Đọc chỗ này em mới biết cái ông Mortensen này cũng làm cả nhạc. Chắc về tiền thì đội nhạc kiểu Buckethead kém xa rồi. Như cái phim Green Book gần đây của ông ý đóng doanh thu trên 300tr đô, ông í cũng thu ít cũng vài tr. Tay này quả đa tài, ko chỉ ăn chơi như các diễn viên khác
Riêng bộ 3 Lord Of The Rings chắc cũng kiếm được tầm 3 tỷ USD rồi. Mấy anh này chắc kiếm cũng được khá. Viggo dạo này có vẻ đóng phim thiên về nghệ thuật nhiều hơn nhưng cũng chưa ăn được cái Oscar nào cả. Dạo gần đây còn tự đạo diễn phim Falling - cũng nhiều tâm sự phết. Phim này thậm chí còn thu được chưa tới 1 triệu đô. Tiền của Viggo chắc cũng không thiếu lắm nhưng âm nhạc thì chỉ thích underground. Quái phết.
Arcana Arcana thực chất là một dự án của Bill Laswell, Vào thời điểm giữa thập niên 90s, ông này muốn thành lập một band nhạc chơi theo phong cách Free Jazz, Nu Jazz, Fusion Jazz, Avant Garde Jazz hay nói một cách khác hơn là một thứ nhạc Jazz mới mẻ và điên rồ nhất. Band nhạc này ban đầu bao gồm nghệ sĩ guitar Derek Bailey, tay bass Bill Laswell và tay trống Tony Williams. Đội hình này đã phát hành một album, The Last Wave, vào tháng 7 năm 1996. Đây là một album khá hay theo trường phái Free Jazz với những đoạn improvised đen tối khá mạnh. Nhưng ngay sau khi album được tung ra, Bailey rời band nhạc. Laswell và Williams vẫn muốn tiếp tục band nhạc này nên đã mời Buckethead cùng với một số nghệ sĩ khác như Nicky Skopelitis - guitar, Pharoah Sanders -sax vào để ghi âm album thứ hai. Và Arc of the Testimony được phát hành vào tháng 10 năm 1997. Đây là một album thực sự điên rồ. Tuy chơi Jazz nhưng album chơi cực mạnh, cũng chẳng kém gì so với Heavy Metal. Một thứ âm nhạc chưa từng được khai phá khi kết hợp các thể loại Jazz với Electronics và có thể là cả Trip Hop nữa. Điều đáng tiếc là band nhạc này không thể tiếp tục tồn tại sau khi tay trống Williams qua đời vào tháng 2 năm 1997. Như vậy Arc Of The Testimony là album cuối cùng của huyền thoại này. Đây là album rất được Laswell yêu mến nên đã được ra lại và remastered vài lần. Bản remastered năm 2021 chất lượng âm thanh rất tốt và khá dễ mua. Bộ sưu tập có album này bản remastered 2021 - digipack với artwork mới, đẹp hơn và chất lượng âm thanh cực tốt. Buckethead with Brain Cũng vào khoảng năm 1997, Buckethead kết hợp với Brain để thành lập nhóm Pieces. Brain có tên thật là Bryan Kei Mantia, một nghệ sĩ trống tài năng người Mỹ. Brain cũng là một trong những người bạn thân thiết nhất của Buckethead. Anh này từng chơi trong Praxis, sau này còn chơi cho Primus, Guns N' Roses, Godflesh, Tom Waits, Serj Tankian, Bill Laswell, Bootsy Collins. Cặp đôi này tung ra album đầu tiên là I Need 5 Minutes Alone vào năm 1997 thông qua hãng đĩa Avant của Nhật Bản. Đây là một album kiểu Avant Garde, Experimental Rock với phong cách thu âm Lo-Fi và có chất lượng ở mức tạm ổn. Do đó, nó không được tái bản ngoài nước Nhật. Album khá giống với album solo Monster And Robots của Buckethead. Phải tới năm 2007, cặp đôi mới quay trở lại và tung ra album thứ hai là Phở Huỳnh Hiệp P 1 Kevin's Noodle. (Đây là tên một cửa hàng Phở tại Mỹ - có lẽ cặp đôi này hay đi ăn tại đây nên lấy cảm hứng viết ra album này). Album được phát hành qua hãng TDRS Records cùng với "Cyborg Slunks". Khá giống với Cyborg Slunks và Pieces, album giữ lại rất nhiều chất rock thử nghiệm nhưng lần này kết hợp với sự hoang dã của nhạc điện tử Electronics. Trên thực tế là một album điện tử tối giản minimalist, có các tiết tấu đều đều khá chậm, tiếng bass ngắt quãng với rất nhiều các hiệu ứng guitars kỳ lạ. Vì sử dụng quá nhiều âm thanh điện tử nên thậm chí nhiều bài hát còn không mang cả tính Rock. Dĩ nhiên, với những người yêu thích nhạc điện tử kiểu DJ và kỹ năng chơi nhạc tốt của Buckethead, album sẽ có nhiều khoảnh khắc thú vị, nhưng trên thực tế toàn bộ album không thực sự gắn kết với nhau nhiều. Nó có vẻ giống như một bộ sưu tập lỏng lẻo các bản nhạc lộn xộn được tổng hợp thành một album. Album này cũng không được đánh giá cao mặc dù nó cũng đã Out Of Print và khó kiếm. Bộ sưu tập cũng có album này. Phải tới năm 2010, Brain và Buckethead mới quay trở lại và tung ra 3 bộ boxset. 2 bộ đầu là Best Regards và Kind Regards là sự kết hợp của bộ ba: Buckethead, Brain và Melissa Reece (chúng ta sẽ gặp ở phần sau), phần cuối chính là album Brain As Hamenoodle. Đây tiếp tục là một album thử nghiệm khác tập trung vào bass và trống tối giản minimalist. Tiêu đề của album có lẽ liên quan tới sự hỗn loạn (Noodle) và phần tiền tố Ham đề cập đến tính cách của Brain theo một cách nào đó. Trong album này Buckethead không chơi guitar và chơi bass. Dù số nhạc cụ hạn chế, các bài hát vẫn theo rất nhiều thể loại từ Funk tới Zeuhl, Avant Garde, Experimental… Album chất lượng nhỉnh hơn các album trước một chút. Hiện tại em chưa mua được album này. Các album dưới tên Buckethead and Brain chủ yếu mang tính thử nghiệm, ít tính âm nhạc hơn so với các dự án khác.
Buckethead with Brain and Melissa Khá nhiều người, kể cả những fan hâm mộ lớn nhất của nhạc Rock, thực chất cũng không biết Melissa Reece là ai. Thực ra Melissa là một tài năng âm nhạc trẻ hiếm có của nhạc Rock đầu những năm 2000s. Hiện tại cô đang chơi keyboards cho band nhạc huyền thoại Guns N Roses và là thành viên chính thức của band nhạc này. Tài năng của cô phát lộ từ khi còn rất trẻ, ở độ tuổi 12, cô đã tự viết nhạc và thu âm những ca khúc của chính mình. Năm 2017, ở tuối 17 cô đã kết hợp với Brain để tung ra EP đầu tay có tên là Lissa. Sau đó, cặp đôi này chơi chung với nhau trong khá nhiều dự án. Vào khoảng năm 2010, cặp đôi này gặp gỡ và kết hợp với Buckethead trong một dự án khá dài hơi. Kết quả cuối cùng là chùm 3 boxset mà 2 trong số này được tung ra vào năm 2010 có tên là Kind Regards và Best Regards. Phần còn lại có tên là Warm Regards không hiểu vì lý do gì mà không tung ra. Chùm thứ nhất là 5 đĩa CDs có tên là Best Regards. Đây là một chùm album mà bộ ba này chơi với nhau trong studio theo kiểu Jamband khá ngẫu hứng. Âm nhạc phức tạp mang nhiều tính thử nghiệm, ambient, Funk, Experimental. Chùm album này có 2 định dạng. Ban đầu được burn ra CDR với 5 màu khác nhau, đựng trong một vỏ 5 CDs khá giống với vỏ DVD. Bìa đĩa do chính tay Buckethead, Melissa và Brain tự vẽ, giới hạn chỉ có 743 bộ (không bộ nào có bìa giống bộ nào do tự vẽ bằng tay). Các bài hát đều không có tên. Sau này do yêu cầu của người hâm mộ, Buckethead quyết định ra lại, dưới định dạng CDR thông qua hãng đĩa của Dickerson là TDRS. Lúc này thì các CD được để trong một cardboard bằng giấy có màu đen, bản này không có số thứ tự cũng như không có bìa đĩa tự tay vẽ nên số lượng nhiều hơn và giá cũng thấp hơn so với bộ trước. Bộ sưu tập có chùm album Best Regards phiên bản đầu tiên với vỏ đĩa giống DVD. Bên trong là 5 CDR với 5 màu sắc khác nhau. Bìa đĩa do bộ 3 này tự vẽ và đánh số. Em có bản số 705. Bây giờ bản này cũng rất khó tìm và giá cao. Chùm thứ 2 là Kind Regards, chùm này chỉ có 3 đĩa CDR thông qua hãng TDRS. Các đĩa được đặt trong cardboard tương tự như bộ Best Regards của cùng hãng đĩa. Âm nhạc là Experimental lai với Ambient và Funk. Các bài hát trong phần này đều có tên. Mỗi bìa đĩa là hình tự vẽ của Buckethead, Brain và Melissa được in ra (tất cả đều giống nhau). Đây cũng là những album khá lạ của Buckethead. Bộ sưu tập cũng có 3 albums này, đặt trong bìa cardboard, có tracklist và hình vẽ của bộ ba.
Buckethead with Travis Dickerson and Brain Đây là dự án với Travis Dickerson – nghệ sĩ keyboards và Brain (trống). Dự án chỉ có một album duy nhất là The Dragons Of Eden tung ra vào năm 2008. Nghệ sĩ cello Cameron Stone cũng đóng góp công không nhỏ trong album nhưng lại chỉ được coi là khách mời. Với một bìa album có con rồng kiểu Trung Quốc, Việt Nam nhưng trên thực tế album này dựa trên concept của tiểu thuyết cùng tên do Carl Sagan sáng tác vào năm 1977. Sagan thực ra là nhà thiên văn học, vật lý thiên văn, vũ trụ, sinh học vũ trụ, tác giả sách, nhà phổ biến khoa học người Mỹ. Đóng góp quan trọng nhất của ông là khám phá nhiệt độ bề mặt rất cao trên Kim Tinh. Tuy nhiên ông lại được biết đến nhiều nhất trong những nghiên cứu khoa học về sự sống ngoài Trái Đất, bao gồm cả việc chứng thực thí nghiệm tạo amino acid từ các chất hóa học cơ bản nhờ phóng xạ. Sagan đã thu thập những tin nhắn đầu tiên để gửi vào không gian. The Dragons Of Eden là một quyển sách để phổ biến khoa học. Nội dung sách suy đoán về sự tiến hóa trí thông minh của con người. Trong đó ông kết hợp các lĩnh vực nhân chủng học, sinh học tiến hóa, tâm lý học và khoa học máy tính để đưa ra quan điểm về cách thức trí thông minh của con người có thể đã phát triển. Tiêu đề "Những con rồng của vườn địa đàng" được mượn từ quan niệm rằng cuộc đấu tranh sinh tồn ban đầu của con người khi đối mặt với những kẻ săn mồi, và đặc biệt là nỗi sợ hãi loài bò sát, có thể đã dẫn đến tín ngưỡng văn hóa và thần thoại về rồng. Cuốn sách này thậm chí còn đoạt giải Pulitzer danh tiếng. Dự án này thực chất là ý tưởng của Travis Dickerson và Buckethead khi họ làm việc trong album Poppulation Overdrive. Cặp đôi đã cùng nhau sáng tác các bài hát trên guitar và keyboards dựa trên Funk và Jazz với một chút Blues. Sau đó, cặp đôi này gặp Brain để yêu cầu trợ giúp về trống và sau đó Stone đến để chơi Cello trong một số bài hát. Buckethead và Dickerson sau đó tiếp tục xử lý thêm những đoạn solo để hoàn thiện album này. Về mặt âm nhạc thì đây là kiểu album Jazz Fusion kết hợp với tiếng đàn guitar kiểu Funk. Đôi lúc thì có pha trộn thêm Prog Rock. Nghe miêu tả ta cũng có thể hiểu rằng đây là phong cách Jazz rất lạ lẫm. Album có chất lượng rất tốt và khá được yêu thích. Một album kết hợp nhạc jazz với Funk và Psychedelic đầu những năm 70 tràn đầy năng lượng xung quanh các nhịp điệu vui nhộn và các đoạn guitar kiểu funk đi kèm với âm thanh cello kiểu thính phòng nổi bật. Album cũng không có những đoạn guitar phô diễn kỹ thuật của Buckethead mà có âm thanh kiểu cổ những năm 70s. Một album retro khá hay. Bộ sưu tập có abum này. Cobra Strike Cobra Strike là một trong những dự án ngắn ngủi nhất của Buckethead, chỉ tồn tại trong khoảng thời gian hơn 1 năm với 2 albums chính thức. Tại thời điểm năm 1999, Buckethead gặp lại tay trống Pinchface (nhóm Deli Creeps), cặp đôi này dưới sự trợ giúp của Brain (lập trình trống điện) và tay DJ Disk thành lập ra nhóm Cobra Strike. Dự án này tung ra 2 albums liên tiếp là The 13th Scroll vào năm 99 và Cobra Strike II – 2000. Đây là một dự án có âm nhạc chơi khá mạnh. Album đầu tay gần như là sự kết hợp của Alternative Metal với Experimental Rock và Avant Garde vậy. Ngoài ra thì sự xuất hiện của DJ Disk khiến cho âm nhạc mang nhiều tính Electronics hơn, nhưng về mặt cơ bản vẫn là Metal. Cũng giống như nhiều album khác, dự án này chỉ chơi hòa tấu mà thôi. Album thứ hai có sự thay đổi về đội hình với SHePz – Bass, Gonervill – beats, O.P. Original Princess – voice, P-Sticks – beats, album này mang ít tính Metal hơn và nghiêng về Experimental Rock kết hợp với một số âm thanh điện tử. Trong album này có nhiều đoạn samples từ một số bộ phim. Dự án này có ý tưởng khá tốt, dựa nhiều vào truyện tranh và phim kiếm hiệp nhưng thực sự không có quá nhiều đột biến nên sau 2 albums thì Buckethead quyết định giải tán và tham gia vào những dự án khác. Cả 2 albums này đều khá hiếm và tung ra dưới hãng Ion Records (một hãng của Bill Laswell), sau này vào năm 2008 hãng có ra lại cả 2 albums. Bộ sưu tập có album Cobra Strike II
El Stew El – Stew là một dự án ngắn nhưng khá kỳ quặc của Buckethead. Dự án này chỉ như một dạng side projects và ít được biết đến của Buckethead. Dự án này trên thực tế chỉ có 1 album studio duy nhất là No Hesitation -99 trước khi tan rã. Tham gia cùng Buckethead còn có Brain và 3 tay turntables: DJ Disk, DJ Eddie Def, Extrakd. Nghe qua chúng ta cũng thấy Turntable tràn ngập trong âm nhạc của El Stew. Nhóm này tung ra album duy nhất qua hãng OM dưới 2 định dạng CD và Double LP vào năm 99. Âm nhạc trong album chủ yếu là dạng điện tử và Hip Hop kết hợp với Trip Hop khá thịnh hành vào những năm này. Tuy nhiên, do sự có mặt của Buckethead, âm nhạc mang rất nhiều tính thử nghiệm kiểu Rock với những đoạn guitar kiểu Arab, phương Đông và kiểu Folk của Mỹ nữa. Những samples xuất hiện khắp mọi nơi trong album duy nhất của nhóm. Phần lớn trong số đó là lấy từ rất nhiều các bộ phim khác nhau. Có thể kể tới: The Invisible Man, Stripes, The Day the Earth Stood Still, Glengarry Glen Ross, Airplane!, Soylent Green, Black Belt Jones, House of Frankenstein, The 7th Voyage of Sinbad, GoodFellas, Maniac, the TV show Captain Scarlet and the Mysterons.. Âm thanh trải dài từ Down Tempo sang Trip Hop, sang Electronics rồi chuyển về Industrial và Experiment Rock và Funk. Một album kỳ lạ, nhưng phải nói rằng với kỹ năng chơi nhạc thực sự kinh khủng. Bộ sưu tập có album này định dạng CD Năm 2003, dưới sự đòi hỏi của người hâm mộ, El Stew tung ra một album khác có tên là The Rehearsal, thực chất là một bản ghi thô có Buckethead, Brain, Extrakd, SP808 và DJ Eddie Def. Có vẻ như toàn bộ nội dung được ghi bằng một micro duy nhất và sau đó được chuyển thẳng sang đĩa CD. Nhìn chung, The Rehearsal là một bản nghe thú vị, đặc biệt là đối với những người hâm mộ Buckethead. Lúc đầu album này chỉ tung ra dưới dạng Digital, sau đó dưới đòi hỏi rất lớn của người hâm mộ, El Stew quyết định ra lại album này dưới định dạng CDR, thông qua hãng đĩa Cataklyst. Album này bây giờ cũng rất hiếm và ít. Nhưng bộ sưu tập vẫn có album này. Khoảng năm 2011, nhóm tìm lại được bản ghi âm cũ vào năm 1998 và tung ra dưới cái tên Rehearsal #2 - The Dark Night Of A Million Stains. Bản này rất hiếm, chỉ có 100 chiếc được sản xuất và đánh số. Em chưa có album này. El Stew là một dự án Trip Hop Electronic rất lạ của Buckethead.
Phonopsychograph Disk Phonopsychograph Disk là một dự án do tay turntablist DJ Disk làm lãnh đạo. Dự án này còn có sự tham gia của Buckethead, Brain, Xtrakd. DJ Disk là một nghệ sĩ chơi turntable đến từ Khu vực Vịnh San Francisco. Anh này là người có nguồn gốc Panama, Colombia và Nicaragua. Disk là một DJ có ảnh hưởng to lớn và được ghi nhận là người đã phát minh ra các kỹ năng của DJ là 2 Click Orbit, kỹ thuật echo fade và 2 Click Flare Lazer Orbit. Anh này không quan tâm đến việc scratchings nhiều mà tập trung vào những hiệu ứng và tiếng động kỳ lạ, khó hiểu. Ngoài công việc chính là hip hop với band Piklz và một số band, Disk đã hợp tác với nhiều nhạc sĩ làm việc ở các thể loại khác nhau, bao gồm Herbie Hancock, Bill Laswell, Buckethead, Zakir Hussain, Mike Patton, Norah Jones, Flavor Flav, Rancid, Primus, và Jack DeJohnette. Anh này đã tham gia ghi âm vào hơn 70 albums và đã biểu diễn ở hơn 15 quốc gia. Sau đó, anh ấy là thành viên sáng lập của El Stew, mà theo Allmusic, "xử lý khía cạnh thử nghiệm hơn của âm nhạc điện tử." Disk kết hợp với Brain và Buckethead, Xtrakd vào album Ancient Termites -1988. Nhưng tại album này, cả 3 người kể trên chỉ tham gia vào 1 bài hát riêng lẻ. Phải tới album thứ 2 là Unrealesed -1999 thì Buckethead mới tham gia đầy đủ. Đây là một album rất lạ và mang nhiều tính thử nghiệm, với những bài hát rất dài (có bài dài hơn 20 phút). Lúc đầu album chỉ phát hành dưới định dạng cassette. Sau đó dưới yêu cầu của người hâm mộ, Disk tung ra lại album này định dạng CD với số lượng rất nhỏ và có các album đều đánh số tới 500 (tức là chỉ có 500 bản được sản xuất trên toàn thế giới mà thôi). Bộ sưu tập có album này, số 150. Nhóm này còn tung ra một album Live có tên là Live @ Slim's (Turbulence Chest) vào năm 1999. Đây là album biểu diễn live tại San Francisco, Mỹ vào năm 98. Nhưng album này đầu tiên lại không tung ra tại Mỹ mà tại Nhật (vì Buckethead rất nổi tiếng tại Nhật). Trong album này, còn có sự trợ giúp của Les Claypool. Do album rất được yêu thích nên đến năm 2011, nhóm đã ra lại tại Mỹ. Em có bản của Nhật Bản.
Shin Terai (Shin. E) Shin Terai là một nhạc sĩ và nhà sản xuất người Nhật được biết đến nhiều nhất với công việc của anh ấy với Bill Laswell và Buckethead. Trong các album của mình, anh này kết hợp âm nhạc kiểu ambient và electronic, dub và Avant Garde jazz. Shin Terai lần đầu tiên được công chúng biết đến với tư cách là ca sĩ của Chaos Face, một dự án của Laswell và Robert Musso. Album đầu tiên dưới tên riêng của Shin Terai là Unison, phát hành năm 1999. Các nhạc sĩ khách mời bao gồm Bernie Worrell và Nicky Skopelitis, bên cạnh Laswell và Buckethead. Đây là một album khá tuyệt vời. Âm nhạc trong album theo kiểu Trip Hop, một thứ âm thanh điện tử tao nhã kết hợp với trống điện và bass kiểu funk khá thú vị, ngoài ra tiếng guitar của Buckethead khá nhẹ nhàng, êm dịu nhưng chất lượng rất ổn. Đầu tiên album này chỉ dự định tung ra tại Nhật Bản dưới dạng digipack qua hãng đĩa Absord Music. Nhưng sau này, do chất lượng khá tốt nên hãng Ion của Laswell đã mua lại bản quyền và tung ra vào năm 2000. Album này bán khá chạy nên sau đó còn ra lại reissue thêm một lần nữa. Bản của Nhật cũng là quý và hiếm hơn so với các bản của Mỹ. Bộ sưu tập có album này bản Nhật - digipack. Năm 2004, Laswell làm lại chất liệu cho album remixed lại có tên là Heaven & Hell. Về cơ bản, đây là một phiên bản mở rộng khổng lồ của ca khúc "Dinner of Heaven" trong album Unison. Một album theo phong cách Ambient chứ không còn là kiểu Trip Hop như album trước đó. Album này được tung ra thông qua hãng đĩa Innerhythmic tại Mỹ. Năm 2007, một album hoàn toàn mới là Lightyears tiếp tục được phát hành dưới tên của anh này. Album có sự góp mặt của các thành viên cốt lõi Laswell, Buckethead và Worrell, bên cạnh Nils Petter Molvær (trumpet), Lili Hayden (violin), Karl Berger (đàn dây), DXT (Turntable) và Gigi, vợ của Laswell. Ngoài ra, có thể nghe thấy tiếng nói lắp bắp của Aman Laswell (con trai của Gigi và Bill). Lightyears được dành riêng cho anh này. Album này tiếp tục theo thể loại Ambient với nhiều đoạn electronics samples, một chút ảnh hưởng của nhạc Trung Đông, một chút funk vui nhộn và những đoạn riff guitar nhẹ nhàng và thư thái của Buckethead. Album này tung ra thông qua hãng đĩa Ion tại Mỹ. Tuy nhiên còn tồn tại một bản khác tại Nhật Bản thực ra là tung ra vào năm 2006 ( 1 năm trước Mỹ). Bản Nhật thì gồm 2CDs gồm cả Heaven & Hell và Lightyears chung trong một album. Bản này quý và hiếm hơn nhiều so với bản của Mỹ - cũng do hãng đĩa Absord giữ bản quyền. Bộ sưu tập có bản của Nhật.
Colonel Claypool's Bucket of Bernie Brains Les Claypool, tay bass huyền thoại của nhiều band nhạc, trong đó có Primus, hợp tác với nghệ sĩ guitar điêu luyện Buckethead, tay keyboard funk Bernie Worrell, và tay trống Brain (Bryan Mantia) của Primus dưới cái tên Colonel Claypool's Bucket of Bernie Brains (sự kết hợp của tất cả tên các thành viên trong band nhạc ), sau khi họ gặp nhau tại lễ hội âm nhạc và nghệ thuật Bonnaroo năm 2002. Worrell, Brain và Buckethead đã ở đó để biểu diễn cùng Bill Laswell trong vai trò thành viên của Praxis. Laswell không thể chơi tại buổi hòa nhạc, vì vậy Claypool đã được mời cùng tham gia với họ. Từ thời điểm này, do chơi rất ăn ý, các thành viên đã phát sinh ý tưởng về việc thành lập siêu nhóm này. Các buổi hòa nhạc của họ đã đẩy ngẫu hứng lên cao bằng cách không chuẩn bị tài liệu và không diễn tập trước. Tại một trong những buổi biểu diễn, họ đã chuẩn bị bánh mì trên sân khấu để khán giả ăn. Nhưng sau đó, nhóm chỉ có thể tái hợp vào năm 2004 để thu âm album The Big Eyeball in the Sky, một album gồm các bài hát có lời và hòa tấu nhạc cụ với số lượng ngang nhau. Âm nhạc trong album khá giống với những album solo của Claypool nó mang nhiều tính thử nghiệm, Funk ồn ào và Jam band. Tuy nhiên phần lyric trong album này không được tốt lắm, bù lại phần guitar của Buckethead có thể nói là có chất lượng rất cao. Hơn hẳn những album solo trước đó của Claypool. Band nhạc sau đó bắt đầu chuyến lưu diễn qua 18 bang của Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 9 năm 2004 và rất thành công. Sau đó, do bận quá nhiều việc nên siêu nhóm này tự giải tán. Hiện em chưa có album The Big Eyeball dù album khá dễ kiếm. Gorgone Trong khi ghi âm cho album kinh điển "Population Override", bộ ba Buckethead, Pinchface và Travis Dickerson có khá nhiều thời gian để làm việc cùng với nhau. Ngoài khoảng thời gian ghi âm, mixed và sản xuất, bộ ba này đã cùng nhau chơi nhạc. Dickerson sau đó quyết định tổng hợp những bản ghi âm này để ra một album có tên là Gorgone vào năm 2005. Do đó đây cũng là một dự án rất chóng vánh của Buckethead với chỉ một album duy nhất. Âm nhạc trong album này khác biệt, mang nhiều tính Progressive Rock và Experimental. Nó không liên quan gì tới cả album Population Overrride lần Thanatopsis, một dự án khác mang nhiều tính Jazz của Buckethead và Travis Dickerson sau này. Cả album chỉ có 3 bài hát, kéo dài tầm 40 phút (mỗi bài dài 10 -16 phút) chơi theo kiểu ngẫu hứng Jamband. Có thể là bộ ba này đã có nhiều bài hát chung, nhưng họ chỉ chọn 3 bài ưng ý nhất cho album duy nhất này. Có lẽ cả ba thành viên lúc này đang rất vui vẻ và nhiều cảm hứng nên cả ba bài hát đều hoàn toàn ngẫu hứng, đôi khi là hơi phô trương thái quá, tất cả đều không có chủ ý để phát hành mà chỉ chơi vì cảm hứng. Với những người tìm kiếm những giai điệu hay, cấu trúc thông minh, sản xuất khéo léo hoặc bất kỳ thứ gì có chất lượng xứng đáng, hãy tìm album nào đó khác. Nhóm chỉ tung ra album này vì đó là cảm xúc của họ tại thời điểm bước ngoặt trong sự nghiệp. Họ cũng cho rằng album này rất kinh dị và đáng sợ nên lấy cái tên là Gorgone. Gorgone thực chất là quái vật Medussa trong tiếng Hy Lạp cổ - một nữ quái vật có mái tóc là những con rắn, khi nó nhìn vào mắt ai thì người đó sẽ bị hóa thành đá. Bộ sưu tập có album này.
Thanatopsis Vào cuối những năm 90, Buckethead và Dickerson đã làm việc cùng nhau trong Cobra Strike và một số album của Viggo Mortensen cũng như của chính Buckethead. Trong quá trình làm việc trong album thứ hai của Cobra Strike, Dickerson đã sáng tác một số bài hát và đưa cho Buckethead, anh này cũng cảm thấy khá ấn tượng. Vào năm 2000, Dickerson bắt đầu tập hợp một loạt các loại bản nhạc kiểu này, được ghi âm trong quá trình sản xuất các album tại studio của chính anh. Lúc này tay trống Ramy, người đã tham gia các buổi học ở đây, được Dickerson mời để xử lý tiếp các bài hát. Đó là chất liệu để tạo nên album đầu tay cùng tên của Thanatopsis. Trước đó, Dickerson đã có ý tưởng về một dự án tên là Thanatopsis. Thanatopsis là tên một bài thơ của Willam Cullen Bryant mà Dickerson rất yêu thích. Và trên thực tế, cặp đôi Dickerson và Buckethead đã đặt tên cho một trong những bản nhạc họ thực hiện trong CD "Tunnel" của Death Cube K là "Thanatopsis". Thanatopsis có nghĩa là bóng tối và gợi lên cảm giác từ bài thơ. Trong album đầu tay có đoạn đọc bài thơ như phần giới thiệu của bản nhạc cuối cùng. Bộ sưu tập có album này. Sau khi hoàn thành CD Thanatopsis đầu tiên, Dickerson tiếp tục không ngừng xây dựng các bản nhạc mới. Anh liên tục làm việc với chúng trong vài năm, bất cứ khi nào có cơ hội. Cách làm việc của Dickerson là tạo ra một ý tưởng hoặc thay đổi hợp âm và đặt ý tưởng đó lên trên một tiếng trống đã được lập trình sẵn. Sau đó, anh sẽ hoàn thiện nó và đưa Ramy vào để thêm phần trống. Sau đó, Buckethead sẽ thực hiện một số đoạn riff và chuyển trạng thái để bản nhạc mềm mại hơn. Tất cả các album này đều trải qua rất nhiều lần chỉnh sửa để tạo thành sản phẩm cuối cùng. Nhưng trong một số trường hợp lại khác, các bản nhạc được bắt đầu từ các đoạn riff và thay đổi hợp âm mà Buckethead sẽ tự chơi trống điện. Thông thường sau khi chỉnh sửa, anh này sẽ để tiếng trống tự phát và chơi một lúc làm nguyên liệu thô để tạo các bản nhạc mới. Sau đó, Dickerson sẽ chỉnh sửa các đoạn lại với nhau và chơi keyboards. Sau đó, Ramy sẽ thay thế tiếng trống điện. Album thứ hai là Axiology đã tạo thành từ cách này. Thực chất thì phong cách âm nhạc của album này mang nhiều tính Jazz Fusion hơn là Rock của album đầu tay. Âm thanh hoàn toàn khác so với đĩa CD đầu tiên. Nhưng vì có bộ 3 Dickerson, Buckethead và Rammy nên vẫn quyết định lấy tên là Thanatopsis. Bộ sưu tập cũng có album này. Quá trình tạo ra album thứ ba "Anatomize" thực sự là một phần mở rộng của câu chuyện tạo ra hai CD Thanatopsis đầu tiên. Lúc này, một khoảng thời gian dài đã trôi qua, Dickerson là người duy nhất còn sẵn sàng làm việc trong dự án. Anh này đã nghĩ đến một đĩa CD solo; nhưng khi Buckethead và Ramy xuất hiện, Dickerson đã đưa cho họ những bản nhạc mới này. Và vì thế một đĩa mới của Thanatopsis lại xuất hiện. Lúc này Buckethead đã bắt đầu có nhiều fan hâm mộ. Tuổi của họ ngày càng trẻ hơn. Và Buckethead bắt đầu yêu thích âm thanh hard rock, metal hơn trong các đĩa CD solo của riêng mình. Tuy nhiên, Thanatopsis là dự án của Dickerson, anh này thì quan tâm nhiều hơn đến sắc thái và tâm trạng. Quan niệm trái ngược này sẽ dẫn tới xung đột tại một số thời điểm. Nhưng cũng may mắn là cả Buckethead và Ramy đều ủng hộ hướng đi này, và nó cho mọi người cơ hội thử sức với một thứ mà không ai trong số họ có thể làm được một mình. Một trong những điều được ngưỡng mộ nhất ở Buckethead là anh không quan tâm đến bất kỳ so sánh nào khác liên quan đến những gì anh này làm, miễn là anh ấy nghĩ rằng nó có giá trị. Buckethead và Dickerson có lẽ chưa bao giờ thích một thể loại âm nhạc nào hơn một thể loại âm nhạc nào khác. Họ luôn tìm kiếm giá trị của âm nhạc, bất kể đó là phong cách nào. Vì là dự án của Dickerson, album này tiếp tục mang nhiều tính Jazz, mặc dù Dickerson chưa bao giờ bị ảnh hưởng thực sự từ Jazz. Anh nghiêng nhiều về cổ điển và Blues hơn nhưng nó vẫn mang phảng phất tính Jazz. Tiếc là em chưa mua được album này. Vào những năm thuộc thập kỷ 2010s, các bản nhạc của Thanatopsis bắt đầu được đăng trên Youtube và Buckethead thực chất đã có một lượng khán giả rất lớn. Từ đây thì những dự án bên lề của anh cũng được quan tâm nhiều hơn. Do đó Thanatopsis cũng được hưởng lợi ít nhiều. Các album được upload lên Youtube đã tạo ra một lượng khán giả yêu thích mới khá độc lập với những người nghe metal trẻ tuổi hơn. Các album của Thanatopsis bắt đầu được quan tâm nhiều hơn sau nhiều năm phát hành. Thanatopsis cuối cùng đã tìm được khán giả của riêng mình; và khi thính giả dần trở nên trưởng thành hơn, sự đánh giá cao mới xuất hiện đối với những gì band nhạc đã làm. Chính động lực này đã khiến cho Dickerson tiếp tục làm việc và cuối cùng Thanatopsis đã tung ra albums thứ 4 trong sự nghiệp là Requiem vào năm 2015. Trong album này, Dickerson tiếp tục thay đổi phong cách khi gần như chuyển sang Prog Rock. Đây tiếp tục là một album khá thú vị trong sự nghiệp của Thanatopsis. Bộ sưu tập có album này dưới định dạng CD - digipack.
Chicken Noodles Chúng ta đã biết rằng Population Overrride là một trong những album bước ngoặt trong sự nghiệp của Buckethead và rất được yêu mến. Trong album này có bài hát Cruel Reality of Nature cũng là một trong những bài hát yêu thích nhất của Travis Dickerson. Vì quá yêu thích bài hát này, Dickerson nghĩ ra một ý tưởng: tạo ra một album mở rộng sự xuất sắc của bài hát Cruel Reality of Nature. Dickerson sau đó sáng tác 4 bài hát rất dài và kết hợp cùng với Buckethead để tạo thành dự án Chicken Noodles này. Chỉ có cặp đôi Buckethead và Dickerson chơi trong album. Album Chicken Noodles 1 cũng chính là dự án hợp tác đầu tiên của cặp đôi này. Về mặt âm nhạc, đây là một album có dạng jazz-fusion rất nhẹ nhàng và êm dịu với BUCKETHEAD chơi guitar và DICKERSON xử lý keyboards. Guitar chủ yếu sử dụng licks và riffs đầy trong trẻo (dạng echoes) trong khi phần keyboards có phần hơi nghiêng về electro-funky. Kết quả là âm nhạc đâu đó giữa tiếng jazz-rock êm dịu của Weather Report và nhạc jazz-funk trong album Headhunters của Herbie Hancock. Một album khá vui tươi và không có gì trở nên quá nặng nề hay phức tạp. Album di chuyển theo nhịp điệu từ chậm đến trung bình với nhiều âm thanh từ keyboards. Về cơ bản, đây là một đặc trưng của Buckethead trước Pike, nó giống như là một album để ru ngủ và làm nổi bật vũ trụ Avant Garde của BUCKETHEAD. Nó có giai điệu đẹp đẽ và dễ chịu, nhẹ nhàng lướt đi trong không, thời gian như những vòng lặp lười biếng của tình yêu quay cuồng như chong chóng trong gió. Một thứ âm nhạc có lẽ thú vị hơn nhiều so với nhiều album solo của Buckethead vì các điểm đối âm của hai nhạc sĩ tạo ra hiệu ứng động hơn so với những cú riff đơn độc của Buckethead khi solo. Nhìn chung, Chicken Noodles là một album rất có chất lượng như một sự kết hợp rất hấp dẫn của bầu không khí atmospheric ambient với những đoạn jamming kiểu Jazz-fusion gợi cảm khiến người nghe rất dễ bị lạc vào một khung cảnh hoàn toàn mơ mộng với hào quang rung cảm của jazz-funk nhẹ nhàng. Một sự nghỉ ngơi, thư giãn giữa những albums Avant Garde Metal điên cuồng. Thành công của Chicken Noodles 1 khiến cho cặp đôi này tiếp tục dự án với album thứ 2 vào năm 2007. Album giống như ấn bản đầu tiên, chỉ có điều các bản nhạc có tốc độ cao và nhiều năng lượng hơn một chút khi chúng dồn dập đến vô tận. Với một cảm giác hoài cổ thực sự của thập niên 60s khi nó gợi nhớ đến những đoạn hòa tấu trong album The Doors. Các bản nhạc khác nhau về nhịp độ và phong cách nhưng được kết nối với nhau về âm sắc và âm lượng. Với một cảm giác ấm áp dễ chịu khi cặp đôi này dồn hết trái tim và tâm hồn của mình vào âm nhạc và không lo lắng về việc tạo ra một sản phẩm cuối cùng quá bóng bẩy. Phong cách tối giản cho phép họ tập trung vào giai điệu hơn trong tầm tay với phong cách và sự duyên dáng của những nhạc sĩ chuyên nghiệp. Một album được chơi khá tốt và cũng có chất lượng khá cao, tuy không bằng album đầu tiên.
Buckethead with Travis Dickerson Ngay từ đầu những năm 90s, Dickerson đã hy vọng làm được một album định dạng hòa tấu. Trước đó, anh luôn tham gia vào các đĩa hát có vocal. Một album hòa tấu là một hình thức rất khác với thanh nhạc. Theo một cách nào đó, nó khó hơn rất nhiều bởi vì bất cứ khi nào một giọng hát được thêm vào âm nhạc, nó sẽ ngay lập tức lấn át tất cả những thứ đang diễn ra. Sức mạnh của giọng nói con người và thông điệp mà nó truyền tải là rất lớn và đến ngay lập tức, đến nỗi các chuyển động hợp âm và giai điệu của các nhạc cụ có vẻ sẽ chìm đi khi có giọng hát. Vì vậy những album kiểu hòa tấu đều phải chịu thử thách rất lớn khi cố giữ giữ cho mọi thứ thú vị mà không cần giọng hát. Ước mơ này phải tới sau khi Dickerson làm việc với Buckethead trong vài dự án thì anh mới đủ can đảm để thực hiện. Vào khoảng năm 2008, Dickerson bắt tay vào làm một album solo có tên là “Iconography”. Tuy nhiên, sau đó một số bài hát trong album này đã được chuyển sang album rất hay là “The Dragons Of Eden” mà chúng ta đã gặp ở phần trên của bài viết này. Sau khi hoàn thành xong "Eden", anh này đã cố gắng không bị phân tâm để có thể hoàn thành album solo Iconography. Năm 2009, Dickerson tập trung vào sáng tác nhạc và chuyển soạn theo cách mà anh muốn. Ý tưởng của anh này là mỗi bài hát sẽ sử dụng một tay trống riêng, phù hợp với từng bài. Sau đó Dickerson đề nghị Buckethead thêm guitar – chủ yếu là solo và riff, rồi chỉnh sửa lại một hoặc 2 lượt. Trong trường hợp này, anh này đã dành rất nhiều thời gian để học cách thay đổi hợp âm và đã tạo ra một số phần tuyệt vời. Dickerson và Buckethead còn mời rất nhiều những nghệ sĩ khác nhau vào để tiếp tục thu âm và sáng tác thêm cho các bài hát trong album này. Kết quả đây là một album hòa tấu rất hay mang hơi hướng Prog Rock và một chút gì đó Jazz – Fusion. Mặc dù bản thân Dickerson không thích nhạc Jazz nhưng không hiểu sao các album của anh này đều có hơi hướng của Jazz. Album này cũng được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Trong những năm làm việc cùng Buckethead, có rất nhiều bài hát đã bị bỏ rơi và lãng quên. Một số bài hát đã hoàn thành toàn bộ, nhưng hầu hết thì vẫn là những ý tưởng dang dở. Sau này, để tránh lãng phí các ý tưởng, Dickerson quyết định tập hợp lại các bản ghi âm còn sót mà không được đưa vào trong các dự án nào cả. Đây là những bản nhạc có lẽ không đủ tốt để lọt vào một album chính thức nào hoặc những ý tưởng manh nha nhưng sau đó thì không được hoàn thiện nữa. Tất nhiên, trong những thứ này thì luôn vẫn có những ý tưởng tốt và Dickerson sau này quyết định hỏi Buckethead xem anh này có muốn thêm bất cứ thứ gì cần thiết để hoàn thành chúng không. Buckethead sau đó đã đồng ý. Vì vậy, cặp đôi này đã làm việc cùng nhau để sửa những lỗi, thiếu sót hoặc viết tiếp để hoàn thiện những chất liệu tưởng đã bị vứt bỏ. Kết quả là 7 bài hát đã được hoàn thành và trở thành album Left Hanging. Album này, như miêu tả chủ yếu là một loạt các bản nhạc chưa được phát hành từ các phần trước của album “Dragons Of Eden” và “Population Override” cũng như các album của Thanatopsis, Axiology và Gorgone. BUCKETHEAD xử lý bass và guitar, DICKERSON chơi keyboard và nhiệm vụ trống được phân chia giữa Brain, Ramy và Pinchface. Album là sự tiếp nối phong cách jammy jazz-fusion psychedelia của album “Dragons Of Eden”. Tức là sự kết hợp của hợp âm Jazz vui nhộn và tiếng organ mellotron đầy ảo giác của thập niên 70, cũng như tiếng trống kiểu Fusion của ba tay trống. Nhưng album này không có sự có mặt của tiếng đàn cello rock thính phòng đầy ám ảnh trong album “Dragons”, vì vậy nó ít tính độc đáo hơn. Nó gần như mang jazz fusion kết hợp với Psychedelic và Prog điển hình ở đầu thập kỷ 70s, tại đỉnh cao của thời hoàng kim của prog rock. Một album tốt nhưng có vẻ quá truyền thống so với tính đổi mới của Dragons. Bù lại, mọi thứ đều được chơi một cách xuất sắc với BUCKETHEAD không chỉ mang đến một số đoạn guitar đầy ý nghĩa mà còn cả một số đoạn chạy bass vui nhộn. DICKERSON tạo ra một số độ tương phản tuyệt vời của tiếng đàn organ ướt đẫm mellotron cùng với tiếng keyboards sôi nổi hơn giống như thời kỳ “Headhunters” của Herbie Hancock. Mặc dù nghe có vẻ như đây là một album retro từ những năm 70, nhưng âm thanh chân thực và được xây dựng một cách có tổ chức vì tất cả các nhạc sĩ đều liên tục jaming và hòa trộn với nhau một cách trôi chảy, dễ dàng. Thực tế là tất cả các bản nhạc này đều được ghi lại trong các dự án, album khác nhau, nhưng tất cả chúng đều kết nối khá tốt và thực sự tạo thêm hương vị cho cảm giác chúng là một album thực sự. Một album khá hay khác của dự án này. Sau này, Buckethead dừng hợp tác và chuyển sang Serie Pike, sự chấm dứt hoạt động của Buckethead với Dickerson là điều đáng tiếc vì dự án này các albums đều có chất lượng rất tốt. Hay và lạ.
Buckethead With Alix Lambert and Travis Dickerson Alix Lambert là một nhà làm phim tài liệu và nhà văn truyền hình người Mỹ. Cô này đã được đề cử cho Giải thưởng của Hiệp hội Nhà văn Hoa Kỳ cho tác phẩm Deadwood. Dickerson gặp Alix thông qua Viggo Mortensen. Cô này đã tham khảo ý kiến của Viggo về bộ phim " Eastern Promises"; khi đang viết cuốn sách " Russian Prison Tattoos", cô này rất thành thạo về nền văn hóa Nga. Alix hỏi Dickerson xem có hứng thú làm việc trên một đĩa CD không, và anh này chớp ngay lấy cơ hội vì thích ý tưởng của cô. Alix đã mang một chiếc máy ghi âm di động đến phòng tập thể dục của Sammy Stewart, một võ sĩ người Liberia. Ông tham gia thi đấu hạng ruồi nam tại Thế vận hội Mùa hè 1988, và ghi âm lời ông này nói và tập luyện. Sammy là một nhân vật đầy mê hoặc và có năng khiếu kể chuyện tuyệt vời. Alix đưa đoạn ghi âm này cho Dickerson, anh này lấy âm thanh của phòng tập thể dục và chế thêm để tạo ra nhịp điệu. Sau đó Dickerson chơi keyboards và trong khoảng một tháng tiếp theo, anh này đã sáng tác xong các bản nhạc. Khi đã có cấu trúc của album, cặp đôi này mời DJ Bonebrake và Paul Eckmann vào để chơi cùng. Sau khi chỉnh sửa khá nhiều, Dickerson đã yêu cầu Buckethead vào và tiếp tục hoàn thiện album. Tất cả các đoạn guitar trong đĩa CD này được ghi trong một lần duy nhất, từ đầu đến cuối. Đương nhiên là sau này còn rất nhiều chỉnh sửa được thực hiện kể cả với guitar, nhưng âm thanh tổng thể dường thì dường như lúc đầu, đầy sống động. Sau đó, Alix mời Sammy đến studio. Họ đặt một chiếc mic trong phòng chờ và định đặt một số câu hỏi. Nhưng Sammy đã kể lại toàn bộ câu chuyện cuộc đời mình rồi rời đi. Alix và Dickerson đã xem qua đoạn băng phỏng vấn và sử dụng những phần hấp dẫn nhất để đưa vào album. Sau đó, Dickerson xem lại album và chỉnh sửa lại âm nhạc để khiến nó trôi chảy hơn. Và kết quả cuối cùng là album Running After Deer vào năm 2008. Ngoài ra, toàn bộ cuộc phỏng vấn Sammy đã trở thành một dự án CD của Alix có tên là " The African Toy ". Qua miêu tả ta cũng có thể thấy đây như một album nhạc nền phim tài liệu kiểu Spoken words của Dickerson. Hiện tại bộ sưu tập chưa có album này. Science Faxtion Science Faxtion là một ban nhạc metal thử nghiệm của Mỹ được thành lập tại California vào năm 2007. Bao gồm nghệ sĩ chơi đa nhạc cụ kiêm ca sĩ Bootsy Collins, ca sĩ kiêm nghệ sĩ guitar Greg Hampton, nghệ sĩ guitar Buckethead, tay trống Bryan "Brain" Mantia và DJ Tobe "Tobotius" Donohue (còn được gọi là DJ Botieus). Đây thực chất là một dự án khác của Bootsy Collin. Band nhạc đã phát hành album Living on Another Frequency vào tháng 10 năm 2008. Cũng như các dự án có Buckethead và Collins khác, âm nhạc trong album này cũng có rất nhiều thể loại từ Alternative Rock tới Funk và Alt Metal. Ngoài ra còn có Electronics, Trip Hop hay Rap Metal. Các bài hát trong album này đều có lời nhưng giọng hát lại là điểm yếu của album. Phần âm nhạc khá tuyệt vời và trau chuốt với kỹ năng chơi nhạc rất tốt. Có điều giọng hát hơi yếu, thiếu lực và có thể thiếu cả cảm xúc nghe như các band Pop Rock thông thường và không nhiều điểm nhấn, có lẽ cũng không phù hợp lắm với âm nhạc của nhóm. Bộ sưu tập có album này.
Frankenstein Brothers Frankenstein Brothers là một dự án hợp tác giữa nghệ sĩ guitar Buckethead và That 1 Guy. Dự án này chỉ có một album duy nhất là Bolt On Neck vào năm 2008. Ban đầu, album chỉ bán trong các chuyến lưu diễn của Buckethead. Sau đó, được phát hành trực tuyến thông qua hãng đĩa TDRS Music. Đây là một album có bìa đĩa thiết kế rất đẹp. Bìa album đã được liệt kê trong Top 10 của The Wolf năm 2008, và nói rằng "Nghệ sĩ đã làm rất tốt việc kết hợp sự đơn giản và tinh tế, kết thúc bằng một tác phẩm có thể được chiêm ngưỡng trong suốt thời lượng của album." That 1 Guy, tên thật là Mike Silverman, là một nhạc sĩ người Mỹ sống ở Las Vegas, Nevada. Anh thường xuyên biểu diễn và thu âm với tư cách là band nhạc một người, hát và sử dụng nhiều loại nhạc cụ tự chế. Silverman theo học double bass và được đào tạo bài bản, từng theo học tại Nhạc viện San Francisco và phát triển sự nghiệp trong làng nhạc Progressive jazz vào những năm 1990, vừa biểu diễn trực tiếp vừa thu âm. Anh này khởi nghiệp trong một band nhạc jazz funk, rockabilly có tên là "The Fabulous Hedgehogs" trước khi anh phát triển phong cách chơi solo của riêng mình và nổi tiếng là one-man rhythm, kết hợp lối chơi truyền thống và slap-bass với các phần gõ sử dụng chính thân nhạc cụ. Với cách chơi 1 người, Silverman gặp rất nhiều khó khăn với các nhạc cụ thông thường, anh này bắt đầu nghĩ ra một loại nhạc cụ mới cho phép anh tự tạo ra âm nhạc của riêng mình. Lúc đầu, anh định tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia trong việc chế tạo nhạc cụ theo ý mình, nhưng sau này quyết định tự làm vì chi phí thuê quá cao. Kết quả cuối cùng chính là nhạc cụ Magic Pipe, gồm một bộ sưu tập ống pipe và khớp nối bằng thép cao 7 foot (2,1 m), với dây bass của dàn nhạc giao hưởng và thiết bị điện tử. Kể từ đó, Silverman đã phát triển sự nghiệp với tư cách là một band nhạc một thành viên với nghệ danh That 1 Guy, chủ yếu sử dụng Magic Pipe để chơi nhạc, hát và đôi khi là beatbox. Âm nhạc của That 1 Guy rất phức tạp và kì quái với nhiều ảnh hưởng từ: Drums and Tuba, Rush, Frank Zappa, Captain Beefheart và Dr. Seuss. Ngoài ra, còn có ảnh hưởng của Tom Waits. Anh này có một lượng lớn người theo dõi ở Hoa Kỳ, cũng như ở Úc. Silverman quen biết với Buckethead từ khá sớm nhưng tới năm 2008 thì cặp đôi này mới làm việc chung trong dự án Frankenstein Brothers, album duy nhất của họ nghe rất lạ, có phần gì đó gần gũi với thứ âm nhạc dân tộc ít người của nhiều nước. Một album hoàn toàn mang tính thử nghiệm với đầy đủ ý nghĩa của từ này và tuyệt vời hơn, nó mang nhiều ý nghĩa tích cực. Silverman cũng đi lưu diễn với Buckethead và được nhiều người yêu mến. Thậm chí trong một số buổi biểu diễn của riêng anh này, khán giả vẫn gọi ầm tên của Buckethead. Đây là dự án khá hay nhưng hiện tại đĩa rất khó để tìm. Hiện em chưa có album này. Banyan Banyan là một band nhạc art rock/alternative rock chịu ảnh hưởng nặng nề của jazz và funk có trụ sở tại Los Angeles, California. Band nhạc này do tay trống Stephen Perkins, cựu thành viên của Jane’s Addiction và Porno For Pyros lãnh đạo. Anh này đồng sáng lập nhóm với Emit Bloch. Các thành viên cốt lõi khác của band nhạc là Nels Cline chơi guitar, Willie Waldman chơi kèn trumpet và Mike Watt (của nhóm Minutemen) chơi bass. Mike Watt cũng hát một số bài hát của Banyan. Nhóm tung ra album đầu tay cùng tên vào năm 1997 khá thành công. Để tăng tính nghệ thuật cho album thứ 2, nhóm quyết định mới thêm loạt khách mời trong đó có: Flea, John Frusciante (cả hai đều từ Red Hot Chili Peppers), Martyn LeNoble ( từ Porno cho Pyros), Rob Wasserman và tất nhiên cả Buckethead nữa. Album này có tên là Anytime at All và tung ra vào năm 1999. Đây là một album, nói một cách chính xác thì mang phong cách Free Jazz, Jazz Funk và Jazz Rock Fusion. Một album gần như là hòa tấu và có chất lượng khá cao. Buckethead đóng góp vào 2 bài trong album, các bài đều có chất lượng khá ổn. Tiếc rằng đây cũng là album cuối cùng của nhóm. Bộ sưu tập có album Anytime At All
Bill Laswell Laswell là một trong những người bạn thân thiết nhất của Buckethead, cùng với Brain và Viggo. Buckethead đã rời bỏ rất nhiều nhóm nhạc và nghệ sĩ, rồi không quay trở lại nhưng với Praxis thì không. Bộ ba gồm Buckethead, Brain và Laswell đã quay trở lại lưu diễn vào năm 2022 và có lẽ sắp tung ra album mới. Chuyến lưu diễn rất thành công. Laswell có tên thật là William Otis Laswell (sinh ngày 12 tháng 2 năm 1955) là một nghệ sĩ guitar bass, nhà sản xuất thu âm và chủ sở hữu hãng thu âm người Mỹ. Rất nhiều album của Buckethead trước thời kỳ Pike được xuất bản thông qua các hãng đĩa của ông này. Laswell cũng tham gia vào hàng ngàn bản thu âm với nhiều đối tác từ khắp nơi trên thế giới. Âm nhạc của ông này rất đa dạng và cuốn hút với rất nhiều thể loại khác nhau: từ phong cách funk, world music, jazz, dub và các loại ambient. Theo nhà phê bình âm nhạc Chris Brazier, "Laswell định nghĩa thứ âm nhạc thú vị của mình là 'âm nhạc va chạm' liên quan đến việc tập hợp các nhạc sĩ từ các lĩnh vực cực kỳ khác biệt nhưng bổ sung cho nhau và xem điều gì sẽ xảy ra." Trong tác phẩm của mình, Laswell quan niệm là "Không có gì là chuẩn mực, mọi thứ đều được phép". Mặc dù các band nhạc của ông này có thể có cùng tên và cùng số lượng nghệ sĩ, nhưng phong cách và chủ đề được khám phá trong các album khác nhau có thể khác nhau rất nhiều. Ví dụ như band Material, ban đầu là một nhóm nhạc Dance Funk, nhưng các album sau đó tập trung vào hip hop, jazz hoặc spoken word với những lời nói của William S. Burroughs. Ngay cả Praxis thực chất cũng là một dự án của Laswell. Hầu hết các phiên bản của band nhạc này đều có mặt Buckethead, nhưng các album vẫn có sự khác biệt rất lớn. Ngay từ khi còn trẻ, Laswell đã là nghệ sĩ chuyên nghiệp rất sớm với tư cách là bassist trong các band nhạc R&B và funk ở Detroit và Ann Arbor, Michigan. Ông này đã có dịp xem các chương trình kết hợp nhiều thể loại, chẳng hạn như Iggy and the Stooges, MC5 và Funkadelic. Ông cũng chịu ảnh hưởng của các nhạc sĩ nhạc jazz gạo cội như John Coltrane, Albert Ayler và Miles Davis. Tới cuối thập kỷ 70s, ông này tới New York và tại đây thì lập ra nhóm Material. Lúc này Material là một band nhạc phụ trợ của Daevid Allen và New York Gong – những huyền thoại khác của Canterbury Scene. Tại đây, Laswell có cơ hội làm việc với Brian Eno, Fred Frith, John Zorn, Daniel Ponce, Ginger Baker, Peter Brötzmann, Kip Hanrahan, Sonny Sharrock và với các nhạc sĩ thuộc dòng nhạc No Wave, một thể loại kết hợp giữa Avant Garde, nhạc jazz, funk và punk. Sau đó, Laswell bắt đầu ghi âm với Material với rất nhiều phong cách từ experimental, kết hợp jazz, funk, pop và R&B. Năm 1982, Laswell phát hành Baselines, album solo đầu tay. Một năm sau, ông này có bước đột phá với "Rockit", bài hát đồng sáng tác và sản xuất cho album Future Shock của Herbie Hancock. Ông này chơi bass và đồng sáng tác các bài hát khác trong album này, dẫn đến sự hợp tác với Hancock trong suốt những năm 2000. Ông thậm chí đã giành được giải Grammy nhờ sản xuất album tiếp theo của Hancock là Sound-System. Laswell sau đó còn sản xuất albums cho Sly and Robbie, Mick Jagger, PiL, Motörhead, Ramones, Iggy Pop và Yoko Ono. Nhiều band nhạc trong số này đã tạo cơ hội cho Laswell thuê nhóm làm việc của mình để thu âm trên các đĩa hát mainstream hơn. Đến thập kỷ 90s, Laswell đã có đủ uy tín và tài chính để thành lập hãng đĩa đầu tiên của riêng mình là Axiom Records. Tại đây ông có cơ hội làm việc với rất nhiều nghệ sĩ của đủ các thể loại và đến từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài việc sáng lập ra Praxis, Laswell còn tập hợp những sáng tác của các nhạc sĩ, để tung ra album Funkronomicon vào năm 95. Album thực chất là một bộ sưu tập các bản nhạc của nhiều nghệ sĩ khác nhau dưới sự kết hợp với Laswell. Funkcronomicon có sự tham gia đông đảo của các thành viên khác nhau của Parliament-Funkadelic, đến mức nó được nhiều người coi là một album P-Funk chính thức. Album bao gồm những bản nhạc có thể coi là tuyệt phẩm nghệ thuật đích thực cuối cùng của Pedro Bell, cũng như bản thu âm cuối cùng của nghệ sĩ guitar P-Funk, Eddie Hazel trước khi ông qua đời vào năm 1992. Album bao gồm các bản nhạc mới được thu âm, cũng như các bản nhạc đã được giới thiệu trong các sản phẩm khác của Bill Laswell. Ngoài ra album cũng có sự tham dự của Buckethead trong 4 bài hát và cả Herbie Hancock nữa. Bộ sưu tập có album này (2CDs) Sau đó, Laswell còn lập ra rất nhiều hãng đĩa như: Subharmonic chuyên về ambient, dub; Submeta chuyên về spoken word; Black Arc chyên về Funk, Blues, Black Rock; Innerythmic – một hãng tổng hợp các band nhạc yêu thích của Laswell. Laswell cũng từng gặp gỡ để bàn về việc sản xuất album của Miles Davis nhưng do quá bận nên cặp đôi này không thể thực hiện được trước khi Miles qua đời. Laswell đã hợp tác với vô số nhạc sĩ từ đủ các thể loại, quốc gia trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ không thể điểm lại toàn bộ các dự án của ông. Tại đây chỉ xem xét các nhóm mà bộ sưu tập có đĩa. Ngoài Funkcronomicon có sự góp mặt của Buckethead trong 4 bài hát, Buckethead còn góp mặt trong album solo của Laswell có tên là Point Of Order vào năm 2001. Đây là một album kiểu Nu Jazz, Electronic, Drum N Bass và Trip Hop rất hay. Em có album này bản digipack. Ngoài ra thì còn có một số dự án của Laswell mà không có sự góp mặt của Buckethead nhưng chúng ta cũng tiện thể giới thiệu luôn gồm: Material – Seven Souls -1989. Đây là một album theo phong cách chủ yếu là nhạc Dub – tức là một dạng hòa tấu Reggae. Thể loại này được đặc trưng bởi sự nhấn mạnh vào nhịp điệu, sử dụng rộng rãi các hiệu ứng âm thanh và heavy reverb. Phong cách này đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của âm nhạc điện tử bằng cách phát triển khái niệm remixed hiện đại. Album này kết hợp cả Spoken Word và có chất lượng rất tốt. Đây là một album concept dựa trên tiểu thuyết The Western Lands của William Burroughs - được cho là nỗ lực sáng tạo lớn cuối cùng của nhà văn này. Seven Souls đã đưa ra âm nhạc diễn giải như là Dub, avant-jazz, nhạc Trung Đông cùng với việc đọc những đoạn trích từ tiểu thuyết. Hãy tưởng tượng ta đang nghe album Passion của Peter Gabriel - một sự kết hợp giữa âm nhạc kiểu World Music truyền thống với âm thanh kiểu điện tử hiện đại và kết hợp với sự nhạy cảm nhẹ nhàng của Prog Rock thời gian này, chúng ta sẽ tưởng tượng ra giai điệu kỳ lạ của album này. Mặc dù trong album này, Laswell chơi đa nhạc cụ (lúc này Material chỉ có mình ông và một nhóm các nhạc sĩ khách mời), nhưng ông là một tay bass tuyệt vời trong tâm khảm. Nên hãy nghe album này với một dàn âm thanh có tiếng bass thật tốt để tránh bỏ qua tài năng chơi bass của ông. Deadline – Dissident -1991: Đây là một dự án kiểu Electronic của Laswell. Ngoài âm thanh điện tử, như với hầu hết các dự án của Laswell, có một lượng lớn nhạc Experimental jazz & rock, trộn lẫn với funk. Album này có 3 tay bass đầy tài năng và rất được yêu mến là Bill Laswell, Jonas Hellborg và Bootsy Collins chơi cùng. Album có chất lượng khá tốt. Sacred System- Nagual Site -1998. Đây là một dự án kiểu ambient dub và thật đáng ngạc nhiên, mang nhiều âm hưởng từ âm nhạc Đông Nam Á. Mặc dù Sacred System Mặc dù dự án này có thể đã bắt đầu với một trọng tâm khác là Dub nhưng tới album này thì nó tích hợp rất nhiều World Music vào âm nhạc. Có rất nhiều nghệ sĩ từ rất nhiều quốc gia khác nhau tham gia vào album này với rất nhiều các loại nhạc cụ khác nhau và có lẽ nó mang âm hưởng World Music, đặc biệt là nhạc tại khu vực Đông Nam Á.
Hay quá, em hóng phần Bill Laswell của bác. Em thấy Bill Laswell cùng với John Zorn là 2 tay hết sức quái kiệt (vừa lập hãng đĩa, sản xuất, làm và chơi nhiều thứ nhạc khác nhau). Nhưng mà tay mơ như em ko theo nổi vì ông í làm nhạc quá nhiều và cũng quá khác nhau. Em chỉ vớ dc mấy cái lẻ tẻ tương đối lộn xộn. Sacred System/Nagual Site Album đầu tay của Bill: Baselines Album Blixt của Bill làm với Raoul Bjorkenheim và Morgan Agren: Bill làm lại (reconstruction & mix translation) 2 albums nhạc jazz fusion của Carlos Satana: Cuối cùng là cái album thuộc loại thành công nhất của Bill sản xuất cho Herbie Hancock - Future Shock.
Nói chung mấy bác này theo được cũng rất mệt vì nhiều đĩa và quá nhiều thể loại. Đĩa cũng không dễ kiếm nữa. Mấy cái em có nghe cũng rất được.
Cornbugs Cornbugs là một band nhạc theo phong cách Avant Garde Metal được thành lập vào năm 1995. Bao gồm giọng ca chính Bill "Choptop" Moseley, nghệ sĩ guitar Buckethead, tay trống Pinchface và keyboard Travis Dickerson. Các nghệ sĩ khác chúng ta đã quá quen thuộc chỉ còn lại Bill Moseley. Moseley thực chất là một diễn viên, chuyên đóng những phim kinh dị, một trong những phim nổi tiếng nhất ông này từng đóng là The Texas Chainsaw Massacre 2, với nhân vật phản diện Chop Top. Trong dự án âm nhạc này Moseley cũng lấy nghệ danh là Chop Top. Bill Moseley và Buckethead gặp nhau lần đầu vào tháng 8 năm 1992, khi Moseley đang đóng vai chính trong một vở kịch. Lúc đó có một người bạn của Moseley, đóng vai kẻ giết người hàng loạt Charles Manson giới thiệu ông này với Buckethead, người vốn là một fan hâm mộ của bộ phim The Texas Chainsaw Massacre. Sau khi trò chuyện một chút, Buckethead mời Moseley tới Santa Monica để cùng ghi âm album. Tại đây, Buckethead đang ghi âm album thứ hai trong sự nghiệp (album Giant Robot-94) và có một số bài về nhân vật Choptop, người mà Buckethead rất ấn tượng. Moseley vui vẻ nhận lời. Thế nhưng, do Moseley không có bản quyền cái tên Choptop nên trong album này, Moseley buộc phải đổi tên thành Onions. Dưới cái tên mới 'Onions', Bill Moseley đã thu âm hai bài hát cho album 'Giant Robot' năm 1994 của Buckethead là 'Onions Unleashed' và 'I Come in Peace' là bản làm lại của bài hát 'Random Killing' của Deli Creeps. Thành công của Buckethead khiến Moseley nảy ra ý tưởng thành lập band nhạc để có thể bán đĩa CD tại các lễ hội phim kinh dị do ông này tham gia. Và sau đó chính ông kết hợp với Buckethead, Bill Moseley và tay trống của Deli Creeps, Pinchface lập ra Cornbugs. Nguồn gốc tên này là từ việc Bill tới thăm nhà Buckethead, nhà lại có sân sau vườn trồng khá nhiều ngô. Bill bóc một bắp ngô và bị nhiều con bọ ngô tấn công. Từ đó cái tên Cornbugs ra đời. Cornbugs đã phát hành album đầu tiên của họ 'Spot the Psycho' vào năm 1999, cùng năm đó Buckethead phát hành album thay đổi sự nghiệp của mình 'Monsters & Robots'. Album này cũng có sự xuất hiện của khách mời Bill Moseley trong bài hát kinh điển 'Jowls' mà sau này Moseley sẽ biểu diễn cùng Buckethead trên sân khấu. Bộ ba này sau đó phát hành 2 albums lần lượt là Cemetery Pinch -2001 và How Now Brown Cow cả 3 albums đầu tiên này đều phát hành dưới dạng CDR và tự làm bìa đĩa với số lượng rất hạn chế. Tất cả các albums này hiện đều là tài sản sưu tầm rất khó kiếm. Chất lượng các album không quá cao nhưng độ quý hiếm thì rất lớn. Sau 3 albums tự làm, tự trang trí thì nhóm này thì nhóm này có hợp đồng với hãng Rack – O và tung ra 2 albums là Brain Circus -2004 và Donkey Town cùng với hai DVD trước khi tan rã vào năm 2007. Bộ sưu tập có album Brain Circus -2004. Do những albums đầu tay rất hiếm, sau này dưới sự yêu cầu của fan hâm mộ, nhóm tung ra 3 albums tổng hợp lần lượt là Skeleton Farm -2005, Rest Home for Robots -2005, Celebrity Psychos -2006. Về cơ bản 3 albums này chính là 3 albums đầu tay (hiện đã thất truyền) nhưng trộn lẫn các bài hát vào nhau, có lược đi một số bài và được Dickerson remastered lại, chất lượng tốt hơn. Bộ sưu tập có album Rest Home for Robots -2005, với chữ ký của Moseley trên mặt đĩa CD Và album Celebrity Psychos -2006, cũng có chữ ký của Moseley. (Album thứ ba Skeleton Farm -2005 em cũng đã đặt được nhưng hiện tại chưa về tới nơi, khi nào nhận được sẽ upload lên sau). Cornbugs cuối cùng sẽ tan rã vào năm 2007. Bill Moseley và Buckethead đường ai nấy đi sau khi Moseley nhận được một cuộc điện thoại hơi lạ. Phải tới hơn 10 năm sau, trong một cuộc phỏng vấn, Bill mới tiết lộ thông tin cuộc gọi này. Khi gọi điện, Buckethead chỉ nói "Tôi sẽ không nói chuyện với anh nữa" hoặc "trong một thời gian" gì đó – ông không nhớ chi tiết. Bill chỉ nghĩ rằng Buckethead đã làm việc nhiều và cảm thấy mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi vài năm nên cũng không có vấn đề gì. Nhưng trên thực tế, Buckethead và Bill đã không hề kết nối sau đó nữa. Vì vậy, trong khi các album của Cornbugs có thể không dành cho tất cả mọi người. Điều đáng chú ý là, theo sự thừa nhận của chính Bill Moseley, phần lớn các bài hát đã được “Tạo ra ngay tại chỗ. Tất cả hoàn toàn ngẫu hứng. Không bao giờ có lần nghe lại thứ hai và không có buổi diễn tập nào. Điều đó, chắc chắn làm cho các album của Cornbugs trở nên ấn tượng hơn. Âm nhạc của Cornbugs mang nhiều tính thử nghiệm, khác lạ kiểu như Primus nhưng thậm chí còn có phần quái dị hơn. Giọng hát của Moseley quái và có lẽ cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ Les Claypool của Primus. Tất nhiên, Buckethead sẽ tiếp tục phát hành thêm khoảng vài trăm album nữa, và Bill Moseley tiếp tục làm phim và thậm chí đã hợp tác với cựu thủ lĩnh Pantera, Phil Anselmo với band nhạc có tên “Bill & Phil”.
Soundtrack Buckethead tham gia vào khá nhiều nhạc phim, trước đây chủ yếu là những phim võ thuật, kinh dị hoặc khoa học viễn tưởng mà anh rất yêu thích. Sau này, cùng với sự dìu dắt của Viggo, Buckethead còn tham gia vào cả những bộ phim thuộc dạng nghệ thuật, chính kịch. Hiện tại, Buckethead đã tham gia vào khoảng 20 bộ phim trong đó phim đầu tiên là Last Action Hero vào năm 93 và phim mới nhất là Falling năm 2020 của Viggo Mortensen. Chúng ta sẽ tới với một số bộ phim mà Buckethead có tham gia và có trong bộ sưu tập. Mortal Kombat (phim này bao gồm một số phần), bộ sưu tập có album soundtrack đầu tiên của serie là Mortal Kombat: Original Motion Picture Soundtrack năm 1995. Mortal Kombat là một trò chơi rất nổi tiếng trong thập kỷ 90s của Sega. Đây là trò chơi võ thuật với những nhân vật như Liu Kang, Johny Cage, Sub Zero…. Bộ phim này được dựa trên cốt truyện của trò chơi điện tử rất ăn khách tại thời điểm bấy giờ. Nội dung chính của bộ phim kể về cuộc thi võ thuật giữa 2 thế lực Earthrealm và Outworld. Nếu bên nào bị thua 10 lần liên tiếp thì sẽ trở thành nô lệ. Lúc này thì phía Earthrealm đã bị thua tới 9 lần, do đó trong lần cuối cùng, họ phải cố gắng để giành chiến thắng bằng mọi giá để tránh bị xâm lược. Đứng đầu bên Earthrealm là Rayden – vị thần sấm sét, đã chọn Liu Kang, Johny Cage và Sonya Blade cho trận chiến này. Trải qua rất nhiều căng thẳng và cạm bẫy, cuối cùng Liu Kang và các bạn đã chiến thắng Shang Tsung, kẻ có thể hóa thân thành những người khác, và giải thoát thế giới. Nhưng đó chưa phải là điểm cuối cùng, vì sau khi Tsung bị giết, thì Emperor là ông chủ của Tsung xuất hiện để chuẩn bị cho một cuộc chiến mới. Đó là về mặt nội dung của bộ phim, còn về mặt âm nhạc, Mortal Kombat: Original Motion Picture Soundtrack là album dạng tổng hợp đi kèm với bộ phim năm 1995 Mortal Kombat. Một album pha trộn giữa nhạc dance điện tử (EDM) cùng với nhạc rock. Nhạc phim khá hay, thậm chí được đề cử cho Giải thưởng Golden Reel của Hoa Kỳ, cho Motion Picture Sound Editors và giành được Giải thưởng Âm nhạc Điện ảnh BMI Film & TV. Album này cũng giành được đĩa bạch kim (bán hơn 1 triệu bản) trong vòng chưa đầy một năm, đạt vị trí thứ 10 trên Billboard 200, và được đưa vào Kỷ lục Guinness Thế giới 2011 với tư cách là "album nhạc phim spin-off trò chơi điện tử thành công nhất". Đây cũng là bản thu âm nhạc EDM đầu tiên nhận được chứng nhận Bạch kim tại Hoa Kỳ. Sự nổi tiếng của nó đã truyền cảm hứng cho các albums khác trong chùm Mortal Kombat: More Kombat. Vì là một album tổng hợp: nó là một album của rất nhiều nghệ sĩ, từ George S. Clinton, Gravity Kills, Fear Factory, GZR, KFMDF, Orbital, Napalm Death tới Type O Negative và cả Buckethead nữa. Buckethead kết hợp với Clinton để làm nhạc nền (Score) cho bộ phim này. Chính vì là người làm nhạc nền nên Clinton có 3 bài hát, nhiều hơn tất cả các nghệ sĩ khác. Buckethead đóng góp guitar trong 1 bài hát của Clinton. Dù trên thực tế, mỗi nghệ sĩ chỉ có một bài hát nhưng album rất hay và trở thành một biểu tượng của nhạc EDM thế giới sau này.
Đọc thớt bác chủ dưng thấy bùi ngùi ghê. Thiệt sự nể với kiến thức bác chủ về âm nhạc mà toàn là thể loại khó. Nhớ thời học sinh ghê. Hồi ý có cái cát sét chuyên mở FM 99,9 nghe chường trình Những Ca Khúc Bất Hủ của Trúy Quyền dẫn ( tên em đọc đúng nhưng viết có thể sai Trí Quyền hay Trúy Huyền á ), mê mải anh í với giọng dẫn chương trình trầm ấm chậm rãi và kiến thức về âm nhạc với đủ thể loại. Cách viết bác chủ em thấy chậm rãi trải từ từ cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, sao mà giống giống anh Trúy Quyền của chương trình Ca Khúc Bất Hủ năm xưa em nghe quá. Cả 1 thời học sinh, xưa còn viết thư gửi ảnh nữa chớ
Cảm ơn bác động viên. Kiến thức trong này thực ra phần nhiều là sưu tầm từ các nguồn tài liệu khác nhau thôi chứ cũng không có gì ghê gớm cả. Trong này em chỉ đưa một phần cảm nhận của em và sắp xếp lại cho dễ hiểu, hợp lý để những ai quan tâm có thể tìm hiểu khá cặn kẽ về những band nhạc yêu thích.
Masters of Horror - Soundtrack Masters of Horror là một serie phim truyền hình do Mick Garris lãnh đạo. Ý tưởng của Garris là mời một loạt những đạo diễn danh tiếng trong lĩnh vực phim kinh dị và các thể loại khác để viết kịch bản và đạo diễn cho mỗi tập của serie phim kinh dị này. Các tập trong serie này hoàn toàn là những câu chuyện riêng lẻ, không liên quan tới nhau và tạo cảm giác kinh dị theo nhiều khía cạnh khác biệt. Bộ phim này chỉ trình chiếu trên truyền hình cáp và đã có nhiều phản hồi rất tích cực. Chính vì thế mà Garris đã tiếp tục thực hiện phần thứ 2 sau khi phần một kết thúc. Mỗi phần gồm 13 tập phim kinh dị theo đủ các thể loại từ cổ trang, hiện tại, giết người hàng loạt tới khoa học viễn tưởng, các hiện tượng siêu nhiên kỳ bí… Do mời toàn những đạo diễn có tên tuổi nên phần nhạc phim cũng được thực hiện khá công phu và chỉn chu với sự tham gia của rất nhiều những nghệ sĩ nổi tiếng, thuộc nhiều thể loại khác nhau tùy theo từng tập phim. Buckethead cũng tham gia vào tập phim Dance Of Death -tập 3 của phần 1. Đây là một câu chuyện kinh dị khoa học viễn tưởng kể về tương lai khi thế chiến III kết thúc với những loại vũ khí hủy diệt được sử dụng. Thế giới trở thành một nơi hỗn loạn và còn rất ít người sống sót. Nơi cô gái trẻ Peggy sống với mẹ của cô. Chị gái Anna và bố của cô thì đã chết nhưng có để lại một chút tài sản. Cô gái trẻ quen bạn trai là một kẻ nghiện ngập và mang tới câu lạc bộ có tên là The Doom Room. Tại đây cô gái đã chứng kiến sự thác loạn của con người, nơi chủ của câu lạc bộ là MC thu thập xác của những dân chơi trẻ quá liều- Loopies và cho họ uống thứ chất kích thích để họ sống lại và nhảy múa. Đến khi họ không còn nhảy được nữa thì sẽ bị chích điện. Điều kinh dị hơn, tại đây cô gặp lại chính chị gái Anna của mình là một Loopie. Khi Anna bị chích điện và rơi xuống sàn, Peggy cùng bạn trai ôm chị chạy trốn. Khi cặp đôi chạy ra ngoài thì gặp mẹ của cô, người theo dõi cô đi chơi tại hộp đêm. Lúc này MC đuổi theo và câu chuyện hé lộ những bí mật khủng khiếp, thì ra do Anna hay đi chơi và nghiện ngập tại hộp đêm nên chính mẹ đẻ cô này đã bán cô cho MC dù cô còn sống, số tiền đó chính là tiền mà gia đình cô thu thập được chứ không phải tiền cha cô để lại. Căm hận, Peggy quyết định đổi mẹ của cô lấy cái xác của Anna rồi đem đi chôn. Sau đó Peggy trở thành khách hàng thường xuyên tại hộp đêm, nơi cô chứng kiến mẹ của mình nhảy múa và bị chích điện. Buckethead tham gia vào nhạc phim này với bài hát We Are One, là bản nhạc khi Peggy đến thị trấn Muskeet nơi có hộp đêm Doom Room với các bạn bè. Bài này thực chất là lấy từ album Enter The Chickens do Buckethead kết hợp với Serj Tankian của System Of A Down và là single chính của album này. Bài hát cũng có videos Clip kể về câu chuyện kiểu Frankenstein với việc Buckethead lấy những mảnh thân thể của những con vật để tạo ra một sinh vật mới. Sau đó, chính sinh vật này quay lại tấn công người đã tạo ra mình. Bài hát này cũng là một trong những bài rất được yêu thích của Buckethead. Soundtrack của serie phim này cũng khá thành công - bán được tầm 50 000 bản
Em vào Qobuz tìm album Monster & Robots nghe. Em nghe tới bài thứ 5 là ko chịu nổi. Bài thứ 4 thì hát nhanh như đọc rap vậy mà giọng đọc kiểu bất cần đời có cả tiếng cười mỉa nữa. Cảm giác nặng nề dã man nhất là bài thứ 5 Revenge Of The Double Man, chìm dưới tiếng ghi ta điện và tiếng trống là giọng ồm ồm đàn ông. Cảm giác nặng nề cực kỳ luôn bác, em nhắm mắt ngồi nghe. Tới bài thứ 5 là tạch.