Sau một thời gian nghe sản phẩm amp 6C4C PSE dùng mạch DRD, đèn lái E88CC (7308) lắp 2 nửa song song, mặc dù đã vừa ý rồi nhưng tôi ngứa tay chọc ngoáy lại như sau: - Chạy đèn lái theo kiểu common cathode: cảm giác chi tiết và độ động còn hơn nữa. Tiết kiệm được đôi tụ thoát cathode; - Lắp một stepped atenuator theo kiểu Aikido: âm thanh sạch và ngọt ngào hơn. Tiết kiệm được chiết áp ALPS. Mong các bác góp ý phê bình.
Cái này hơi quái ah nha. Nhờ các cao thủ chỉ giáo dùm. Em thấp học nên chỉ đoán thế này: 1. Mạch này có cái tụ không biết là Ultrapath hay là Parafeed? 2. Thoát cathode của tầng công suất dùng 1 phần của OPT, lý thuyết này đã được các bác nói đến nhưng chưa thực hiện vì chưa thử quấn. Cái này không biết bác tta kiếm ở đâu được cái OPT này? 3. Choke anode tại tầng lái. 4. Direct Coupling, cái này phê ah nha. Nếu dùng CCS thì còn đỡ chứ dùng trở thoát cathode thì chỉnh dòng hơi bị phê. Cái mạch này tập hợp nhiều lý thuyết quá, đề nghị bác tta cho biết trị số chi tiết.
-------- Con sơ đồ của bác này thuộc loại kịch độc đó. Em chiêm nguỡng đã rất nhiều sơ đồ nhưng chưa thấy cái nào độc đáo như cái này.
Chào bạn Không quái gì cả đâu . Gợi ý nhỏ : Dòng điện chạy từ nơi có điện thế cao ( Tức +)đến điện thế thấp ( Âm hơn ) . Lưới của đèn bao giờ cùng yêu cầu cũng yêu cầu điện áp Âm . Tìm chỗ nào có điện áp Âm nối vào lưới sao cho đúng bằng điện áp âm của đèn yêu cầu tại điểm làm việc là xong . Sụt áp trên con trở Anode đèn Pre = Bias của đèn CS 6C4C . Chấm hết
Cám ơn các bác đã quan tâm. Tôi dùng mạch cỏ bản là DRD (tham khảo tại http://www.electra-print.com/2a3drd.php; http://boozhoundlabs.com/monkey/; http://home.earthlink.net/~jeremyepstein/freelunch.html). Đèn lái thì lúc đầu cho chạy 2 nửa song song và mới được đổi thành kiểu common cathode. Điểm đặc biệt là cái OPT do tôi tự cuốn bằng lõi C (Ni), theo kiểu SC OPT (self compensated OPT) do cao thủ người Pháp là Ari Polisois hướng dẫn. Ông này cũng là tác giả của mạch DCMB (direct coupling modulated bias - http://www.audiodesignguide.com/abb/dcmb.html) mà tôi đã sử dụng để làm amp 6C33C PSE. Trở lại SC OPT, nó đặc biệt là ngoài cuộn sơ cấp và thứ cấp, nó có thêm cuộn thứ 3 với cỡ dây và số vòng như cuộn sơ cấp. Cuộn sơ cấp và cuộn thứ 3 nối tiếp với nhau, điểm nối tạo thành một kiểu CT. Đầu còn lại của cuộn thứ 3 (B+ nối vào đây) và điểm CT được nối qua 2 con tụ vào cathode đèn công suất. Đầu còn lại của cuộn sơ cấp nối vào plate đèn công suất. Theo tôi hiểu thì cuộn thứ 3 này có tác dụng khử bão hòa từ, vì thế nên OPT không cần có air gap. Theo Ari Polisois thì cách đấu SC OPT vào mạch này không có nghĩa đây là mạch ultrapath. Tôi mới thay trở cathode của 7308 bằng IXYS 10M455 và đang loay hoay thử thay trở cathode của 6C4C bằng LM317 và IRFP240 mà thấy khó quá! Tôi thử áp dụng theo kiểu của bác Kiên Hải Phòng (xem hình) mà nó cứ chạy đi đâu ấy, toát cả mồ hôi! Không hiểu còn thiếu cái gì nữa.
Chào bác !!! Tớ rất vui khi có thêm một người cùng chung sở thích với tớ ( thích mày mò tìm hiểu ) * Bác nên sử dụng IRF 250 trong mạch này . * Cái power chạy sơ đồ trên hiện đang ở TP . HCM không biết bác có ở TP, HCM không ? Bác có thể xem cụ thể , may ra giúp thêm cho bác tý thông tin.(cho thỏa tính tò mò của bác .)
------ Quan bác này lọ mọ quá nhỉ. Cái mà bác đang ngoắy khoai tây gọi là CCS katốt. Lời khuyên chân tình của tôi là : - Không nên cho họ LM và 78xx,79xx tham gia vaò chốn này bởi chúng có noise lớn không hợp với mạch HI-end :lol: - Bác nên dùng MJE350 vào chỗ đó, nó đáp ứng đủ các yếu tố CHẮC- BỀN- NHANH- NGON-BỔ-RẺ . Bận quá em vù lẹ cái đã rồi post sơ đồ lên cho bác sau. Mời.
Xin chào bác Kiên! Tôi ở Hà Nội bác ạ. Có dịp đi Hải Phòng thế nào cũng xin được tới gặp bác. Trở lại cái mạch của bác, hiện tôi chỉ có LM317, IRFP240 và IRF610, theo bác thì có dùng được không ạ? Trong mạch có cái điểm 216V đó, cứ lắp đúng thì điện áp đó sẽ tự xuất hiện hả bác? Kính.
Chào bác ThuyLT, Tôi cũng đã đọc đi đọc lại cái topic về CCS của bác rồi. Nẫu ruột ở chỗ là tốc độ tiếp thu ngày càng chậm nên phải tốn nhiều thời gian để có thể thủng được vấn đề. Mà mấy cái bán dẫn này, nó đã bé lại còn nhiều chân cẳng, toét hết cả mắt mà vẫn hay bị nhầm! Cái con MJE350 ở chợ Trời có bán không bác? Bác nhớ cho tôi cái sơ đồ nhé. Cám ơn bác trước.
Bác " tta60 " à ! Theo kinh nghiệm cá nhân tớ thì thế này ạ . * Bác trọn IRF có điện áp chịu đựng và cho audio được . cách chọn như đã bàn ở đây : http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php? ... ht=#163300 Trong sơ đồ trên thì con LM317 làm nhiệm vụ hạn dòng . Vậy bác phải tính tổng dòng đi qua 6C4C sau đó chia cho hai phần Phần thứ nhất và quan trọng hơn đó là dòng cho đèn đẩy (drive ) Còn lại là cho LM317 Nhưng khi lắp bác fix ( chốt ) LM317 sau đó mới chỉnh cho đèn đẩy . Nếu đèn mới thì ăn ngay còn đèn không được tốt sẽ trôi lung tung . Chúc bác sớm thành công
Cám ơn bác. Bác cho hỏi một câu ngớ ngẩn nữa ạ: trong mạch của bác, dòng đi qua 807 là 84mA, được chia thành 2 phần: 14mA cho 6BQ5 và 70mA cho LM317, như vậy là dòng qua con trở 50R ở cathode của 807 cũng phải là 84mA? Kính.
Bác Kiên ơi, tầng đầu em thích dùng tải trở thông thường rồi nối trực tiếp vào lưới đèn. Vậy cái phần ccs ở cathod theo như sơ đồ của bác có dùng được không?
------- ý chít post lộn sory nhé: Con MJE340 dùng cho CCS ở Katốt còn con MJE350 dùng ở Anodeload cả 2 con này ở Chợ trời đều rất sẵn, nếu sản xuất ở Đại hàn dân quốc thì nó có ký hiệu là KSE340. Sơ đồ đây, PCB, mạch in và cách điều chỉnh thì như trong Topic CCS tôi đã nêu.
Cụ đinh có vẻ coi thường người khác nhỉ. Với cụ không biết có cái gi` là quái nhỉ? Chắc trên đời cái gì cụ cũ biết ha?
Chưa hiểu bạn định nói gì và suy ra từ đâu . Mình dùng từ của bạn cơ mà Có nhiều cái không biết lắm, bạn ạ ví dụ đơn giản nhất : Chẳng hiểu tại sao bạn lại phê phán khi mình trả lời bạn :wink: :wink: :wink: ? . Nếu chưa đồng ý bạn có thể PM nói rõ hơn cơ mà .
Cuối cùng thì tôi cũng đã làm được phần CCS cho cathode đèn công suất: nhỏ, nhẹ, cho thông số đúng như tính toán. So với mấy con trở sứ thô kệch thì quả là hiện đại! Có điều là đến khi bật nhạc nghe thử, thấy đúng là tiếng cứng, đanh hơn. Hay là vì mình nghe tiếng méo quen rồi cũng nên. Tóm lại là vẫn để nguyên mấy con trở ở đó mà dùng tiếp. Cho đến lần chọc ngoáy sau.
Cụ đinh có lẽ không hiểu những gì em viết. Nên giải thích theo hướng khác nhưng lại mở đầu bằng không có gì quái và kết thúc là chấm hết cứ như là mình biết tất. Trên thực tế thì hic hic! Mong các bác thông cảm.
------ Cảm giác của bạn hoàn toàn chính xác đó. Thực ra trên mạng làm theo thì dễ nhưng sáng tạo từ ý Tưởng của người đề xướng là khó đó. nếu những người thiết kế có thời gian để tính toán và vẽ mạch post lên chính xác thì rất dễ cho các bạn ngọai đạo, tuy nhiên việc này là rất khó bởi lấy đâu ra thời gian để vẽ mạch post bài cho từng mạch cụ tỷ bây giờ , thậm chí là các mạch theo chuyên môn hoàn toàn giống nhau về cấu trúc chỉ khác nhau một vài trị số điện trở, thì lại càng ít nhà chuyên môn quan tâm. :lol: