Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Nếu kết luận trên của bác là đúng thì cả thế giới âm nhạc cổ điển sẽ ngưỡng mộ bác lắm vì bác tìm thêm được chân lý mới, khai sáng cho bầu trời ảm đảm của âm nhạc cổ điển đương đại. Herbert von Karajan và Berliner Phihamoniker cũng đã có thời chuyên phục vụ Hittler và chắc cũng ko ít lần biếu diễn Maler. Hittler thì em không biết chứ Karajan thì em ko nghĩ ổng cũng điên .
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Người thông minh vẫn có thể điên. Người điên có thể thông minh không? Chịu. Kết luận: -Nghe cổ điển có thể gây thông minh và cũng có thể gây điên. Vấn đề là ai nghe, nghe cái gì, nghe thế nào? - Người chơi nhạc cổ điển có thể nghe và không nghe nhạc cổ điển. Nếu không nghe thì cũng giống như người của quán phở chán mùi phở lại thèm ăn bánh đúc. Nếu nghe thì giống hãng cô-ca cấm nhân viên uống pep-si.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Lúc chơi nhạc như lúc nấu phở, lúc nghe nhạc như lúc ăn phở. Khác nhau. Nhưng ăn phở thì kiểu gì cũng bổ. Nghe cổ điển thì kiểu gì cũng thông minh.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Nếu chơi theo kiểu trả bài, xong sớm về sớm cả làng đều vui thì theo em cứ gọi là " thợ đàn" cho vui. Ở đâu và chỗ nào cũng thế chứ chẳng riêng gì Việt Nam ta .
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Các nhạc công chơi cổ điển ắt phải NGHE nhạc cổ điển chớ, em được nghe 1 cao thủ chuyên nghe nhạc cổ điển phán: về kỹ thuật nhạc công VN so với các nhạc công nước ngoài cũng chả thua kém về kỹ thuật mấy, đôi khi có người còn bằng cao thủ nổi tiếng thế giới luôn, có thua chăng là thua về cảm giác, cảm xúc, cảm nghĩ, cảm hứng, cảm nhận, cảm thụ... mà chỉ còn cảm thán và chơi theo cảm tính vì tiền lương ít quá phải lo cơm áo gạo tiền không khéo lại cảm cúm. Vì vậy suy ra nghe cổ điển Tây chơi (nếu có) gây thông minh hơn nghe cổ điển ta chơi! Em xin hết
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Rằng hay thì thật là hay, đem "nhạc" đối "phở" cái này k hay (em đạo của cụ Yên đổ, bác TuanCDP đừng mắng em)
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Ý bác là như kiểu giáo trình hay nhưng thầy kém thì trò vẫn k tiếp thu được chứ gì ? Vậy lại phát sinh vấn đề ai nghe, ai tiếp thu thế nào để thông minh. Vậy người thích cổ điển nghe liệu có thông minh ra hơn người thích rock nghe cổ điển k ? Mà em thấy bác sính ngoại sùng ngoại quá, dàn audio nhà bác cũng toàn hàng ngoại
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Vầng, em cũng nghĩ thế, nhưng chả biết sao cãi được vì có mời được Paganini, Leonid Kogan, Anne-Sophie Muter, David Oistrakh v.v... để đến so tài với cao thủ của VN đâu Công nhận nhiều cao thủ phán bậy quá, anh em không biết đâu mà lần :mrgreen:
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Đổ nhạc với phở vào chung Tuy là khác giống nhưng cùng món ăn. Mắng thì không mắng nhưng cãi thì phải cãi. Nấu phở và chơi nhạc đều là lao động. Ăn phở và nghe nhạc đều là thưởng thức món ăn. Hay chửa? :lol:
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Vậy DNGHVN chơi Ma chưa đạt đã có nhà báo hại nào đó ném đá dã man và kết luận nhiều câu còn hồ đồ hơn tôi, sao không thấy ai lên tiếng? Hay nhà báo hại này cũng là cây đa cây đề của 4rum nên được vì nể?
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Chính xác bác ạ. Tất cả chúng ta đều thể hiện sự nghiêm túc thì topic sẽ nghiêm túc. @Mời các bác quay lại chủ đề chính. @Kogan: bác xem lại dùm những người đùa không là Mod. :wink:
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Em hoàn toàn nghiêm túc, nhưng ngoài lề tí thôi @TuanCD : K được, k được Nhạc cổ điển sang trọng thế mà bác đối nó với phở (phở Thìn - 20k hay phở 24 - 50k ?) Khác gì "da trắng" bác đối với "than đen", "trời xanh" đối với "móng đỏ", "chả phượng" đối với "cơm nắm". Ý thì chỉnh nhưng hình tượng k tương xứng. Yêu cầu bác edit lại lấy VD khác đi Em sì bam đã đành, bác cũng ... như em
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Chính xác! Người ta chỉ nói ăn cái này dễ gây ngộ độc chứ không nói "gây" bổ dưỡng. Chung quy cũng chỉ tại chữ gây.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Mạn phép bác em sửa lại tên tiêu đề cho phù hợp, tránh sự hiểu lầm. Đã dọn dẹp thêm một số post không phù hợp.
Em xin quay lại chủ đề với ý kiến cá nhân của em như sau: (thực ra là em đã được nghe từ một người bạn học trong nhạc viện từ lâu lắm rồi) Nghe nhạc cổ điển chưa chắc đã thông minh. Nhưng nghe và chơi được nhạc cổ điển sẽ thông minh hơn ít nhiều. Trong bộ não con người có hai phần. Tạm gọi là phần tiếp thu và phần thực hành. Em kém môn sinh vật nên không thể diễn tả chính xác. Giữa hai phần trên của bộ não sẽ có những mối quan hệ với nhau tạm gọi là dây kết nối. Khi ta nghe, tiếp thu và khi ta thực hành đều đặn thì những dây kết nối này sẽ càng nhiều hơn và càng bền vững hơn. Từ đó suy ra sự nhanh nhạy trong phản ứng sẽ tốt hơn. Hay nôm na là nhanh hơn, có thể tạm gọi là thông minh hơn cũng được. Và các bác ai cũng phải nhận thấy một điều là nhạc cổ điển khó chơi hơn nhạc cái gì nhỉ ... tạm gọi là nhạc bình thường. Nên khi đã tập trung vào nó thì chắc chắn não bộ sẽ phải hoạt động nhiều hơn và sẽ thông minh hơn. ... Còn nghe nhạc cổ điển không thôi, không thử tập một vài đoạn nào đó với một loại nhạc cụ nào đó, ... thậm chí không chịu tìm hiểu về nó, ... thì ... còn khuya mới thông minh hơn. @ Ý kiến cá nhân: không riêng gì nhạc cổ điển, cái gì cũng vậy. Em theo chủ nghĩa khoa học nên tin điều này là đúng.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Bác lại quá lời, về vấn đề DNGH VN chơi Mahler em xin phép không được bình luận vì em ko đủ trình như những nhà phê bình âm nhạc nhưng có một điều chắc chắn rằng chơi nhạc của Mahler đặc biệt khó và là thử thách với bất kỳ dàn nhạc và nhạc trưởng nào trên thế giới chứ chẳng riêng gì DNGHVN. Bài báo bác nói em cũng đã từng được đọc ngay tại phòng tập của DNGHVN nhưng những lời lẽ trong đó suy cho cùng cũng chỉ là cảm nhận của cá nhân hoặc lớn hơn nữa cũng chỉ từ một tờ báo không phải chuyên về âm nhạc chứ ko kết luận theo kiểu nghe Mahler gây điên, cảm nhận về âm nhạc của Mahler thật khó, em khi nghe nhạc của Mahler cũng cảm thấy cực kỳ khó chịu vì âm nhạc Mahler hoàn toàn khác biệt so với những nhạc sỹ cổ điển khác nhưng không ai có thể phủ nhận được nó có giá trị riêng và hoàn toàn có chỗ đứng xứng đáng trong lịch sử âm nhạc như một luồng tư tưởng mới.Với nhận xét của bác ai đó nếu là người yêu nhạc đích thực sẽ cảm thấy rất buồn. Em cũng ko khoái nghe Mahler mà chỉ thích xem.
Tuy nhiên em lại nghĩ ra một ý mới nữa nên xin bổ sung thêm là: thường khi nghe nhạc mà mình thích thú thì hay ê a theo giai điệu nhạc. Đó chính là một cách thực hành đơn giản nhất. Suy ra khi ta nghe nhạc cổ điển mà ta thích thú thì ta cũng "thực hành" theo (cho dù có ê a hay không ê a mà trong đầu suy nghĩ theo giai điệu). Thì các sợi dây kết nối của hai phần bộ não cũng sẽ phát triển theo. Trẻ em là chúa bắt chước (cũng có lẽ vì theo khoa học con người có nguồn gốc từ loài khỉ, mà ai cũng biết là khỉ là chúa hay bắt chước). Nên trẻ em sẽ "thực hành" ngay. Suy ra trẻ em sẽ thông minh hơn. ... Wow!!! Nãy giờ gõ lung tung về nhạc mà em cảm thấy em thông minh lên một chút xíu.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Theo bài của bác Crystal01 thì: Đâu phải cứ nghe cổ điển là thông minh, chắc chỉ có 1 số bài là dễ ru thôi, vì chẳng hạn nghe Mahler khó, DNGHVN chơi Mahler khó thì trẻ em nuốt sao trôi? Vậy em tạm hiểu là cho trẻ em nghe nhạc cổ điển cũng chỉ có vài bài (?) hoặc của vài nhạc sĩ là được, ko phải cứ cổ điển nào là cũng thông minh (vì vớ phải ông Mahler là khỏi ngủ, ốm o gày mòn bỏ bú luôn) Theo các bác nhạc ông nào dễ nghe và ông nào thì khó nghe? Em thấy có ông nhạc hay nhưng viết cho nhạc cụ nào ko hợp thì bài đó cũng chẳng ra sao cả...
Kogan không nên nóng nảy thế. Mod đã "trả lại tên cho em" thì hy vọng topic này sẽ không quá lộn xôn nữa. Thực ra thì chủ đề này hay nhưng rất khó vì: Chứng minh nó là việc làm ngoài khả năng của chúng ta. Từ lâu, thế giới họ đã có những công trình nghiên cứu nghiêm túc, ở Việt nam, hình như khoa Mầm non của trường DHSP cũng từng có đề tài cấp bộ nghiên cứu về tác dụng của âm nhạc đối với trẻ, từ đó họ mới có chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. Tác dụng của âm nhạc đối với con người nói chung và trẻ nói riêng là điều chúng ta không có gì nhiều để bàn cãi. Theo tôi, nên tin vào các nhà chuyên môn, ai bài nội thì tìm đọc các tài liệu nước ngoài. Nếu máy móc đòi hỏi các bài thảo luận phải bám sát chủ đề thì thật khó cho anh em vì bản thân đề tài là trừu tượng, khô khan. Việc này sẽ dẫn topic đến chỗ chết yểu. Theo cá nhân tôi, có thể mở rộng chủ đề cho phong phú và có tính thuyết phục cao. Có tham luận mới đọc tưởng lạc đề nhưng "ý tại ngôn ngoại", nếu chịu khó suy ngẫm thì chưa chắc đã vô bổ. Trong hình học, người ta cũng phải công nhận tiên đề Ơ-cơ lit rồi từ đó mới có thể chứng minh những định lý khác. Chúng ta hãy coi tác dụng tích cực của âm nhạc đối với con người như tiên đề. Ở đây, bác chủ có đề cập rõ là nhạc cổ điển. Lập tức có ý kiến so sánh nhạc cổ điển với các loại nhạc khác. Tôi cho rằng nhạc nào cũng có tác động tới con người nhưng ở mức độ và lĩnh vực khác nhau. Tuy những ý kiến kiểu đó không xa chủ đề, nhưng nếu khôn ngoan hơn, chúng ta nên tránh đề cập đến bởi đó là vấn đề khá nhạy cảm. Vậy thì còn gì để thảo luận ở đây? Còn nhiều lắm nếu chúng ta nghiêm túc. Song, chúng ta không ở trong tu viện.Tôi tán thành việc BQT hạn chế spam chứ không phải nghiêm cấm. Đến môn nghiêm túc như chính trị, nếu giáo viên biết kết hợp lý thuyết khô khan với thực tế và thỉnh thoảng biết pha trò thì học sinh hay người tham gia thảo luận sẽ cảm thấy thoải mái, dễ tiếp thu hơn. Tất nhiên, để phân biệt giữa ngừơi có óc hài hước và người cợt nhả vô duyên không dễ. Điều dễ nhận ra là: Người có óc hài hước thì họ đùa nhưng trong câu đùa của họ vẫn có hàm lượng chất xám nhất đinh và không có ác ý. Một người có thể đang nhiệt tình, nhưng nếu thấy bài viết của họ bị xóa vì những lý do như: spam hay không phù hợp chủ đề mà theo họ không phải như vậy thì lẽ dĩ nhiên họ sẽ nản. Một hai lần thì có thể thông cảm được vì mod hay admin đi chăng nữa cũng không phải ba đấu sáu tay, có thể giỏi trong mọi lĩnh vực để phân biệt phù hợp hay không phù hợp, spam có lợi hay có hại. Tôi xin nêu ví dụ cụ thể: Trong các trang đã xóa, ít nhất có một ý kiến của Kogan về chọn nhạc cổ điển gì cho trẻ nghe. Nếu phát triển ý kiến này thì mới là cái lợi và thiết thực nhất cho topic này.
Re: Nghe cổ điển có gây thông minh? Trở lại với vấn đề chính nghe nhạc cổ điển có gây thông minh không em nghĩ là có, em theo trường phái duy vật thế nên những gì khoa học đã chứng minh là đúng và được thừa nhận thì chắc là .... ko sai, đặc biệt với trẻ em nhạc cổ điển kích thích sự phát triển của não bộ nhưng chỉ với những tác phẩm chọn lọc của những nhạc sỹ cũng đã được chọn lọc chứ với mầm non tương lai của nước nhà mà xúi nghe Mahler, List hay Brahms thì cũng chẳng khác gì xúi các em đi đập đầu vào tường là mấy
Vậy thì nói gọn lại là nên cho trẻ em nghe các đĩa nhạc Babys Music hoặc từ năm 1999 đã có mốt cho con nghe Coutry for Babys hoặc Beatles for Babys thì sẽ thông minh hơn, nói nghe cổ điển phạm trù nó to quá! Các bác có thể nhờ Gúc tìm cho trang Der Spiegel ra ngày 05/07/1999 để xem viết về nhạc dành cho trẻ trong bụng mẹ và trẻ sơ sinh, nó có đủ pop, country, cổ điển. Có loại giữ nguyên gốc bài hát và có bài phải mix lại để đạt hiệu quả cao, trong đó có đoạn kết ấn tượng :" Có 1 điều các bậc cha mẹ cũng nên biết, âm thanh đều đều của máy hút bụi hoặc nhịp xóc chậm chậm của chiếc xe đẩy lăn trên vỉa hè cũng gây hiệu quả y như vậy (nghe nhạc babys music)"