ cuốn truyện, đã được chuyển thể thành bộ phim Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên rất nổi tiếng. Về mặt âm nhạc, đây là một trong những album thuộc thể loại alternative metal với những đoạn guitar riff kiểu Grunge kèm theo tiếng bass và trống rất mạnh. Nhìn chung, SLAUGHTERHOUSE không phải là album nguyên bản nhất và nghe rất giống “Albino Slug” với rất nhiều đoạn riff như thể là tái chế từ album trước và ở dạng đóng gói mới. Mặc dù chủ nghĩa thử nghiệm Experimental và Progressive có mặt trên hầu hết các bản phát hành của Buckethead, nhưng album này có vẻ chiều theo số đông và khá an toàn khi chơi kiểu Alt metal không gây ức chế cho đại đa số khán giả. Bộ sưu tập có album này.

    z3917533440065_42ad9d583a795c6a2643601e36d94144.jpg
    Album thứ hai của năm 2009 là A Real Diamond In The Rough. BUCKETHEAD đã dành tặng album cho người đại diện của anh này là Stan Diamond. Trợ giúp cho album là Brain chơi trống và Dan Monti chơi bass. Buckethead cũng xử lý trống điện trên một số bản nhạc. Giống như nhiều album "tưởng nhớ" của anh, album này là một bộ sưu tập các bản nhạc tình cảm ấm áp, tập trung vào cảm xúc và những giai điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh và suy ngẫm hơn là phong cách khoa trương và thử nghiệm. Album này giống như những album trước đó “Colma” hay “Electric Tears”. Nó tựa như một cuộc hành trình đi vào sự êm dịu với những bản nhạc du dương trong bầu không khí atmospheric. Không giống như những album khác, có một số phần guitar thể hiện thái độ lạc quan với đoạn riff tràn đầy năng lượng. Quá trình sản xuất rõ ràng là cực tốt. Tiếc là em chưa mua được album này.

    Album thứ ba là Forensic Follies. Ngay cả với những fan hâm mộ đã quá quen thuộc với âm nhạc của Buckethead thì album này cũng khiến họ phải kinh ngạc. Âm nhạc trong album quá khác thường, kể cả so sánh với những tiêu chuẩn của Buckethead. Một album góp phần đưa tính tiên phong Avant Garde và thử nghiệm Experimental lên những thái cực mới. Album chủ yếu dựa vào xenochrony, một kỹ thuật phòng thu được phát minh vào những năm 60 bởi Frank Zappa, người đã học cách trích xuất các yếu tố âm nhạc khác nhau từ các album trước và tìm ra một cách mới để kết hợp chúng lại với nhau trong một bản phát hành mới. Album có lẽ nổi tiếng nhất của thế loại này là “Joe's Garage” và “Thing-Fish”. Cũng thật kỳ lạ là những album này cũng bị hiểu lầm giống như FORENSIC FOLLIES. Có cả một danh sách các bản nhạc được nhào nặn lại trên trang Wikipedia của album này. Danh sách này khá dài nhưng có vẻ như phần lớn được lấy từ hai albums: Island Of Lost Minds và The Elephantman Alarm Clock. Khi nghe album, rất khó để nhận ra những âm thanh này được lấy mẫu từ các album trước đó, vì các mẫu âm thanh quá ngắn và ngắt quãng đến mức không thể nhận ra được tất cả. Nó như một sự pha trộn hỗn tạp như đi vào khu điều trị tâm thần với những tiếng ồn, những tiếng bloop và bleep, những hợp âm được chơi rất mạnh và các hiệu ứng điện tử khác xuất hiện thường là hỗn loạn, chỉ đôi khi có phần tỉnh táo và có chủ ý. Album này thực sự là chủ nghĩa thử nghiệm chỉ vì mục đích thử nghiệm và cực kỳ khó nghe. Bộ sưu tập cũng có album này.

    z3917533427253_e06a60f435a086fb485907716543c038.jpg
    Album cuối cùng và cũng là album thứ 4 trong năm 2009 là Needle In A Slunk Stack. Tên này có lẽ bắt nguồn từ câu ngạn ngữ needle in a haystack – tạm dịch là mò kim đáy bể. Được thực hiện tương tự như album trước là "Forensic Follies". Tức là một lần nữa sử dụng xenochrony: sử dụng các sample tái chế từ các bản phát hành trước, tuy nhiên, không giống như "Follies", album này sử dụng tiếng trống percussion mới, không tái chế lại. Các bản nhạc sử dụng trong album này chủ yếu lấy từ “Inbred Mountain,” “The Elephant Man’s Alarm Clock,” “Slaughterhouse On The Prairie” và “Island Of Lost Minds.”
    Vì sử dụng percussion mới, album này dễ nghe và có thể nói là trôi chảy hơn so với album Forensic Follies. Điều đó không có nghĩa là nó mất đi tính điên rồ của thể loại này, mà thực chất nó chỉ làm cho album nghe “bình thường” hơn một chút-theo “tiêu chuẩn của Buckethead”. Album này khá mạnh và mang đầy tính Metal, việc xử lý trống rất chỉn chu khiến album dễ nghe và ít bị giật cục hơn so với album trước đó. Bộ sưu tập cũng có album này. Các albums này đều rất khó kiếm ở thời điểm hiện tại.

    z3917533432800_4f2b06e6d358de692e0ae946c1a94f7f.jpg

    (còn tiếp)
     
    pachinko and Wildbird like this.
  15. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Buckethead

    (tiếp theo)

    Năm 2010 là một năm bản lề trong sự nghiệp kỳ lạ của Buckethead. Sau khi phát hành 4 albums vào năm 2009 năm 2010 có lẽ là năm cuối cùng mà Buckethead phát hành các albums solo. Ngay năm sau, anh này sẽ tự tung ra chuỗi albums Pike dưới chính hãng đĩa của mình. Cuối năm này, Buckethead tung ra một album nhỏ không có tiêu đề còn được gọi là “Happy Holidays From Buckethead” vào khoảng thời gian Giáng sinh dưới dạng một phiên bản giới hạn CDR và tự trang trí bìa đĩa, nhưng vô tình sẽ khởi động cho một loạt serie Pike tiếp theo. Nhưng đó là chuyện về sau, album Shadows Between The Sky -Bóng Tối Giữa Bầu Trời, là album đầu tiên trong năm. Sau một vài bản phát hành theo phong cách xenochrony tiên phong khá kỳ quặc, lúc này Buckethead quay trở lại phong cách giống như “A Real Diamond In The Rough” - kiểu acoustic. Giống như hầu hết các album được phát hành trong giai đoạn này, album có sự tham gia của Dan Monti về lập trình bass và trống. Monti và Albert đảm nhận nhiệm vụ sản xuất.

    Đây là một album khá êm dịu, có thể so sánh với album “Colma” năm 1998. Cấu trúc của album này chủ yếu được xây dựng bằng những đoạn riff guitar, bass và percusion khá trong trẻo. Không giống như các album trước, album này có những dấu vết của flamenco và những tiếng bộ gõ bộc phát mạnh mẽ hơn, điều mang lại cho nó nhiều sinh lực và sức sống hơn các albums êm dịu khác của Buckethead. Một số bản nhạc phải nói là tuyệt vời như “City Of Woe” “Rim Of The World” và “Sea Wall” được khá nhiều người yêu thích.

    Năm 2010 cũng là năm nhiều biến động, Buckethead bị chấn thương ở lưng và sau đó phải điều trị mất vài tháng. Sau đó, anh này trở lại và tung ra album Spinal Clock – lúc này Buckethead chuyển sang chơi Banjo và đây là album đầu tiên mà Buckethead chuyến sang dạng solo theo đúng nghĩa đen của từ này. Anh tung ra album mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ ai khác, tự mình đảm nhiệm mọi việc, nó chính là điểm khởi đầu cho serie Pike sau này. Tất cả 9 bản nhạc về cơ bản là các bài hát Avant Garde banjo, mặc dù Buckethead cũng chơi guitar, bass và bộ gõ ngoài ra còn xử lý tất cả các nhiệm vụ âm nhạc khác. Đây cũng là khởi đầu cho giai đoạn anh này bán hàng trực tiếp đến với người hâm mộ của mình khi chỉ phát hành 300 bản có chữ ký cá nhân và sau đó do nhu cầu phổ biến đã mở rộng con số đó lên 500. Tuy nhiên, album chưa bao giờ được phát hành một cách chính quy và cách dễ dàng nhất để thưởng thức nó là qua Youtube.

    Buckethead tiếp tục tung ra album với sự góp mặt của Brain và Melissa và sau đó là Dickerson trước khi tung ra album solo cuối cùng trong năm 2010 là Captain EO's Voyage. Captain EO là một nhân vật tưởng tượng trong bộ phim Captain khoa học viễn tưởng 3D của Michael Jackson – một trong những thần tượng của Buckethead. Cuộc đời của Captain EO có rất nhiều điểm tương đồng với Michael Jackson và bản thân Buckethead cũng chịu nhiều ảnh hưởng của Jackson, Bucketheadland có lẽ cũng được xây dựng dựa trên Disney Land và Neverland của Jackson. Về mặt âm nhạc, thì album này nghiêng nhiều về Psychedelic Rock với tiếng guitar echoes, tiếng bass kiểu sên bò và cách phát triển bài hát phức tạp vượt xa phong cách êm dịu thông thường của Buckethead. Âm nhạc khá đa dạng, các bản nhạc tràn đầy năng lực, khác biệt, mặc dù vậy khá nhẹ nhàng và gần như chỉ mang tính Rock, không có Metal. Thậm chí đây là một thứ Rock khá chậm với yếu tố Psychedelic và cả Post Rock với một số đường bass kiểu Funk. Các bản nhạc khá dễ nghe và du dương trong khi tiếng guitar mang hơi hướng Blues. Cái hay ở chỗ guitar, bass và trống dường như vui vẻ tồn tại trong thế giới của riêng chúng thay vì chỉ đơn giản là đi theo một nhạc cụ dẫn dắt. Đây cũng là album cuối cùng trước khi Buckethead chuyển sang Pike serie. (3 albums này em đều chưa mua được).

    Vào năm 2011 Buckethead bắt đầu tung ra những album đầu tiên của Pikes nhưng thỉnh thoảng vẫn tung ra những album không thuộc dòng Pike. Album đầu tiên là Electric Sea vào năm 2012. Tròn một thập kỷ sau khi phát hành “Electric Tears,” BUCKETHEAD đã phát hành ELECTRIC SEA, đây là phần tiếp theo của phong cách thư giãn êm dịu kiểu acoustic. Album này phát hành giữa 2 albums: Pikes 5 - Look Up There và 6 - Balloon Cement. Album này kế tiếp phong cách guitar acoustic nhưng có bổ sung thêm tính atmospheric rất hay và tính thử nghiệm Experimental tinh tế.
    Album bao gồm nhiều thể loại guitar acoustic khá biệt trộn lẫn vào nhau như flamenco và cổ điển. Một lần nữa, đây gần như là một album chỉ có guitar không có trống hoặc vocal. Buckethead chơi tất cả các nhạc cụ, tất cả các bài hát do anh sáng tác trừ một số bài lấy của Bach và Catalani.

    Bộ sưu tập có album này
    z3917533432319_24f9d753fdae9b616aeca1d3d3155cec.jpg
    Phải tới năm 2018, Buckethead mới tiếp tục thông báo rằng sẽ tung ra album tiếp theo không trong Pikes series. Album này có tên là "Bucketheadland 5-13 10-31". Về mặt âm nhạc album mang rất nhiều tính thử nghiệm kiểu Avant Garde và pha trộn rất nhiều thứ âm nhạc khác nhau. Đây là album đầu tiên kể từ Electric Sea năm 2012 không thuộc serie Pike. Album này sau đó được phát hành dưới dạng LP với 3 bản khác biệt: bản thông thường, bản có chứ ký của Buckethead và bản đặc biệt. Với bản đặc biệt này, ngoài chữ ký trên bìa của Vinyl còn rất nhiều quà tặng gồm: một cassette với đoạn sample do Buckethead tự thu âm và ghi tên, một bức ảnh của Buckethead - có chữ ký, một ảnh bìa đĩa có chữ ký, một poster, DVD, áo, một đoạn dây guitar để ghi âm album, v.v … Đây cũng là album solo cuối cùng tính tới thời điểm hiện tại.

    Bộ sưu tập có bản Vinyl đặc biệt của album này.
    z3917531683503_7611b2b2561d32a3bab5573258b4aa89.jpg
    Bao gồm đĩa Vinyl bìa có chữ ký và đánh số 120.
    z3928792704436_017bb08170416c6f4879e627cfe3e640.jpg
    Ảnh chụp và rửa của Buckethead có chữ ký.
    z3928792707649_e62bc1dc21a90f91aab68e036a3b738c.jpg
    Bức ảnh rửa một phần bìa đĩa, cũng có chữ ký
    buckethead b.jpg
    Một tấm poster lớn gấp 2 lần bức ảnh, cũng có chữ ký.
    z3928792718080_41bb1b3ce35bfea5d42275fcbc8aeebe.jpg

    Một băng cassette gồm khoảng đoạn sample bài hát khoảng 2 phút, có chữ ký.
    z3917531795644_074d0ffeeca99c4c1f4b8a6768e4c024.jpg
    Đến đây thì phần solo chính của Buckethead tạm thời dừng lại. Từ bài sau chúng ta sẽ chuyển sang Pikes series.
     
    Last edited: 2/12/22
    tienhoangmanh and Wildbird like this.
  16. tienhoangmanh

    tienhoangmanh Approved Member

    Joined:
    7/9/09
    Messages:
    45
    Likes Received:
    43
    Bộ sưu tập của bạn quá tuyệt vời, thật khâm phục. Đúng là " Nghề chơi cũng lắm công phu " .
     
    Last edited: 3/12/22
    no1knows likes this.
  17. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Pike series - Buckethead

    Vào tháng 5 năm 2010, Buckethead bắt đầu phát hành album với ý tưởng về một kiosk âm nhạc trong công viên hư cấu của Buckethead có tên là "Buckethead Pikes". Các album được phát hành theo dạng concept này giống với phong cách truyện tranh và có thời lượng ngắn hơn các tác phẩm trước solo với độ dài khoảng nửa giờ.

    Buckethead rời Praxis vào năm 2011, Frankenstein Brothers vào năm 2012 và kết thúc với Brain vào năm 2013. Trong khoảng thời gian kể trên, anh chỉ đóng góp vào hai bài hát trong album Elevation của Lawson Rollins vào năm 2011. Anh cũng chấm dứt lưu diễn vào cuối năm 2012 và tập trung hoàn toàn vào âm nhạc. Lịch trình phát hành album solo Pikes của Buckethead đã tăng tốc đáng kể - đạt đỉnh vào năm 2015 với 118 album, trung bình khoảng ba ngày một album. Buckethead tiếp tục phát hành album trong suốt cả năm, đôi lúc không theo thứ tự (ví dụ: Pike 34 được phát hành ba tuần sau Pike 35 Thank you Ohlinger's).

    Ta cũng cần nhắc lại rằng trong Pikes serie, Buckethead chơi tất cả các nhạc cụ, sáng tác, ghi âm, mixed và làm mọi thủ tục khác, kết hợp vẽ bìa đĩa, copy ra CDR (nói một cách thực lòng thì chỉ việc sáng tác và đặt tên các bài hát, làm bìa đĩa cũng đã thấy mệt). Tất cả diễn ra trong vòng 3 ngày cho 1 album. Con số 118 albums trong một năm của Buckethead vượt xa số lượng albums trong toàn bộ sự nghiệp của hầu hết tất cả các nghệ sĩ khác.

    Trong những năm đầu tiên, Buckethead chỉ tung ra số lượng vừa phải các albums trong Pike serie(năm 2010 – 4, 2011 – 4, 2012-6). Nhưng sau khi anh rời bỏ các nhóm làm việc chung và dừng lưu diễn thì bắt đầu tăng tốc: năm 2013 -31, 2014 – 61, đỉnh điểm là năm 2015 -118 albums. Sau đó Buckethead giảm dần tốc độ: 2016 – 24 và 2017 -30. Tới lúc này, Vinyls bắt đầu lên ngôi và dưới yêu cầu của khán giả, Buckethead bắt đầu xem xét lại những albums mà anh còn giữ bản quyền và bán khá chạy. Cuối cùng Buckethead tung ra lại các albums: Inbred Mountain, The Elephant Man's Alarm Clock, Crime Slunk Scene, Decoding the Tomb of Bansheebot, Albino Slug, Slaughterhouse on the Prairie, A Real Diamond in the Rough, and Shadows Between the Sky dưới định dạng LPs. Các albums này hiện cũng rất hiếm và đã bán hết. Cũng giống album 5 13 10 31, các albums đều có 3 dạng: thường, có chữ ký và đặc biệt với nhiều đồ đính kèm. Các bản đặc biệt này hiện đều có giá trên trời.

    Sau thành công này, năm 2018 tiếp tục chứng kiến việc Buckethead tung ra các albums mới dưới dạng Vinyls. Trong số này có các album Roller Coaster Track Repair (Pike 47), Poseidon (Pike 264), Decaying Parchment (Pike 269), Sparks In The Dark (Pike 241)

    Vào khoảng năm 2017, Buckethead tiếp tục quay trở lại lưu diễn và tham gia các dự án khác nữa, đặc biệt với Brain và Viggo Mortensen. Số lượng đĩa giảm đáng kể 2018 – 2 albums, 2019 không tung ra albums nào. Lúc này thì đại dịch bắt đầu và không thể lưu diễn được nữa. Năm 2020 -10 albums và 2021 – 9 albums, 2022 khoảng trên 20 albums studio và khoảng 60 albums live. Cũng trong năm 2022 Death Cube K tiếp tục tung ra 5 albums và khá nhiều dự án khác bắt đầu khởi động trở lại.

    Tất cả các albums Pike của Buckethead chủ yếu là bán qua định dạng số. Tuy nhiên sau đó dưới yêu cầu của người hâm mộ, Buckethead tiếp tục thực hiện định dạng CD theo phong cách của In The Search Of. Tức là các albums đều là CDR với khối lượng giới hạn (khoảng 300 chiếc/1 album), Lúc đầu Buckethead tự mình ký và đánh dấu số từ 1 tới 300. Sau đó, Buckethead quyết định mở rộng thêm bằng cách tự mình vẽ bìa album kết hợp với ký và đánh số. Điều này khiến cho không có album nào thực sự giống album khác. Nhưng nó cũng gây nhiều bất tiện vì album không có tên, không có tracklist và để cạnh nhau thì rất dễ lẫn, nhất là những album chỉ có chữ ký không.

    Sau này, dưới yêu cầu của người hâm mộ, Buckethead có chọn lọc và tung ra một số albums dưới dạng CDs thông thường có bìa màu và tracklist nhưng hiện tại chỉ có các Pike từ 1 tới 10, 13, 26, 31, 49, 51 là có định dạng này. Nhiều chiêc trong số này hiện cũng đã bán hết và khó mua.

    Do số lượng quá nhiều, em sẽ chỉ review những cái mà em đang có.

    Pike 2 – Empty Space: đây là album thứ hai trong chùm Pike và lúc này thì thế giới của Pike mới chỉ rất sơ khai và có lẽ Buckethead vẫn giữ được tính sáng tạo và hài hước hiếm có của mình. Album theo phong cách Avant Garde Metal và khá là mạnh với những đoạn solo guitar quỷ khóc thần sầu dạng Extreme Metal. Cần phải nhắc lại rằng tất cả các ablum Pike đều là hòa tấu và đây là một album khá dài theo tiêu chuẩn của Pike (32 phút). Album này thực sự mang lại tất cả các khía cạnh sáng tạo và kỹ thuật vui nhộn thành một sự kết hợp hoàn chỉnh. Với sự pha trộn mãnh liệt giữa heavy metal mạnh mẽ, electronic hào nhoáng và Avant Garde, Buckethead thể hiện sự đam mê với âm nhạc. Một album rất tràn đầy năng lượng và thực sự sẽ thu hút những người yêu thích cả progressive rock và Extreme Metal.

    z3917531873459_e4477fb655598b2ff87b7c360cc26c67.jpg
    Pike 3: 3 Foot Clearance: Đây thực chất là album đầu tiên trong dòng Pike và tung ra vào cuối năm 2010 dưới cái tên là Happy Holidays From Buckethead – một album dạng CDR có hình vẽ của Buckethead và không có tracklist (các bài hát không có tên gì cả) nó bao gồm một tấm thiệp chúc mừng ngày lễ vẽ tay của Buckethead, chỉ được phát hành với số lượng rất ít. Bản này được phát hành ngay trước khi bắt đầu series Pike và sau đó được phát hành lại dưới dạng ấn bản thông thường và đổi tên thành Pike 3 - 3 Foot Clearance với bìa album mới phù hợp với Pike và có tracklist. Album này là album dài nhất trong Pike tính tới thời điểm hiện tại, đạt mốc 40:23. Về mặt âm nhạc, album mang rất nhiều phong cách, dẫn tới việc phân loại cực khó và sẽ trở thành một cơn ác mộng cho bất kỳ một ai cố gắng để phân loại các albums của Buckethead. Có lẽ ta sẽ xếp nó vào Alternative Metal. Đây cũng là một album rất hay của Buckethead.
    z3917531865343_9accd828afc520c229289057c98ef15e.jpg

    (còn tiếp)
     
    Wildbird likes this.
  18. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Vâng, theo được ai chứ riêng Buckethead này quá là mệt luôn bác ạ. Một số cái em đặt trên trang chính chủ nhưng có khi 5-6 tháng mới có hàng. Nhiều người còn vài năm chưa thấy nhận hàng.
     
    pachinko likes this.
  19. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Pike Series - Buckethead
    (tiếp theo)

    Pike 4: Underground Chamber : album này lại thể hiện khía cạnh điên rồ và kỳ dị của Buckethead. Album gồm 10 bài hát, tất cả đều có tên là Underground Chamber Part 1 -10. Một trải nghiệm nghe nhạc kì dị và kéo dài. Một dạng âm nhạc Avant Garde và pha trộn không chỉ Hard Rock, Metal mà còn dark ambient, Funk và cả Psychedelic. Không tuân thủ bất kỳ qui tắc âm nhạc nào cả, đó là điều chắc chắn. Nó gần như những bản ghép âm thanh của Bucketheadland. Không vần điệu, không lý do nào cho việc bắt đầu hoặc kết thúc của Metal, Electronica, nhịp điệu … Nó gần như một sự giải phóng cho âm nhạc, nơi mà các định luật vật lý không còn đúng và lực hấp dẫn không còn tác dụng. Nó kì lạ, siêu thực kể cả khi tưởng như đã nắm bắt được nó thì nó lại chuyển sang định dạng khác kỳ quái hơn. Album hoàn toàn hoang dã và chưa được thuần hóa giống như một chùm electron chảy tự do không ngừng bắn phá các phân tử vật chất và khiến chúng bật ra dữ dội theo các hướng ngẫu nhiên chỉ để va vào một hạt khác làm thay đổi tần số âm nhạc của chính nó. Album hoàn toàn kỳ lạ. Em có 2 albums này.
    z3917531850556_5d05d2d86bb0555fd1ab58999ff125c6.jpg
    Pike 5: Look Up There album này thực chất tung ra cùng lúc với Pike 3 và Pike 4 và chỉ gồm 2 bài hát mà thôi. Bài hát ngắn hơn có tên là Golden Eyes dài khoảng 11 phút. Một bản nhạc có nhịp độ trung bình theo phong cách ambient, noise và tiếng guitar echoes kết hợp với phong cách guitar Blues kiểu Hendrix. Bài hát thứ hai có tên là Look Up There dài hơn 21 phút. Khởi đầu với tiếng guitar echoes chậm kết hợp với ambient. Tiếng guitar khởi đầu kiểu Blues chậm rãi sau đó trở thành những đoạn solo mạnh mẽ hơn nhiều. Phong cách kiểu như Stairway To Heaven với những đoạn guitar solo tốc độ và kỹ thuật. Album mang nhiều phong cách kiểu Blues của những năm 70s (phong cách Poppulation Overdrive). Bộ sưu tập có 2 albums này.
    z3917531845670_3afe760341949d172ad4c15ad2e03c5b.jpg
    Pike 6: Album này tung ra đầu năm 2012 (ngay sau album solo Electric Sea). Trái ngược với album Electric Sea, đây là một album theo phong cách Hard Rock/ Metal chính gố với những đoạn riff kiểu Blues. Đây là loại nhạc rock cực kỳ tự do một trogn những thứ được yêu thích nhất của BUCKETHEAD. Nó hoàn toàn táo bạo và kỳ quái, không thể đoán trước. Một thứ âm nhạc chỉ dành cho những người yêu thích thứ âm nhạc phiêu lưu mạo hiểm nhất, khi tất cả các quy tắc âm nhạc đều bị báng bổ và ném ra ngoài cửa sổ sau khi bị vỡ thành hàng triệu mảnh nhỏ. Chỉ có thế miêu tả, đây là thứ âm nhạc điên rồ và mất trí!
    z3917531843160_671beb8f54c61d91e63e241ab03a8e37.jpg
    Pike 8 - Racks là album thứ 8 được phát hành bởi BUCKETHEAD vào năm cuối cùng của lịch Maya, năm 2012. Nó thực sự được phát hành vào cùng ngày kết thúc của cuốn lịch, ngày 20 tháng 9 với hai Pikes tiếp theo. Album gồm 10 bài hát và kéo dài khoảng 30 phút. Các bài hát trong albums này có phổ khá rộng: những bài hát ngắn mang nhiều tính thử nghiệm Avant Garde trong khi các bài hát dài hơn mang nhiều phong cách thông thường như Blues, Rock, Alternative… Phần thử nghiệm có chất lượng khá tốt trong khi phần thông thường chất lượng kém hơn.
    z3917531823215_9b4e67267aba59eb90ee2ae21f2d4941.jpg
    Pike 9 - March of the Slunks phát hành cùng ngày với Racks và cũng có nhiều điểm khá giống với album Pike 8. Các bài hát rất khác biệt và mang nhiều phong cách khác nhau: Alter Metal, Electronic, IDM, acoustic, Thrash, Funk… Chất lượng các bài hát khá tốt và khá dễ nghe. Một album khá tốt của Buckethead.
    z3917531820624_2122a4a95ac68c3e3a2487a16a52bf12.jpg
    Pike 10: The Silent Picture Book thực chất ra cùng Pike 8 và Pike 9. Cũng giống như 2 albums ra cùng, đây là một album đa thể loại gồm: alternative Rock, Metal, Ambient, Blues, Electronic, Space Rock và Ballad. Các bài hát khá khác biệt, một số bài chịu ảnh hưởng kiểu Lynyrd Skynryrd. Cũng như các albums trước, album này cũng có chất lượng khá ổn.
    z3917531827436_e73cf210bc023291be8c19abea01be5d.jpg
    (còn tiếp)
     
    pachinko and Wildbird like this.
  20. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Pike Series - Buckethead
    (tiếp theo)

    Pike 14 - The Mark Of Davis là album thứ 4 được phát hành bởi BUCKETHEAD vào năm 2013 và là album solo thứ 44 của anh này. Nghe tiêu đề, ta có thể ngầm hiểu rằng album có thể liên quan đến Marc Davis, người từng là nhà làm phim hoạt hình cho Walt Disney Studios và không có gì bí mật khi Buckethead là một fan hâm mộ nhiệt thành của Disneyland. Tại đây, thậm chí Bucketheadhead còn kéo Axel Rose đến để ký hợp đồng tham gia Guns 'N' Roses. Chắc chắn rằng với tình yêu như vậy của anh này dành cho thế giới Disney, nó cũng dần len lỏi vào âm nhạc của anh. Khi tất cả các quy tắc bị ném ra ngoài cửa sổ và mọi thứ diễn ra thì tại sao lại không nghĩ rằng Disney thực sự là một thứ gì đó nghiêm túc? Album dài hơn 30 phút với 8 bài hát.
    Pike này chủ yếu tập trung vào các giai điệu metal thay đổi nhanh, một số bài hát có vẻ có giai điệu hiệu quả hơn ("The Canals", "Death Star Surface"), so với những bài hát khác. Một số bài khác lạ ví dụ, "Dry Ice Screeches" là một đoạn dạo đầu ồn ào thú vị (gợi nhớ đến John Zorn - Book of Heads), và "Chickephant" là một hỗn hợp âm nhạc khủng khiếp kéo dài mười phút rưỡi.
    Bộ sưu tập của em có album này. Album này thực chất có mới có 2 bản: 1 bản có chữ ký của Buckethead và bản khác có hình vẽ và chữ ký. Bộ sưu tập có bản sau, hiếm hơn. Do những đĩa kiểu này hơi khó theo dõi vì không có tên album cũng như tracklist nên em DIY thêm phần bìa đĩa Pike 14 và tracklist.
    z3917531766117_550146309c9a5a1e672aefe18ed1f1b7.jpg
    Pike 24 - Slug Cartilage là album thứ 14 được phát hành bởi BUCKETHEAD vào năm 2013 và là album solo thứ 54. Một album có tựa đề kỳ lạ khác của một nhạc sĩ kỳ lạ, người chơi mọi thứ trong album hoàn toàn hòa tấu này. Chín bài hát kỳ lạ cuối cùng sẽ đánh cắp 30 phút 31 giây khỏi cuộc sống của bạn nếu bạn dám bước vào vương quốc của động vật không xương sống với những con ốc sên khổng lồ. Đây là một album thử nghiệm kỳ lạ khác. Các bản nhạc được tách biệt rõ ràng với nhau. Một album tuyệt vời kiểu Avant Garde Metal. Có lẽ là một trong những album Avant Garde hay nhất của Buckethead.
    Bộ sưu tập có đĩa CD này, có chữ ký của Buckethead (em DIY bìa đĩa và tracklist).
    z3917531770423_bd2d95146024437fd996e38ffe771b02.jpg
    Pike 26 - Worms For The Garden là album thứ 26 được tung ra của BUCKETHEAD, người có nghệ danh là Slunk Antenna trong album này và một lần nữa biểu diễn tất cả các nhạc cụ trên album. Với sự trợ giúp của Dan Monti và Albert (cũng là một nghệ danh khác của Buckethead) đảm nhận việc sản xuất, lập trình và hòa âm. Album gồm 5 bài hát, tách biệt rõ ràng với nhau và có độ dài 30 phút 7 giây.Tuy có 5 bài hát nhưng album chủ yếu tập trung quanh bài Worms for the Garden, có độ dài 18 phút 36 giây (chiếm 2/3 album). Với những đoạn riff rất hay , downtuned và rất nặng nề, với những đoạn solo rất hay. Bài hát xây dựng trên kiểu Blues nhưng sau đó chơi càng ngày càng nhanh và mạnh. Tuy bài hát khá hay nhưng nó hơi dài. Những bài hát khác khá ngắn nhưng rất thú vị.
    Bộ sưu tập có album CD thông thường của album.
    z3917531814745_9d17e16b21a3224031bb497627081d73.jpg
    Pike 31 - Pearson's Square là album thứ 21 được phát hành trong năm 2013 và là album solo thứ 61. Đây là một album hòa tấu khác mà Buckethead đã làm hài lòng khán giả bằng kỹ năng chơi nhạc cụ của anh này. Album chỉ có 4 bài hát và kéo dài tầm 34 phút. Các bài hát đều khá dài và hầu như tất cả đều sử dụng clean guitar, nhẹ nhàng, dễ nghe như kiểu Electric Tears/Electric Sea. Các bản nhạc đều có sự khác biệt rõ ràng, giai điệu hay. Bí ẩn thực sự có lẽ là: tiêu đề này có nghĩa là gì, nhưng cuối cùng thì tất cả tiêu đề của những album dạng PIKE này đều tương đối siêu thực và sự bí ẩn thực sự không thành vấn đề.
    Bộ sưu tập có định dạng CD thông thường

    Pike311.jpg
    Pike 37- Hollowed Out là album thứ 26 được phát hành vào năm 2013 trong serie PIKE của BUCKETHEAD và là album phòng thu solo thứ 66. Đây là một album hòa tấu theo phong cách chiết trung khác mà Buckethead đã làm hài lòng chúng ta bằng kỹ năng chơi nhạc cụ của anh này và một lần nữa được sản xuất bởi Dan Monti và Albert. PIKE này có 8 bài hát và có thể phân biệt dễ dàng với nhau. Đây là một album mang nhiều tính Metal. Các bản nhạc đều khá nhanh và mạnh. Chủ yếu là theo phong cách Prog Rock, Prog Metal và Alter Metal. Đây là một album khá hay: ở chỗ nó có một số ý tưởng tuyệt vời trong các bản nhạc nhưng cũng có khá nhiều bài hát dường như lặp lại so với những bài hát trước đó. Một album khá tốt của Buckethead.
    Bộ sưu tập có album định dạng CDR có chữ ký của Buckethead (DIY phần artwork và tracklist).
    z3917531783512_bdb5092041453c1f0ad7d8f6c45c40d8.jpg
    (còn tiếp)
     
    pachinko, Wildbird and tienhoangmanh like this.
  21. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Pike Series - Buckethead
    (tiếp theo)

    Trong chùm Pike có khá nhiều album hay. Vào khoảng năm 2018, sau những thành công rất lớn của chùm đĩa ra lại định dạng Vinyl. Buckethead quyết định lựa chọn những album mà anh hài lòng nhất trong chùm Pike để tung ra dưới định dạng này. Bộ sưu tập cũng có 4 album trong chùm Pike:

    Pike 47 - Roller Coaster Track Repair: album này chỉ có 2 bài hát mỗi bài kéo dài tầm 15 phút. “Room 7” (15:21) bắt đầu nhanh và dữ dội với những đoạn riff Metal rất nặng và những đoạn solo guitar cháy bỏng ngay từ đầu. Bài hát tràn đầy năng lượng , các đoạn solo guitar có tốc độ rất cao. Đây có lẽ là bản nhạc guitar cực chất, dài và tràn đầy năng lượng nhất của Buckethead.
    “Room 12” (14:45) bắt đầu với một hợp âm guitar staccato kỳ lạ và sau đó là một đoạn solo guitar gầm rú với tốc độ hàng triệu dặm một giây. Bản nhạc này ít ồn ào hơn so với bản trước, mặc dù nó cũng dữ dội không kém. Bản này mang nhiều tính Alt Metal, với giai điệu khá hay. Đây là một trong những album mang tính Prog và mạnh nhất của Buckethead. Nó cực kỳ hung hăng, mang tính thử nghiệm cao , Prog và không thể đoán trước: nó thường xuyên thay đổi mọi thứ theo những cách kỳ lạ và không lường trước được. Album trải dài, liên tục và không dành cho những người yếu tim. Đó là một cái nhìn hiếm hoi về bản chất hoàn toàn được giải phóng của BUCKETHEAD.


    z3917531493776_34811b2d5467d16aea80531c2be6f01f.jpg
    Pike 241: Sparks in the Dark. Dây là album thứ 22 của BUCKETHEAD năm 2016 (phát hành ngày 9/12) với 5 bài hát. Spark In The Dark là một album kiểu ambient đầy thơ mộng với tiếng guitar trong trẻo từ từ len lỏi với nhịp điệu khá chậm. Âm thanh trong album khá lạnh lẽo. Tuy nhiên, bầu không khí atmospheric và giai điệu guitar hòa hợp hoàn hảo khi chúng chơi với nhau. Âm nhạc như một lát đá ướp lạnh gần như đóng băng trong thời gian đang dần tan ra vào một ngày mùa xuân cuối cùng.

    Tóm lại, đây là một album kiểu ambient, khá buồn bã, chậm nhưng cũng rất thú vị.
    z3917531700732_e358aa42c12c53e955f8de4d23cbfa55.jpg
    Pike 269 - Decaying Parchment: đây là bản phát hành thứ 26 của năm 2017. Gồm 6 bản nhạc, dài khoảng 33 phút. 2 bài hát đầu tiên khá nhẹ nhàng với clean guitar trước khi chuyển sang mạnh mẽ với những đoạn riff cực kỳ mạnh mẽ và tàn bạo trong đó nổi bật nhất là “Wings of a Dead Moth”. Một bài hát rất lạ, pha trộn giữa tàn bạo và nhẹ nhàng. Các bài hát còn lại trở về với trạng thái lạnh lẽo. Một album dạng hit and miss với 2 bài hát khá hay, các bài còn lại dường như mang ít tính sáng tạo hơn.
    z3917531693303_d089262fe1f692df42f4a97a4ed34b87.jpg
    Pike 264 – Poseidon: Album phát hành thứ 21 của năm 2017. Gồm 6 bài hát đều có tựa đề là Poseidon và gần như liền mạch dù gồm 6 bài hát.
    POSEIDON là vị thần Hy Lạp cai quản biển cả, động đất, lũ lụt, hạn hán và ngựa. Ông này được miêu tả như một người đàn ông trưởng thành, dáng người vạm vỡ và bộ râu sẫm màu đang cầm một cây đinh ba (giáo ba ngạnh của ngư dân). Về mặt âm nhạc, album mang rất nhiều âm hưởng của Prog Rock và Experimental Rock. Album khá nhẹ nhàng với những bài hát có chất lượng rất ổn. Poseidon là một album rất hay và chính vì vậy nó được lựa chọn để tung ra trong chuỗi các album LP của Buckethead.

    z3917531688558_e6b9b50d61d51068a0176c9a7eb25feb.jpg
     
    pachinko and Wildbird like this.
  22. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Death Cube K

    Buckethead là một nghệ sĩ đa tài, và sự nghiệp song song Death Cube K là minh chứng rõ nét nhất cho thứ âm nhạc khác biệt của Buckethead. Vào khoảng năm 92, sau khi tung ra album đầu tay Bucketheadland tại Nhật Bản, Buckethead có cơ hội làm việc với nhiều nhạc sĩ cùng chí hướng trong Praxis. Một trong những nghệ sĩ này là Bill Laswell tay guitar bass có xu hướng chơi đa thể loại. Tại thời điểm này, Buckethead luôn bị một ám ảnh. Trong những cơn ác mộng của mình, anh mơ thấy một người đeo mặt nạ có màu sắc âm bản của chính Buckethead. Một người đeo mặt nạ Chrome đen và điều khiển hoạt động của Buckethead như một con rối.

    Những trải nghiệm kỳ quái này được thể hiện ra ngoài âm nhạc bằng những tiếng vang echoes, những tiếng rít ma ám gây ám ảnh người nghe. Thứ âm nhạc này tựa như Wes Craven hợp tác với Brian Eno. Nó mang tới một thứ âm thanh nghiêng nhiều về điện tử (nhưng guitar vẫn là chủ đạo) và tạo ra bầu không khí kiểu atmospheric nhưng nguy hiểm và đáng sợ hơn rất nhiều. Đó chính là phong cách đặc trưng của Dark Ambient. Khác với Ambient tạo ra một bầu không khí nhẹ nhàng và thanh khiết, Dark Ambient là một hình thức âm nhạc kiểu Post Industrial, mang tới bầu không khí atmospheric kinh dị, u ám và bất hòa. Giống như Ambient, thể loại này thường từ bỏ cấu trúc âm nhạc truyền thống, nhưng nó có xu hướng trở nên kỳ lạ và đáng sợ hơn so với các phong cách Ambient khác. Dark ambient thường kết hợp với Drone, samples, những tiếng ầm ầm, tiếng máy móc, bộ nhạc cụ gõ đơn giản, méo tiếng và syntherizer. Dark Ambient vì thế thường phù hợp với những phong cách giống kiểu nhạc nền hoặc soundtrack cho những bộ phim kinh dị hoặc nặng nề.

    Death Cube K là một khía cạnh rất độc đáo của Buckethead, một mặt tối khác của anh này. Chính vì thế, nó chính là những cảm xúc thực sự và khác biệt của anh này. Một trong những khung cảnh âm thanh truyền cảm hứng cho những giấc mơ đẹp nhất (và tồi tệ nhất) của Buckethead. Thứ âm thanh của Death Cube K hoàn toàn khác biệt so với những album khác của Buckethead, nó nghiêng về hiệu ứng và khơi gợi rung cảm hơn là kỹ thuật chơi nhạc. Đơn giản vì dự án này thậm chí không thuộc lĩnh vực phô diễn kỹ thuật chơi nhạc.

    Dự án khởi đầu vào năm 93, và là dự án đầu tiên của Buckethead kết hợp với Laswell, tuy nhiên lúc đầu nó không được chấp nhận. Hãng đĩa lúc này của Buckethead là Sony đã làm việc về phía bản quyền với anh này và dự án phải đổi tên thành Death Cube K. Năm 1994, Death Cube K tung ra album đầu tay Dreamatorium thông qua hãng đĩa non trẻ Strata do chính Laswell thành lập. Đây cũng là album chính thức đầu tiên của hãng đĩa này. Âm nhạc trong album, tính Drone có lẽ còn mạnh hơn cả Dark Ambient. Hãng đĩa này sau đó chết yếu và đóng cửa vào năm 95, nhưng do album khá hay và yêu cầu lớn từ người hâm mộ nên sau đó còn ra lại vài lần với hãng đĩa Subharmonic (hãng mẹ của Strata) dưới định dạng CD và CDR.
    Bộ sưu tập có album này của hãng Strata - vỏ màu đen.
    z3917533417834_1eb70390924571ec383ca6f8d85bbc73.jpg
    Phải tới năm 1997, Buckethead mới tung ra album thứ 2 của dự án này là Disembodied với âm nhạc mang nhiều tính Drone và kinh dị hơn nữa. Phải tới album thứ 3 là Tunnel được tung ra thông qua hãng TDRS của Travis Dickerson. Album này mang nhiều tính Drone và thử nghiệm với rất nhiều đoạn ồn kiểu Noise. Đây cũng là album gây tranh cãi nhất của Death Cube K.
    Bộ sưu tập có chỉ có album Disembodied của hãng Ion.
    z3917533410025_ae5fa76f8f72d579bb0dfabcede3ac4c.jpg
    Phải gần 8 năm sau, tức là năm 2007 thì dự án này mới tiếp tục với album DCK (Untitle). Đây là một album dạng khác, tính Drone rất mạnh trong những album trước không còn mà chỉ là Dark Ambient. Lúc này Buckethead tự burn ra CDR và đánh dấu từ 1 tới 400. Do album chất lượng rất hay nên sau này buộc phải ra lại. Buckethead vẫn tiếp tục burn ra CDR và đánh chữ DCK nhưng không đánh số nữa.
    Bộ sưu tập có đĩa không đánh số - tái bản CDR.
    z3917533416204_5fc21ac4e2943796f73d967d50368a93.jpg
    Cũng trong năm 2007, Death Cube K tung ra chùm 5 albums có tên Monolith. Thực chất đây chỉ là một bài hát và có vẻ như sẽ có hiệu ứng đặc biệt khi bật 5 đĩa này cùng một lúc. (Album khá giống với cách làm của Flaming Lips). Album này cũng là dạng burn ra CDR nhưng chất lượng âm nhạc có vẻ không bằng các album trước. (em không có album này).
    Album cuối cùng của Death Cube K trước khi bước vào serie Pike là Torn From Black Space -2009 cũng có chất lượng khá tốt. Điều kỳ quái hơn là lúc này album không phát hành tại Mỹ mà lại thông qua hãng Rarenoise records tại Anh Quốc.
    z3917531507915_3f1abe490a1c465c63377b6a67fc6bb9.jpg

    Phải tới năm 2022, Death Cube K mới tung ra chùm album tiếp theo gồm 5 albums.

    Dự án Death Cube K là dự án có rất nhiều tranh cãi, dù các album đều có chất lượng ở mức tốt. Dự án gặp rất nhiều thăng trầm, thậm chí có lúc không có hãng đĩa để tung ra các album và Buckethead cuối cùng phải tự xử lý. Tuy vậy các album rất hay một số chiếc hiện tại cũng khá khó kiếm.
     
    Wildbird likes this.
  23. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Sau khi đi qua dự án solo, serie Pike và dự án Death Cube K, chúng ta sẽ chuyển sang những dự án âm nhạc mà Buckethead tham gia với tư cách là thành viên chính thức của các band nhạc. Do các dự án này khá là nhiều nên chúng ta sẽ xem xét từng dự án.

    Deli Creeps

    Deli Creeps là một band nhạc Avant Garde bao gồm ca sĩ Maximum Bob, nghệ sĩ guitar Buckethead, tay trống Pinchface và nhiều người chơi bass, gần nhất là Daniel Monti. Mặc dù Buckethead là thành viên duy nhất luôn cố gắng che giấu danh tính của mình, nhưng người ta biết rất ít về các thành viên khác của band nhạc. Deli Creeps chưa bao giờ phát hành một album chính thức, nhưng nhiều bài hát của họ đã được sử dụng lại cho các album solo của Buckhead.

    Deli Creeps thành lập vào cuối những năm 1980 tại Claremont, Nam California, Hoa Kỳ, nhưng không lâu sau đó đã chuyển đến San Francisco. Năm 1991, họ phát hành đoạn băng demo đầu tiên với tay bass Tony Black, sau đó họ đã có được một lượng lớn người theo dõi trung thành trước khi tan rã lần đầu tiên. Tới năm 1996, band nhạc tái hợp lần đầu tiên vào năm 1996 và phát hành băng demo thứ hai rồi lại tan rã. Năm 2003, nhóm tái hợp lần thứ hai, lúc này Buckethead vẫn đang là thành viên chính thức của Guns N Rose.

    Album dài đầu tiên và duy nhất của họ là Dawn of the Deli Creeps được phát hành vào cuối năm 2005. Thực chất là tổng hợp các bản demo. Dan Monti (kỹ thuật viên của Metallica, Guns N' Roses và Serj Tankian), cộng tác viên lâu năm của Buckethead, biểu diễn phần bass, cùng với một số bản nhạc do Tony Black biểu diễn. Nổi bật trong album là ca khúc chủ đề của bộ phim kinh dị Flesh for the Beast của Terry M. West. Tuy nhiên, sau đó nhóm cuối cùng không thể tiếp tục vì các thành viên quá bận rộn với các dự án khác. Sau này cả Pinchface và Monti thường xuyên giúp đỡ trong các dự án của Buckethead. Em chưa có album này.

    Praxis

    PRAXIS là tên của một dự án thử nghiệm nhạc rock và metal, do nhà sản xuất/tay bass nổi tiếng Bill Laswell đứng đầu và có nghệ sĩ guitar Buckethead và tay trống Bryan "Brain" Mantia trong hầu hết mọi lần hóa thân của band nhạc.

    Nhóm đã làm việc với nhiều nghệ sĩ khác như Serj Tankian từ System of a Down, Iggy Pop, DXT và DJ Disk.

    Thử nghiệm âm nhạc của Praxis trong cả phòng thu và chơi live trực tiếp là kết hợp các yếu tố của nhiều thể loại âm nhạc bao gồm avant-garde, heavy metal, funk, hip-hop và jazz-fusion, electronics, trip hop... Vì lý do này, PRAXIS là một dự án nhạc rock thử nghiệm kết hợp các khía cạnh của metal, rock, funk, prog, avant-garde, noise, turntable và bất cứ thứ gì khác có thể phù hợp để hòa trộn. Các nghệ sĩ cùng nhau xây dựng cái mà họ gọi là “âm nhạc va chạm” - các thể loại âm nhạc chiến đấu và hòa trộn lẫn nhau. Dự án phức tạp và luôn thay đổi thành viên trong suốt hơn hai thập kỷ của dự án, nhưng Laswell và Buckethead là những thành viên có mặt trong hầu như tất cả các albums. Các album của nhóm là và thường được đánh giá rất cao. Nhóm hoạt động mạnh nhất trong thập kỷ 90s và 2000s. Tới năm 2011, Bill Laswell đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng có khả năng không còn tương lai cho band nhạc nữa.

    Như vậy dự án này chỉ có tổng cộng 5 albums (trong đó album Mold năm 1998 không có sự tham gia của Buckethead- đây có lẽ cũng là album kém nhất của nhóm). Bộ sưu tập có các albums sau:

    Transmutation (Mutatis Mutandis): Album đầu tiên và rất nổi tiếng của nhóm. Tại album này, với sự tham gia của Bootsy Collins và Bernie Worrell cặp đôi của Funkadelic, Parliament – album này mang rất nhiều tính thử nghiệm với đủ thể loại âm nhạc nhưng mà nổi bật nhất vẫn là Funk. Thậm chí lối chơi của Buckethead trong album này cũng rất nhiều tính Funk. Album theo kiểu Funk pha trộn Experimental.
    z3917533334695_bdab14a257bdbabfe6edb60f833661d8.jpg
    Sacrifist: tung ra vào năm 1994. Lúc này cặp đôi Collins và Worrell đã rời nhóm. Có lẽ tính Funk quá mạnh của album trước là nguyên nhân chính của sự ra đi. Theo như Laswell, có lẽ album đầu tiên chưa đủ “điên”. Chính vì vậy album này mang rất nhiều tính Avant Garde và đặc biệt là rất mạnh kiểu Metal. Album pha trộn đủ các thể loại từ Avant-Garde Metal, Experimental Rock, Funk, Electronic, Turntablism, Grindcore, Dub, Electronic, Free Jazz, Funk Metal, Progressive Metal… Đây tiếp tục là album rất hay khác của nhóm....
    z3917533337697_87d8603731e37ee24a196eaa5d5a235b.jpg
    Metatron: là album thứ hai trong năm 1994. Lúc này Praxis chỉ còn bộ 3 là Brain, Buckethead và Laswell. Album này nhẹ hơn so với Sacrifist và cũng mang khá nhiều tính thử nghiệm và Ambient. Đôi khi có mang chút ít tính Punk và Avant Garde nhưng không thực sự nhiều như album đầu tay. Album cũng có chất lượng khá tốt.
    z3917533342360_5ed79677b33ac2fe86bd7d6dd98ad5a3.jpg
    Profanation (Preparation for a Coming Darkness): là album cuối cùng của Praxis, tung ra vào năm 2008 nhưng thực ra ghi âm trong năm 2005. Trong album này bộ ba Laswell, Buckethead và Brain mời thêm rất nhiều vocalist vào để ghi âm. Nó tựa như album Enter The Chickens của Buckethead. Có nhiều bài hát khá hay của các vocalist như: Iggy Pop, Serj Tankian, Maximum Bob ( Deli Creeps), Tasuya Yoshida, Rammellzee, Serj Tankian… Bộ sưu tập có bản của Nhật - digipack.
    z3917533326242_1d6205654738399b7f2ee1a5a9d99e63.jpg
    Praxis không phải là dự án có nhiều album nhưng có lẽ là một trong những dự án mà Laswell yêu thích nhất. Thời gian sau này, Laswell thường xuyên tìm tòi, remastered, remixed lại những album live của Praxis (nhưng lại đặt những cái tên khác nhau) để tung ra. Do đó mua các album live của nhóm này thì cần phải cẩn thận. Em có album live Zurich – đây thực chất là album Transmutation Live nhưng Remastered lại và bonus thêm 1 bài hát. Bản châu Mỹ - digipack.

    z3917533328731_7f7dc5ee35c508219c694692d6145d19.jpg
     
    Wildbird likes this.
  24. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Zillatron

    Zillatron thực chất là dự án vào năm 1993 của Bootsy Collins – cựu thành viên của Funkadelic. Ông này thành lập ra band nhạc này nhằm mục đích tưởng nhớ tay guitar Eddie Hazel của Funkadelic, người qua đời trước đó một năm. Vào thời điểm này, Collins đang ở trong band nhạc Praxis và đội hình trong Zillatron của ông này không khác biệt quá nhiều với Praxis, bao gồm Bill Laswell, Bernie Worrell và Buckethead (thiếu duy nhất tay trống Brain).

    Năm 1993, nhóm tung ra album đầu tay và duy nhất là Lord of the Harvest thông qua 2 hãng đĩa Polystar của Nhật Bản và Rykodisc của Mỹ. Đây là một album hướng thẳng trực diện tới Funk Metal. 3 bài hát đầu tiên mang tính Funk rất rõ nét nhưng những bài hát sau đó thì mang rất nhiều tính thử nghiệm với những đoạn samples, noise và âm thanh điện tử kiểu Industrial. Album khá là mạnh và Buckethead chơi một thứ Metal khá điên cuồng kiểu hậu Black Sabbath. Vì sự tương đồng với Praxis, Zillatron còn được coi là Praxis version 1.1. Âm thanh khá tương tự với album đầu tiên Transmutation của Praxis nhưng mang nhiều tính Funk hơn. Nó cũng khác biệt hoàn toàn với các album solo của Collins.

    Collins thực sự rất hài lòng với album này, nên năm 2003, ông cho remastered và ra lại album này. Bộ sưu tập có album này của nhóm- bản remastered 2003

    z3917533363202_eb8f049a76a97a82e86f358f4f8ef05d.jpg
    Jonas Hellborg with Buckethead and Michael Shrieve

    Đây thực chất là một dự án của tay bass người Thụy Điển Jonas Hellborg. Mặc dù sự nghiệp không thực sự quá nổi tiếng (ông này có thời gian chơi trong Mahavishnu Orchestra) trong thập kỷ 80s nhưng Hellborg là một tài năng thực sự của nhạc Jazz đặc biệt là Jazz Fusion và Avant Garde Jazz.

    Trong thời điểm đầu những năm 90, Hellborg muốn làm một album kiểu acoustic Jazz Fusion nên quyết định mời Buckethead và Michael Shrieve vào chơi cùng.

    Michael Shrieve là tay trống kỳ cựu từng chơi cho Santana và góp phần rất lớn đưa ông này nổi tiếng trên toàn thế giới, đặc biệt là sau Woodstock 69, nơi ông này là nghệ sĩ trẻ nhất trong lễ hội. Buckethead thì là một tay guitar kiệt xuất nhưng vào thời điểm này anh còn rất trẻ, mới chỉ 24 tuổi và đây chỉ là album thứ 3 trong sự nghiệp chính thức của anh này.

    Tên album Octave Of The Holy Inocents thực chất là sự kết hợp của hai câu chuyện trong Kinh thánh Cơ đốc giáo - “Thảm sát những người vô tội” đề cập đến vụ giết trẻ sơ sinh của Herod Đại đế và thuật ngữ OCTAVE đề cập đến ngày thứ tám sau thảm kịch). Đây thực sự là một điểm gặp kỳ lạ giữa ba sự nghiệp âm nhạc khác biệt trong một thời gian khá ngắn. Octave Of The Holy Innocents là một album hòa tấu hoàn toàn bằng nhạc cụ acoustic với năm bản nhạc có thời lượng hơn 42 phút. BUCKETHEAD chỉ chơi guitar acoustic trong khi HELLBORG chơi acoustic bass và thỉnh thoảng thêm keyboards. SHRIEVE gắn bó với một bộ trống truyền thống và không sử dụng bất kỳ nhịp điệu Latinh nào của Santana. Âm nhạc trong album chủ yếu theo phong cách HELLBORG: gồm các kỹ thuật phối âm kiểu jazz-fusion và kỹ thuật chơi bass điêu luyện. Các bản nhạc là jazz fusion với những đoạn Jaming kéo dài để cả ba nghệ sĩ sải bước.

    Đây thực sự là một album của những nghệ sĩ tài năng hàng đầu và tất cả họ đều biểu diễn cùng nhau một cách ngoạn mục. Mặc dù chơi chung, dường như âm thanh của các nghệ sĩ hòa quyện vào nhau, đến nỗi chúng ta sẽ không nhận ra một nét riêng biệt nào vì mỗi nhạc sĩ bổ sung hoàn hảo cho nhau trong suốt quá trình chơi trong album. Một tác phẩm nghệ thuật âm nhạc bị lãng quên mặc dù rất thú vị.

    z3917531666523_82ad2791f8529f3a3cf75fdc8731dfc7.jpg
     
    Wildbird likes this.
  25. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Giant Robot TNT

    Giant Robot được coi là một trong những chén thánh của Buckethead, một album đỉnh cao nhưng vô cùng khó kiếm của anh này. Và hiển nhiên nó có những lý do hết sức chính đáng. Dự án này bao gồm 3 thành viên gồm: Buckethead, Brain và Pete Scaturro, một tay keyboard đầy tài năng. Nhóm chỉ tung ra một album duy nhất vào năm 1996 có tên là Giant Robot thông qua hãng đĩa TNT, một hãng vô danh tại Nhật. Hãng này sau đó phá sản và album không thể tái bản được nữa vì mất bản quyền.

    Trong ablum này, Buckethead đã thể hiện tài năng tuyệt vời của mình: từ những đoạn shredding với tốc độ ánh sáng tới nhưng pha breakdown kiểu funk theo phong cách Jimi Hendrix cho đến những đoạn country jamborees, và tất cả đều thực hiện một cách hoàn hảo. Hầu hết các bài hát trong album đều tuyệt vời; điểm dở là album này hiện tại không thể kiếm được hoặc với cái giá trên trời. Nhưng nói một cách khác, thì việc nghe album lại không quá khó khi người nghe có thể tải xuống miễn phí online. (Hiện tại em chưa mua được album này).

    Buckethead with Viggo Mortensen

    Trong tất cả các mối quan hệ âm nhạc của Buckethead thì mối quan hệ với Viggo kéo dài và lâu bền nhất. Mortensen vốn là một nghệ sĩ đầy tài năng, anh này đóng nhân vật Aragorn trong bộ phim kinh điển Lord Of The Rings. Ngoài việc là một diễn viên tài năng, Viggo còn là một nhà thơ, nhà văn, đạo diễn, nhà sản xuất, nhiếp ảnh gia và còn là một nhạc sĩ nữa. Do có nguồn gốc Đan Mạch, nhưng lại lớn lên tại Argentina và Mỹ nên Viggo thông thạo cả tiếng Đanh Mạch, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh. Các tác phẩm của Viggo viết bằng cả 3 thứ tiếng này. Viggo khá giàu, anh có cả một hãng riêng để in sách, truyện, thơ, DVD, BluRay và những thứ lằng nhằng khác do chính Viggo sáng tác và một số tác giả mà anh này ưa thích.

    Viggo thực sự là khá quan tâm tới âm nhạc và nhạc cụ chính của anh là piano. Lần đầu tiên Viggo biết đến Buckethead sau khi Viggo và Dickerson thu âm một đoạn lời thoại (thơ) và gửi nó đến New York, nơi nó được đưa vào cuốn sách audio "Myth: Dreams of the World." Để tăng thêm tính thần bí của bài thơ, Dickerson đã nhờ Buckethead thêm phần nhạc nền. Mặc dù họ chưa gặp nhau; nhưng Viggo thích những gì anh ấy nghe được, và nhờ Dickerson giới thiệu với Buckethead. Cặp đôi này sau đó, có lẽ do trời sinh nên đã kết hợp với nhau trong rất nhiều dự án.

    Dự án đầu tiên mà bộ 3 này làm việc cùng nhau là album One Less Thing To Worry About -97 một album nhạc thử nghiệm rất đặc biệt của Viggo. Các bài hát trong album này rất ngắn, rất nhiều bài chỉ là đọc, ngâm những bài thơ của Viggo, phần có nhạc thì có thể không có lời hoặc chỉ đơn giản là nói một điều gì đó. Album này hiện đã hết hàng và em chưa mua đươc.

    Nhưng album thực sự đầu tiên mà cặp đôi này làm việc lâu dài với nhau là The Other Parade-98. Một album mang nhiều tính âm nhạc hơn so với album trước đó. Album mang nhiều tính Experimental Rock và Avant Garde Jazz rất đen tối và nặng nề. Album này chỉ có 9 bài hát và Buckethead chơi trong 7 bài (trừ 2 bài cuối cùng). Album này có 2 bản: của Mỹ và của Nhật. Hiện cũng đã hết hàng nhưng em đã kịp mua được bản của Mỹ.
    z3917531741817_f18df9048c885951df06df81fec26b3e.jpg
    Album tiếp theo mà cặp đôi này phối hợp là One Man's Meat -99 một album tiếp tục mang nhiều tính thử nghiệm và thơ, Buckethead chỉ chơi 1 bài trong album này. Em có album này
    z3917531860277_79c8f54e99aa64d42a25082116ac3b95.jpg

    Các albums kể trên của Viggo có xuất hiện Buckethead nhưng đều là album solo của Viggo. Album đầu tiên mà cặp đôi này phối hợp để làm thực sự (lấy tên của cả Viggo và Buckethead) thực chất là album Pandemoniumfromamerica 2003. Đây là một album rất khác đối với những album solo của BUCKETHEAD, ở chỗ nó chủ yếu là một bộ sưu tập các bài tường thuật bằng lời nói (mặc dù được nói theo nhiều cách khác nhau) thể hiện sự bất đồng với các chủ trương chính trị đang diễn ra ở Hoa Kỳ vào thời điểm bắt đầu Chiến tranh Iraq. (Như được biết đến rộng rãi ngày nay là cuộc chiến được khởi xướng và thực hiện với lý do sai trái và chống lại luật pháp quốc tế). Album dành riêng cho Noam Chomsky, người có các bài phát biểu được lấy làm samples và đại diện cho giai đoạn đầu thế kỷ 21 của nước Mỹ. Trợ giúp cho album là nghệ sĩ keyboard Travis Dickerson, con trai của Viggo, Henry Mortensen thỉnh thoảng chơi bass và toàn bộ nhóm Người Hobbit từ các tập của bộ phim Lord Of The Rings, với Elijah Wood, Billy Boyd và Dominic Monaghan (Frodo, Pippin và Merry) bổ sung thêm nhiều phần vocal khác nhau.
    MORTENSEN không chỉ đóng góp phần lớn lời thoại mà còn chơi đàn organ và piano, trong khi Dickerson chọn percusions. BUCKETHEAD xử lý các nhiệm vụ guitar và bass, ngoài ra, thỉnh thoảng còn có thêm noise, samples, effects kiểu dark ambient. Trong khi các album kiểu spoken words thường khá nhạt nhẽo với ít biến tấu, thì vocal trong album này lại đơn giản đến lạ với đủ loại cách ngâm thơ khác nhau diễn ra đến mức đôi khi trở nên khó hiểu. Tuy nhiên, tất cả đều mang lại cảm giác rất thanh tao và tách biệt khi các giọng hát khác biệt đan xen vào nhau và trở nên khá ảo giác, gần giống với Krautrock. Âm nhạc luôn giữ ở mức khá chậm.
    Bộ sưu tập có album này.
    z3917531730490_3516026b65f326afc144d6c78f676f78.jpg
    Album tiếp theo mà cặp đôi này hợp tác sản xuất là Please Tomorrow -2004. Đây là một album mang rất nhiều tính thử nghiệm và là một album hòa tấu không lời kết hợp giữa kiểu thính phòng và ambient khá nặng nề. Tuy nhiên đây là một album khá tốt với những ý tưởng âm nhạc lạ: piano thử nghiệm kết hợp với bầu không khí u tối kiểu dark ambient.
    z3917531614593_2bf4e91ca914d110e6ea9894aaa99395.jpg
    Trong các album mà Buckethead kết hợp với Viggo thì có lẽ Interlligence Failure là album mang nặng tính chính trị nhất. Album này mang phong cách spoken word điển hình. Nhưng lúc này không phải Mortensen và đồng đội là nhân vật chính nữa mà chủ yếu là họ cắt dán những bài phát biểu của các chính trị gia của Đảng Cộng hòa gồm: George Bush, Dick Cheney, C. Ray Nagin, Colin Powell, Condoleezza Rice, Karl Rove, Donald Rumsfeld, Cindy Sheehan và Howard Zinn. Làm nhạc nền cho những bài phát biểu “yêu nước”, “hiếu chiến” và “bao biện” cho quá trình gây chiến tranh là những hiệu ứng sound effects, keyboards…
    Về cơ bản, những gì chúng ta có ở đây là sự cắt dán các bài phát biểu chính trị, phê bình chính trị, các phân đoạn âm nhạc yêu nước, hiệu ứng ambient, hiệu ứng âm thanh như còi báo động, binh lính diễu hành, v.v. để miêu tả một cách “lố bịch” cỗ máy chiến tranh của Hoa Kỳ liên quan đến cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003. Việc cắt dán các đoạn phát biểu khiến cho các chính trị gia có vẻ như hết sức “ngớ ngẩn”, “hiếu chiến” một cách có chủ ý rõ rệt. Mortensen chơi vài bản piano “sến sẩm” và các BUCKETHEAD đóng góp những bản guitar trong trẻo với một số khoảnh khắc echoes. Một album mà những fan hâm mộ âm nhạc thực sự chắc cũng ít muốn nghe.
    z3917531518645_e69429a13026c8c7ef6b3779e15ea7ab.jpg

    Một album nữa theo dạng spoken words của Mortensen nữa là At All -2008. Trong album này Buckethead chỉ đóng góp guitar trong 2 bài. Nói chung các album kiểu spoken words rất khó nghe. Em chưa có album này.

    Phải tới năm 2011, Mortensen và Buckethead mới lại tiếp tục hợp tác trong album chung có tên là Reunion. Đây là một album âm nhạc thực sự theo phong cách thử nghiệm acoustic. Lúc này chỉ có guitar và piano mà thôi. Album hòa tấu này mang một âm hưởng khá khác biệt, nó không quá nặng nề như những album trước mà có phần lạc quan hơn dù về mặt tổng thể vẫn là một album chậm rãi. Bộ sưu tập có album này phiên bản digipack.
    z3917531523593_5fa65ab6bd9d083890bf0f6a84f2b43d.jpg
    Một album nữa có sự góp mặt của Buckethead là Aca vào năm 2013. Lúc này Buckethead chỉ chơi trong 2 bài. Những bài còn lại chủ yếu do Mortensen độc tấu piano. Album theo phong cách minimalist và ambient.
    z3917531909196_aa53ebe6a0dff437f0674469b4ff8177.jpg
    Sau năm 2013, Buckethead gần như rời bỏ hoàn toàn các band nhạc mà anh tham gia trước đó và không còn kết hợp với các nghệ sĩ khác nữa. Nhưng đó không phải là trường hợp của Viggo Mortensen. Năm 2018 khi Viggo quay lại sáng tác nhạc thì Buckethead lại có mặt. Lần này là album Godzilla Sleeps Alone. Đây là một album kiểu hòa tấu dạng ambient, experimental có chất lượng rất ổn. Buckethead chơi trong tất cả các bài hát của album này, đa phần là acoustic guitar. Viggo chơi piano và thỉnh thoảng có sự trợ giúp của con trai là Henry chơi bass và Dickerson chơi keyboards. Tuy chỉ lấy tên là album của Viggo nhưng trên thực tế có bài Viggo không chơi còn Buckethead xuất hiện trên tất cả các bài hát. Lúc này LP đang dần lên ngôi nên album chỉ phát hành theo định dạng LP và digital. Bộ sưu tập có LP của album này.
    z3917531504105_49d7890a4c77cf184cc34c5db9f3d2af.jpg
    Viggo chắc cũng khá là giàu và quái dị. Tất cả các dự án âm nhạc của anh này đều tuân thủ nguyên tắc là chỉ ra đĩa một lần duy nhất, sau đó không đồng ý cho tái bản một lần nào nữa. Âm nhạc thì cũng có lúc rất khó nghe nên nếu đã hết rồi là rất khó kiếm, và giá có thể lên rất cao. Nhưng nếu vẫn còn trong kho của anh này thì nhiều khi sales bán với cái giá như cho không.

    Do tính cách khá kỳ lạ của Viggo, nhiều fan hâm mộ không thể tìm được những đĩa đã từ khá lâu của anh này. Chính vì thế, trước yêu cầu của fan hâm mộ, Viggo chỉ tung ra các album tuyển chọn mà thôi.

    Đáp lại vô số yêu cầu phát hành lại tài liệu Buckethead/Viggo trước đó, phần lớn trong số đó không còn bán nữa, Perceval Press cung cấp bản tổng hợp compilation This That And The Other dài gần 44 phút này gồm các lựa chọn được làm chủ lại từ năm đĩa CD khác nhau, cùng với ba bản nhạc mới chưa phát hành. Bao gồm các tuyển tập từ _One Less Thing To Worry About_ (1997), _The Other Parade_ (1998), _One Man's Meat_ (1999), _Pandemoniumfromamerica_ (2003) và _Please Tomorrow_ (2004). Ba bài hát mới có tên là "This", "That" và "The Other".
    z3917531554131_0627a44755daa7f6cfea639104eec69d.jpg
    Và năm 2017, Viggo cho một album tuyển chọn các bài hát lạ và rất được anh này yêu thích. Album có tên Seventeenoddsongs dưới định dạng CDs và 2 LPs. Đây chủ yếu là các bài hát của Viggo với các khách mời. Buckethead cũng xuất hiện trong một số bài hát. Bộ sưu tập có album định dạng 2 LP.
    z3917531713576_009cff3c149116c707f01c412d76521f.jpg
     
    Langtu1983, shrekfiona and Wildbird like this.

Share This Page

Loading...