Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? khà khà... đích thị là bài em đọc trước đây rùi... chỉ có thể với Mozart thôi. thanks bác Herohn nhé.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? EM có đọc ở đâu đó chỉ cho trẻ con nghe giao hưởng ít và chỉ những masterpice đơn giản thôi, cho nghe nhìu sẽ làm cho trẻ thêm tính vị kỷ khi lớn lên sau này! Nhóc nhà em cho nghe toàn nhạc quê hương thôi cho nó yêu Nước nhà! :lol: Bé Chị lớn thì mê hajeluja & can U feel the love to 9 vì cháu mê phim Shrek & lionking. Còn Cu nhỏ thì lâu lâu thấy ca lao ngao " Ai đang đi bên cầu bông, té xuống sông ướt cái quần ni lông ...."
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? đúng rồi bác ạ. nghe liên tục, cả ngày... não trẻ bị kích thích liên tục... thì có mà thành siêu quậy Teppi à. theo e, nên nghe mỗi ngày 2-3 lần, lần khoảng 15-20 phút thôi. tối về nhà, e hỏi amply vô địch e xem cụ thể là thế nào... vì ẻm là Neurologist mà. ps: nhà e có 1 cái đĩa origin tựa là Dear, mom là đĩa CD dành tặng quà cho mẹ, vợ... khi dịp nào đấy. đây là collection toàn các bài sonata Piano của Mozart được lồng trong những tiếng thiên nhiên như chim hót, nước chảy róc rách, mưa rơi, sấm... nghe khá thư giãn. bác nào có nhu cầu copy, ghé e...
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Vậy là bác Mô Da có vẻ ngon, nhưng mà còn bao nhiêu là các bác khác nữa như Vi Van Đi, Chai Kốp Ky, Bít Thô Ven, Bách.... không biết thế nào. Vì em thấy nhạc cổ điển có biết bao nhiêu là bác nổi tiếng. Ngoài lề cái sự thông minh nhờ món này. Trưa nay có bác lại bảo em là nhạc cổ điển đôi khi phản tác dụng nếu nghe không đúng lúc. Chuyện kể là bác ý cùng amply đang xxx và nghe Phiên chợ Ba Tư, thì đúng lúc cao trào bản nhạc kết thúc và gây ra âm thanh tương đối to và đột ngột nên bác gái điên tiết và gây ra 1 số thiệt hại về vật chất và tinh thần (vứt đĩa, cấm vận bác ý....). Em thấy sa vào món này kể cũng vất, nhưng nếu lên được IQ thì em vẫn cứ cố.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Thảo nào em thấy nhiều người nghe nhạc Mô dắc thế, còn mấy ôg tập nhạc mà suốt ngày tập nhạc Mô dắc thì khỏi nói bị bệnh chi hết các Pác nhỉ :lol:
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Em không chắc lắm. Nhưng nếu nó tốt cho thần kinh như quảng cáo trên mấy DVD thì mấy bác trong giàn nhạc giảo hưởng chắc không bao giờ có vấn đề về thần kinh bác nhỉ? Được nghe và tập suốt mà. Em cũng đang tập nghe cho nó làn tính đây.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Trưa nay ra uống cà phê thấy mọi người bàn tán đề tài này xôm tụ ghê. Em thấy quân sư caithang bảo là nếu đúng là nhạc cổ điển gây thông minh thì các bác trong các dàn nhạc giao hưởng thính phòng toàn là những người thông minh tuyệt đỉnh, IQ phải cỡ năm sáu trăm chứ chẳng ít. Các bác có đồng ý không ạ? Gần trưa, quân sư sốt, bèn chạy về nhà, trước khi lên xe còn gióng lại một câu, "các chú đợi tý, anh về nghe nhạc cổ điển cho khỏe rồi ra". Bọn em chờ đến 2 giờ chiều mà chả thấy quân sư đâu, chắc là nhà mất điện. Khổ thân
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Hai bác trên ý giống nhau thế. Chắc các bác nghe nhiều lắm đây. Em quay lại chủ đề chính, là tác dụng của nhạc như thế nào nhỉ? Có nhà bác nào thấy tác động cụ thể không (ngoài việc dỗ con ngủ và cho cháu ăn dặm ý).
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Nhưng mà tại sao nghe Cổ điển lại thông minh? Vậy nghe Gospel, Jazz, Latin, Blue, R&B, Funk, Pop, Rock, Country, Nhạc Hiphop/Rap, nhạc Châu Phi đương đại thì ngơ ngơ hết hả ta?? Vậy trước đây chả biết hồi nhỏ mấy ông Mô Gia, ông Bách, ông Chai Cốp Xờ Ky, ông Bét Thô Ven (giống nick em :lol: ) mấy ổng nghe nhạc gì mà sao thông minh dzữ zậy ta :mrgreen:
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Chắc ổng nghe FOLK và nghe hát ru kiểu Quê ổng ấy mà! Mà hồi ấy chắc gì đã có sữa Advance IQ như bây giờ mà uống đâu nhỉ??? :roll:
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Ui trời, em tưởng nghe cổ điển GÂY bất lực hay rụng tóc thì mới đáng bàn chứ. :lol: Còn việc nghe cổ điển GÂY thông minh là điều không tưởng roài :- ) Có khi ngược lại, nghe cổ điển GÂY sút giảm trí nhớ, suy giảm trí thông minh, hạn chế khả năng tư duy. Bằng chứng là ông nào nghe cổ điển nếu không có một mớ LP cũ đến mức không thể cũ hơn thì cũng phải... 2 mớ mà tuyền giá cắt cổ :lol: :lol: :lol:
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Hehe, có lẽ nghe cổ điển sẽ gây thông minh thêm cho trẻ em, còn với người lớn thì...Hên Xui Nho xanh, nho xanh, bác @chích nhỉ (joke) :wink:
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Em thì thấy 10 ông nghe Cổ điển thì 9 ông rưỡi đầu óc đều có vấn đề nặng. 10 ông nghe rock thì cả mười ông não trạng co rút. Còn mấy bác làm ăn thông suốt, giàu có thì toàn nghe Quang D., Đờm V.H, = Kiều... Bác Nơ-rô-lô-gít cho ý kiến đê. Con người có 6 (hay 7) loại trí thông minh gì đó mà âm nhạc chỉ là 1. Thông mình âm nhạc có khi làm cho các dạng thông minh còn lại bị kém đi. Em đọc Greenspan. Cha này lúc sinh thời từng chơi trong ban nhạc Jazz, tất nhiên là chơi nhóm đệm, ko phải solo. Tuy nhiên bố chuyên môn làm việc khai thuế cho các nhạc công khác trong ban nhạc. Sau bố ý bỏ chơi sang làm Tài chính. Mấy bố giỏi nhạc thì có khi ngược lại.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Em nghe cổ điển, có con gái ngồi cạnh nhưng cháu đang chơi hoặc đang ăn cơm, hỏi " con có thích nhạc này không?". Trả lời có nhiều nhất, sau đến hơi thích, không thì ít gặp hơn, thường rơi vào nhạc Bet. Nhưng em thích nhất khi em không hỏi mà nó tự nói :"con thích nhạc này của bố...", thường là nhạc của Chaikovsky hay của Grieg.... Ngay cả khi đó em cũng không thấy con em thông minh hơn mà chỉ thấy mình xxx lâu quá...
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Thông minh với giầu có là hai việc hoàn toàn liên hệ với nhau theo mũi tên một chiều. Nghĩa là thông minh thì có thế giầu có, nhưng giầu chưa chắc đã thông minh. Đâm ra em thấy các bác lại đi liên hệ nghe classic -> giầu thì hình như hơi không ổn. Em thấy có ông giahy, giầu rồi mới nghe classic, kô hiểu trường hợp này các bác kê đơn kiểu gì? hì hì! Ối viết xong sumit thì gặp ngay bài của bác phono, con nhà em nghe nhạc là nhẩy tưng bừng, thôi cứ khỏe đã, thông minh tính sau bác nhể. :?
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Những người giàu có (do tự làm nên) đều vô cùng thông minh. Chỉ có điều trí thông minh của họ là thứ mà mấy ông nghe cổ điển không hiểu nổi, không cảm nổi hoặc rất ít tùy mức độ từng người.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Anh ơi, thế thì mấy ông nghe cổ điển không thông minh hay mấy ông thông minh thì không nghe cổ điển, hay là mấy ông giàu có (do tự làm nên) có trí thông minh đặc biệt...he..he. Bọn khoai tây nghe cổ điển thuộc loại nào đây?
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? nếu rụng tóc, bác báo em nhá em cũng hoang mang như bác Tai đây... :mrgreen: . cơ mà sao dạo này con e nó ko thích Xuân Mai nữa, mà chuyển qua thích Mr. Bean rùi... mai mốt lớn, nó học theo phong cách Bean thì chít
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Em hiểu ý anh rồi, nếu đã xxx thi nghe cổ điển vẫn hoàn xxx, không thể thông minh lên được. Nhưng mờ em thì cho rằng nghe nhạc chỉ là phương tiện, em thấy bọn trẻ con nghe nhạc nó có hiểu gì đâu, hay là do còn nhỏ nên trí thông minh chưa phát triển. Nếu thế thì cho trẻ con nghe nhạc cổ điển có vẻ có cơ sở: cho bớt xxx. Chỉ tiếc ngày xưa em còn bé không có điều kiện...
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Con em cũng thích Bean, bác yên tâm đi, ngôn ngữ cơ thể của Bean cũng như một dạng âm nhạc, trẻ con nó thích là bình thường...
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Chết thật, em lại khoái coi phim xxx mà ngôn ngữ cơ thể loại này thì kinh lắm. Chả biết em có bị ảnh hưởng gì không nữa. Tối nay quyết ko coi phim, nhai mấy LP cổ điển xem nó thế nào. Không bớt xxx thì chắc cũng bớt ...hư.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Kính các cụ Cho em hỏi các cụ một câu xxx tí, do trước đây em toàn chơi nhạc pop, nhạc vàng thui nên em chẳng rõ "nhạc cổ điển là loại nhạc gì?" Cụ nào dành ít thời gian cho em cái định nghĩa về loại nhạc này để em còn biết đường mà tìm kiếm và nghe thử ah. Các cụ vui lòng tận tình hướng dẫn tận tình để cho em bớt xxx, thêm được tí thông minh từ các cụ, à không từ nhạc cổ điển ah Thân
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Âm nhạc cổ điển là một thuật ngữ mang một nghĩa rộng và có vẻ không chuẩn xác để chỉ thể loại âm nhạc "bác học" được sáng tác và bắt nguồn từ truyền thống âm nhạc nghệ thuật châu Âu, đặc biệt là giai đoạn từ 1000 đến 1900. Một thời kỳ lịch sử âm nhạc từ 1550 đến 1825 của giai đoạn này được gọi là thời kỳ âm nhạc thịnh hành. Các tác phẩm âm nhạc cổ điển được phân chia theo các giai đoạn chính sau: * Trung cổ: thông thường được coi là giai đoạn trước 1450. Giai đoạn này đặc trưng bởi thể loại Thánh ca (Chant), còn gọi là đồng ca nhà thờ hay Thánh ca Gregory. * Phục hưng: khoảng từ 1450-1600, đặc trưng bởi sử dụng nhiều sự phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu. * Baroque: khoảng 1600-1760, đặc trưng bởi việc dùng đối âm việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn. * Cổ điển: khoảng 1730-1820, là một giai đoạn quan trọng đã đặt ra nhiều chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách. * Lãng mạn, 1815-1910: là một giai đoạn mà âm nhạc đã vào sâu hơn đời sống văn hoá và nhiều cơ quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc đã ra đời. * Thế kỷ 20: thường dùng để chỉ các thể loại nhạc khác nhau theo phong cách hậu lãng mạn cho đến năm 2000, bao gồm Hậu Lãng Mạn, Hiện Đại và Hậu Hiện Đại. * âm nhạc đương đại: thuật ngữ thường được dùng để gọi âm nhạc tính từ đầu thế kỷ 21. * Tiếp đầu ngữ tân thường được dùng để chỉ âm nhạc thế kỷ 20 hay đương đại được soạn theo phong cách của các giai đoạn trước đây, như cổ điển, lãng mạn, v.v. Ví dụ như tác phẩm Classical Symphony của Prokofiev được coi là một tác phẩm "Tân Cổ Điển". Việc chia các thời kỳ âm nhạc phương Tây ở một mức độ nào đó là không hoàn toàn chặt chẽ, các giai đoạn thể gối lên nhau. Ngoài ra mỗi giai đoạn lại có thể được chia nhỏ theo thời gian hoặc phong cách. (Theo wikipedia) Vậy để thông minh thì nên nghe nhạc thời kỳ nào nhỉ? Trung cổ, Phục hưng, Baroque, Cổ điển, Lãng mạn, Thế kỷ 20 hay Âm nhạc đuơng đại? Hay phải nghe tất tần tật??? :mrgreen:
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Em hỏi thêm cho bớt xxx xin các cụ đừng trách nhá. Theo nghĩa của từ "điển" có nghĩa là "điển tích" tức là diễn tả cụ thể một sự việc nào đó. Theo nghĩa này thì "nhạc cổ điển có nghĩa là loại nhạc diển tả sự việc gì đó hồi xa xưa" thì phải, như vậy thì loại nhạc này hình như gần giống với nhạc opera phải không các cụ???? Ngoài ra, các loại nhạc của các nước khác ngoài châu âu thời xa xửa xa xưa (như các loại nhạc của các bộ lạc, nhạc cung đình,... còn cổ hơn nhạc cổ điển theo định nghĩa của wikipedia) có được gọi là nhạc cổ điển không các cụ? Thân P/S: Hỏi thêm câu này thì em lại bớt xxx một tị :roll:
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Mỗi một dân tộc có 1 đặc tính và nó cũng thể hiện trong âm nhạc dân tộc. Có 1 số người sự thay đổi của não từ âm nhạc rất nhanh nên họ cũng dễ dàng thấy được cái "nét" riêng của dòng nhạc. Âm nhạc có ngôn ngữ có cảm xúc của nó, giống xưa kia có người dùng tiếng đàn làm kẻ khóc thành cười, cây héo khô trở lại tươi tốt.